Báo Cáo KTQT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ CÁC GIẢI

PHÁP MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐA QUỐC GIA

NHẬN ĐỊNH CHUNG


Trong tương lai gần, hoạt động kinh doanh đa quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất về hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng (logistics) và hoạt động thanh toán. Do hiện tại 2 khâu này
trong hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra hết sức phức tạp do những vấn đề về chính sách
công các nước, các luật an ninh quốc gia, các thủ tục hải quan…Việc ứng dụng các công
nghệ mới sẽ góp phần rút ngắn các quy trình của hai hoạt động trên.
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
A, Cross docking
Quản lý chuỗi cung ứng theo kỹ thuật truyền thống bao gồm hoạt động vận chuyển và lưu
trữ, việc đảm bảo hàng hóa từ điểm này đến điểm kia đòi hỏi mội chuỗi các kho chung
chuyển hợp lý để hàng hóa được vận chuyển đến nhanh và rẻ nhất, chưa kể hàng tồn kho luôn
thường trực khiến cho đôi khi những kho có sức chứa lơn nhưng lại có lượng hàng hóa đầu
vào nhỏ. Điều này gây ra tốn kém và khó khăn khi một công ty logistics muốn bao hết rất cả
các khâu sẽ phải xây dựng một hệ thống nhiều kho bãi và các trạm chung chuyện.
Giải pháp về kỹ thuật trong tương lai gần là cross docking, một kỹ thuật giúp loại bỏ quá
trình lưu trữ và thu gom đơn của một kho hàng. Theo đó, người xác nhận thu gom các đơn
hàng sẽ là nhà phân phối, còn các chỉ đóng vai trò là một trạm để đưa hàng từ phương tiện
chuyển đến phương tiện chuyển đi, bỏ qua lưu trữ trung gian.
Ta có thể thấy, thông qua một cross docking distribution center (trung tâm phân phối cross
docking), đơn vị nhận hàng sẽ nhận được tất cả hàng hóa từ một đầu mối duy nhất; điều này
đặc biệt phát huy hiệu quả với các đại lý thường xuyên nhập lượng hàng không đủ xe, Cross
Docking DC hoàn toàn có thể gom toàn bộ hàng của họ vào một số lượng xe hàng ít hơn. Các
nhà cung cấp cũng giảm được thủ tục khi chỉ cần vận chuyển hàng đến một đầu mối duy
nhất.
Trong chuỗi cung ứng đa quốc gia
Phải hiểu một điều rằng, bất cứ khó khăn nào xuất hiện trong bài toán cung ứng trong nước
thì khó khăn đó sẽ nhân lên nhiều lần trong chuỗi cung ứng đa quốc gia, khi giai đoạn vận
chuyển phải thông qua các nút phân phối đến những quốc gia khác nhau, điều này sẽ nhân
đôi số thủ tục phải thực hiện, hơn phân bố các kho lưu trữ ở từng quốc gia là khác nhau mang
đến nguy cơ sẽ phải vận chuyển những quãng đường rất dài nếu như muốn vận chuyển kiểu
truyền thống.
Việc mở thêm các cross-docking DC tại các nút giao thông quan trọng tại các nước sẽ giúp
đơn giản hóa quá trình cung ứng từ các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
B, Các giải pháp công nghệ
Mặc dù vẫn có các giải pháp về mặt kỹ thuật, song chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ
thông tin mới thực sự khiến những giải pháp ấy trở nên hoàn hảo. Có rất nhiều công nghệ
mới đang được các start up triển khai và hầu hết tất cả chúng đều phần nào có thể ứng dụng
trong quản lý chuỗi cung ứng.
1, Số hóa chuỗi cung ứng (digitalization)
Hiểu đơn giản, số hóa chuỗi cung ứng là việc đưa mọi thủ tục xác nhận và vận hành trong
quá trình cung ứng lên nền tảng số; có thể là sử dụng smart contracts để giải quyết các đơn
hàng hay thủ tục pháp lý giữa các đối tác trong quá trình cung ứng; có thể là giảm thiểu tối đa
số lượng nhân viên và giúp nhân viên không phải di chuyển sang các bộ phận khác bằng cách
sử dụng giải pháp phần mềm cho hoạt động hành chính.
Trong lĩnh vực số hóa, Internet of Things (IoT) giữ một vị trí nổi bật như một giải pháp công
nghệ mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực Logistics. IoT là một hệ thống các thiết bị điện
toán kết nối với nhau cho phép truyền dữ liệu qua mạng mà không cần nhập các thông tin đầu
vào một cách thủ công. IoT giúp các công ty giám sát hàng tồn kho, quản lý kho hàng, tối ưu
hóa các tuyến tàu.
2, Phương tiện vận tải tự điều khiển
Sử dụng các phương tiện tự hành để chuyển hàng và robot để điều hành kho hàng sẽ tạo ra
một quy trình tự động hóa triệt để giúp giảm đi một số lượng cực lớn nhân viên. Tuy nhiên
hiện nay, giải pháp này vẫn quá tốn kém nên các kho ở Việt Nam như của TIKI, LAZADA,
… vẫn đang duy trì kho thủ công.
3, Phân tích dữ liệu và Logistics Big Data
Nhờ vào quy mô ngày càng lớn của tiến trình số hóa, chúng ta có thể thu được một lượng dữ
liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau dọc theo Chuỗi cung ứng. Do đó, Các công ty hiện
nay thường sử dụng Big Data – một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp – làm nguồn dữ liệu để
thực hiện các phân tích, từ đó dự đoán các giai đoạn cao điểm, thiếu hụt nguồn cung trong
tương lai và những dự báo khác. Những dự báo trên giúp tăng tính chính xác khi đưa ra quyết
định chiến lược nhằm cải thiện vị thế thị trường và mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể so với
các đối thủ khác.
Việc ứng dụng Big Data và Phân tích dữ liệu trong ngành vận tải cũng đang giúp một số
doanh nghiệp đưa ra quyết định thu mua sáng suốt hơn. Hơn nữa, theo The Council of Supply
Chain Management Professionals, hơn 90% chủ hàng và các công ty Logistics cho rằng việc
ra quyết định dựa trên dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Chính vì lý do đó, việc phân tích dữ liệu
dựa trên Big Data sẽ cải thiện chất lượng và hiệu suất kinh doanh qua những dự báo nhu cầu,
quản lý hàng tồn kho, tối ưu hóa tuyến đường và quản lý lao động hiệu quả …
4, AI
Kết hợp với Big Data sẽ là trí tuệ nhân tạo, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tạo ra các nhận định mới
từ big data. Từ các số liệu từ big data, trí tuệ nhân tạo có khả năng tính toán các tuyến đường,
xác định thứ tự các trạm hay thậm chí hoạch định chiến lược tổ chức các trạm đó sao cho rẻ
nhất và hiệu quả nhất.
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
Hiện nay, mọi hoạt động thanh toán trong nước cũng như quốc tế đều phải thông qua các tổ
chức tín dụng làm trung gian. Với thanh toán quốc tế, thì sẽ cần ít nhất 2 ngân hàng thuộc 2
quốc gia tiến hành xác nhận giao dịch theo các quy định của WTO.
Cho dù hiện hay đã xuất hiện nhiều cổng thanh toán quốc tế như Paypal, Authorize.net,..
những bản chất hoạt động này không hề thay đổi và vẫn sẽ tạo ra những khoảng thời gian
chết để thực hiện các giao dịch quốc tế.
Khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain có khả năng sẽ làm thay đổi toàn bộ hoạt động
thương mại quốc tế trên thế giới khi công nghệ này cho phép giao dịch mà không cần thông
qua bất kỳ tổ chức tín dụng nào mà vẫn đảm bảo minh bạch. Tuy vậy, công nghệ này vẫn
đang phải tự chứng minh chính nó về tính pháp lý. Nếu nó chứng minh được, các hoạt động
giao dịch quốc tế sẽ không còn bất cứ một rào cản nào và đẩy khối lượng giao dịch quốc tế
lên cao chưa từng thấy, sẽ là định nghĩa đúng của tự do thương mại

You might also like