Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phần trước chúng ta đã tìm được phương trình dao động của con lắc lò xo

bằng suy luận lí thuyết và biết được đồ thị dao động của con lắc có dạng hình sin.
Để kiểm chứng cho lý thuyết trên, chúng ta sẽ cùng kiểm nghiệm bằng thực
nghiệm.
Hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm:
Mục đích của thí nghiệm này là ta phải thu được một đồ thị từ thí nghiệm, kiểm tra
nếu đồ thị dạng hình sin thì kết quả khẳng định việc lập phương trình là phù hợp
Chia lớp thành .. nhóm, giao nhiệm vụ: Từ các dụng cụ sau hãy đề xuất các ý
tưởng để thu được đồ thị con lắc lò xo:
- giá thí nghiệm
- Lò xo
- Qủa nặng(có gắn bút từ)
- Bảng từ
Cho HS thời gian suy nghĩ...
Gợi ý: Trong thí nghiệm này mình sẽ vẽ luôn được đồ thị mà không cần đo đạc gì
cả. Có ai đoán được mình sẽ làm thế nào không?
- HS trả lời: ở đầu con lắc gắn quả nặng rồi cho lò xo dao động, khi nó đang dao
động thì kéo tấm bảng.
GV nhận xét và bổ sung: bảng từ cần di chuyển đều không, nếu nó đang đi thì tự
nhiên dừng lại thì sao, như thế có thu được đồ thị không - Không ạ
Để khắc phục điều này, ngta sẽ đặt tấm bảng lên một cái môtơ - di chuyển theo
một phía với tốc độ không đổi.
Các bước làm thí nghiệm:
- Bố trí thí nghiệm như hình
- Bật công tắc để bảng từ di chuyển; do lúc bắt đầu bật công tắc, tấm bảng chưa
di chuyển đều nên ta cần đợi khi nào nó đều thì mới bắt đầu thí nghiệm
- kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng và cho vật bắt đầu dao động
- kết quả thu được trên bảng từ là đường đi của con lắc lò xo
HS làm thí nghiệm và GV trợ giúp khi cần.
Sản phẩm: bảng từ có đường đi của con lắc lò xo
Phân tích đồ thị trên bảng từ:
Các em nhìn vào bảng và cho mình biết
Cái đường dao động mà các e vừa thu được có phải đồ thị không?- Có
Nếu có, tại sao e lại nghĩ thế? - nó có trục y, t trên đó
Tại sao lại là trục y mà không phải x - do nó dao động theo phương thẳng
Còn t thì sao? - t là vì tại thời điểm này nó đi đến đỉnh trên nhưng thời điểm sau nó
tới đỉnh dưới- nó có phụ thuộc vào t
GV nhắc lại nguyên tắc vẽ đồ thị: có bảng số liệu, có các trục tọa độ, một
điểm thuộc đồ thị phải có tung độ và hoành độ được biểu diễn theo tỉ lệ nhất định.
Bây h ta xét một điểm thuộc đồ thị ta vừa vẽ được trên bảng từ, nó có thỏa
mãn các điều kiện trên mình vừa nêu không - Có
Chốt lại, đường dao động mà ta thu được chính là đồ thị dao động của con lắc lò xo
Đồ thị này có hình dạng thế nào? - giống đồ thị hình sin
Điều này là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết ta đã tìm được

You might also like