Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Giảng viên hướng dẫn: TS. GVC. Nguyễn Khánh Vân


Lớp học phần: 22D1POL51002521
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Trinh
MSSV: 31211023718
Lớp: BA007
Chiều thứ 2 – B2-307

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 5 năm 2022


ĐỀ BÀI:

1. Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa.

2. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa.

3. Bạn hãy cho biết sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
được thực hiện như thế nào?
MỤC LỤC

1. Bản chất của giá trị hàng hóa 1


1.1 Giá trị, giá trị trao đổi của hàng hóa 1
1.2 Chất của giá trị hàng hóa 1
1.3 Lượng giá trị hàng hóa 1
2. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. 2
2.1 Quy luật giá trị 2
2.2 Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa 2
3. Sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. 3
3.1 Tác động của quy luật giá trị 3
3.1.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động. 4
3.1.3 Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, nghèo
một cách tự nhiên. 4
3.2 Giải pháp để vận dụng tốt quy luật giá trị đối với nền kinh tế nước ta
trong thời gian tới. 4
3.2.1 Những giải pháp của Đảng và nhà nước ta 4
3.2.2 Những đề xuất giải pháp của bản thân. 5
NỘI DUNG
1. Bản chất của giá trị hàng hóa
1.1 Giá trị, giá trị trao đổi của hàng hóa
- Mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Trong đó, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa, bản chất của giá trị là lao động.
- Giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua giá trị trao đổi – Tỷ lệ về lượng giữa
giá trị sử dụng trong trao đổi.
- Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất,
trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức
biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi
người ta ngầm so sánh lao động hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau.
Ví dụ, có mối quan hệ trao đổi như sau: 10 viên gạch = 1kg thóc
Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí để tạo ra 10
viên gạch đúng bằng lượng lao động đã hao phí tạo ra 1kg thóc. Đó chính là cơ sở để
các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Lao động xã hội đã hao phí để tạo ra hàng
hóa là giá trị hàng hóa.
Sở dĩ nếu ta gạt bỏ tất cả các mặt cụ thể của gạch và thóc, ta có thể thấy vải và thóc
đều có cơ sở chung là sản phẩm của lao động và đều là kết quả của lao động kết tinh
trong đó. Như vậy, thực chất của sự trao đổi bề ngoài là trao đổi vật lấy vật nhưng bên
trong là sự trao đổi lao động lấy lao động.
Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người
sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người sản xuất phải chú ý
hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận. Hàng hóa phải được bán đi.
1.2 Chất của giá trị hàng hóa
- Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
Ví dụ: Người thợ mộc và người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn
toàn khác nhau. Lao động của người thợ mộc là tạo ra các sản phẩm tủ, bàn và ghế còn
lao động của người thợ may là tạo ra quần áo. Nhưng nếu chúng ta gạt bỏ những sự
khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung là đều phải hao phí lao
động về mặt thể chất lẫn tinh thần của con người
1.3 Lượng giá trị hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
- Thước đo lường giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết.
- Trong đó, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật

1
trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn
cảnh xã hội nhất định.
Như vậy lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Ví dụ:
+ Công ty bánh kẹo Kinh Đô có thời gian lao động xã hội cần thiết trung bình để
sản xuất ra một bánh trung thu là 20 phút.
+ Các công ty về nội thất, thời gian lao động xã hội cần thiết đẻ sản xuất ra một
chiếc là 1 ngày.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
+ Năng suất lao động
● Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động,
được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian,
hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
● Năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến đến lượng giá trị xã hội của hàng
hóa.
● Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng
ít và ngược lại.
Ví dụ:
+ Công ty trước đó để sản xuất một bánh trung thu cần 20 phút, nhưng sau khi tăng
năng suất lao động thì thời gian sản xuất ra một sản phẩm đó rút ngắn lại chỉ còn cần
13 phút.
+ Một xưởng mộc, một ngày sản xuất được 10 chiếc giường hoàn chỉnh, sau đó
xưởng mộc thay đổi toàn bộ máy móc cũ thành máy móc, thiết bị hiện đại và tiết kiệm
nhiên liệu làm cho năng suất lao động của xưởng mộc tăng lên, một ngày xưởng làm
được 15 chiếc giường.
2. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa.
2.1 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động. Yêu cầu chung của quy luật giá
trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã
hội cần thiết.
2.2 Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
- Nội dung của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa: sản xuất và trao đổi
hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết (giá tị xã
hội).
2
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Đối với sản xuất: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng hoặc thâp
hơn giá trị xã hội.
+ Đối với lưu thông: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá lấy giá trị xã hội
làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của
giá cả hàng hóa vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của
giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
Trên thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau như: cạnh tranh, cung –
cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa
trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự tác động,
thay đổi này là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị
3. Sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.
3.1 Tác động của quy luật giá trị
Các quy luật giá trị sẽ có tác động lớn đến việc sản xuất và lưu thông sản phẩm trên
thị trường. Tác động của quy luật giá trị được thể hiện như sau:
+ Điều tiết sản xuất, lưu thông mọi hàng hóa trên thị trường
+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
+ Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một
cách tự nhiên
3.1.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, người sản xuất sẽ biết được nên đầu
tư vào ngành nào, sản xuất sản phẩm gì để thu lợi nhuận cao, từ đó chuyển hướng sản
xuất từ ngành lợi nhuận thấp sang ngành lợi nhuận cao.
- Trong lưu thông, thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, người bán hàng hóa
biết được hàng hóa ở đâu bán được giá cao, qua đó điều tiết hàng bán từ nơi giá thấp
sang giá cao.
❖ Vận dụng
+ Trong sản xuất
Trong nền kinh tế Việt Nam người sản xuất có xu hướng thường xuyên đổi
ngành nghề, linh hoạt với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trước tình hình dịch bệnh
covid 19 vừa qua tình trạng xuất khẩu trái cây tươi như (thanh long, xoài, ...v. v ) bị
rơi vào khủng hoảng trầm trọng dẫn đến thua lỗ giá bán giảm mạnh chỉ còn vài
ngàn/kg. Mặt khác mặt hàng cà phê và hạt tiêu lại đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu
dù tình hình dịch bệnh tương đối phức tạp. Trước tình hình trên các nhà vườn

3
chuyển sang trồng cà phê và hạt tiêu tạo nên thị trường cạnh tranh cao trong ngành
này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng
+ Trong lưu thông
Trái cây ở khu vực miền Tây Nam Bộ (bưởi, sầu riêng, thanh long, chôm chôm,
vú sữa, ...v. v ) được bán với giá thành rẻ quanh các tỉnh khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Nhưng tại thành phố Hồ Chí Minh sản phẩm trái cây ở các tỉnh miền
Tây rất được ưa chuộng và thu hút với giá thành cao hơn. Chính vì thế các nhà cung
cấp đã điều tiết trái cây vào thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thị trường và
thu lợi nhuận cao
3.1.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động.
- Để có giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Người sản xuất
phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện
tiết kiệm… Kết quả năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm
xuống.
❖ Vận dụng
Một công ty may chuyên sản xuất âu phục, phần lớn đều là thủ công và thiết bị
máy móc lỗi thời nên phải mất 18 ngày để sản xuất một bộ âu phục. Cũng chính vì
thế giá thành một bộ âu phục của công ty này rất cao. Nhưng sau khi công ty tiến
hành kích thích cải tiến kỹ thuật, sử dụng các thiết bị hiện đại, hạn chế các công
đoạn thủ công, tiết kiệm thời gian sản xuất còn 9 ngày cho một bộ âu phục hoàn
chỉnh mà giá thành không quá cao dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng
3.1.3 Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, nghèo một cách
tự nhiên.
- Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, có hao phí cá biệt
thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại,
nếu giá trị cá biệt cao hơn giá tị xã hội, dẫn đến thua lỗ, phá sản.
❖ Vận dụng
Anh Hưng và Cường đều là giám đốc của 2 công ty xây dựng nhưng công ty của
anh Hưng nổi tiếng và có doanh thu luôn dẫn đầu trong ngành còn công ty anh
Cường hằng năm liên tục thua lỗ. Để đạt được thành công và sự giàu có như hiện tại
anh Hưng đã tích cực trang bị kiến thức và trình độ cùng với điều kiện thuận lợi nói
cách khác là lợi thế cạnh tranh. Anh Cường thì ngược lại bị thua lỗ và thất bại là do
chưa trang bị đủ những lợi thế cạnh tranh trên và chưa biết vận dụng những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh. Chính vì sự nhạy bén với thị trường
của nhà sản xuất đã phần lớn quyết thành bại của một công ty, nói cách khác người
sản xuất có hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ có
thu nhập cao, trở nên giàu có và ngược lại.

4
3.2 Giải pháp để vận dụng tốt quy luật giá trị đối với nền kinh tế nước ta trong
thời gian tới.
3.2.1 Những giải pháp của Đảng và nhà nước ta
- Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trung tâm
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tăng cường vai trò quản
lý kinh tế của nhà nước.
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội
lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
3.2.2 Những đề xuất giải pháp của bản thân.
- Giải phóng lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân. Nhà nước bằng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để dẫn dắt, hướng dẫn cho
hệ thống thị trường phát triển, nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình phân
phối đảm bảo công bằng, hiệu quả, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nhà nước cần chú ý hơn tới vấn đề đồng bộ hệ thống thị trường ở nước ta vì ở
nước ta một số loại thị trường thì phát triển nhanh chóng, phát huy được hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường, trong khi đó một số loại thị trường còn rất sơ khai, chưa
hình thành một cách đầy đủ và bị biến dạng. Vì thế Nhà nước cần có những biện pháp
để vực dậy một số thị trường còn non yếu.
- Việc vận dụng quy luật giá trị trong định giá cả phải có giới hạn, có căn cứ kinh
tế. Như vậy mới có tác dụng trong việc phát triển sản xuất.
- Nhà nước ta khi vận dụng quy luật giá trị phải xuất phát từ nhiều quy luật kinh tế
của chủ nghĩa xã hội, căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế, chính trị từng thời kỳ.
Qua đó, để vận dụng tốt quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa yêu cầu
nhà sản xuất phải biết nắm bắt tình hình thị trường để tiến hành điều tiết sản xuất linh
hoạt với nhu cầu thị trường và phân bổ hàng hóa hợp lý tạo lợi nhuận cao. Bên cạnh
đó, cần kích thích cải tiến kỹ thuật kết hợp hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động làm giảm thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa tạo lợi
nhuận tối đa. Không những thế, các nhà sản xuất cần trang bị kỹ lưỡng các lợi thế cạnh
tranh như trình độ, kiến thức, kỹ thuật tốt, tối đa hóa hao phí cá biệt so với mức hao
phí chung của xã hội cùng với điều kiện thuận lợi thúc đẩy doanh thu phân hóa giàu
nghèo.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Khoa lý luận chính
trị - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
2. PGS.TS.Ngô Tuấn Nghĩa (2021, June). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia sự thật.
3. Nguyễn Thị Hiền. 11/09/2021. Vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam hiện nay.
Luathoangphi.vn.
4. Phamhoahtth. Phân tích chất và lượng giá tị hàng hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. 123docz.net.

You might also like