Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VẬT LÍ TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG

CHƯƠNG 1. CƠ HỌC TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG


1. Chuyển động của vật chất và ứng dụng: hiện tượng căng mặt ngoài – áp suất phụ,
hiện tượng mao dẫn.
● Hiện tượng căng mặt ngoài:
- Xu hướng giữ cho diện tích mặt ngoài của chất lỏng là nhỏ nhất, thường
là dạng hình cầu
- Do lực hút không đồng đều ở các vị trí (trong lòng chất lỏng và trên bề
mặt chất lỏng)
- Hệ số căng mặt ngoài: phụ thuộc vào nhiệt độ, tạp chất trong chất lỏng
- Để giữ nguyên tình trạng mặt ngoài của chất lỏng, ta phải tác dụng lên
chu vi mặt ngoài những lực vuông góc với đường chu vi và tiếp tuyến
với mặt ngoài, lực đó gọi là sức căng mặt ngoài.
- Hệ số sức căng mặt ngoài là một đại lượng vật lý về trị số bằng sức căng
mặt ngoài tác dụng lên một đơn vị chu vi mặt ngoài.
- Ứng dụng của hiện tượng:
+ Giải thích sự tạo thành lớp bọt trong chất lỏng
+ Sự tạo thành giọt khi chất lỏng chảy qua một lỗ nhỏ
● Áp suất phụ:
- Mặt thoáng chất lỏng do tồn tại sức căng mặt ngoài nên có thể coi như
một màng đàn hồi, do đó nó có dạng lồi lên hoặc lõm xuống. Bề mặt
cong có xu hướng có diện tích tạo ra một áp suất ΔP phụ thêm vào áp
suất phân tử.
- Ý nghĩa của áp suất phụ trong sự chảy của chất lỏng trong ống dẫn hình
trụ là ở chỗ: trong một ống dẫn chất lỏng thực mà có bọt khí, áp suất
phụ có thể làm cho chất lỏng không chảy được. Hiện tượng bọt khí cản
chuyển động này được gọi là chuỗi hạt mao quản.
● Hiện tượng mao dẫn:
- Hiện tượng chất lỏng tự dâng lên cao hoặc tụt xuống trong các ống rỗng
trên chiều cao của dung dịch
- Nhúng một ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ vào một cốc đựng chất lỏng
thì nhận thấy mặt chất lỏng trong ống thuỷ tinh có thể lõm hoặc lồi,
dâng cao hơn hay hạ thấp hơn so với mực ngoài, đó là hiện tượng mao
dẫn.
- Ứng dụng: Ở Thực vật: ống dẫn xylem và phloem có đường kính rất nhỏ
→ hiện tượng mao dẫn, nước dâng lên
2. Sóng âm:
● Khái niệm: Sóng âm là những dao động truyền trong các môi trường vật chất
đàn hồi (rắn, lỏng, khí). Sóng âm không truyền trong chân không.
● Tính chất vật lí:
- SA mang năng lượng, gồm động năng dao động và thế năng đàn hồi của
các phần tử môi trường.
- Cường độ âm (I): được tính là năng lượng siêu âm truyền qua một đơn
vị diện tích đặt thẳng góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời
gian. ĐVĐ: W/m2
- Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào mật độ môi trường và tính chất đàn hồi
của môi trường
- Mức cường độ âm: L= lg(I/Io)
- Phổ của âm: Là tổng hợp dao động của các thành phần âm (Có dạng
tuần hoàn chứ không điều hòa)
● Cơ chế tạo sóng âm, siêu âm.
● Đặc trưng sinh lí của sóng âm:
- Độ cao của âm: do tần số của âm quyết định, ngoài ra người ta thấy độ
cao phụ thuộc phần nào vào cường độ âm\
- Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm thanh phát ra
từ các nguồn khác nhau.
- Độ to của âm là đặc trưng cảm giác về sự mạnh hay yếu của dao động
âm được cảm nhận bởi tai ta
● Cơ chế tạo âm thanh:
- Nguồn phát: vật dao động do tác dụng của lực →biến dạng đàn hồi →
dao động → truyền trong môi trường không khí → tai → cảm giác âm.
CHƯƠNG 2. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG
3. Nguyên lí I nhiệt động lực học và ứng dụng nguyên lí I nhiệt động lực học trong
khoa học sự sống
● Nguyên lý I nhiệt động lực học:
- Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ta có: “Năng lượng
không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi
từ dạng này sang dạng khác”.
- Biểu thức: ΔU = Q - A
+ ΔU : sự biến thiên nội năng của hệ
+ Q: Nhiệt lượng do hệ nhận được
+ A: Công do hệ sản ra
- Đl: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng trừ công
mà hệ sản sinh ra.
● Ứng dụng:
- Nguyên lý 1 áp dụng trong hệ thống sống có thể viết dưới dạng sau: ΔQ
= ΔE + ΔA + ΔM
Trong đó: ΔQ là nhiệt lương sinh ra trong quá trình đồng hóa thức ăn
ΔE là năng lượng mất do môi trường xung quanh ΔA là công mà cơ thể
thực hiện ΔM là năng lượng dự trữ
- Đây là phương trình cơ bản của quá trình cân bằng nhiệt đối với cơ thể
người. Người ta thấy rằng năng lượng do thức ăn cung cấp bằng năng
lượng tỏa ra.
4. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống
- Nguồn gốc nhiệt lượng cung cấp cho người là thức ăn. Thức ăn do cơ thể sử
dụng thông qua quá trình đồng hóa để cải tạo các tổ chức tạo thành chất dự trữ
vật chất, năng lượng trong cơ thể, phát sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ của cơ thể
và chống lại sự mất nhiệt
- Nhiệt lượng sơ cấp xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng nhiệt trong quá
trình trao đổi vật chất bởi những phản ứng hóa sinh (xảy ra không thuận
nghịch). Nhiệt lượng này tỏa ra sau khi cơ thể hấp thu thức ăn vào oxy.
- Nhiệt lượng tỏa ra khi đứt các liên kết giàu năng lượng dự trữ trong cơ thể để
điều hòa các hoạt động chủ động của cơ thể được quy ước là nhiệt thứ cấp.
- Năng lượng vào cơ thể: chủ yếu là hóa năng thức ăn (L,G, P). - Chuyển hóa
năng lượng trong cơ thể: các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể và nhiệt
năng.
- Năng lượng rời cơ thể: dưới dạng hóa năng các chất bài tiết, động năng, điện
năng, nhiệt năng. Gồm 3 loại: + tiêu hao để duy trì sự sống (chuyển hóa cơ sở,
vận cơ, điều nhiệt, tiêu hóa). + tiêu hao để phát triển cơ thể. + tiêu hao năng
lượng đế sinh sản.

CHƯƠNG 3. ĐIỆN HỌC TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG


5. Dòng điện một chiều và xoay chiều. Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ
thể phụ thuộc vào yếu tố nào. Tác dụng sinh lí nguy hiểm của dòng điện.
● Dòng điện một chiều:
- dòng điện chạy theo một hướng cố định.
- Cường độ của nó có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
- Quy ước: dương sang âm
- Dòng DC được tạo ra từ nguồn pin, ắc quy, năng lượng mặt trời
● DĐ xoay chiều:
- là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi
này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.
- Nguồn cung cấp: máy phát điện
- Chu kỳ (T) đơn vị s: khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí
cũ.
- Tần số (F): là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong
một giây =1/T (Hz).
- Pha (so sánh 2 dòng điện xoay chiều có cùng tần số)
● Mức độ nguy hiểm
- Loại dòng điện
- Hiệu điện thế
- Cường độ dòng điện
- Thời gian tác động của dòng điện
- Điện trở của da
- Con đường đi của dòng điện trong cơ thể
● Tác dụng sinh lý
- Kích thích thần kinh và cơ: cơ nắm bàn tay, co cứng cơ hô hấp...
- Cơ khép cho mạnh hơn cơ duỗi: không điều khiển theo ý muốn.
- Ngừng thở
- Tác dụng nhiệt: gây bỏng
- Tùy thuộc vào loại dòng điện:
+ Dòng điện một chiều: cường độ phải rất lớn mới cảm giác đau
đớn, choáng, ngất, nhưng cơ và thần kinh chưa bị kích thích, làm
tim ngừng đập, nhưng có khả năng đập trở lại
+ Dòng điện xoay chiều: kích thích cơ và thần kinh liên tục, kéo
dài, tim ngừng đập hoặc hiện tượng rung thất: hoạt động hỗn loạn
các buồng tim
6. Điện thế sinh vật: điện thế nghỉ, điện thế hoạt động.
● Điện thế nghỉ:
- Mỗi tế bào có một điện thế (chênh lệch điện tích) trên màng được gọi là
điện thế màng.
- Tín hiệu được truyền đi khi có thay đổi trong điện thế màng.
- Điện thế nghỉ là điện thế màng tế bào thần kinh không truyền tín hiệu.
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện tích giữa hai bên màng tế bào khi tế
bào ở trạng thái nghỉ ngơi, không bị kích thích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến điện thế nghỉ:
+ Dòng điện bên ngoài.
+ Thành phần ion môi trường.
+ Tác động của độc tố lên màng
+ Thay đổi liên quan đến quá trình hô hấp…
● Điện thế hoạt động:
- Điện thế hoạt động chính là sự biến đổi đột ngột của điện thế nghỉ dưới
tác dụng của tác nhân kích thích.( Nghĩa là biên độ của điện thế hoạt
động = biên độ của điện thế nghỉ của tổ chức, tế bào ).
- Khi tế bào bị kích thích, dấu điện tích ở 2 phía của màng tế bào đảo
ngược hẳn lại so với lúc nghỉ ngơi.
CHƯƠNG 4. QUANG HỌC TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG
7. Phân loại bước sóng ánh sáng. Bản chất của ánh sáng. Ứng dụng của ánh sáng trong
điều trị một số bệnh ở người.
● Phân loại bước sóng ánh sáng
Ánh sáng chính là những bức xạ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Áng sáng
với mỗi màu sắc khác nhau sẽ tồn tại ở những bước sóng khác nhau. Ánh sáng đỏ:
0,76 – 0,64 μm, ánh sáng cam-vàng: 0,64 – 0,58 μm, ánh sáng lục: 0,58 – 0,495 μm,
ánh sáng lam-chàm: 0,495 – 0,44 μm, ánh sáng tím: 0,44 – 0,4 μm. Nói chung lại
sóng ánh sáng có bước sóng khoảng 4.10-7 tới 7,5.10-7 m. Ánh sáng được tạo ra bởi
các vật phát ra ánh sáng nhìn thấy, các nguồn sáng. Ứng dụng của ánh sáng chủ yếu
để chiếu sáng, trang trí, thí nghiệm,… Ánh sáng nằm trong tần số 790 THz - 430 THz,
với năng lượng photon ở mức 1.7 eV - 3.3 eV.
● Bản chất của ánh sáng
- Tính sóng : là sóng điện từ. Sóng điện từ gồm 2 véc tơ cường độ được
đặc trưng bởi 2 véc tơ là véc tơ cường độ điện trường E và véc tơ cường
độ từ trường H vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền
sóng tai gốc O. Véc tơ E và H biến đổi theo quy luật hình sin.
E = E0 Cos(t⍵ + ∞) (1)
H = H0 Cos(t⍵ + ∞) (2)
Trong đó: E0 và H0 là biên độ của véc tơ E và H.
⍵ là tần số gốc.
∞ là pha ban đầu
- Tính hạt : ánh sáng bao gồm vô số các hạt gọi là phôtôn, mỗi phôtôn có
năng lượng
lượng tử là: ε = h.v
- Các đại lượng đặc trưng cho tính sóng hạt là :
Tần số sóng : v, tần số góc : ⍵=𝜋2v
Bước sóng : λ = v. T = v/v
Chu kỳ: T = 1/v
● Ứng dụng của ánh sáng trong điều trị bệnh

- Trẻ hóa da, tăng cường tái tạo da.

- Cải thiện tình trạng da thâm nám.


- Hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh lý về mụn trên da.

⇒ Ánh sáng có màu sắc khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau trong điều
trị các bệnh lý và cải thiện các tình trạng da.

- Chữa bệnh còi xương bằng tia UVB


- Chữa tật khúc xạ bằng ánh sáng laser
8. Cấu trúc của mắt người có “hệ thấu kính”.
⮚ Ngay phía sau giác mạc, màng mạch có một phần rủ xuống tạo thành màng có
màu nâu hoặc đen, màng chắn có lỗ hở hình tròn được gọi là đồng tử. Ánh sáng
sau khi xuyên qua giác mạc sẽ đi qua đồng tử và phía trong.
⮚ Môi trường bên trong nhãn cầu được chia làm hai phần ngăn cách nhau bởi thủy
tinh thể. Nhờ sự thay đổi sức căng của dây chằng treo thủy tinh thể và tính đàn
hồi của bản thân thủy tinh thể mà nó có khả năng thay đổi bán kính cong mặt
trước, sau dẫn đến sự hội tụ của mắt thay đổi khi ta quan sát các vật.
=> Mắt có hệ thấu kính
Thông tin thụ cảm ánh sáng của mắt. Các tật khúc xạ của mắt người.
CHƯƠNG 5. VẬT LÍ HẠT NHÂN VÀ NGUYÊN TỬ TRONG KHOA HỌC SỰ
SỐNG
9. Các loại tia phóng xạ. Nguyên tắc tác động của tia phóng xạ lên cơ thể sống.
10. Ứng dụng của tia phóng xạ trong chuẩn đoán và điều trị bệnh ở người

You might also like