Quy Định Về Thỏa Thuận Trọng Tài

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Quy định về thỏa thuận trọng tài trong VIAC


Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên để giải quyết tranh chấp có thể đã hoặc
đã xảy ra thông qua trọng tài. Do đó, khi các bên giao kết hợp đồng (và chưa có vấn
đề gì phát sinh), họ có thể quy định phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại trong hợp đồng hoặc trong một văn bản riêng. Khi phát sinh tranh chấp,
các bên vẫn có thể thoả thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngay cả khi
hợp đồng không quy định phương thức giải quyết tại thời điểm ký kết hoặc đã quy
định phương thức khác. Trọng tài thương mại được sử dụng để giải quyết tranh chấp.
Thoả thuận Trọng tài này phải được lập thành một văn bản riêng tại thời điểm đó.
Thông thường, các trung tâm trọng tài thương mại đã tạo ra một mẫu điều khoản trọng
tài (có sẵn trên trang web) để các bên thông qua và đưa vào hợp đồng của mình nhằm
duy trì tính thống nhất và tránh mọi bất đồng. Thỏa thuận Trọng tài có thể bị tuyên bố
là vô hiệu.
“Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài vô hiệu trong các
trường hợp sau:
a) Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
quy định tại Điều 2 của Luật này.
b) Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
c) Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự.
d) Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của
Luật này.
e) Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
f) Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
“Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại, tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập
trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài.
Thóa thuận trọng tài được thể hiện theo Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại,
thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận
sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại
bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng
tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.”
“Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, thoả thuận trọng tài bị coi là không thể
thực hiện được là các trường hợp:
a) Trung tâm trọng tài nơi các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt
hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay thế;
b) Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn không thể
tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
hoặc Toà án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên yêu cầu và các bên không
có thoả thuận thay thế;
c) Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn từ chối hoặc
Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không có thoả
thuận thay thế;
d) Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại
thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác mà điều lệ của Trung
tâm trọng tài các bên chọn không cho phép và các bên không thỏa thuận được về việc
lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
e) Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận
trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do
nhà cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý
lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.”
2. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong ICC
Theo điều 6 của ICC về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài:
“1. Khi các bên thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết theo Qui tắc này thì
ngày bắt đầu tố tụng trọng tài được coi là có hiệu lực từ ngày mà các bên đưa tranh
chấp ra giải quyết theo Qui tắc này, trừ khi các bên đã thoả thuận chọn Qui tắc có hiệu
lực vào ngày các bên ký thoả thuận trọng tài.
2. Nếu Bị đơn không nộp văn thư trả lời như qui định tại Ðiều 5, hoặc nếu bất kỳ bên
nào đưa ra một hoặc nhiều nguyên cớ liên quan đến sự tồn tại, giá trị pháp lý hoặc
phạm vi của thoả thuận trọng tài, thì Tòa án có thể quyết định, không ảnh hưởng đến
việc có chấp nhận hay không hoặc nội dung nguyên do hoặc các nguyên do, rằng
trọng tài sẽ được tiếp tục tiến hành nếu xét theo những tài liệu hiện có thấy rằng một
thoả thuận trọng tài theo Qui tắc này là có thể tồn tại. Trong trường hợp đó, bất cứ
quyết định nào về thẩm quyền giải quyết của uỷ ban Trọng tài sẽ do chính uỷ ban
Trọng tài quyết định. Nếu Tòa án không thoả đáng với quyết định của Uỷ ban Trọng
tài thì sẽ thông báo cho các bên rằng quá trình trọng tài không thể tiếp tục được. Trong
trường hợp đó thì bất kỳ bên nào vẫn có quyền yêu cầu bất kỳ tòa án có thẩm quyền
nào giải quyết cho dù có hay không thoả thuận trọng tài ràng buộc.
3. Nếu bất kỳ bên nào trong các bên từ chối hoặc không tham gia trọng tài hoặc trong
bất kỳ giai đoạn nào của trọng tài thì tố tụng trọng tài vẫn được tiến hành bất kể sự
không tham gia hoặc từ chối tham gia của các bên.
4. Trừ khi có thoả thuận khác, thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban Trọng tài sẽ không
mất đi vì bất kỳ khiếu nại nào cho rằng hợp đồng bị vô hiệu và không có giá trị pháp
lý hoặc cho rằng hợp đồng không tồn tại, với điều kiện là Uỷ ban Trọng tài xác nhận
giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. Ủy ban Trọng tài sẽ tiếp tục có thẩm quyền
giải quyết để xác định các quyền tương ứng của các bên và xét xử các khiếu kiện và
biện hộ cho dù bản thân hợp đồng có thể không tồn tại hoặc vô hiệu.”
“Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bàng trọng tài gồm có:
 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không
vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật.
 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có
trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 Phán quyết trọng tài là chung thẩm.”
Thỏa thuận trọng tài có thể được viết dưới dạng điều khoản trọng tài trong hợp đồng
hoặc dưới dạng văn bản riêng biệt. Một thỏa thuận trọng tài bằng văn bản là bắt buộc.
“Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại
bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng
tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.”

You might also like