CS 201-Tin Hoc Ung Dung-2020S-Lecture LAB-7

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

BÀI THỰC HÀNH MS ACCESS


I. TABLE
1. Khái niệm
Bảng dữ liệu là một thành phần quan trọng nhất, cơ bản nhất không thể thiếu của một
cơ sở dữ liệu, lưu trữ các dữ liệu có liên quan với nhau của một đối tượng dữ liệu trong
cơ sở dữ liệu. Dữ liệu trong Table được tổ chức thành nhiều hàng và cột. Các hàng là
các bản ghi (Record) có các trường dữ liệu (Field) theo cấu trúc giống hệt nhau. Hàng
đầu tiên của bảng là hàng tên trường. Mỗi một trường đặc trưng bởi tên trường, kiểu dữ
liệu và các đặc tính khác như kích thước tối đa cho dữ liệu của trường này, giá trị mặc
định của nó… Phải có Table, từ đó mới sản sinh ra Query, Form và Report được.
a. Tạo bảng và thiết kế cấu trúc bảng
 Tạo bảng
Trên thanh Ribbon, chọn Create/ Table Design, cửa sổ thiết kế cấu trúc bảng hiển
thị hay Create/ Table mở cửa sổ nhập liệu. Kích nút Save trên thanh Quick Access
hay Ctrl + S để lưu table với tên nhập ở mục Table Name.
* Chú ý là không nên đặt tên cho bảng là các tên tiếng
việc có dấu hoặc có dấu cách, chứa các ký tự đặc biệt.
 Thiết kế cấu trúc bảng
Trên khung Navigation, kích
vào mũi tên xuống, chọn
Tables, chọn bảng cần thiết kế
cấu trúc, kích Home/ View/
Design View, cửa sổ thiết kế
cấu trúc Table hiển thị như sau:

1
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Nhập các tên trường vào cột FieldName và chọn kiểu dữ liệu tương ứng cho từng
trường ở cột Data Type, xác lập các kích thước lưu trữ, cùng với một số thuộc tính
khác của từng trường tương ứng ở vùng Field Properties.
Ví dụ: tạo trường có tên (Field Name) mahang, kiểu dữ liệu (Data Type) là Text với
kích thước tối đa cho trường này (Field Size) là 5 ký tự.
* Chú ý: tên trường không nên chứa dấu cách (space), chữ tiếng Việt có dấu.
 Thiết lập trường khóa chính
Khóa chính có thể là một hay nhiều trường xác định duy nhất một bản ghi. Để tạo
một khóa chính cho một bảng thực hiện các bước sau:
Kích chọn các trường được chọn làm khóa chính, có thể là một trường hoặc nhiều
trường, trong trường hợp chọn nhiều trường thì kích chọn trường thứ nhất, sau đó
nhấn dữ phím CTRL và kích chọn tiếp các trường còn lại.
Trên thanh Ribbon, chọn Design/ Primary Key, hay kích phải chọn Primary Key
* Chú ý rằng: nếu bảng đã được thiết lập quan hệ hoặc đã nhập dữ liệu có thể sẽ
không cho phép thay đổi cấu trúc hoặc thuộc tính của một số trường, do đó nên thay
đổi cấu trúc trong trường hợp chưa thiết lập quan hệ giữa các bảng và chưa nhập dữ
liệu. Trong trường hợp thêm mới một trường thì không ảnh hưởng.

CÁC ĐẶC TÍNH KHÁC CỦA TRƯỜNG

Đặc tính Ý nghĩa


Field Size Kích thước trường là chiều dài tối đa cho phép của
trường kiểu Text và Number

Format Quy định định dạng hiển thị dữ liệu. Trường này áp
dụng cho hầu hết các kiểu dữ liệu trừ kiểu: Memo,
OLE, Yes/No

Decimal Places Số vị trí chữ số thập phân

2
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Đặc tính Ý nghĩa


Input Mask Quy định mặt nạ nhập liệu. Có thể áp dụng cho các
trường kiểu Text, Number, Datetime và Currency.

Caption Quy định một chuỗi ký tự dùng làm tên cột trong Form,
Report, nên gõ bằng tiếng Việt có dấu sao cho dễ đọc
và nhận biết. Đặc biệt giá trị thuộc tính Caption nếu có
sẽ được sử dụng làm tiêu đề cho các trường tương ứng
mỗi khi sử dụng công cụ Form Wizard hay Report
Wizard sau này sẽ rất tiện lợi.

Default Value Giá trị ngầm định

Validation Rule Thiết lập điều kiện kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu
nhập. Ví dụ trường ngaysinh của học sinh phải >=
1/1/1980. Khi đó ở thuộc tính Validation Rule của
trường ngaysinh hãy gõ vào >=#1/1/1980#

Validation Text Thông báo sẽ hiển thị nếu nhập liệu không thoả điều
kiện chỉ ra ở Validation Rule

Required Yes: bắt buộc phải nhập liệu vào trường này

Allow Zero Length Yes: có thể không nhập liệu cho trường này

Indexed No: không lập chỉ mục


Yes (Duplicates OK): có chỉ mục, cho phép trùng
Yes (No Duplicates): trường khoá chính, không cho
phép trùng giá trị với các bản ghi khác

3
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

BẢNG QUY ĐỊNH INPUT MASK

Ký tự Ý nghĩa
0 Chỉ nhập các số từ 0-9, bắt buộc phải nhập
9 Nhập các số từ 0-9, kể cả khoảng trắng, không bắt buộc
# Vị trí dành cho một ký tự số 0-9 hay khoảng trắng, kể cả dấu
+-
L Vị trí bắt buộc phải nhập một ký tự chữ A-Z
? Vị trí nhập một ký tự chữ A-Z hay khoảng trắng, không bắt
buộc
A Vị trí bắt buộc phải nhập ký tự A-Z hay số 0-9
A Vị trí nhập ký tự A-Z hay số 0-9, không bắt buộc
& Vị trí bắt buộc phải nhập một ký tự bất kỳ
C Vị trí nhập một ký tự bất kỳ, không bắt buộc
.,:/ Các dấu phân cách: hàng ngàn, triệu, ngày giờ… tuỳ thuộc
Control Panel quy định
< Các ký tự theo sau ký hiệu này sẽ đổi thành chữ thường
> Các ký tự theo sau ký hiệu này sẽ đổi thành chữ hoa
! Điền từ phải qua trái
\ Ký tự theo sau là một giá trị hằng

Ví dụ: Tạo mặt nạ nhập liệu cho trường mahang bắt buộc nhập ký tự đầu là chữ
còn các ký tự còn lại là số, tại thuộc tính Input Mask nhập “L000”
Tạo mặt nạ nhập dữ liệu cho trường kiểu DateTime có dạng “dd/mm/yyyy” (ngày
và tháng phải đủ 2 chữ số, năm 4 chữ số) ta nhập giá trị cho thuộc tính Input
Mask là “##/##/####”

4
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

MỘT SỐ QUY ĐỊNH FORMAT VÀ FIELD SIZE

Quy định Format: yyyy năm (4 chữ số) 0100- 9999


Trường kiểu Date/ Time: Ví dụ: hiển thị dạng
chọn từ danh sách Format quy định sẵn, ngày d/m/yy , dd-mm-yy,
hay tự quy định như sau:
dd/mm/yyyy
/ hay -dấu ngăn cách ngày
tháng mm-yyyy, yyyy/mm
c như General Date
Trường kiểu Text:
d ngày của tháng (1 hay 2 chữ số) 1-
> đổi sang chữ hoa
31
< đổi sang chữ thường
dd ngày của tháng (2 chữ số) 01-31
Ví dụ: định dạng dữ liệu của trường
ddd 3 ký tự đầu tiên của ngày trong tuần
mahang hiển thị chữ HOA, tại
Sun, … Sat thuộc tính Format ta nhập dấu >
dddd tên đầy đủ của ngày trong tuần Quy định Field Size:
Sunday, … Saturday Trường kiểu Number:
w ngày trong tuần 1- 7 Số nguyên:
m tháng (1 hay 2 chữ số) 1- 12 Byte 1 byte (0-255)
mm tháng (2 chữ số) 01- 12 Integer 2 byte
mmm 3 chữ đầu của tháng Jan, … Dec Long Integer 4 byte
mmmm tên đầy đủ của tháng Số thực:
q quý của năm 1- 4 Single 4 byte
y ngày của năm 1-365 Double 8 byte
yy năm (2 chữ số) 01- 99

5
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 Làm việc với cửa sổ thiết kế cấu trúc

- Chọn trường : kích mouse vào đầu hàng (con trỏ mouse có dạng )
- Xoá bỏ trường: chọn trường, rồi chọn Design/ Delete Rows hoặc nhấn phím
Del hoặc kích phải trên tên trường, chọn Delete Rows.
- Thêm trường mới: chọn hàng muốn chèn trường vào, Design/ Insert Rows
hoặc kích phải trên hàng cần chèn trường vào, chọn Insert Rows
- Sao chép trường: chọn trường, Home/ Copy (Ctrl+C), chọn hàng cần sao chép
đến, Home/ Paste (Ctrl+V)
- Di chuyển trường: chọn trường, kéo lê trường chọn đến vị trí đích hoặc Home/
Cut (Ctrl+X), rồi chọn hàng cần di chuyển đến, Home/ Paste (Ctrl+V)
* Chú ý: Có thể thực hiện các thao tác trên sử dụng menu tắt bằng cách kích phải
trên tên trường.
 Tạo thuộc tính Lookup
o Ta có thể tạo trường mà giá trị nhập vào được chọn từ danh sách các trị.
Danh sách này được liệt kê trong hộp danh sách đổ xuống (Combo box).
o Mở cửa sổ thiết kế cấu trúc bảng có trường cần thiết lập LOOKUP (bảng
mathang) bằng cách chọn bảng, chọn Home/ View/ Design View.
o Tại cột Data Type của trường cần thiết lập thuộc tính LOOKUP (trường
maloai), chọn mục Lookup Wizard từ danh sách đổ xuống.

6
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

o Hộp thoại Lookup Wizard xuất hiện:

Hộp thoại này yêu cầu xác định nguồn dữ liệu tham chiếu lấy từ đâu, nếu dữ liệu lấy
từ một table hay một Query thì chọn mục trên, nếu tự tạo một danh sách tham chiếu thì
chọn mục dưới. Ở bài này ta chọn mục tham chiếu đến một table loaihang.
Sau đó nhấn Next và chuyển sang bước tiếp theo.
Ở hộp thoại này, yêu cầu chọn table hay query nào cung cấp giá trị cho trường lookup,
ta chọn table loaihang, sau đó chọn Next, chuyển sang bước tiếp:

7
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Chọn trường chứa giá trị cho trường lookup từ danh sách bên trái, kích chọn nút >
để chuyển trường được chọn sang danh sách bên phải, ở đây là trường maloai, sau khi
chọn xong, kích Next.

Trong hộp thoại trên yêu cầu chọn trường cần sắp xếp khi hiển thị dữ liệu, ở đây
ta chọn trường maloai, (bước này có thể bỏ qua, mặc định sẽ sắp xếp theo trường đầu
tiên). Kích nút Next

8
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Tại hộp thoại này, có thể kích chọn ẩn trường (maloai) hoặc hiển thị và kích nút
Next để tiếp tục, và nhấn nút Next cho đến khi gặp nút Finish để kết thúc.
Sau đó hộp thoại yêu cầu lưu các thay đổi đã thực hiện, chọn Yes để kết thúc.

Mở bảng mathang để nhập dữ liệu và tại trường maloai, kích chuột vào hộp
combobox để chọn dữ liệu cần nhập cho trường này, dữ liệu này được tham chiếu và
lấy từ bảng loaihang.

Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng


4.1 Khái niệm
Một cơ sở dữ liệu của Access đều chứa dữ liệu trong các bảng riêng biệt nhau,
vì thế chúng ta phải định nghĩa mối quan hệ giữa các bảng để dữ liệu trong các bảng
này có một mối liên hệ với nhau. Mỗi bảng có thể tham gia vào một mối quan hệ bằng
một hay nhiều trường. Hai bản ghi thuộc hai bảng được gọi là tương ứng nhau khi giá
trị của các trường tham gia vào mối quan hệ của chúng bằng nhau. Có 3 kiểu quan hệ
giữa các bảng sau:

9
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

a. Quan hệ 1 - nhiều (One-To-Many)


Quan hệ một bản ghi với nhiều bản ghi là mối quan hệ phổ biến nhất trong các cơ
sở dữ liệu. Trong mối quan hệ một nhiều cần phải bổ sung khoá chính của bảng quan
hệ bên một vào bảng quan hệ bên nhiều, và các trường bổ sung gọi là khoá ngoại
(Foreign Key). Vậy bảng quan hệ bên một tham gia vào mối quan hệ bằng khoá chính
và bảng quan hệ bên nhiều tham gia vào mối quan hệ bằng khoá ngoại
 Mỗi bản ghi trong bảng bên một có thể có nhiều bản ghi tương ứng trong bảng
bên nhiều
 Mỗi bản ghi trong bảng bên nhiều phải có một và chỉ một bản ghi tương ứng
trong bảng bên một
* Ví dụ: Để quản lý bán hàng, hai bảng tên là KHACHHANG và HOADON được
liên kết với nhau bằng mối quan hệ một - nhiều
Bảng KHACHHANG lưu danh sách các khách hàng, tham gia vào mối quan hệ ở
bên một, bằng khoá chính của nó là trường makh
Bảng HOADON lưu danh sách các hoá đơn, tham gia vào mối quan hệ ở bên nhiều,
bằng khoá ngoại là trường makh
Khi mối quan hệ này được thiết lập thì một bản ghi trong bảng KHACHHANG có
nhiều bản ghi tương ứng trong bảng HOADON, nhưng một bản ghi trong bảng
HOADON chỉ tương ứng với một bản ghi trong bảng KHACHHANG, nghĩa là một
khách hàng có thể có nhiều hoá đơn mua hàng và một hoá đơn phải do chỉ một khách
hàng mua hàng

HOADON KHACHHANG
1
mahd makh
ngayhd holot

makh tenkh
phai
diachi
dienthoai

10
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

b. Quan hệ 1 - 1 (One-To-One)
Đây là quan hệ một bản ghi với một bản ghi. Trong mối quan hệ kiểu này, các
bảng phải tham gia vào mối quan hệ bằng khoá chính
 Mỗi bản ghi trong bảng thứ nhất chỉ có thể có tối đa một bản ghi tương ứng trong
bảng thứ hai
 Mỗi bản ghi trong bảng thứ hai phải có một và chỉ một bản ghi tương ứng trong
bảng thứ nhất
Đây là mối quan hệ ít được dùng, bởi vì hầu hết thông tin quan hệ kiểu này có
thể lưu trữ trên một bảng. Mối quan hệ này được sử dụng để chia một bảng có nhiều
trường, tách ra một phần bảng vì lý do bảo mật, hay có một số trường chỉ có trên một
số bản ghi nào đó của bảng.
* Ví dụ: Để quản lý các nhân viên có trình độ đại học, các thông tin lưu trữ gồm
hệ chính quy hay tại chức, chuyên ngành, xếp loại tốt nghiệp…, khi một nhân viên chưa
tốt nghiệp đại học, các trường này phải bỏ trống, trong trường hợp này, ta nên tạo thêm
một bảng TDDAIHOC có mối quan hệ 1 - 1 với bảng NHANVIEN

NHANVIEN 1
manv
holot
ten 1 TDDAIHOC
phai manv
ngaysinh he
diachi nganh
mapb xeploai
hinh

11
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

c. Quan hệ nhiều - nhiều (Many – To – Many)


Khi quan hệ nhiều bản ghi với nhiều bản ghi được thiết lập giữa hai bảng thì mỗi
bản ghi trong mỗi bảng có thể có nhiều bản ghi tương ứng trong bảng kia.
Mối quan hệ này chưa dùng được trong Microsoft Access, nó phải được hiệu
chỉnh lại mới dùng được.
* Ví dụ: Hai bảng tên HOADON và MATHANG có mối quan hệ nhiều - nhiều:
một hoá đơn có thể mua nhiều mặt hàng và ngược lại một mặt hàng có thể có nhiều hoá
đơn mua hàng. Để giải quyết, bạn có thể định nghĩa thêm một bảng thứ ba là
HOADONCT để nối hai bảng này lại. Bảng thứ ba này có khoá chính kết hợp từ khoá
chính của hai bảng
Vậy một mối quan hệ nhiều - nhiều thật ra là hai mối quan hệ một - nhiều với
một bảng thứ ba

HOADON 1 HOADONCT MATHANG


mahd mahang  1 mahang
ngayhd  mahd tenhang
makh soluong mota
dongia
dvt

4.2 Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng


Để thiết lập mối quan hệ giữa các bảng, chọn Database Tools/ Relationships, cửa
sổ Relationships xuất hiện như sau, bổ sung các bảng cần tạo mối quan hệ vào cửa sổ
Relationships bằng cách kích phải trên cửa sổ, chọn Show Table, hoặc chọn Design/
Show Table, trong hộp thoại Show Table, kích mouse để chọn một bảng hay kéo lê
chọn nhiều bảng, chọn nút Add, cuối cùng chọn nút Close.
Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng:
 Quan hệ một - nhiều: kéo rê khoá chính của bảng bên 1 đến khoá ngoại trong
bảng bên nhiều hay ngược lại
 Quan hệ một - một: kéo rê khoá chính của bảng này đến khoá chính của bảng kia
sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

12
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 Chọn Enforce Referential Integrity để duy trì tính toàn vẹn tham chiếu, nghĩa là
mỗi giá trị khoá ngoại ở bảng bên nhiều phải tương ứng với một giá trị khoá
chính trong bảng bên một, hoặc là giá trị khoá ngoại phải là null, không cho phép
chèn một bản ghi từ bảng bên nhiều mà bản ghi tương ứng trong bảng bên một
chưa tồn tại, không cho phép xoá một bản ghi của bảng bên một chừng nào bản
ghi tương ứng của bảng bên nhiều chưa được xoá.

* Ví dụ: Mối quan hệ giữa bảng KHACHHANG và bảng HOADON được định
nghĩa bởi trường khoá chính makh trong bảng KHACHHANG, và trường khoá ngoại
makh trong bảng HOADON. Khi ta chèn thêm một bản ghi vào bảng HOADON, thì
khách hàng của hoá đơn phải tồn tại rồi trong bảng KHACHHANG. Không thể xoá
một bản ghi của bảng KHACHHANG chừng nào các bản ghi tương ứng với khách hàng
này của bảng HOADON chưa được xoá
 Ngoài ra có thể chọn:
o Cascade Update Related Fields: khi một bản ghi của bảng quan hệ bên một có
khoá chính bị thay đổi thì các bản ghi tương ứng của bảng bên nhiều sẽ có khoá
ngoại thay đổi theo.
o Cascade Delete Related Records: khi một bản ghi của bảng quan hệ bên một bị
xoá, thì tất cả các bản ghi tương ứng của bảng quan hệ bên nhiều sẽ bị xoá theo.
 Cuối cùng chọn nút Create

13
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

* Ví dụ 2: Cửa sổ Relationships và hộp thoại Show Table của CSDL Quản lý bán hàng

Thay đổi trong cửa sổ Relationships:


o Gỡ bỏ một Table ra khỏi cửa sổ Relationships: chọn Table muốn gỡ bỏ, ấn phím
Del hay Design/ Hide Table
o Bổ sung bảng vào cửa sổ Relationships, chọn Design/ Show Table, chọn bảng
muốn bổ sung, nút Add, Close.
o Chỉnh sửa mối quan hệ: bấm đúp mouse trên mối quan hệ hay Design/ Edit
Relationship, sẽ hiển thị hộp thoại Show Table.
o Xoá mối quan hệ: chọn mối quan hệ, ấn phím Del hay Home/ Delete
o Xem tất cả các mối quan hệ đã được định nghĩa trong cơ sở dữ liệu, kích phải
trên cửa sổ Relationships, chọn Show All.
* Chú ý: Có thể thực hiện các thao tác trên menu tắt bằng cách bấm nút phải mouse

14
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Nhập dữ liệu mới cho bảng


Trên khung Navigation, kích vào mũi tên xuống, chọn Tables, chọn bảng, kích
Home/ View/ Datasheet View hay kích đúp vào bảng, cửa sổ nhập dữ liệu bảng hiển
thị như sau
Trên thanh Quick Access, chọn nút Save hay nhấn Ctrl + S để lưu dữ liệu bảng

Thao tác cơ bản trên cửa sổ nhập liệu


 Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ cho dữ liệu trong Table trên tab Home của
thanh Ribbon
o Thay độ rộng của cột: hay kéo rê biên phải cột
o Thay đổi độ cao hàng: hay kéo rê biên dưới hàng
o Di chuyển từ trường này sang trường khác:

 Nhập dữ liệu cho trường memo: muốn xuống hàng, ấn Ctrl + 


 Nhập hình ảnh cho trường OLE Object: kích nút phải mouse trên trường, chọn
Insert Object
 Chọn bản ghi: kích mouse vào đầu hàng (con trỏ mouse có dạng )
 Thêm bản ghi mới: chọn Home/ New

15
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 Xoá bản ghi: chọn bản ghi, rồi chọn Home/ Delete hay kích phải mouse, chọn
Delete Record
 Sao chép bản ghi: chọn bản ghi, Home/ Copy (Ctrl+C), chọn hàng cần sao chép
đến, Home/ Paste (Ctrl+V)
 Di chuyển bản ghi: chọn bản ghi, Home/ Cut (Ctrl+X), rồi chọn hàng cần di
chuyển đến, Home/ Paste (Ctrl+V)
* Chú ý: Có thể thực hiện các thao tác trên sử dụng menu tắt bằng cách chọn bản
ghi, rồi kích nút phải mouse trên bản ghi này.
Tìm thay dữ liệu
Trong cửa sổ nhập dữ liệu vào Table, chọn Home/ Find để tìm dữ liệu, Home/ Replace
để tìm và thay thế dữ liệu
o Find What: nhập chuỗi cần tìm
o Replace With: nhập chuỗi thay thế
o Look In: tìm trong cột hiện hành, hay trong toàn bộ Table
o - Match: Any Part of Field: bất kỳ phần nào của dữ liệu trường như chuỗi tìm
 Whole Field: dữ liệu trường giống hoàn toàn với chuỗi tìm
 Start of Field: phần đầu của dữ liệu trường như chuỗi tìm
o – Search: All: tìm trong toàn bộ Table
 Up: tìm từ vị trí ô hiện hành đến cuối Table
 Down: tìm từ vị trí ô hiện hành đến đầu Table
o Match Case: tìm có phân biệt hoa thường
o Find Next: tìm tiếp
o Replace: thay thế chuỗi tìm được và tìm tiếp
o Replace All: thay thế tất cả chuỗi tìm thấy

16
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Sắp xếp dữ liệu


Có thể sắp xếp các bản ghi của Table, theo thứ tự bảng chữ cái của dữ liệu trong
cột hiện hành (cột chứa con trỏ) bằng cách trong cửa sổ nhập liệu, kích vào mũi tên
xuống bên phải tên trường
o Sắp xếp tăng dần: chọn Sort A to Z
o Sắp xếp giảm dần: chọn Sor Z to A
Lọc dữ liệu
Có thể lọc các bản ghi trong Table theo điều kiện nào đó
 Lọc dữ liệu đơn giản
Mở cửa sổ nhập liệu, chọn Home/ Filter, sẽ hiển thị cửa sổ điều kiện lọc như sau,
chọn bản ghi dữ liệu cần lọc bằng cách kích vào các nút chọn CheckBox

 Lọc theo khối chọn


Ở cửa sổ nhập liệu table nào đó:
o Chọn khối dữ liệu, rồi chọn Home/Selection, chọn lọc các bản ghi có trường
tương ứng bằng hoặc chứa dữ liệu như khối chọn, hay không bằng hoặc không
chứa dữ liệu như khối chọn.
o Chọn Toggle Filter để hủy chọn.

17
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

* Ví dụ: Mở cửa sổ nhập liệu table MATHANG, chọn khối “Áo” ở trường
tenhang, chọn Home/ Selection/ Contains “Áo”, sẽ hiện các bản ghi mặt hàng
có trường tenhang chứa chuỗi “Áo”
 Lọc dữ liệu đơn giản theo mẫu
Mở cửa sổ nhập liệu, chọn Home/ Advanced/ Filter by Form, sẽ hiển thị cửa sổ
điều kiện lọc như sau:

o Để thiết lập điều kiện lọc, có thể gõ hay chọn từ hộp danh sách các dữ liệu.
Các điều kiện trên cùng hàng kết hợp bằng phép toán and, và các điều kiện
trên các hàng khác nhau kết hợp bằng phép toán or. Để thêm hàng điều kiện,
kích vào nút Or.
o Nhập xong điều kiện lọc, để thực hiện lọc, chọn Home/ Toggle Filter
o Để hủy lọc, chọn Home/ Toggle Filter
* Ví dụ 1: Lọc mặt hàng có mã loại “02” và đơn giá là 30000
Mở cửa sổ nhập liệu table mathang, chọn Home/ Advanced/ Filter by Form, thiết
lập điều kiện lọc như sau:

* Ví dụ 2: Lọc nhân viên nam của phòng có mapb là KT hay HC


* Ví dụ 3: Lọc nhân viên nam của phòng có mapb là KT, sinh sau ngày
01/01/1980, hoặc phòng có mapb là HC, sinh từ ngày 01/01/1980 đến 01/01/1985

18
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 Lọc dữ liệu phức tạp


Mở cửa sổ nhập liệu, chọn Home/ Advanced/ Advanced Filter/Sort, sẽ hiển thị
cửa sổ điều kiện lọc như sau:

o Field: chứa các tên trường cần thiết lập điều kiện lọc, kéo lê hay bấm đúp
mouse vào tên trường để đưa trường xuống hàng Field
o Sort: sắp xếp các bản ghi theo trường này, Ascending: sắp xếp tăng dần,
Descending: sắp xếp giảm dần
o Criteria, Or: điều kiện lọc là biểu thức điều kiện chứa các phép toán số học,
so sánh, logic… Các điều kiện trên cùng hàng kết hợp bằng phép toán and, và
các điều kiện trên các hàng khác nhau kết hợp bằng phép toán or.
Nhập xong điều kiện lọc, để thực hiện lọc, chọn Home/ Toggle Filter. Để hủy
lọc, chọn Home/ Toggle Filter
* Ví dụ 1: Lọc mặt hàng có mã loại hàng là “02” và đơn giá là 30000, sắp xếp
tăng dần theo mã hàng.
Mở cửa sổ nhập liệu table mathang, chọn Home/ Advanced/ Advanced
Filter/Sort, thiết lập điều kiện lọc như sau:

19
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

* Ví dụ 2: Lọc nhân viên nữ của phòng có mapb là KT hay TC, sắp xếp tăng dần
theo tên, họ lót
* Chú ý: Có thể thực hiện các thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu, sao chép, di chuyển dữ liệu
sử dụng menu tắt bằng cách kích nút phải mouse trên cửa sổ nhập liệu
 Các bước tạo lập cơ sở dữ liệu
Tóm lại để tạo lập CSDL, cần thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Xác định mục đích khai thác cơ sở dữ liệu, tạo tập tin cơ sở dữ liệu
- Xác định các Table cần thiết
- Xác định các trường dữ liệu (Field) cần thiết của mỗi Table, thiết kế cấu trúc
cho các Table
 Tạo trường khoá chính (Primary Key) cho các Table
 Tạo trường Lookup nếu
 Tạo mối quan hệ giữa các Table
 Nhập dữ liệu các bản ghi vào Table
Từ dữ liệu lưu trữ trong các Table, mới thực hiện tạo Query, Form, Report hoặc
Macro, Module theo yêu cầu

20
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

BÀI TẬP THỰC HÀNH 01


 Yêu cầu:
1. Tạo một thư mục theo đường dẫn: D:\HO_VA_TEN
2. Khởi động access, tạo một cơ sở dữ liệu mới tên QLSV lưu trong thư mục TenSV
với các đặc tả như sau:
Chương trình chỉ quản lý sinh viên của một trung tâm hoặc một khoa.

- Lớp được phân biệt bằng MaLop.

- Mỗi lớp có nhiều sinh viên, các sinh viên được phân biệt nhau bằng MaSV, một
sinh viên chỉ thuộc một lớp.

- Một sinh viên học nhiều môn học, mỗi môn học được phân biệt bằng MaMH và
mỗi môn học được học bởi nhiều sinh viên.

- Mỗi sinh viên ứng với mỗi môn học được thi hai lần và ứng với mỗi lần thi thì
chỉ có một kết quả duy nhất.
3. Dùng chức năng table để tạo các bảng trong CSDL đồng thời thiết lập khóa chính
cho mỗi bảng như sau:
LOP

Field Name Data Type Description Field Properties

Field size: 10
MALOP Text Mã lớp
Format: >

TENLOP Text Tên lớp Field size: 30

CVHT Text Cố vấn học tập Field size: 30

21
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

MONHOC

Field Name Data Type Description Field Properties

Field size: 10
MAMH Text Mã môn học
Format: >

TENMH Text Tên môn học Field size: 30

SOTC Number Số tín chỉ Field size: byte

SINHVIEN

Field Name Data Type Description Field Properties

Field size: 10
MASV Text Mã sinh viên
Format: >

HOLOT Text Họ lót Field size: 30

TENSV Text Tên sinh viên Field size: 20

PHAI Yes/No Phái

NGAYSINH Date/Time Ngày sinh Format: short date

DIACHI Text Địa chỉ Field size: 50

DIENTHOAI Text Điện thoại Field size: 20

Text Field size: 10


MALOP Mã lớp
Lookup Wizard Format: >

22
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

DIEM

Field Name Data Type Description Field Properties

Text Field size: 10


MASV Mã sinh viên
Lookup Wizard Format: >

Text Field size: 10


MAMH Mã môn học
Lookup Wizard Format: >

Field size: Double


Validation Rule:>=0 and
DIEMLAN1 Number Điểm lần 1 <=10
Validation Text: Điểm
phải >=0 và <=10

Field size: Double


Validation Rule:>=0 and
DIEMLAN2 Number Điểm lần 2 <=10
Validation Text: Điểm
phải >=0 và <=10

4. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng

23
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

5. Nhập dữ liệu cho các bảng

24
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

6. Tạo Password cho cơ sở dữ liệu QLSV.


7. Mở cửa sổ thuộc tính của cơ sở dữ liệu QLSV để xem dung lượng.
8. Tạo thêm một cơ sở dữ liệu mới, rỗng trong thư mục TenSV, với tên SV_BACKUP.
Mở cơ sở dữ liệu SV_BACKUP, dùng chức năng import để chép các bảng SINHVIEN,
LOP trong cơ sở dữ liệu QLSV vào SV_BACKUP.
9. Mở cơ sở dữ liệu QLSV, dùng chức năng export để chép bảng DIEM từ cơ sở dữ
liệu QLSV sang SV_BACKUP.
10. Mở cơ sở dữ liệu SV_BACKUP dùng chức năng link-Table để chép bảng MonHoc
từ QLSV sang SV_BACKUP.
11. Mở bảng MonHoc trong SV_BACKUP nhập thêm một record mới (dữ liệu tùy ý),
sau đó mở bảng MONHOC trong QLSV xem kết quả và nhận xét.
12. Dùng chức năng Filter by Selection lọc ra những sinh viên có năm sinh là 1994.
13. Dùng chức năng Filter by Form lọc ra danh sách sinh viên có điểm thi lần 1 nhỏ
hơn 5
14. Dùng chức năng Filter Excluding selection để lọc ra những sinh viên không thuộc
Đà Nẵng.
15. Dùng chức năng Advanced Filter lọc ra danh sách sinh viên thuộc các lớp K19TPM
và sinh sau năm 1993
16. Dùng chức năng Advanced Filter lọc ra danh sách sinh viên ở Đà Nẵng không có
số điện thoại.

25
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

BÀI THỰC HÀNH SỐ 02


 Mục tiêu:
- Tạo cơ sở dữ liệu (Database) và các thao tác trên cửa sổ CSDL
- Thiết kế và chỉnh sửa cấu trúc bảng (Table), tạo khóa chính, tạo mối quan hệ
giữa các bảng
- Nhập dữ liệu cho các bảng
- Thực hiện sắp xếp, trích lọc trên các bảng dữ liệu
Yêu cầu
- Tạo mới một cơ sở dữ liệu với tên QLBANHANG.MDB để quản lý hóa đơn mua
bán hàng
- Thiết kế cấu trúc các bảng sau, tạo khóa chính cho các trường in đậm trong mỗi
bảng, tạo thuộc tính lookup cho các trường của bảng
Bảng KHACHHANG: lưu trữ thông tin của khách hàng, gồm các trường(fields) sau:
Field Name Data Description Field Properties
Type

MAKH Text Mã khách hàng Field Size 4


Format >
Input mask LL00
Indexed Yes(No Duplicates)

HOLOT Text Họ lót Field Size 30

TENKH Text Tên khách hàng Field Size 10

PHAI Yes/ Giới tính khách hàng. Default Yes


No Giới tính là Nam:
Yes(-1), Nữ: No(0)

DIACHI Text Địa chỉ khách hàng Field Size 50

DIENTHOAI Text Số điện thọai khách Field Size 20


hàng

26
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Bảng NHACUNGCAP: Lưu trữ thông tin của những nhà cung cấp

Bảng DMHANG: Lưu trữ thông tin các mặt hàng gồm các trường sau:

 MANCC có thuộc tính Lookup dạng Combo Box với dữ liệu được lấy từ trường
MANCC của bảng NHACUNGCAP
Hướng dẫn: Trong phần Field Properties bạn chọn sang tab Lookup, chọn Display
Control = Combo Box, Row Source = bảng NHACUNGCAP, Bound Column = 1.
Hoặc là tại trường MANCC, trong mục Data type, chọn kiểu Lookup Wizard thay cho
kiểu Text. Trong hộp thọai Lookup Wizard, chọn mục I want the lookup column...

27
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Và tiếp tục làm theo chỉ dẫn.


Bảng HOADON: Lưu trữ thông tin về các hóa đơn, thông tin mua bán hàng của công
ty gồm các trường sau:

Field Data
Description Field Properties
Name Type

MAHD Text Mã hóa đơn Field Size 4


Format >
Input mask LL00
Indexed Yes(No Duplicates)

NGAYHD Date/ Ngày mua Format dd/mm/yy


Time bán hàng
Input mask 99/99/9999
Validation Rule >= #01/01/1900# And
<= #12/30/2999#
Ban phai nhap ngay hoa
don tu 01/01/1999 den
Validation Text 31/12/2999

28
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Field Data
Description Field Properties
Name Type

MAKH Text Mã khách Field Size 4


hàng
Format >
Input mask LL00

LOAIHD Text Lọai hóa Field Size 1


đơn (M:mua
Default Value “M”
hàng, B: bán
hàng) Validation Rule “M” or “B”
Validation Text Ban chi duoc phep nhap
loai hoa don M hay B

 MAKH có thuộc tính Lookup dạng Combo Box với dữ liệu được lấy từ trường
MAKH của bảng KHACHHANG
Bảng CTHOADON: Lưu trữ thông tin chi tiết về các mặt hàng mua bán của từng hóa
đơn,gồm các trường sau:

Field Name Data Type Description Field Properties

MAHD Text Mã hóa đơn Field Size 4


Format >
Input mask LL00

MAHANG Text Mã nhà cung cấp Field Size 4


Format >
Input mask LL00

SOLUONG Mumber Số lượng mua hay bán

DONGIA Mumber Đơn giá của từng mặt


hàng

29
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 MAHD có thuộc tính Lookup dạng Combobox với dữ liệu được lấy từ trường
MAHD của bảng HOADON
 MAHANG có thuộc tính Lookup dạng Combobox với dữ liệu được lấy từ trường
MAHANG của bảng DMHANG
*Chú ý: Bảng CTHOADON không có khóa chính.
 Các thao tác:
Các thao tác trong cửa sổ CSDL:

- Đổi tên KHACHHANG thành KH


- Tạo thêm 1 bảng DMHANG1 từ bảng DMHANG đã tạo
- Xóa bảng DMHANG1
Các thao tác trong của sổ thiết kế bảng:

- Thử các thao tác sao chép trường, xóa trường rồi phục hồi lại
- Dịch chuyển trường DONGIA lên trên trường SOLUONG trong bảng
CTHOADON
- Tạo thêm trường GHICHU trong bảng CTHOADON
 Tạo mối quan hệ cho các bảng như sau:

30
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 Mở cửa sổ nhập liệu và nhập liệu cho các bảng như sau:
Bảng KHACHHANG:

Bảng DMHANG:

MAHANG TENHANG MANCC DVT

MH01 Đường CC03 Kg

MH02 Bia Tiger CC01 Thùng

MH03 Bia Bến Thành CC01 Thùng

MH04 Bánh CC02 Thùng

MH05 Kẹo CC02 Thùng

MH06 Sữa CGHL CC04 Lon

MH07 Sữa Ông Thọ CC04 Lon

MH08 Trà Hoa Lài CC05 Kg

MH09 Trà Lipton CC05 Kg

MH10 Trà thanh nhiệt CC05 Gói

31
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Bảng NHACUNGCAP:

MANCC TENNCC DIACHI DIENTHOAI

CC01 Công ty Bia nước ngọt Đà Nẵng 50 Hùng Vương 0903111111

CC02 Công ty bánh kẹo Biên Hòa 90 An Dương Vương 0912222222

CC03 Công ty Đường Quảng Ngãi 222 Trần Phú 0903333333

CC04 Công ty sữa Vinamilk 44/1 Ông Ích Khiêm 0903444444

CC05 Công ty trà Hoa Lài 30 Cách mạng tháng 8 0903555555

Bảng CTHOADON:

MAHD MAHANG SOLUONG DONGIA

HD01 MH04 4 3000

HD01 MH01 7 2000

HD02 MH05 1 6000

HD02 MH04 4 3000

HD02 MH02 5 1000

HD03 MH08 6 1500

HD03 MH10 2 6000

HD05 MH05 5 9000

HD05 MH07 2 3000

32
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

Bảng HOADON:

MAHD NGAYHD MAKH LOAIHD

HD01 12/08/18 KH03 B

HD02 24/09/18 KH01 M

HD03 30/12/18 KH04 B

HD04 14/06/18 KH05 B

HD05 25/12/17 KH01 B

 Các thao tác trên các bảng dữ liệu:


- Thực hiện việc sắp xếp dữ liệu (Data Sort) trên các bảng.
- Thực hiện lọc dữ liệu (Data Filter) trên các bảng.
- Thực hiện việc tìm kiếm (Find), thay thế (Replace) trên các bảng.

33
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

BÀI THỰC HÀNH SỐ 03


 Tạo mới một cơ sở dữ liệu với tên QLLUONG.MDB để quản lý lương cũng như
các thông tin chi tiết của công nhân viên
 Thiết kế cấu trúc các bảng sau, tạo khóa chính cho các trường in đậm trong mỗi
bảng, tạo thuộc tính loookup cho các trường của bảng
 Bảng NHANVIEN: lưu trữ thông tin cá nhân của cán bộ công nhân viên

- MANV Text (Mã nhân viên)

- HOLOT Text (Họ lót nhân viên)

- TENNV Text (Tên nhân viên)

- PHAI Yes/No (Giới tính nhân viên)

- MAPB Text (Mã phòng ban của nhân viên)

- DCHI Text (Địa chỉ nhân viên)

- DIENTHOAI Text (Điện thoại nhân viên)

- MAPB có thuộc tính Lookup dạng Combo Box lấy thông tin từ MAPB của
bảng PHONGBAN
 Bảng PHONGBAN: Lưu trữ thông tin các phòng ban trong công ty

- MAPB Text (Mã phòng ban)

- TENPB Text (Tên phòng ban)

- GHICHU Text (Ghi chú)


 Bảng HESOLUONG:

- MAHSL Text (Mã hệ số lương)

- TDHV Text (Trình độ học vấn)

- HSL Double (Hệ số lương)

34
CS 201-TIN HOC UNG DUNG-2020S-LECTURE LAB-7

 Bảng PCCV:

- MAPCCV Text (Mã phụ cấp chức vụ)

- CHUCVU Text (Chức vụ)

- TienPCCV Number (Tiền phụ cấp chức vụ)


 Bảng LUONG:

- MANV Text (Mã nhân viên)

- MAHSL Text (Mã hệ số lương)

- MAPCCV Text (Mã phụ cấp chức vụ)

- THANG Date/time (Tháng năm của cấp lương)

- MANV có thuộc tính Lookup dạng Combo Box lấy thông tin từ MANV của
bảng NHANVIEN

- MAHSL có thuộc tính Lookup dạng Combo Box lấy thông tin từ MAHSL
của bảng HESOLUONG

- MAPCCV có thuộc tính Lookup dạng Combo Box lấy thông tin từ MAPCCV
của bảng PCCV
Tạo mối quan hệ cho các bảng như sau:

Mở cửa sổ nhập liệu và nhập 5 bản ghi (record) cho mỗi table

35

You might also like