Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TÌNH HUỐNG 1

Người bệnh B, 30 tuổi, có tiền sử suy thận độ 2 (đang uống thuốc tại nhà) đến viện với lý do
phù nhiều và nôn nhiều, tiểu ít. Sau khi khám, làm các cận lâm sàng cần thiết, được chẩn đoán Suy
thận độ 3B cần chạy thận nhân tạo. BN rất lo lắng không biết có phải chạy thận suốt đời không?
Liệu bảo hiểm có chi trả không?
Là BS khám anh/chị hãy cung cấp thông tin về tình trạng của BN?

Suy thận có 5 mức độ, 3b thận giảm chức năng lọc thận nặng, từ 3b trở đi phải chạy thận nhân
tạo bắt buộc. tuy nhiên chức năng thận chưa mất hoàn toàn, vẫn có thể điều trị duy trì và phục hồi từ từ
ở anh có tình trạng suy thận, tình trạng tiến triển đến mức 3b, phải chạy thận nhân tạo để cải
thiện tình trạng sức khỏe
Nguyên nhân: có nhiều,đáp ứng điều trị, lối sống, chế độ sinh hoạt gia
Rất nhiều ca bệnh đã điều trị,chỉ chạy thận trong 1 tgian, đc cải thiện và quay chở lại dung thuốc
nội quy. Tuân thủ đúng phương pháp điều trị. Bảo hiểm vẫn tri trả

TÌNH HUỐNG 2
Chị A 25 tuổi, là giáo viên, bị ngã xe. Chị vào viện trong tình trạng chảy nhiều máu và rách
môi, được đưa vào khoa RHM sơ cứu, khâu vết thương và kê đơn thuốc về nhà. Sau 3 ngày, chị bị méo
mặt, mắt khép không kín. Chị vào viện khám và được chẩn đoán Liệt thần kinh 7 ngoại biên sau
chấn thương, cần vào khoa Thần kinh điều trị. Chị rất lo lắng sợ mang tật cả đời, ảnh hưởng đến ngoại
hình, công việc.
Là BS khám anh/chị hãy cung cấp thông tin về tình trạng của BN.

Thông báo tình trạng của BN: liệt TK 7 ngoại biên sau chấn thương
Tình trạng này là di chứng sau trấn thương, tiến đến do nhiều nguyên nhân, có thể do chèn ép,
rất nhiều BN đến vs tôi đc chuẩn đoán bị như trên và đã đc tư vấn và chữa trị khỏi hoàn bằng nhiều pp
như nội khoa, ngoại khoa và tối ưu nhất là pp y học cổ truyền. Tôi sẽ hoàn thành BA và chuyển chị qua
khoa thần kinh, Bệnh của chị sẽ khỏi sau khoảng 3 tuần chữa trị khi chị tuân thủ phương pháp điều trị
của BS

TÌNH HUỐNG 3
Một trẻ 24 tháng tuổi được người nhà đưa đến khám vì sốt 38⁰C, tiêu chảy. Sau khi khám bệnh
nhi được chẩn đoán Tiêu chảy cấp mất nước nhẹ và chỉ định hạ sốt, chườm ấm và uống oresol. Sau 4
tiếng theo dõi trẻ tiêu chảy nhiều hơn, mệt và li bì. BS khám lại thấy trẻ có biểu hiện mất nước nặng
nên chuyển phác đồ bù nước: truyền dịch. Người nhà thắc mắc tại sao không truyền dịch cho trẻ ngay
từ đầu?
Là BS khám trực tiếp cho trẻ, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin bệnh cho người nhà.

Vào thời điểm nhập viện, qua thăm khám, bé chỉ bị tiêu chảy cấp và mất nước nhẹ, pp ưu tiên
và tốt nhất cho bn là bù nước theo đường uống vì BN vẫn còn khả năng uống, luôn luôn theo dõi sát
sao BN và có những kết luận rõ hơn về nguyên nhân tiêu chảy của bé. Truyền dịch là pp bù dịch chỉ
định trong trường hợp BN k thể bù dịch theo đường uống, ở tình trạng hiện tại của bé thì Bù nước và
điện giải theo cách thông thường sẽ không hiệu quả bằng truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch hấp thu
nhanh hơn do đó tăng tốc độ hồi phục của cơ thể. , ctoi đã làm đúng theo phác đồ tiêu chảy, GĐ yên tâm
và giúp đỡ, phối hợp vs ctoi trong quá trình điều trị

TÌNH HUỐNG 4
Bệnh nhi 15 tháng được mẹ đưa đến khám vì lý do sốt 39⁰C, quấy khóc 3 ngày nay. Bé hay đưa
tay lên xoa tai. Sau khi khám trẻ được chẩn đoán Viêm tai cấp, được kê đơn thuốc về nhà uống, nhỏ
tai và hẹn tái khám sau 5 ngày. Bà mẹ thắc mắc không biết có nên kiêng tắm gội cho con không vì sợ
nước chảy vào tai? Liệu sau này con có bị điếc không?
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin cho bà mẹ?

Không cần thiết kiêng tắm gội cho bé, hạn chế để nước vào tai, có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Tiên lượng hiện tại, thì bệnh có thể điều trị khỏi và k để lại biến chứng gì

TÌNH HUỐNG 5
Bệnh nhân nữ 55 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, nhìn mờ, nhức mắt. Sau thăm
khám và làm cận lâm sàng cần thiết, BN được chẩn đoán Glocom góc đóng, cần tiến hành nhập viện
điều trị ngay. Tuy nhiên, BN mong muốn xin đơn thuốc về nhà dùng, theo dõi tại nhà. Nếu không đỡ
sẽ quay lại nhập viện.
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin về tình trạng của BN.

Glocom góc đóng: tang nhãn áp trong mắt (Nguy hiểm của nhãn khoa, bắt buộc nhập viện điều
trị, k thì có thể gây mù lòa suốt đời)
Nếu anh vẫn muốn xin đơn thuốc về nhà dùng, thì anh phải viết đơn cam kết về tình trạng bệnh
và xin theo dõi tại nhà.
Theo góc nhìn chuyên môn của tôi Tình trạng hiện tại của anh thì chúng tôi vẫn khuyên anh nên
nhập viện theo dõi sát sao để k gây ra tình trạng xấu đối với anh
TÌNH HUỐNG 6
Bệnh nhân nữ 25 tuổi vào viện với lý do đau bụng dưới, rong kinh. Sau thăm khám và làm cận
lâm sàng cần thiết, BN được chẩn đoán U nang buồng trứng, có chỉ định nhập viện phẫu thuật. BN rất
lo lắng, sợ phẫu thuật sẽ để lại vết mổ, sau này khó lấy chồng.
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin cho BN.

BN được chẩn đoán U nang buồng trứng, chị có chỉ định phẫu thuật bóc tách khối u để tránhs tiến triển
nặng. Phẫu thuật này là phẫu thuật nội soi, sẹo để lại rất nhỏ chỉ bằng ngón tay út, mang tính thẩm mỹ
rất cao, hơn nữa phương pháp này rất an toàn, tỉ lệ thành công cao, k để lại di chứng, nên chị cứ yên
tâm tuân theo chỉ định của BS.

TÌNH HUỐNG 7
Bệnh nhân B, nam, 40 tuổi đến viện khám với lý do: Sốt cao, ho khạc đờm kèm theo đau tức
ngực. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết bệnh nhân được chẩn đoán Viêm
phổi thùy, cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên BN muốn xin đơn thuốc về nhà uống, sẽ sắp xếp nhập
viện sau vì còn nhiều việc phải làm.
Là BS khám anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin cho BN.

Viêm phổi thùy: viêm phổi nặng, khó điều trị thành công khi điều trị tại nhà, tình trạng bệnh khó
thuyên giảm k tuân thủ đúng phác đồ
Nếu k thì dễ dẫn đến tình trạng bệnh viêm phổi lan tỏa, nặng hơn là suy hô hấp ảnh hưởng đến tính
mạng. Với tình trạng của anh, anh rất khó có thể hoàn thành công việc với tình trạng sức khỏe hiện tại.
tình trạng bệnh của anh nhập viên trong 1 tuần chúng tôi theo dõi và điều trị dứt điểm

TÌNH HUỐNG 8
Bé B 12 tuổi, chơi thể thao bị ngã, được đưa vào bệnh viện huyện sơ cứu. Qua thăm khám được
chẩn đoán Gãy kín 2 xương cẳng tay phải, được bó bột. Sau khi bó bột được 30 ngày, gia đình bé mở
bột ra xem phát hiện cẳng tay bé bị cong nhiều. Gia đình cho bé vào viện kiểm tra, được chẩn đoán
cẳng tay phải bị can lệch, có chỉ định phẫu thuật. Gia đình rất băn khoăn liệu không biết có phải do
bác sĩ bó bột không tốt nên tay con mới bị như vậy? Liệu có nên xin chuyển cho con lên tuyến trên
khám lại và điều trị không?
Là BS khám anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin về tình trạng của trẻ.

Đối với tình trạng gãy xương kín của trẻ thì pp điều trị duy nhất là bó bột và tôi cũng đã dặn dò phải
giữ tay theo cơ thể cơ năng, tránh di chuyển vận động trên tay gãy, nếu k sẽ dẫn đến rất nhiều biến
chứng và phổ biến nhất là bị can lệch. 1 phần là do nhỏ tuổi còn hiếu động, 1 phần do gđ chưa nhắc bé
giữ tay đúng tư thế. Với tình trạng này, ở tuyến chúng tôi vẫn có đủ khả năng chuyên môn chữa trị ca
bệnh này. Nếu gđ vẫn có nguyên vọng thì đề nghị gia đình làm đơn, chúng tôi sẽ tiến hành chuyển
tuyến cho bé

TÌNH HUỐNG 9
Bệnh nhân A 25 tuổi nằm viện theo dõi và điều trị với lý do đau đầu, nôn sau khi bị tai nạn giao
thông. Sau 3 ngày điều trị, BN không đỡ, cơn đau đầu dữ dội hơn, nôn nhiều hơn, li bì. Kết quả chụp
MRI cho thấy BN bị Tụ máu dưới màng cứng. BN có chỉ định nhập viện điều trị. Gia đình BN rất lo
lắng, liệu BN có phải mổ không? Nếu mổ liệu có xảy ra biến chứng gì không?
Là BS khám anh/chị hãy cung cấp thông tin về tình trạng của BN.

Tụ máu dưới màng cứng: tình trạng di chứng sau chấn thương, cần phải can thiệp mổ, vs tình
trạng hiện tại của BN, vẫn có thể tiến hành mổ và điều trị dứt điểm cho BN. Nếu như GĐ chăm
sóc hậu phẫu tốt, tuân thủ phác đồ của BS, dinh dưỡng an toàn hợp lý thì sẽ ít để lại biến chứng

TÌNH HUỐNG 10
Bệnh nhân 57 tuổi đến viện khám với lý do: Ho ra máu kèm theo đau tức vùng ngực phải. Sau
khi khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết bệnh nhân được chẩn đoán là Lao phổi cần
nhập viện điều trị. BN rất lo lắng, có thể người thân trong gia đình cũng bị lây bệnh từ mình.
Là BS khám anh/chị hãy chia sẻ và cung cấp thông tin về tình trạng của BN?
Đối với tình trạng trên, nhập viện và điều trị chuyên khoa lao, lao là 1 bệnh có thể chữa bệnh hoàn
toàn, còn đối với gđ hãy thực hiện các pp vệ sinh, khử trùng, phơi nắng quần áo, các vận dụng sinh
hoạt. Bệnh lao là bệnh khó mắc trong cộng đồng, và tỉ lệ tiêm phòng vaccin lao rồi nên tỉ lệ lây nhiễm
thấp, nên gđ cứ yên tâm. Gđ vẫn còn lo lắng thì có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, nâng cao miễn
dịch chống lại vk lao
TÌNH HUỐNG 11
Bệnh nhi nam 3 tháng tuổi chẩn đoán sốt virus điều trị tại khoa tự nguyện đã 3 ngày mà tình trạng
bệnh vẫn không giảm: còn sốt nhẹ, nôn nhiều. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi quấy khóc nhiều xuất
hiện tím tái nên được chỉ định cho trẻ làm thêm siêu âm tim và phát hiện trẻ bị Tim bẩm sinh. Gia
đình trẻ rất buồn, không biết con mình có sống được lâu không? Liệu có cách nào chữa trị cho con
không?
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy chia sẻ và cung cấp thông tin cho gia đình trẻ?

Tình trạng tim bẩm sinh là bệnh lí xuất hiện từ lúc trẻ sinh ra, có nhiều trường hợp đã khỏi bệnh
bằng can thiệp phẫu thuật và k để lại nhiều di chứng cũng như tuổi thỏ đứa trẻ đc phẫu thuật vẫn tương
đương vs người bình thường, gđ hãy tin tưởng vào các pp y học hiện đại ngày nay và phối hợp với
chúng tôi trong việc điều trị và phục hội cho bé

TÌNH HUỐNG 12
Người bệnh A, 60 tuổi, tiền sử thuốc lá 30 năm, đến viện khám với lý do khó thở, đau ngực. Sau
thăm khám và làm cận lâm sàng cần thiết, phát hiện bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim cần đặt Stent để
nong mạch vành. BN rất lo lắng, không biết đặt Stent có tốn nhiều tiền không? Bảo hiểm có chi trả
không? Liệu đặt xong mình có sống như bình thường được không?
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin về tình trạng của BN.

Stent khá tốn kém, bảo hiểm chỉ tri trả 1 phần, Đặt xong cải thiện khả năng sống cao như người bình
thường, Bn cần tuân thủ điều trị do điều trị lâu dài, cải thiện dinh dưỡng, chế độ ăn uống ngủ nghỉ, tập
thể dục thể thao, nên bỏ thuốc lá rượu bia, cần ktra sức khỏe định kì.

TÌNH HUỐNG 13
Bệnh nhân 35 tuổi, đã có gia đình nhưng chưa có con, đến viện với lý do đau vùng hạ vị, tiểu
buốt. Bệnh nhân đã mua kháng sinh về uống 1 tuần nhưng không đỡ, thấy nước tiểu có màu trắng đục
nên đi khám. Sau thăm khám và làm cận lâm sàng cần thiết, phát hiện bệnh nhân bị Bệnh lậu. BN rất
lo lắng, liệu mình có làm lây bệnh cho vợ/chồng không? Liệu có ảnh hưởng đến việc có con không?
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin cho BN.

Bệnh lậu là bệnh có thể chữa trị khỏi hoàn toàn và khi chữa trị cần chữa trị cả bạn tình. Sau khi khỏi
bệnh thì k ảnh hưởng đến việc có con, nếu k tuân thủ và điều trị dứt điểm thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe sinh sản của BN thậm chí là tính mạng. Nên anh cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị, tìm hiểu
những pp quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng

TÌNH HUỐNG 14
Bệnh nhi 6 tháng tuổi được người nhà đưa đến khám vì sốt, ho và khó thở ngày thứ 3. Sau khi
khám trẻ được chẩn đoán Viêm phổi và chỉ định nhập viện. Tuy nhiên gia đình sợ nếu con nằm viện sẽ
bị lây ung bệnh từ các bé khác. Vì vậy họ muốn xin đơn thuốc về nhà ung cho con, vì nhà gần BV, nếu
không đỡ sẽ nhập viện sau.
Là BS khám anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin về tình trạng trẻ cho gia đình.
Đề kháng yếu, bệnh nhi cần theo dõi sát sao vì dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp ….

TÌNH HUỐNG 15
Bệnh nhân C 40 tuổi bị ngã từ trên ghế cao xuống cách đây 1 tháng. Gần đây BN đau lưng
nhiều, nhờ người quen đưa vào Bv huyện khám và chẩn đoán Xẹp đốt sống, cần nằm bất động. BN
cảm thấy lo lắng, vì BN chỉ sống 1 mình, nếu nằm viện thì không biết nhờ ai chăm sóc, nhà cửa ai
chăm lo?
Là BS khám anh/chị hãy chia sẻ và cung cấp thông tin về tình trạng bệnh cho BN.

Xẹp đốt sống là tình trạng bệnh nặng có thể dẫn đến liệt 2 chi dưới nếu k điều trị dứt điểm. Nếu điều trị
tốt thì có thể hồi phục hoàn toàn k để lại di chứng . trước tiên Bn cần bảo toàn bệnh tình của mình, nếu
nhập viện k có người nhà thì chị cứ yên tâm ở lại Bv điều trị vì ở đây có sự hỗ trợ của các nhân viên y
tế, sức khỏe và quan trọng nhất

TÌNH HUỐNG 16
Bé gái 30 tháng được người nhà đưa đến khám vì mắt nhìn lác. Sau khi khám trẻ được chẩn
đoán Lác ngoài 2 mắt, cần phẫu thuật càng sớm càng tốt. Tuy nhiên gia đình trẻ băn khoăn trẻ còn
nhỏ như vậy có nên phẫu thuật ngay không? Có cần đợi trẻ lớn hơn rồi phẫu thuật không? Sau khi phẫu
thuật, mắt con có nhìn như trẻ bình thường không?
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin cho gia đình trẻ?
Phẫu thuật chỉ can thiệp đến cơ vận nhãn, k ảnh hưởng đến chức năng nhìn mà còn cải thiện tốt hơn
tầm nhìn và thị lực của bệnh nhi. Nên can thiệp càng sớm càng tốt. Sau thi phẫu thuật mặt sẽ đc cải
thiện và chức năng nhìn như bthg

TÌNH HUỐNG 17
Bệnh nhân C 55 tuổi được con đưa đi khám do thấy bố gầy gò, xanh xao, kém ăn. Sau thăm
khám và làm cận lâm sàng cần thiết, BN được chẩn đoán Viêm gan do rượu. BN được cho đơn thuốc
về nhà uống và hẹn tái khám sau 1 tháng. Tuy nhiên con BN mong muốn được cho bố nhập viện vì sợ
về nhà ông vẫn uống rượu.
Là BS trực tiếp khám, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin về tình trạng của BN.
Với tình trạng bệnh của bn chưa nhất thiết phải nhập viện, nguyên nhân dẫn đến viêm gan của
bn là do uống rượu, nên gđ nên làm công tác tư tưởng cho bn để bn hiểu đc tác hại của rượu, nếu tiếp
tục sd rượu dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, có thể mắc các bệnh nan y, ảnh hưởng đến tình mạng.
Gđ nên để ý, quan tâm đến bn nhiều hơn, tang cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng, khuyến khích
bệnh nhân tang cường thể thao

TÌNH HUỐNG 18

Người bệnh D, 50 tuổi, đến viện với lý do đau và hạn chế vận động vùng lưng. BN đã mua
thuốc về nhà uống 3 tuần nhưng không khỏi. Sau khi thăm khám làm thêm các cận lâm sàng cần thiết
phát hiện bệnh nhân bị bệnh Lao cột sống lưng. BN rất lo lắng liệu bệnh này có lây cho người thân
không? Liệu họ có bị tàn phế hoặc sẽ không làm việc được nữa không?
Là bác sỹ điều trị, anh/chị hãy giải thích và cung cấp thông tin về tình trạng của BN?
Bệnh lao cột sống ít khả năng lây cho người khác, thì nó là lao khư trú. Nếu xử lí đugns theo
phác đồ lao, thì sẽ ít ảnh hưởng đến vận động cột sống và các chi đc cải thiện nên chức năng sống, sinh
hoạt đc cải thiện và như người bình thường

You might also like