Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

QUẢNG NINH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Tin Học – Bảng: B Họ tên, chữ ký
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) của giám thị số 1:
Ngày thi: 26/10/2010 .......................................
(Đề thi có 02 trang) .......................................

TỔNG QUAN VỀ BÀI THI


Tên bài File chương trình File vào File ra Giới hạn thời gian
Bài 1 Bai_1.pas TAN_SO.INP TAN_SO.OUT 1 giây / 1 test
Bài 2 Bai_2.pas SATSAU.INP SATSAU.OUT 1 giây / 1 test
Bài 3 Bai_3.pas TRCAY.INP TRCAY.OUT 1 giây / 1 test

Hãy lập trình giải các bài toán sau:

Bài 1: Cho xâu S chỉ gồm toàn chữ cái tiếng Anh bao gồm chữ thường và chữ in hoa. Hãy viết
chương trình cho biết có bao nhiêu chữ cái khác nhau (chữ thường và chữ in hoa coi là như
nhau) có mặt trong xâu S, số lần xuất hiện (tần số) của từng chữ cái và chữ cái có mặt nhiều nhất
Dữ liệu:
Vào từ file tan_so.inp gồm một dòng chứa xâu S (không quá 255 chữ cái)
Kết quả: ghi ra file tan_so.out gồm một dòng ghi lần lượt:
Số lượng chữ cái khác nhau, tiếp đến ghi lần lượt từng chữ cái cùng tần số của nó (ghi theo thứ
tự bảng chữ cái) , cuối cùng ghi chữ cái có tần số lớn nhất, (nếu có nhiều chữ cái như vậy thì ghi
ra chữ cái đứng trước trong bảng mã ASCII)
Ví dụ:
file tan_so.inp:
BvsbvabjbvJVaVB
file tan_so.out:
5A2B5J2S1V5B
Bài 2: Cho một số tự nhiên A gồm N chữ số (1 < N £ 80), Ví dụ với số A=5264.
Nếu hoán vị 4 chữ số của A ta được 24 số như sau:
5246, 5264, 5624, 5642, 5426, 5462, 2564, 2546, 2654, 2645, 2456, 2465,
6524, 6542, 6254, 6245, 6452, 6425, 4526, 4562, 4256, 4265, 4652, 4625
Sau đó sắp xếp 24 số này theo thứ tự từ điển (tăng dần) ta được:
2456, 2465, 2546, 2564, 2645, 2654, 4256, 4265, 4526, 4562, 4625, 4652,
5246, 5264, 5426, 5462, 5624, 5642, 6245, 6254, 6425, 6452, 6524, 6542
Lúc này số 5426 đứng ngay sau số đã cho 5264 trong kết quả sắp xếp này gọi là số sát sau của
số đã cho. Cho số A hãy tìm số sát sau của số A.
Dữ liệu: Vào từ file SATSAU.INP có cấu trúc:
Gồm một dòng chứa số nguyên A
Kết quả: Ghi ra file SATSAU.OUT như sau:
- Nếu có nghiệm thì ghi số sát sau của số A
- Nếu vô nghiệm thì ghi chữ số 0.
Ví dụ:

SATSAU.INP SATSAU.OUT
5264 5426

SATSAU.INP SATSAU.OUT
654321 0

Bài 3: Một lớp học được giao nhiệm vụ trồng cây trên một đám đất hình tam giác. Yêu cầu tại
mỗi điểm nằm trong tam giác (không kể biên) mà có toạ độ là những số nguyên thì trồng một
cây. Hãy viết một chương trình tính số cây mà lớp đó phải trồng?
Ví dụ:
Cho tọa độ 3 đỉnh của tam giác là: A(2;1); B(1;6) và C(-5;2);
Số cây phải trồng là: 16

Input
Dữ liệu vào trong file Trcay.Inp gồm 6 số nguyên trên một dòng ngăn cách bởi dấu cách, tương
ứng là toạ độ đỉnh A, B, C của tam giác tạo nên đám đất phải trồng cây (Toạ độ ba đỉnh của tam
giác là các số nguyên thuộc đoạn [-150; 150] .
Output
Dữ liệu ra trong file Trongcay.out gồm một số nguyên là số cây phải trồng.
Ví dụ:
Trcay.Inp Trcay.out
2 1 1 6 -5 2 16

.........................................Hết...........................................

Họ và tên thí sinh: .........................................................................Số báo danh: ...............

Trang 2

You might also like