Bài Tập Logistics

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Bài 1:

P = 50

Da = 3600 sp

S = 31,25

H = 20% trên giá mua

N = 360 ngày

Giải

Q* = 150 sp

Số lượng đặt hàng trong năm: 24

Chu kỳ đặt hàng: 15

Bài 2:

Da = 1250 tấn

TC = Cđh + Clk + Cmh = 50000 USD

S/H = 100
Bài 3:

Xí nghiệp đóng tàu Bình Triệu có nhu cầu 1.000 tấn thép loại 5mm mỗi năm. Chi phí đặt
hàng mỗi lần là 100.000 đ/đơn hàng, phí trữ hàng 5.000 đ/đơn vị (tấn/năm). Nếu mỗi năm
Xí nghiệp làm việc 300. Hãy xác định lượng mua tối ưu, số đơn hàng trong năm, khoảng
cách giữa mỗi lần đặt hàng, tổng chi phí tồn trữ?

Da = 1.000 tấn thép

S = 100.000 đ/đơn hàng

H = 5.000 đ/đơn vị

N = 300

Giải:

Q* = 200 tấn

Số lượng đơn hàng: 5

Chu kỳ đặt hàng: 60 ngày

Q∗¿
Chi phí tồn trữ: TC = S.5 + H. ¿ = 1.000.000đ
2

Bài 4:
Bài 5:

Một cửa hàng kinh doanh phân bón, nhu cầu cả năm là 100 ngàn tấn, chi phí đặt hàng cho
mỗi đơn hàng là 10 triệu đồng, chi phí tồn trữ cho mỗi tấn là 5000 đồng. Cửa hàng hoạt
động 250 ngày/năm và thời gian cung ứng (từ lúc đặt hàng đến khi nhận hàng) là 10 ngày
Hãy tính:

- Sản lượng đặt hàng tối ưu?

- Số lần đặt hàng trong năm?

- Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng ?

- Tổng chi phí lưu kho tối thiểu và mức lưu kho tối thiểu ở thời điểm đặt hàng theo mô
hình EOQ?
Bài 6:

Công ty C chuyên bán vale ống nước chuyên dụng cho các nhà thầu, các nhà bán lẻ và
thợ sửa ống nước. Cuối mỗi năm Cty kiểm kê thấy rằng lượng hàng tồn kho lên tới hàng
ngàn vale. Trước tình hình đó, tổng giám đốc yêu cầu tính toán lại lượng hàng đặt mỗi
lần để giảm lượng hàng tồn kho và tiết kiệm chi phí lưu kho.

Sau khi kiểm kê và phân tích, NV kế toán báo cáo như sau: mỗi năm DN làm việc 250
ngày và lượng bán ra mỗi năm là 10.000 vale; mỗi lần đặt hàng là 400 vale/đơn hàng; chi
phí đặt hàng là 5,5 triệu đồng/đơn hàng; chi phí lưu kho là 0,4 triệu đồng/vale/năm và
thời gian chờ hàng về đến kho là 3 ngày kể từ ngày đặt.

Là chuyên viên quản trị logistics, hãy tư vấn cho TGĐ có nên thay đổi cách đặt hàng hay
không? Và cách đặt hàng mới tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Bài 7:

Một của hàng bán được = 8.000 iPad/năm, trong năm của hàng mở của 250 ngày. Mỗi lần
đặt hàng của hàng phải chờ 3 ngày làm việc. Hãy xác định điểm đặt hàng lại.

Giải
Bài 8:

Tổng đại lý phân phối giầy, dép Beta mỗi năm bán được 560.000 đôi dép, giá nhập kho
mỗi đôi dép là 25.000 đ, chi phí lưu trữ là 15% giá mua hàng và ch/phí đặt hàng là
783.783,5 đ/lần.

Yêu cầu:

1. Tính lượng đặt hàng tối ưu, số lần đặt hàng tối ưu?

2. Nếu lượng bán tăng gấp đôi thì lượng đặt hàng tối ưu tăng bao nhiêu phần trăm?

3. Nếu chi phí mỗi lần đặt hàng giảm 40% thì lượng đặt hàng tối ưu thay đổi bao nhiêu
phần trăm?

4. Nếu chi phí lưu kho giảm 30% thì EOQ là bao nhiêu?

5. Nếu thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về đến công ty là 2 ngày thì lượng tồn kho
lúc đặt hàng là bao nhiêu? (Giả định 1 năm hoạt động 360 ngày)

6. Nếu lượng tồn kho an toàn là 1.000 đơn vị thì tổng chi phí tồn kho tối ưu cho các
trường hợp trên là bao nhiêu?
Bài 8:

Khách sạn Bình Minh có chủ trương cung cấp xà bông tắm cho khách thuê phòng. Lượng
sử dụng hàng năm của loại xà bông này là 2.000 hộp. Mỗi lần đặt hàng KS phải tốn chi
phí là 10.000 đồng, bất kể số lượng là nhiều hay ít. Có khoảng 5% lượng xà bông bị thất
thoát và hư hỏng mỗi năm do những điều kiện khác nhau, thêm vào đó khách sạn còn chi
khoản 15% đơn giá cho việc lưu trữ.

Hãy xác định:

- Lượng xà bông tối ưu cho mỗi lẫn đặt hàng;

- Tổng chi phí tồn trữ, nếu biết đơn giá mỗi hộp xà bông là 5000 đồng?

Giải
Bài 9:

Công ty phụ tùng ô tô Saigon hàng năm nhập 120.000 bộ lọc nhiên liệu để cung cấp cho
các đại lý với mức bán khoảng 400 bộ hàng ngày. Nếu chi phí tồn kho mỗi bộ hàng năm
là 5.000đ và chi phí mỗi lần đặt hàng là 750.000đ, mất 4 ngày để hàng về đến kho kể từ
thời điểm đạt.

Hãy:

a. Xác định lượng đặt hàng kinh tế EOQ?

b. Xác định chu kỳ đặt hàng?

c. Tổng chi phí tồn kho tại EOQ

d. Điểm tái đặt hàng R.

e. Nếu hiện nay công ty đang đặt hàng là 5.000 bộ cho một lần đặt hàng, xác định tổng
chi phí tồn kho tại điểm này và nếu công ty đặt hàng tại EOQ, công ty sẽ tiết kiệm được
bao nhiêu?

Bài 10:

Một nhà sản xuất đồ chơi dùng 32.000 mảnh silicon hàng năm (mỗi năm công ty làm việc
240 ngày). Chi phí trữ hàng là 0,6$ mỗi mảnh trong một năm, chi phí đặt hàng là 24 USD
mỗi lần đặt.
Hãy xác định :

a. Số lượng tối ưu mỗi lần đặt?

b. Chu kỳ đặt hàng?

c. Tổng chi phí tồn kho tại EOQ?

d. Nếu hiện nay công ty đang đặt 2.000 mảnh cho một lần đặt, nếu đặt hàng theo EOQ thì
công ty sẽ tiết kiệm hay lãng phí được bao nhiêu ?

Chi phí khi có chiết khấu

Bài 11:

Một nhà cung ứng khoai tây gởi bảng chào giá cho nhà hàng Quê Nhà như sau:

Nhu cầu hiện tại của nhà hàng là 5 tấn/năm và được đặt hàng mỗi tuần là 100kg (nhà
hàng mở cửa 50 tuần/năm). Chi phí đặt hàng (chủ yếu là cước điện thoại) là 2.500 đồng
cho mỗi lần đặt hàng, không phụ thuộc lượng hàng đặt là bao nhiêu. Chi phí tồn trữ ước
lượng là 20% giá mua khoai tây. Hỏi nhà hàng nên đặt hàng là bao nhiêu để tối thiểu
hóa chi phí tồn kho (giả sử khoai tây không ảnh hưởng trong thời gian tồn trữ)
Bài 12:

Nhà máy CASUMINA cầm mua ván ép của công ty VINAPLYCO để đóng thùng hàng
XK. VINAPLYCO đã chào hàng với giá có chiết khấu như sau đối với ván ép 1,2m x
2,0m x 1cm (loại A). Biết rằng chi phí cho mỗi lần đặt hàng là 450.000 đ, chi phí lưu kho
bằng 20% giá mua. Yêu cầu hàng năm của CASUMINA là 110 tấm
Công ty nên đặt bao nhiêu tấm cho có được lợi nhuận cao nhất?
Bài 13:

Giải:
Bài 14:
Công ty Kinh Đô có mức nhu cầu 120 tấn gạo một tháng và đều trong năm. Mỗi đơn vị
có giá tùy thuộc vào qui mô đặt hàng như sau:
• Nếu mua với mức nhỏ 200 tấn giá bán là 350.000đ/tấn
• Nếu mua với mức từ 200 tấn trở lên giá 340.000đ/tấn
• Chi phí đặt hàng là 1.000.000 đồng/đơn hàng.
• Chi phí tồn kho tính theo năm cho một đơn vị tồn kho bình quân bằng 25% giá mua.
Hãy xác định mức đặt hàng hiệu quả?
Bài 15:
Giả sử Công ty C [tiếp theo minh họa (EOQ*), có Da = 10000 vale/năm; H = 0,4 triệu
đồng vale/năm; S = 5,5 triệu đồng/lần] có phân xưởng sản xuất bên cạnh có thể sản xuất
vale này tại chỗ để phục vụ việc kinh doanh của công ty, họ muốn nhập kho một cách từ
từ vào nhà kho chính để dùng. Số liệu được cho về mức sản xuất của phân xưởng là 120
vale/ngày, và lượng bán hàng ngày là 40 vale.
Ông giám đốc cho rằng việc nhập kho từ từ (mô hình POQ) có thể giảm lượng hàng tồn
kho và chi phí lưu kho, do vậy yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho và chỉ rõ chi phí tiết
kiệm như thế nào?
Giả sử Anh/chị là chuyên viên Logistic/SCM của công ty, hãy tính toán và chỉ rõ chi phí
tiết kiệm được
Bài 17
Một doanh nghiệp SX hàng may mặc có nhu cầu cả năm là 2.000 tấn vải. Chi phí đặt
hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ, chi phí tồn trữ cho một tấn năm là 10.000 đ.
Hãy xác định theo mô hình POQ:
1) Sản lượng đặt hàng tối ưu?
2) Tổng chi phí tồn kho?
3) Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?
4) Chu kỳ đặt hàng?
Biết rằng mức SX bình quân một ngày đêm là 10 tấn và DN hoạt động 250 ngày một năm

Bài 18:
Siêu thị tiện lợi K mỗi năm bán được 6480 cây bàn chải đánh răng hiệu S. Chi phí mua
bàn chải đánh răng này là 10000 đ/cái; chi phí tồn kho bằng 10% giá mua; chi phí đặt
hàng là 25000đ mỗi lần. Hàng được cung cấp làm nhiều chuyến và cần 8 ngày để nhận
hàng kể từ ngày đặt hàng. Biết rằng, mỗi tuần cửa hàng bán được 126 cái trong 7 ngày
mở cửa. Và Siêu thị này mở cửa 360 ngày/năm. Yêu cầu nhà cung cấp giao hàng 20 cây
mỗi ngày. Hãy tính:
1) Lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu?
2) Điểm đặt hàng lại?
3) Tổng chi phí tồn kho hàng năm là bao nhiêu?
4) Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?
5) Số ngày cách quãng giữa 2 lần đặt,.
Giải => vở
Bài 19:
Công ty cơ khí VINACO chuyên lắp ráp các linh kiện cho xe máy, với khả năng sản xuất
300 bộ/ngày và bán được 12.500 bộ/năm. Trong năm công ty làm việc 250 ngày. Với CP
lưu kho là 2$/một bộ/năm và CP đặt hàng là 30$/lần.
Hỏi:
a) Số lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu?
b) Mỗi năm cần sản xuất (đặt) bao nhiêu loạt?
c) Mức độ tồn kho tối đa là bao nhiêu?
Bài 20:
Doanh nghiệp may mặc BIMAX có nhu cầu mua 2.000 tấn vải mỗi năm, bình quân 1
ngày đêm công ty sử dụng hết 10 tấn và DN hoạt động 250 ngày/năm. Chi phí đặt hàng
cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ. Chi phí tồn trữ hàng là 10.000 đ/tấn/năm.
Hãy xác định :
1. Tính sản lượng đặt hàng tối ưu?
2. Tổng chi phí tồn kho tối thiểu?
3. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?
4. Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng?
Bài 21:
Công ty bánh kẹo AB&C có mức nhu cầu về đường tinh khiết là 10.000 tấn/năm, mức sử
dụng đều. (đồng thời) công ty có khả năng sản xuất của là 80 tấn/ ngày. Số ngày làm việc
trong năm là 250 ngày. Chi phí một lần thiết đặt sản xuất là 2 triệu đồng. Chi phí lưu giữ
tồn kho là 3.200 đ/tấn/tháng.
Hãy xác định qui mô lô sản xuất tối ưu và giá trị tồn kho cao nhất. Biết rằng mỗi khi bắt
đầu lô sản xuất lượng tồn kho là 200 tấn
Bài 22:
Một công ty chuyên SX chuồng gà công nghiệp (gà đẻ) cho các trại chăn nuôi trên toàn
quốc. Nhu cầu của loại chuồng gà này là 100.000 chuồng/năm.
Vừa qua công ty nhận được một đơn hàng sản xuất chuồng gà thịt do vậy phải chuyển đổi
sản xuất từ kiểu chuồng gà đẻ sang kiểu chuồng gà thịt (mặc dù các chi tiết giống nhau
nhưng khi chuyển đổi thì tốn khoản chi phí là 100.000 đồng).
Chí phí SX (giá thành) mỗi chuồng gà là 40.000 đồng. Chi phí tồn trữ là 25% chi phí SX
cho mỗi chuồng/năm. Nếu mức cung cấp của công ty hiện tại là 1.000 chuồng/ngày thì
kích thước lô sản xuất tối ưu là bao nhiêu, biết số ngày làm việc trong năm của công ty là
250 ngày
Bài tập tiếng Anh:

Giải
Mô hình tồn kho với chi phí cạn dự trữ xác định (hàng để lại nhà c/c)
BT minh họa
Một cửa hàng giày có nhu cầu nhập hàng trong năm là 2000 đôi giày nam.
▪ Giá mua một đôi là 50.000 đồng.
▪ Chi phí lưu kho một đôi trong năm là 20% giá mua.
▪ Chi phí đặt hàng một đơn hàng là 25000 đồng.
▪ Chi phí cạn dự trữ bình quân một đôi trong năm là 30.000 đồng.
▪ Các sản phẩm cạn dự trữ có thể dịch chuyển cho thời kỳ sau.
Tính mức đặt hàng hiệu quả. Tính mức cạn dự trữ tối ưu. Biết số ngày làm việc trong
năm là 250 ngày. Công ty đang dự định sử dựng mô hình EOQ thay cho cách đặt hàng
cạn dự trữ hiện nay, Theo bạn có nên chuyển về mô hình EOQ hay không?

You might also like