Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Module 1: Từ phân tử đến tế bào - Vật lý Học nhóm Hướng dẫn Sinh viên

ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC ĐÒN BẨY ĐỂ GIẢI THÍCH


CƠ CHẾ GÃY XƯƠNG KIỂU RỨT

LÝ DO
Mục đích của buổi học nhóm này nhằm giúp bạn có thể giải thích cơ chế gãy
xương kiểu rứt dựa vào nguyên tắc đòn bẩy và ứng dụng để ước tính lực tới hạn
luyện tập trong gánh tạ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Qua nghiên cứu trường hợp này sinh viên có thể áp dụng nguyên tắc đòn bẩy để :
1. Phân tích được lực tác động ở nơi bám cơ denta theo nguyên tắc đòn bẩy
2. Giải thích được cơ chế gãy xương kiểu rứt ở gân.
3. Ứng dụng để ước lượng lực tới hạn trong luyện tập gánh tạ.

HƯỚNG DẪN
Sinh viên phải đọc những tài liệu hướng dẫn dưới đây trước khi vào buổi học
nhóm:
1. Nguyễn Quang Quyền (1999), “Bài giảng giải phẫu học”, Nxb Y học, tập 1,
tr.51.
2. Frank H. Netter [người dịch: Nguyễn Quang Quyền] (1999), “Atlas giải
phẫu người”, Nxb Y học, in lần thứ 3, tr.424-427.
3. Carolyn Taliaferro Blauvelt (1998), “A manual of Orthopaedic
Terminology”, Mosby, 6th edition, pp.4.
4. Frederick F. Buechel, Michael J. Pappas (2015), “Principles of Human Joint
Replacement”, Springer, 2nd edition, pp 385-386.
5. Nguyễn Thành Vấn, Lê Văn Lợi, Bùi Đức Ánh, Hứa Phú Doãn, Nguyễn Thị
Việt Hương, Lê Thị Minh Huyền. Chuyển động quay của vật rắn. Giáo trình
Vật lý-lý sinh, NXB Y học, 2019 -–2020, trang 32-42.
6. Giáo trình Lý sinh y học Trường đại học Y Hà Nội
Sinh viên hãy đọc tài liệu và tìm hiểu: vị trí giải phẫu của xương cánh tay, gân cơ
denta, cơ denta? gãy xương kiểu rứt là gì?
Module 1: Từ phân tử đến tế bào - Vật lý Học nhóm Hướng dẫn Sinh viên

MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỚI

Hình 1
Cơ denta có nguyên ủy bám ở mép dưới gai vai, bờ ngoài mỏm cùng vai và 1/3
ngoài xương đòn. Các thớ cơ tụm lại thành một mảnh gân hình chữ V bám vào lồi
củ denta ở mặt ngoài xương cánh tay (hình 1)

Hình 2
Gãy rứt (avulsion fracture): là kiểu gãy bong mảnh xương nơi bám của gân hoặc
dây chằng (hình 2)

You might also like