Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

1

Chương 2: VẬT DẪN TRONG TĨNH ĐIỆN TRƯỜNG


2.1. VẬT DẪN CÂN BẰNG ĐIỆN
1. Một vật dẫn rỗng, cô lập, hình cầu tâm O, bán kính ngoài R2 = 21cm, bán kính trong R1 = 19cm, mang điện tích
Q = 10-6C. Xác định cường độ điện trường và điện thế tại điểm M cách tâm O một khoảng r = 10cm, r = 20cm
và r = 30cm.
Đáp số: r = 10cm và r=20cm thì E =0 và V= (3/7).102V; r=30cm thì E= 105V/m và V=3.104V.
2. Người ta tích điện vào một quả cầu dẫn điện (S), rỗng và cô lập, bán kính ngoài R = 20cm, bằng một điện thế V
= 4500V.
(a) Tính điện tích Q trên (S).
(b) Vẫn giữ nguyên điện tích Q trên (S), người ta cho (S) bao quanh một quả cầu (S’) dẫn điện, trung hòa, có
bán kính R’ = 15cm và có cùng tâm với quả cầu (S). Tìm điện thế V’ của (S’).
Đáp số: (a) Q= 10-7C; (b) V’ =4500V
3. Một quả cầu kim loại tâm O, bán kính R = 50cm, tích điện Q = 5.10-5C. Xác định cường độ điện trường và điện
thế tại một điểm:
(a) Nằm cách mặt cầu 100cm.
(b) Nằm sát mặt ngoài
(c) Ở tâm quả cầu.
Đáp số: (a) E= 2.106V/m, V= 3.105V; (b) E= 1.8.106V/m, V= 9.105V; (c) E= 0, V= 9.105V
4. Một quả cầu kim loại bán kính 10cm, điện thế V = 300V. Tính mật độ điện mặt  của quả cầu.
Đáp số:  = 2,65.10-8C/m2
5. Ba vỏ cầu dẫn điện mỏng, đồng tâm có bán kính và điện tích toàn phần như trên hình 2.1. Điện thế ở vô cùng là
bằng không.

(a) Tính điện thế trên vỏ cầu thứ ba.


(b) Tính hiệu điện thế V1 – V2 giữa vỏ cầu 1 và vỏ cầu 2.
(c) Tìm điện tích toàn phần ở trên mặt ngoài của vỏ cầu 2.
Đáp số: (a) V3=1,29.105V; (b) V1-V2=8,1.105V; (c) 6C
6. Hai quả cầu kim loại bán kính a = 5 cm và b = 2 cm được đặt Hình 2.1
cách xa nhau một khoảng lớn hơn nhiều so với a, chúng được nối
với nhau bằng một dây dẫn nhỏ. Lúc đầu hai quả cầu không tích điện và công tắc trên dây nối được mở. Sau đó
người ta chuyển một điện tích Q = 70  10-9 C lên một trong hai quả cầu rồi đóng công tắc lại. Sau khi hai quả
cầu đạt cân bằng tĩnh điện, tính điện tích Qa và Qb của chúng.
Đáp số: Qa= 50.10-9C; Qb= 20.10-9C.
7. Hai quả cầu kim loại bán kính R1= 8cm và R2= 5cm ở xa nhau, được nối với nhau bằng một dây dẫn có điện
dung không đáng kể. Tích điện tích Q = 13.10-8C cho hệ hai quả cầu. Tính điện tích mà quả cầu có bán kính R2
nhận được.
Đáp số: Q2 =5.10-8C
2

8. Một quả cầu kim loại A bán kính a mang điện tích dương 2Q. Một vỏ cầu kim
loại B có bán kính trong b và bán kính ngoài c mang điện tích –Q, đặt đồng tâm
với quả cầu kim loại A. Dùng định luật Gauss, hãy tìm vector cường độ điện
trường trong các vùng (1), (2), (3) và (4) trong hình 2.2, và tìm sự phân bố điện
tích trên lớp vỏ cầu B khi hệ cân bằng điện.
2Q 2Q Q
Đáp số: E1  k 3 r ; E 2  k 2 ; E3= 0; E 4  k 2 ; qout(B)=+Q
a r r
9. Một quả cầu kim loại có điện tích toàn phần là -6C đặt tại tâm của một vỏ cầu Hình 2.2
kim loại có điện tích toàn phần là +1C. Ở trạng thái cân bằng điện, hãy xác định điện tích trên mặt ngoài của
vỏ cầu.
Đáp số: qout = -5C.
10. Một thanh kim loại hình trụ thẳng dài có bán kính 5cm và được tích điện với mật độ điện dài 30nC/m. Tính
cường độ điện trường tại điểm cách trục của thanh: (a) 3cm; (b) 10cm, (c) 100cm.
Đáp số: (a) E = 0; (b) E = 5400V/m; (c) 540 V/m
11. Một quả cầu có bán kính 1,5cm đặt trong một vỏ cầu có bán kính trong 2,25cm, bán kính ngoài 2,75cm đồng
tâm. Các vật dẫn ở trạng thái cân bằng điện. Nếu quả cầu có điện tích 230nC và vỏ cầu có điện tích toàn phần
bằng không, hãy tính: (a) điện trường tại r= 1,75cm, (b) điện trường tại r= 2,5cm, (c) điện trường tại r= 3,0cm
Đáp số: (a) E= 6,8.106V/m; (b) E= 0; (c) E= 2,3.106V/m
12. Một vật dẫn ở trạng thái cân bằng điện có một lỗ rổng chứa hai điện tích điểm q1= 5C và q2= -12C. Bản thân
vật dẫn mang điện tích -4C. Tính điện tích mặt trong và mặt ngoài của vật dẫn.
Đáp số: qin= 7C và qout= -11C
13. Vào một ngày đẹp trời, điện trường hướng xuống mặt đất có độ lớn 150 V/m. (a) Giả sử Trái đất là vật dẫn có
điện tích phân bố trên bề mặt của nó. Nếu tại những điểm ngay sát bề mặt Trái đất có điện trường là 150 V/m thì
hãy tính điện tích và mật độ điện mặt của Trái đất. (b) Tại độ cao 120m, điện trường là 120 V/m. Tính mật độ
điện tích của không khí.
Đáp số: (a) Q= -6,8.10-5C và = -1,3nC/m2; (b)  =1,0.10-12 C/m3

2.2. ĐIỆN DUNG – TỤ ĐIỆN

14. Chiều cao của một tụ điện trụ bán kính trong là 20cm, bán kính ngoài 40cm là bao nhiêu để nó có cùng điện
dung với một tụ điện cầu cùng bán kính trong và bán kính ngoài.
Đáp số: h = 55,45 cm
15. Tính điện dung của tụ điện cầu có bán kính 2 bản là R1= 15cm, R2= 18cm, giữa hai bản có chất điện môi có hệ
số ε= 5.
Đáp số: C= 0,5nF
16. Hai bản kim loại phẳng hình tròn, bán kính bằng nhau và bằng 20cm, đặt đồng trục, cách nhau 1mm, tạo thành
một tụ điện phẳng. Tính điện dung của tụ điện này, biết khoảng giữa hai bản được lấp đầy một chất điện môi có
hệ số điện môi ε= 20.
Đáp số: C= 22,24 nF
17. (a) Một tụ điện có điện dung 4F được nối với nguồn điện 12V, tính điện tích trên mỗi bản của tụ điện. (b) Cũng
tụ điện này được nối với nguồn điện 1,5V, tính điện tích chứa trên tụ.
Đáp số: (a) 48C; (b) 6C
3

18. Hai vật dẫn mang điện tích +10C và -10C có hiệu điện thế giữa chúng là 10V. (a) Xác định điện dung của hệ.
(b) Tính hiệu điện thế giữa hai vật dẫn khi điện tích của chúng là +100C và -100C.
Đáp số: (a) 1,0F; (b) 100V
19. Một quả cầu kim loại mang điện có bán kính 12cm tạo ra cường độ điện trường 4,9.104 V/m tại vị trí cách tâm
quả cầu 21cm. (a) Tính mật độ điện mặt. (b) Tính điện dung của quả cầu.
Đáp số: (a) 1,33C/m2; 13,3pF
20. (a) Một giọt chất lỏng có điện dung 1,0pF, tính bán kính của giọt chất lỏng này. (b) Một giọt chất lỏng khác có
bán kính 2,0mm, tính điện dung của nó. (c) Tính điện tích trên giọt chất lỏng nhỏ hơn khi biết điện thế của nó là
100V.
Đáp số: (a) 9mm; (b) 0,22pF; (c) 22,2pC
21. Hai quả cầu kim loại có đường kính 0,4m và 1,0m đặt cách nhau một khoảng rất lớn so với đường kính của
chúng. Hai quả cầu được nối với nhau bằng một dây nhỏ và được tích điện 7,0C. (a) Tính điện tích trên mỗi
quả cầu. (b) Tính điện thế của hệ hai quả cầu khi chọn gốc điện thế ở vô cùng.
Đáp số: (a) Q1= 2C; Q2= 5C; (b) V = 4500V
22. Hai dây dẫn dài vô hạn phân bố điện tích đều với mật độ điện mặt + và -, đặt song song nhau. Mỗi dây dẫn có
bán kính d và đặt cách nhau (tính từ trục của mỗi dây) một khoảng D. Chứng minh rằng điện dung trên mỗi đơn
vị chiều dài của hệ hai dây này là

C  0

 Dd
Ln 
 d 

23. Một tụ điện phẳng có điện dung 1,2nF, mang điện tích 0,8C. (a) Tính hiệu điện thế giữa hai bản tụ. (b) Nếu
tăng khoảng cách giữa hai bản lên gấp đôi và giữ nguyên điện tích, tính hiệu điện thế giữa hai bản.
Đáp số: (a) 667 V; (b) 1334V

2.3. NĂNG LƯỢNG CỦA TỤ ĐIỆN

24. Cho một tụ điện phẳng điện dung C = 1,78.10-11F, diện tích mỗi bản S = 100cm2, giữa hai bản là chất điện môi
 = 2. Khi một điện tích q = 4,5.10-9C được đặt ở giữa hai bản của tụ thì điện tích đó chịu tác dụng của một lực
F = 9,81.10-5N. Tính:
(a) Hiệu điện thế U giữa hai bản tụ.
(b) Điện tích Q của tụ.
(c) Mật độ năng lượng điện trường we và năng lượng điện trường We giữa hai bản tụ.
Đáp số: (a) 217V; (b) 3,85.10-9C; (c) we= 42,03.10-4J/m3; We = 4,19.10-7J
25. Tụ điện có điện dung C = 5µF, được tích điện ở hiệu điện thế U = 6V. Tính năng lượng điện trường của tụ điện.
Đáp số: 9.10-5J
26. Quả cầu kim loại bán kính R = 20cm, tích điện Q = 6.10-8C, đặt trong không khí. Tính năng lượng điện trường
của quả cầu này.
Đáp số: 1350J
27. Một tụ điện phẳng có một bản mang điện tích 5,5.10-7C và bản kia mang điện tích -5,5.10-7C. Khi khoảng cách
giữa hai bản tụ tăng thêm 50% sao cho điện tích không thay đổi thì năng lượng trong tụ thay đổi như thế nào?
Đáp số: Tăng 50%
28. Một tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản là 1cm và diện tích mỗi bản 314cm2. Tụ được nối với nguồn
điện 20V. Tính công cần thiết để khoảng cách giữa hai bản tụ tăng đến 2cm.
4

Đáp số: 2,78nJ


29. Một tụ điện phẳng gồm hai bản hình vuông có cạnh 10 cm đặt cách nhau 0,75mm. (a) Tính điện tích của tụ điện
khi nó được áp vào một hiệu điện thế 150V. (b) Tính năng lượng điện trường chứa trong tụ điện.
Đáp số: (a) 18nC; (b) 1,3J
30. Một máy khử rung được dùng để tái hoạt động của một quả tim người sau khi quả tim ngừng đập. Năng lượng
được truyền đến tim bằng việc phóng điện từ tụ điện qua mô cơ thể gần tim. Nếu điện dung của máy là 9F và
năng lượng truyền là 300J, hãy tính hiệu điện thế của tụ.
Đáp số: 8 kV
31. Một máy khử rung gồm một tụ điện có điện dung 15F và được tích điện qua hiệu điện thế 9 kV. (a) Nếu tụ điện
phóng điện trong thời gian 2 ms, tính điện lượng truyền qua mô cơ thể. (b) Tính công suất trung bình truyền đến
mô.
Đáp số: (a) 0,14 C; (b) 0,3 MW

You might also like