Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Note nhẹ :

+ Chữ in nghiêng: ý có liên quan


+ Chữ in đậm, câu hỏi bổ sung cho slide và ý chính nha baeee

1.Thực hiện chiến lược

Thực hiện chiến lược là tổng số các hoạt động và lựa chọn cần thiết
cho thực hiện một kế hoạch chiến lược.

Đó là quá trình các mục tiêu, chiến lược và chính sách được đưa vào hành
động thông qua việc phát triển các chương trình và chiến thuật, ngân sách,
và các thủ tục.

Về mặt bản chất, thực hiện chiến lược là quá trình chuyển các ý tưởng
chiến lược đã được hoạch định thành các hành động cụ thể của tổ
chức, hay nói cách khác là chuyển từ “lập kế hoạch các hành động"
sang "hành động theo kế hoạch".

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thường đầu tư quá nhiều thời gian vào
lựa chọn và quyết định chiến lược nhưng dường như lại cho rằng chiến
lược đó sẽ diễn ra một cách đương nhiên.

Ví dụ bạn là Founder của thương hiệu Coffee and Tea X, việc mà bạn cần
làm đó là thực thi các chiến lược và chương trình hành động cụ thể, chẳng
hạn: chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chương trình
phát triển mạng lưới bán hàng, chương trình quảng cáo...hoặc các dự án:
dự án nghiên cứu marketing, dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới, dự án
khai thác nguồn nguyên liệu mới. ( Slide cofffe )

Thực hiện chiến lược đòi hỏi tiến hành những hoạt động cụ thể như: thay đổi
khu vực bán hàng; thành lập thêm các phòng ban, bộ phận mới; xây dựng cơ sở
sản xuất mới; đóng cửa một số cơ sở làm ăn không hiệu quả; tuyển dụng thêm
nhân viên mới; tổ chức huấn luyện đào tạo và tái đào tạo cho các nhân viên;
thay đổi chiến lược đánh giá của công ty; phát triển các quỹ; tăng thêm phúc lợi
cho các nhân viên mới; thay đổi chiến lược quảng cáo; thiết lập các hệ thống
kiểm soát chi phí; chuyển đổi quản trị viên giữa các bộ phận; hoàn thiện hệ
thống thông tin…

Thực hiện chiến lược sẽ có sự khác biệt rất lớn khi được tiến hành ở những
doanh nghiệp khác nhau (về quy mô, loại hình hoạt động,…)

1.1 Ai là người thực hiện chiến lược.

● Những người sẽ thực hiện kế hoạch chiến lược là ai?


Tổ chức thực hiện chiến lược không dừng lại ở các ý tưởng mà phải
biến các ý tưởng chiếnlược thành các chính sách, kế hoạch cụ thể, phù
hợp thực tiễn và biến chúng thành hiện thực.

Vậy ai sẽ là người thực thi chính sách chiến lược ?

Tùy thuộc vào cách tổ chức một công ty, những người thực hiện chiến
lược sẽ có lẽ là một nhóm người đa dạng hơn nhiều so với những người
xây dựng nó. Từ các tập đoàn lớn, đa ngành đến các dự án kinh doanh nhỏ,
thực tế là rằng những người thực hiện chiến lược là tất cả mọi người
trong tổ chức, rõ ràng hơn là huy động đội ngũ quản trị viên và công
nhân viên tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đặt
ra.

Ví dụ: Các nhà quản lý nhà máy, người quản lý dự án và người đứng đầu
đơn vị đưa ra các kế hoạch cho các nhà máy cụ thể của họ, các phòng ban,
đơn vị. Chủ tịch công ty có trụ sở tại SaaS làm việc với dự án của họ các
nhà quản lý và nhà phát triển để đáp ứng nhu cầu mới nhất của khách hàng
của họ.

Do đó mọi người quản lý vận hành cho đến người giám sát tuyến đầu và
mọi nhân viên đều tham gia theo một cách nào đó trong việc thực hiện các
công ty, kinh doanh và chức năng chiến lược.Việc thực hiện chiến lược
đòi hỏi tính kỷ luật cao, sự tận tuỵ và đức hy sinh của mỗi cá nhân
trong tổ chức.

1.2 Vậy chúng ta phải làm gì ?


Sự thành công của việc tổ chức thực hiện chiến lược tập trung vào khả
năng thúc đẩy động viên mọi người tham gia vào quá trình thực hiện
chiến lược. Bởi vì các hoạt động thực hiện chiến lược đều ảnh hưởng
tới tất cả các nhân viên và các quản trị viên trong doanh nghiệp. Mọi
bộ phận và các phòng ban phải xác định rõ những công việc cần làm
để thực hiện phần của mình trong quá trình thực hiện chiến lược của
doanh nghiệp và làm thế nào để công việc được thực hiện một cách tốt
nhất.

Thực hiện chiến lược liên quan đến việc thiết lập các chương trình và
chiến thuật để tạo ra một loạt các hoạt động tổ chức mới, ngân sách để
phân bổ ngân sách cho các hoạt động mới, và thủ tục xử lý các chi tiết
hàng ngày.

Nói rõ hơn chính là, hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược là
hai giai đoạn khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Hoạch định chiến lược Thực hiện chiến lược
Là quá trình phân tích môi trường Là quá trình biến ý tưởng thành
kinh doanh, xác định tầm nhìn, sứ hành động, cụ thể hoá các mục tiêu
mạng, các mục tiêu chiến lược và dài hạn thành mục tiêu hàng năm,
chiến lược của tổ chức xây dựng các chính sách và phân
bổ các nguồn lực để thực hiện
chiến lược đã được hoạch định
Nhấn mạnh đến hiệu quả tài chính Nhấn mạnh đến hiệu quả hoạt động
Cơ bản là một quá trình tư duy Cơ bản là quá trình hoạt động (tác
nghiệp)
Đòi hỏi có tầm nhìn sâu rộng, kỹ Đòi hỏi những kỹ năng quản trị,
năng phân tích và trực giác tốt lãnh đạo, khuyến khích động viên,
phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận, thành viên trong tổ chức
Cần sự phối hợp của một vài cá Cần sự tham gia, phối hợp của mọi
nhân thành viên, mọi bộ phận trong tổ
chức
Nội dung và các công cụ để hoạch Thực thi chiến lược có sự khác
định tương đối như nhau giữa các nhau rất lớn giữa các quy mô và
tổ chức có quy mô và loại hình hoạt loại hình hoạt động của tổ chức.
động khác nhau
BẢNG: ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC
Khi hình thành chiến lược luôn phải tính tới việc triển khai, thực hiện
chiến lược đó như thế nào. Mặt khác, hoạch định chiến lược là để tìm ra
phương án, là cơ sở ban đầu cho việc tổ chức thực hiện chiến lược nhưng
tổ chức thực hiện chiến lược lại cung cấp thông tin cũng như các kinh
nghiệm cần thiết để hoạch định chiến lược một cách tốt hơn.

Mục đích tạo ra 1 loạt các chính sách hành động, ngân sách mới để phân
bổ nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.

1.3 Xây dựng chương trình, ngân sách, thủ tục

● Thực hiện chiến lược bao gồm việc thiết lập các chương trình và chiến thuật
để tạo ra một chuỗi của các hoạt động tổ chức mới, ngân sách để phân bổ vốn
cho các hoạt động mới, và các thủ tục để xử lý các chi tiết hàng ngày.
● Mục đích của một chương trình hoặc một chiến thuật là tạo ra một chiến lược
theo định hướng hành động.
● Trong thực tế, một chương trình là một tập hợp các chiến thuật và một chiến
thuật là hành động cá nhân được thực hiện bởi tổ chức như một yếu tố của nỗ
lực hoàn thành một kế hoạch.
● Chiến thuật là một kế hoạch hoạt động cụ thể trình bày chi tiết cách thức một
chiến lược

Thực hiện chiến lược liên quan đến việc thiết lập các chương trình và chiến thuật
để tạo ra một loạt của các hoạt động tổ chức mới, ngân sách để phân bổ kinh phí
cho các hoạt động mới và các thủ tục để xử lý các chi tiết hàng ngày.

Programs and Tactic ( Chương trình và Chiến thuật )

Mục đích của một chương trình hoặc một chiến thuật là tạo ra một chiến lược
theo định hướng hành động.Trong thực tế, một chương trình là một tập hợp các
chiến thuật và một chiến thuật là hành động cá nhân được thực hiện bởi tổ chức
như một yếu tố của nỗ lực hoàn thành một kế hoạch
Chiến thuật cạnh tranh ( Competitive Tactics )

Chiến thuật là một kế hoạch hoạt động cụ thể trình bày chi tiết cách thức thực
hiện một chiến lược về thời gian và địa điểm thực hiện chiến lược đó.
Bởi bản chất, chiến thuật có phạm vi hẹp hơn và thời gian ngắn hơn so với chiến
lược. Do đó, chiến thuật có thể được xem (giống như các chính sách) như một mối
liên hệ giữa việc xây dựng và thực hiện chiến lược. Một số chiến thuật có sẵn để
thực hiện cạnh tranh chiến lược là chiến thuật thời gian và chiến thuật vị trí thị trường

Chiến thuật vị trí thị trường: Cạnh tranh ở đâu

Chiến thuật vị trí thị trường đề cập đến nơi một công ty thực hiện chiến lược. Một
công ty hoặc đơn vị kinh doanh có thể thực hiện chiến lược cạnh tranh tấn công hoặc
phòng thủ.

Offensive Tactics.( CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG )


Chiến thuật tấn công thường diễn ra ở vị trí thị trường của đối thủ cạnh tranh đã
có tên tuổi.Một chiến thuật phòng thủ thường diễn ra ở vị trí thị trường hiện tại của
công ty như một phòng thủ chống lại cuộc tấn công có thể có của đối thủ.

Chiến tranh đã xuất hiện hàng nghìn năm trước, và những giai thoại về các cuộc chiến
trong lịch sử nhân loại đã luôn được kể, được đúc kết thành những bài học và quy tắc
cho các thế hệ sau. Việc áp dụng những quy tắc vào hoạt động marketing, kết hợp
cùng những lý thuyết tiếp thị đương đại, có thể mở ra một góc nhìn và hướng
tiếp cận vững chắc hơn khi phân tích thị trường và đưa ra các quyết định chiến
lược.

1. Chiến lược Tấn công Trực diện (Frontal)


Dành cho các doanh nghiệp có nguồn lực đủ lớn và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với
những thương hiệu dẫn đầu. Hiện nay, tấn công trực diện đa phần là cuộc cạnh
tranh giữa những “ông lớn” trên thị trường, như Pepsi đối đầu với Coca-Cola chẳng
hạn. Nếu bạn không phải một công ty “có điều kiện”, sẽ khôn ngoan hơn nếu lựa chọn
các phương án khác.

2. Chiến lược Tấn công Mạn sườn (Flank)

Tức tập trung nguồn lực tấn công vào một thị trường ngách hoặc một cách tiếp
cận khác để tránh đối đầu trực diện với các “ông lớn”.

Chẳng hạn khi Pepsi mới gia nhập ngành hàng nước giải khát, lúc đó toàn bộ thị
trường gần như thuộc về Coca-Cola, nên thương hiệu này đã tập trung truyền thông
hướng đến đối tượng người trẻ. Đây là cách thức khá thông minh để gia nhập thị
trường, bởi sau nhiều năm Pepsi đã mở rộng thành một doanh nghiệp không kém cạnh
so với Coca-Cola.
Nguồn: brandsynario

3. Chiến lược Du kích (Guerrilla)


Tức chia nhỏ nguồn lực để thâm nhập vào nhiều thị trường cùng một lúc, nơi mà
các doanh nghiệp dẫn đầu vẫn chưa chiếm lĩnh được.

Lấy ví dụ thị trường cà phê tại Việt Nam, nơi có nhiều phân khúc từ cao cấp cho đến
vô cùng bình dân, tồn tại những ngách thị trường mà các doanh nghiệp lớn chưa vươn
tới được. Chẳng hạn như phân khúc cà phê giá rẻ dưới mười nghìn đồng dành cho
người lao động chân tay và sinh viên, chủ yếu vẫn là các quán nước vỉa hè mà vẫn
chưa có một người dẫn đầu. Khi tiếp cận phân khúc này, tôi cho rằng doanh nghiệp có
thể thực hiện du kích trên phương diện địa lý, ở nhiều quận và nhiều con hẻm khác
nhau. Một số thương hiệu đã thành công với chiến lược này có thể kể đến như Guta,
Milano và một số thương hiệu khác nữa.

4. Chiến lược Tấn công Bao phủ (Encirclement)

Tức đối đầu trực diện và thách thức các đối thủ trên mọi mặt trận và phương
diện. Chiến lược này phù hợp với các thương hiệu đã có sẵn vị thế trên thị
trường, và cũng là một cách hữu hiệu để bảo toàn thị phần.
Trong ngành hàng điện thoại di động, trong khi Apple gần như chỉ sản xuất một mẫu
máy nhắm đến phân khúc cao cấp, thì Samsung đã áp dụng chiến lược tấn công bao
phủ vào nhiều phân khúc khác nhau, từ cao cấp đến trung cấp và bình dân thách thức
tất cả các thương hiệu trên gần như tất cả các mặt trận.

5. Chiến lược Vượt mặt (Bypass)


Tức là nắm bắt một khoảnh khắc hoặc một sự thay đổi đột biến mà có thể tái
định nghĩa thị trường và xác lập nên những nhu cầu mới. Đây là chiến lược tấn
công tốt nhất nhưng không dễ thực hiện, bởi để áp dụng được thì doanh nghiệp
cần ứng dụng nhiều công nghệ, nghiên cứu để dự đoán trước và bắt kịp xu
hướng, qua đó bỏ lại tất cả đối thủ lại phía sau.
Chẳng hạn như câu chuyện Facebook phát minh ra mạng xã hội, hoặc Uber đã giúp
phổ quát hoá khái niệm nền kinh tế chia sẻ trong ngành giao thông vận tải. Như Steve
Jobs khi quay trở lại Apple cũng đã từng nói: “Tất cả những gì tôi làm lúc này là chờ
đợi cho điều lớn lao tiếp theo sẽ đến”.

Defensive tactics ( Chiến thuật phòng ngự )

1. Chiến lược Trấn thủ (Position)


Tức là phòng thủ và bảo vệ những thị phần mà thương hiệu đã chiếm lĩnh được.
Chẳng hạn như Nokia, “cựu vương” ngành điện thoại di động, sau khi vươn đến vị
trí dẫn đầu đã áp dụng chiến lược này nhằm bảo toàn thị phần. Tuy nhiên, bởi
không nhận thấy những xu hướng thay đổi và quá an toàn trên thị phần của mình,
không chấp nhận dịch chuyển sang các dòng điện thoại thông minh, nên Nokia cuối
cùng đã thất bại trước những thương hiệu “sinh sau đẻ muộn”. Qua đó, chúng ta nhận
thấy điểm bất cập của chiến lược trấn thủ và việc áp dụng nó cũng nên có nhiều suy
xét hoặc áp dụng kết hợp cùng các chiến lược khác.

2. Chiến lược Rút lui (Contraction)


Tức tập trung nguồn lực vào những thị trường hoặc phân khúc mà thương hiệu có thế
mạnh. Chẳng hạn như Blackberry sau thất bại trong cuộc chiến điện thoại thông minh,
tập đoàn công nghệ đã thay đổi chiến lược tổng và chỉ tập trung vào mảng công nghệ
bảo mật. Quyết định này tuy hơi muộn màng nhưng vẫn giúp duy trì doanh nghiệp đến
thời điểm hiện tại. Trong chiến tranh, việc sớm nhận ra thất bại và có những đối sách
tiến thủ phù hợp là cần thiết dù rằng nhiều lúc không phải doanh nghiệp nào cũng có
dũng cảm để chấp nhận sai lầm của mình.

3. Chiến lược Phản công (Counter-offensive)


Để dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng quân ta đang yên ổn bên trong bức tường thành vững
chãi, khi phát hiện quân địch chuẩn bị tấn công đến, bạn sẽ cần huy động lực lượng để
phản công lại. Chẳng hạn như Google+ chính là đòn phản công nhanh của Google khi
Facebook tấn công vào thị trường mạng xã hội. Tuy nhiên, sau một thời gian đánh giá
lại nguồn lực và cơ hội thị trường, Google đã rút lại sản phẩm này khỏi hệ sinh thái
của họ bởi nhận thấy khả năng thành công là không cao. Tuy đòn phản công này của
Google vào Facebook đã không thành công, kết quả lần này cho đòn tấn công tương
tự vào TikTok có thể sẽ khác khi YouTube Shorts được kế thừa nhiều tài nguyên và
tính năng từ nền tảng mẹ và đã sẵn sàng bảo vệ thị phần người xem video của mình.
Nguồn: itechua

4. Chiến lược Phòng ngự Phủ đầu (Preemptive)


Tức là chủ động chinh phục thị trường mới nhằm giữ vững vị thế, dù chưa bị đe doạ
bởi các đối thủ khác. Lấy ví dụ như Amazon, ban đầu thương hiệu này thâm nhập vào
thị trường thương mại điện tử. Sau thời gian dài phát triển và cải tiến liên tục để vươn
lên vị trí dẫn đầu, công ty này bắt đầu thực hiện chiến lược phòng ngự phủ đầu bằng
cách mở rộng hoạt động sang các thị trường về công nghệ đám mây hay trí tuệ nhân
tạo. Sự thành công trong cả thị trường chính (thương mại điện tử) và những thị trường
kế cận đã đảm bảo vị thế dẫn đầu của Amazon. Chiến lược phòng ngự phủ đầu này
tuy có thể làm hao tổn nguồn lực khi đầu tư quá dàn trải, nhưng nếu làm tốt và không
để sót thị phần kẽ hở nào thì khả năng một thương hiệu mới có thể thách thức vị trí
dẫn đầu của Amazon bằng những phương thức thông thường là gần như không có.

5. Chiến lược Phòng ngự Di động (Mobile)


Tức là khi cảm nhận được thách thức thì doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các chuyển
đổi cần thiết, thậm chí từ bỏ thị phần của mình trên thị trường cũ. Thách thức có thể
đến từ việc thị trường không còn màu mỡ để phát triển, hoặc do sự cạnh tranh quá
khốc liệt. Chẳng hạn khi các nguồn năng lượng sạch dần được ưu tiên sử dụng, các
doanh nghiệp khai thác dầu khí sẽ cảm thấy bị đe doạ. Dẫu việc sản xuất dầu trong
tương lai vẫn tiếp tục tăng, những công ty thuộc lĩnh vực này có thể phải đối mặt với
sự bài xích từ cộng đồng quan tâm đến môi trường. Do vậy, họ có thể thực hiện một
cuộc chuyển dịch, như tái định vị giá trị lõi để trở thành một công ty năng lượng sạch
chẳng hạn.
Nguồn: Newsly.fr
Để kết lại, tôi muốn lưu ý rằng việc lựa chọn chiến lược nào phải dựa vào nhiều yếu
tố, và không có một phương án nào hoàn toàn ưu việt hơn cả. Chiến lược phòng thủ
dù rằng thường không phải con đường để đi đến thành công rực rỡ nhưng lại là những
lựa chọn khôn ngoan để những đơn vị dẫn đầu bảo vệ thành quả của mình. Việc cân
nhắc lựa chọn các chiến lược phòng thủ là luôn luôn cần thiết và những chiến lược gia
nhiều kinh nghiệm lúc nào cũng phải duy trì góc nhìn khách quan để lựa chọn phù
hợp.

Ngân sách( Budget):

Ngân sách sau khi các chương trình và kế hoạch chiến thuật đã được phát triển,
quá trình lập ngân sách bắt đầu.Lập kế hoạch ngân sách là lần kiểm tra thực tế
cuối cùng mà một công ty có về tính khả thi của các chiến lược.Mondelez là khách
hàng mua ca cao lớn nhất thế giới và năm 2012 đã cam kết tăng đáng kể nguồn cung
ca cao được trồng bền vững tại sáu quốc gia sản xuất ca cao lớn. Công ty ngân sách
400 triệu đô la Mỹ để tiếp cận hơn 200.000 nông dân trồng ca cao vào năm 2022.

Thủ tục ( Procedures ):

Sop là một từ được viết tắt của tên tiếng Anh Standard Operating Procedure –
Quy trình thao tác chuẩn. Đây là một thuật ngữ dùng để nói về một hệ thống quy
trình nào đó được tạo ra để hướng dẫn và duy trì chất lượng công việc nhằm
tránh khỏi các sơ sót xảy ra. Và nếu làm theo đúng các bước trong quy trình sẽ giúp
con người nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc cũng như thu được kết quả
tốt hơn.

Sop dùng trong lĩnh vực gì?

SOP áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhằm mục đích giúp cho
quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng.
Ví dụ SOP được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, khách sạn, nhà hàng, hàng
không, kỹ thuật, giáo dục, công nghiệp, … và cả quân sự.

Ví dụ về SOP: Quy trinh thủ tục vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

1. Booking
2. Đóng hàng
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu
4. Phát hành Air waybill (vận đơn hàng không)
5. Gửi chứng từ (nếu cần)
6. Nhận chứng từ trước qua email
7.Thông báo hàng đến:.
8. Lệnh giao hàng:
9. Thủ tục hải quan nhập khẩu:
10. Nhà nhập khẩu nhận hàng
Mục đích thường gặp khi sử dụng Quy trình thao tác chuẩn về SOP

● Giúp người mới nhanh chóng tiếp thu được công việc và làm việc
hiệu quả
● Tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu suất
● Ngăn ngừa lãng phí tài nguyên
● Ổn định chất lượng, năng suất làm việc: công việc thực hiện theo
SOP lần nào cũng được hoàn thành và hoàn thành theo cách giống
nhau.

Những yêu cầu chung khi áp dụng thực hiện SOP

● Đảm bảo chất lượng ổn định và hiệu quả hoàn thành công việc tốt
với những cách thức giống nhau giữa các lần.
● Góp phần hạn chế, khắc phục được tình trạng lãng phí tài nguyên.
● Tiết kiệm thời gian mà năng suất vẫn được nâng cao.

sau đây, xin mời bạn…sẽ tiếp tục trình bày về cấu trúc mạng

You might also like