Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau


Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!
(Bài ca mùa xuân 1961)
Tố Hữu là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng VN. Chặng đường thơ của ông chính là chặng đường
cách mạng nước ta. Đến với Tố Hữu ta thấy đc các tác phẩm của ông đậm chất sử thi và cảm hứng lãng
mạn, giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà bản sắc dân tộc. Bài thơ “Từ ấy” ra đời, đánh dấu cột
mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu – ngày ông đc đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản, đứng
vào hàng ngũ của những người cùng phấn đấu vì 1 lý tưởng cao đẹp. Vì thế có ý kiến cho rằng: “…”
(trích thơ)
Bài thơ “Từ ấy” nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy” đc sáng tác vào năm 1938, ngày mà
chàng thanh niên 18 tuổi Nguyễn Kim Thành đứng vào hàng ngũ Đảng. Bài thơ thể hiện rõ niềm vui
sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng, khẳng định “toàn tâm
toàn ý” và “một lòng một dạ” theo con đường cách mạng Mác - Lê-nin. (giải thích nhận định) Khổ thơ
đầu cho ta thấy đc niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp ánh sáng, lý tưởng của Đảng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
… và rộn tiếng chim”
Từ “từ ấy” xuất hiện 3 lần ở tên tập thơ, nhan đề bài thơ, và từ mở đầu bài thơ. Đó là mốc thời gian có
ý nghĩa đặc biệt khi Tố Hữu đc giác ngộ lý tưởng cách mạng và đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản.
Trong giây phút ấy, tâm hồn tác giả bừng lên ánh sáng mạnh mẽ của “nắng hạ”. Lý tưởng cách mạng là
ánh nắng ban mai rực rỡ, chói chang như “nắng hạ”, khác hẳn so vs nắng thu vàng hay nắng xuân dịu
dàng. “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho lý tưởng của Đảng. Ánh sáng từ
“mặt trời chân lí” là nguồn sáng kì diệu tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn của Đảng và Bác dẫn đường
vượt qua mây mù đêm tối để đưa dân tộc ta đến với ánh sáng của độc lập và tự do. Khi tìm đc lí tưởng
của cuộc đời mình, Tố Hữu cảm thấy tâm hồn mình như một vườn hoa lá ngào ngạt hương thơm, rộn
tiếng chim và chan hòa ánh sáng. So sánh “hồn tôi” và “vườn hoa lá” đồng thời kết hợp vs các từ “đậm,
rộn” đã biểu lộ niềm vui, say mê, háo hức của nhà thơ trong buổi đầu đón nhận lý tưởng cảnh mạng
như cỏ cây đón ánh nắng mặt trời, ko có lý tưởng thì cuộc sống con người sẽ trở nên tối tăm mù mịt.
Đối vs người thanh niên đang “Bâng khuân đứng giữa đôi dòng nước” đã tự hỏi “Chọn 1 dòng hay để
nước trôi” (Tố Hữu) thì còn gì quý hơn đc lý tưởng cộng sản dẫn đường và soi sáng. Các động từ mạnh
“bừng, chói” nhằm thể hiện sự đột ngột, mạnh mẽ, có sức biểu cảm cao của luồng ánh sáng tư tưởng
Đảng đến vs Tố Hữu đồng thời còn thể hiện thái độ trân trọng, vui sướng của ông. Luồng ánh sáng ấy
là bước ngoặt thay đổi cách nhìn, cách sống và cả con người nhà thơ Tố Hữu. Vì thế mà ở cuối khổ thơ,
nhà thơ đã sử dụng dấu ba chấm “…” như tiếng reo vui kéo dài khi đã bắt gặp đc lí tưởng của Đảng,
tìm ra hướng đi đúng cho bản thân mình.
Như vậy vs bút pháp lãng mạn, giọng thơ sôi nổi cùng hệ thống h.ảnh so sánh, ẩn dụ giàu sức gợi, khổ
thơ đầu đã cho ta cảm nhận niềm say mê nồng nhiệt, sự hạnh phúc và bt ơn của người thanh niên Tố
Hữu. Ông đón nhận lý tưởng cách mạng ko chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, ko chỉ bằng nhận
thức lý trí mà xuất phát từ tình cảm 1 kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nc khi bắt gặp ánh
sáng, lý tưởng của Đảng.
Sau khi tìm thấy đc niềm tin và sức sống mãnh liệt cũng như tìm đc đường lối đúng đắn sau khi bắt gặp
đc lí tưởng cách mạng, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống, về con đường cách mạng mình
đã chọn:
“Tôi buộc lòng tôi vs mng
… mạnh khối đời”
“Cái tôi” cá nhân của chàng thanh niên trẻ đã hòa vào mng, mọi tầng lớp để trở thành “cái ta” chung,
trở thành “cái tôi” của người chiến sĩ. “Cái tôi” ấy vs sự chủ động, tự nguyện dấn thân và quyết tâm
cao độ mong muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi cá nhân” để cùng gắn bó, “buộc lòng” mình vs mng.
Những cặp từ liên tiếp nhau “lòng tôi-mng, tình trang trải-trăm nơi, hồn tôi-bao hồn khổ” thể hiện sự
mong muốn tình cảm của tác giả đc trang trải vs trăm nơi, trở thành sợi dây liên kết giữa người vs
người tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc phá tan chế độ thực dân phong kiến, là sự cảm thông
chia sẻ trc nỗi đau, buồn vui của bao kiếp người cùng khổ.
Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân l.động chưa đủ, “trang trải-trăm nơi” còn thể
hiện 1 tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa vs nhân dân. Đó ko còn là tình yêu thương con
người chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp đặc biệt là giai cấp vô sản. Vì thế mà h.ảnh ẩn dụ
“khối đời” ko những để chỉ 1 khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời , những con
người nghèo khổ, đoàn kết chặt chẽ vs nhau mà còn là giữa giai cấp công nông binh, trở thành 1 khối
đoàn kết dân tộc, cùng nhau đứng lên và đi theo con đường cách mạng, đi theo lí tưởng cộng sản của
Đảng, vạch ra hướng đi đúng đắn cho dân tộc
Vs giọng thơ thôi thúc, ngôn ngữ giản dị mộc mạc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như nghệ thuật ngoa
dụ “buộc”, hoán dụ “trăm nơi” và h.ảnh ẩn dụ “khối đời” tác giả Tố Hữu đã khẳng định mqh giữa cá
nhân và tập thể, mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của đông đảo
quần chúng nhân dân. Tình yêu người yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản, mong muốn xây dựng một “khối đời” vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.
Đó là nhận thức mới cái nhìn nhân sinh hết sức mới mẻ của người thanh niên Tố Hữu lúc bấy giờ.
Đứng vào hàng ngũ Đảng, có cho mình những nhận thúc mới về lẽ sống, con đường cách mạng đã
chọn, nhà thơ Tố Hữu có sự chuyển biến trong tình cảm của mình:
“Tôi đã là con của vạn nhà
… cù bất cù bơ”
Một sự tự nguyện hoàn toàn, tuyệt đối, không băn khoăn, không ngần ngại. Điệp ngữ: “Tôi đã là…” lặp
đi lặp lại ba lần, giống như một lời tuyên thệ của một chiến sĩ khi đã đứng trong hàng ngũ cách mạng.
Cùng với các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” càng thêm nhấn mạnh và khẳng định một tình
cảm gia đinh thật đầm ấm, gắn bó thân thiết:
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế nữa
Người yêu người sống để yêu nhau”
Qua các h.ảnh “vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ”, chúng ta có thể thấy được thái độ căm
giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời, của xh cũ. Chính vì những kiếp phôi
pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng và
trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu.
Khổ thơ đầu là 1 tiếng reo vui phấn khởi thì khổ 2 và 3 là bức tâm thư của người thanh niên cộng sản
nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần cù l.động.
Vs 1 tình cảm cá nhân đằm thắm trong sáng, “Từ ấy” là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng
tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng
đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Bài thơ còn thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo
của Tố Hữu khi sd nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điệp từ,… vs thể thơ thất ngôn truyền
thống, đậm đà tính dân tộc và ngôn ngữ giàu h.ảnh, nhịp điệu.
Bài tơ “Từ ấy” là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tướng cách mạng, thể hiện
niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của nhà thơ Tố Hữu khi có ánh
sáng của lý tưởng Đảng soi rọi. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ đc thể hiện sinh động bằng những
h.ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. (nhận xét nhận định). “Từ ấy” à 1 bài
thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa bình dị gần gũi và thân thuộc

You might also like