Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1, Vấn đề đại diện:

- Các cổ đông sở hữu công ty cổ phần


- Các cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị để đề ra chiến lược phát triển
công ty, và công ty sẽ bầu ra Ban giám đốc
- Lý do chính dẫn đến mối quan hệ đại diện tồn tại trong công ty cổ phần
là do mẫu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản trị và chủ sở hữu của công ty
- Trong hoàn cảnh đó sẽ xảy ra nhiều vấn đề như mất cơ hội trong tương
lai, tốn kém nhiều chi phí trong việc giám sát, kiểm toán, gây ra các tổn
thất, thiệt hại vô hình và các cổ đông là người gánh chịu

2, Mục tiêu của doanh nghiệp phi lợi nhuận:


- Tối đa hóa giá trị VCSH, quản lý rủi ro và duy trì lợi nhuận

3, Mục tiêu của doanh nghiệp:


- Em nghĩ nhận định này cũng không hoàn toàn đúng cũng không hoàn
toàn sai vì thị trường luôn biến động nên những nhà quản lý phải linh
hoạt xem xét cả lợi nhuận trong ngắn hạn lẫn dài hạn để tối đa hóa giá trị
cổ phiếu của doanh nghiệp

4, Đạo đức và mục tiêu của công ty:


- Mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phiếu chắc chắn sẽ mâu thuẫn với các mục
tiêu khác như tránh hành vi phi pháp hoặc vô đạo đức
- Về các trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho khách hàng ( các
chính sách an toàn khách hàng, hậu mãi,…) phải thêm các chi phí dịch vụ
chăm sóc khách hàng, muốn an toàn cho người lao động phải thêm chi
phí bảo hiểm, và tương tự các khác vấn đề khác. Như vậy ta có thể thấy
nếu muốn tốt cho xã hội thì phải tốn kém chi phí, và như vậy thì không
phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp ( giảm
các chi phí không cần thiết tối đa ). Những mục tiêu trên sẽ phù hợp với
các doanh nghiệp phi lợi nhuận hơn.
- Tuy nghiên, các công ty cổ phần muốn hoạt động phải cân bằng được
mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phiếu và các mục tiêu xã hội, như vậy thì
công ty đó mới hoạt động bền vững được. Ví dụ như công ty Vinamilk
tuy vẫn tối đa hóa giá trị cổ phiếu nhưng vẫn tài trợ cho các chương trình
xã hội ( Qũy học bổng vươn cao Việt Nam, quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt
Nam…)

5, Mục tiêu của công ty quốc tế:


- Mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ phần đối với quản trị tài chính ở nước
ngoài thì không khác so với trong nước. Vì mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ
phiếu là mục tiêu lớn nhất của tất cả các công ty cổ phần

6, Vấn đề đại diện:


- Nhà quản trị có thể có hoặc không hành động vì lợi ích của công ty,
những cũng còn tùy vào trường hợp. Nếu bán công ty đó bán với giá $35
một cổ phiếu sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cho cổ đông, tuy nhiên nếu
bán hết toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành thì có nghĩa là thay quyền sở
hữu công ty, như vậy sẽ có hội đồng quản trị mới, nếu hội đồng quản trị
này không hài lòng về nhà quản trị hiện tại thì có thể sẽ sa thải anh ta.
Ngoài ra nếu công ty dang hoạt động tốt, có nhiều dự án trong tương lai
mang lại lợi nhuận khổng lồ, công ty có tiềm năng phát triển thì việc phản
đối giao dịch là hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty, còn nếu công ty
đang có nhiều khoản nợ, các dự án đầu tư không tốt, công tác quản lý
chưa chặt chẽ thì việc phản đối giao dịch của nhà quản trị hiện tại không
đem lại lợi ích cho công ty

7,Vấn đề đại diện và quyền sở hữu công ty:


- Ở Hoa Kỳ các cá nhân sở hữu phần lớn cổ phiếu ở các công ty cổ phần
đại chúng -> Quyền quyết định ở các công ty cổ phần này linh hoạt hơn
và hướng tới lợi ích cá nhân nhiều hơn -> Rủi ro cao hơn-> công việc của
nhà quản trị sẽ khó khăn hơn
- Ở Đức và Nhật ngân hàng và các định chế tài chính lớn và các công ty
khác lại sở hữu phần lớn cổ phiếu trong các công ty đại chúng -> Quyền
quyết định ở các công ty cổ phần này không chỉ hướng tới lợi ích cá nhân
mà là lợi ích của toàn xã hội, đảm bảo mục tiêu vĩ mô nhiều hơn -> rủi ro
thấp hơn -> công việc của nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn
=> Vấn đề đại diện ở Hoa Kỳ sẽ trầm trọng hơn ở Đức và Nhật

8, Vấn đề đại diện và quyền sở hữu công ty:


- Xu hướng này cho thấy Hoa Kỳ đang tích cực giảm sự khắc nghiệt của
vấn đề đại diện và hướng tới cho cộng đồng nhiều hơn thông qua việc
thêm quyền sở hữu cho các quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí

9, Chế độ lương thưởng của Ban lãnh đạo:


- Ta không thể nói lương thưởng của CEO Hoa Kỳ là cao hay thấp nếu
không biết được chế độ lương thưởng của công ty giành cho họ. Nếu
công ty chi 5% lợi nhuận cho 1 dự án, các CEO đã thực hiện thành công
và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thì đó là một con số hoàn
toàn xứng đáng
- Nhưng quay lại vào giai đoạn năm 2006-2010 thì có cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008, như vậy giá trị cổ phiếu rất có thể bị ảnh hưởng tại
thời điểm đó, các nhà phê bình nhận thấy điều này và đó hoàn toàn có thể
là lý do để cắt giảm lương thưởng của CEO. Tuy nhiên điều này cũng
không hẳn là hợp lí vì những người đứng đầu ngành của họ vẫn có thể
kiếm được con số như vậy -> Sự kiện này không ảnh hưởng nhiều đến giá
trị cổ phiếu
=> Chế độ lương thưởng này hoàn toàn hợp lý và không cần phải cắt
giảm

10, Mục tiêu của quản trị tài chính:


- Mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị cổ phiếu hiện hành
của công ty vì nó sẽ giúp tránh được các vấn đề của mục tiêu khác : vấn
đề môi trường, vấn đề pháp luật. Rõ ràng những mục tiêu này sẽ giúp
công ty dễ hoạt động hơn. Vậy tại sao lại chọn mục tiêu này trong hiện
tại, ta thấy cổ tức chỉ được trả khi đã thanh toán hết nợ ( lương, nợ ngắn
hạn..), vì vậy cổ đông là người cuối cùng nhận được lợi ích của công ty,
nếu lợi ích của cổ đông càng cao thì những bên có liên quan sẽ nhận được
lợi ích xứng đáng.

You might also like