Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I. Sự trong sáng của Tiếng Việt.

 Định nghĩa “trong sáng”: “Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục,
sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản
ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả sự trung thành và sáng
tỏ những điều chúng ta muốn nói”. (Trích “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”-Phạm
Văn Đồng)

1) Tiếng Việt có hệ thống những chuẩn mực và quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ,
đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn. Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở hệ thống các
chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các quy tắc đó.

Chẳng hạn:

-Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước
ngoài tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc -> Vừa thiếu ý vừa không mạch lạc=> Câu văn
không trong sáng

-Đó là tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở
nước ngoài-những người tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ Quốc.

-Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bảo ở
nước ngoài-những người tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ Quốc-thật là sâu nặng.

->Hai câu dưới trình bày đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc=> những câu trong sáng.

Tóm lại:

 Nói và viết: nên viết đúng chuẩn mực, viết cần phải đúng chuẩn mực, ngược lại có nhiều
người lại nói và viết sai đó là sai quy tắc về chuẩn mực về tiếng việt.
 Diễn đạt: đủ nội dung, cần đủ ý, không diễn đạt đủ ý hoặc trình bày sai quy tắc thì dẫn
đến sai chuẩn mực và mất đi sự trong sáng của tiếng việt.
 Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chúng ta cần: diễn đạt đủ và đúng và chuẩn
mực, và quy tắc trong tiếng việt, chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh
hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới.
 Miễn là nó sáng tạo và không sai quy tắc của câu, cái mới luôn cần phải phù hợp với quy
tắc chung, những điều đó tạo nên sự phong phú cho sự phong phú của tiếng việt.
 Hệ thống chuẩn mực quy tắc có tính đặc thù của tiếng Việt, mang bản sắc tinh hoa của
tiếng Việt, tuân thủ nó đồng nghĩa với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2) Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường
hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào nhừng chuẩn mực quy tắc.

 Sự trong sáng của tiếng việt là không pha tạp những yếu tố lai căng, pha tạp trong khi vẫn
dung nạp những yếu tố tích cực và không mất đi sự trong sáng của tiếng việt.
 Sự trong sáng chúng ta nên giữ những phẩm chất đẹp đẽ của tiếng việt nhưng cũng cần
vay mượn như tiếng Hán (chính trị, cách mạng, ...), vay mượn từ tiếng Pháp (oxi, cacbon,
logíc, mô-đun...), từ tiếng Anh (sốc, ra-đi-ô, …) để làm tăng lên từ vựng và phong phú
trong ngữ pháp của tiếng việt.
 Sự trong sáng của tiếng Việt còn biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói
 Ngày nay dường như vấn đề phát ngôn cần phải được quan tâm hơn bởi lẽ lứa trẻ hiện
nay hay có tục chửi bậy, ăn nói thiếu văn hóa
 Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện vẻ thanh lịch, nét văn hóa của con người.
 Không nên lạm dụng tiếng nước ngoài-> dễ tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt.

“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn
nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng lại đi
mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?” (Hồ Chí Minh-Bài nói
chuyện tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, tr. 615)

• Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở chính phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời
nói.

• Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của ngôn ngữ.

• Ngược lại, nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ
trong sáng vốn có của nó.

Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa nhân vật lão Hạc và ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam
Cao (SGK)

 Hai nhân vật tuy sống thiếu thốn, vất vả,… nhưng qua lời nói , mỗi người vẫn thể hiện một
ứng xử văn hoá lịch sự

II. TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam
- Là thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước, thì trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trong thời kì hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay lại càng quan trọng hơn bao
giờ hết
- Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mọi người phải có những nổ lực về các
phương diện: tình cảm, nhận thức, hành động
1) PHƯƠNG DIỆN TÌNH CẢM
- Muốn giữ gìn được phẩm chất trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi cần phải có một tình yêu
sâu sắc, lớn lao và ý thức quý trọng đối với tiếng Việt
- Mỗi âm thanh, mỗi từ ngữ, mỗi quy tắc tiếng Việt, … đều là di sản quý báu mà bao đời cha ông ta đã
để lại. Di sản đó giúp mỗi người chúng ta có hiểu biết, có nhân cách, đồng thời nuôi dưỡng cho cả
dân tộc trường tồn và phát triển.
- Ví dụ như Nguyễn Du, bằng tài năng và tình yêu của mình trong việc am hiểu và sử dụng thuần thục
từ thuần Việt, Hán Việt, ông đã để lại kiệt tác “Truyện Kiều”, vốn từ vựng tiếng Việt được mở rộng
và giàu đẹp hơn nhờ năng lực sáng tạo từ ngữ tuyệt vời của Nguyễn Du. “Truyện Kiều còn, tiếng ta
còn. Tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh)
2) PHƯƠNG DIỆN NHẬN THỨC
- Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về
chuẩn mực, quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện: phát âm (tròn vành rõ chữ, …), chữ viết (rõ
ràng, sạch sẽ, …), dùng từ (có chọn lọc, không vi phạm thuần phong mĩ tục, …), đặt câu (đầy đủ các
thành phần chủ ngữ, vị ngữ, … tùy theo mục đích viết), tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp, …
 Thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt và là cơ sở để xác định phẩm chất trong sáng của lời nói
- Muốn có hiểu biết, chúng ta cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn
ngữ qua sách báo hoặc qua việc học tập ở nhà trường
- Câu châm ngôn “Học ăn, học nói, học gói, học mở” cho thấy tầm quan trọng của việc “học nói” (mời
1 bạn giải thích)
3) PHƯƠNG DIỆN HÀNH ĐỘNG
- Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính
hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp
- Hoạt động sử dụng tiếng Việt yêu cầu tuân thủ đúng các chuẩn mực và quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt:
nói, viết đúng chuẩn mực, quy tắc là điều đầu tiên đảm bảo cho sự trong sáng
- Chỉ có sử dụng từ mới, sáng tạo riêng nhưng tuân theo quy tắc chung mới đảm bảo yêu cầu trong
sáng
- Sự trong sáng của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng không cho phép pha tạp, lai căng, tuy
vẫn cần tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài
- Cần tránh những cách nói thô tục, kệch cỡm, để cho lời nói đạt mức độ “lời hay ý đẹp” và có văn hóa

You might also like