Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Hệ khứu giác

Hệ khứu giác là cơ quan của động vật có vú cảm nhận được sự hiện diện của chất bay
hơi trong không khí bằng việc hình thành một cảm giác cụ thể (mùi), trên cơ sở đó
động vật phản ứng với ngoại cảnh thay đổi. Quá trình này ở loài thú do cơ quan phân
tích khứu giác chịu trách nhiệm. Cơ quan phân tích khứu giác được hình thành trong
giai đoạn đầu quá trình tiến hóa của động vật có dây sống.

Khứu giác tiếp nhận kích thích bao gồm việc phát hiện ra mùi bằng các thụ thể hóa
học khứu giác, truyền thông tin khứu giác về hệ thần kinh trung ương để đại não xử lý.
Trong đó có cả việc đáp ứng hành vi tương ứng về thức ăn, tình dục, phòng vệ và đánh
giá ngoại cảnh.

Ở hầu hết các loài thú, cơ quan phân tích khứu giác được thể hiện qua hai hệ thống
giác quan: hệ khứu giác chính và hệ khứu giác phụ. Mỗi hệ gồm ba phần: phần ngoại
vi (các cơ quan khứu giác), phần trung gian (gồm một chuỗi các neuron liên
hợp truyền xung thần kinh) và phần trung tâm (các trung tâm khứu giác trên vỏ đại
não). Tương ứng với hệ này, cơ quan khứu giác chính đặc trưng là vùng khứu giác giới
hạn bởi biểu mô khoang mũi, còn cơ quan khứu giác phụ là cơ quan Jacobson (cơ
quan mũi lá mít), là một khoang kín thông với khoang miệng.
2. Chức năng hệ khứu giác

Chức năng hô hấp: Thông thường không khí hít vào hoặc thở ra phải đi qua mũi. Tức
là luồng không khí hít vào, đi dọc theo cuốn dưới và ngách giữa đến vòm họng hình
thành một đường cong lõm về phía dưới. Chỉ có một phần rất ít của không khí là vào
khu khứu giác để tác động vào tế bào khứu giác. Không khí khi vào mũi sẽ được làm
ấm, tăng độ ẩm và khử trùng. Sở dĩ niêm mạc mũi làm được ba việc này là vì nó có
nhiều mạch máu và các tế bào của nó luôn tiết ra chất nhầy. Sau khi bụi bặm và vi
trùng bị chất nhầy cản lại thì các lông chuyển sẽ đẩy những dị vật đó về phía tiền đình
hình thành những cục mà ta quen gọi là rỉ mũi. Vì vậy, phần trước của hố mũi có nhiều
vi trùng còn phần sau hầu như không có. Ngoài ra những dây thần kinh giao cảm và
tam thoa ở mũi còn có khả năng điều chỉnh biên độ của các cơ hô hấp ở lồng ngực làm
cho hít sâu hoặc hít nông tùy theo mũi thông hay ngạt.

Chức năng khứu giác: Các tế bào khứu giác có nhiệm vụ thu nhận những kích thích
mùi, và chuyển những kích thích đó về hành khứu. Ở hành khứu có những tế bào trung
gian chuyển những xung động qua củ khứu rồi về các trung tâm khứu giác ở vỏ não.
Các trung tâm này có nhiệm vụ phân tích mùi. Khứu giác là giác quan đầy tính chất
bản năng, có tính chất gợi nhớ lâu dài, mà người ta gọi là quen hơi. Mũi còn giúp loại
bỏ các mầm bệnh xâm nhập cơ thể qua hệ hô hấp. Nếu bạn ngạt mũi và phải thở bằng
miệng, không khí đi vào sẽ không được làm sạch.

Chức năng phát âm: Hố mũi phát ra những giọng mũi và tiếp thu những rung động của
không khí trong khi phát âm và biến nó thành những kích thích chủ trì sự phối hợp các
cơ họng và thanh quản, đóng vai trò quan trọng trong phát âm.

You might also like