Các PP Nghiên Cứu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PP nghiên cứu định tính

1. Liên tưởng tự do

Chủ thể sẽ được hỏi về những gì xuất hiện trong đầu họ khi họ nghĩ về
thương hiệu mà không có bất kỳ một sự thăm dò cụ thể hay một tín hiệu nào
ngoài chủng loại sản phẩm.

Mục đích: nhận diện một tập hợp liên tưởng có thể có trong tâm trí khách
hàng.

2. Kỹ thuật ánh xạ

Ở một số điều kiện, kiến thức thương hiệu không được mô tả một cách chính
xác bằng phương pháp liên tưởng tự do thông thường, trong trường hợp này
có thể sử dụng kỹ thuật ánh xạ. Kỹ thuật phản xạ là công cụ đặc trưng để
khám phá/ khai thác những ý kiến và cảm giác thật sự của người tiêu dùng
khi họ không sẵn lòng hoặc là không thể thể hiện được ý kiến của họ về
những vấn đề nào đó.

3. PP kinh nghiệm

Với phương pháp này, các ứng viên sẽ quan sát, dung camera quay lại toàn
bộ hành động và cách thức khách hàng tương tác với cuộc sống thực của họ.
Điều này cho phép nhận diện rõ nét “cái tôi” thực sự của người tiêu dùng.

PP nghiên cứu định lượng

Thường sử dụng các kiểu câu hỏi khác nhau để thể hiện kết quả bằng con số
hoặc bảng tóm tắt.

Đây là phương pháp khá phổ biến do dễ áp dụng, không đòi hỏi nhiều về
nguồn lực vật chất và tài chính

1. PP điều tra

Thiết kế thang đo lường các thành phần của tài sản thương hiệu: nhận biết
thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, phản ánh thương hiệu và quan hệ thương
hiệu.
Từ đó phát triển bảng câu hỏi sử dụng trong điều tra để tìm hiểu mức độ, bản
chất của các thành phần, xác định giá trị của tài sản thương hiệu, từ đó so
sánh giữa các thương hiệu cạnh tranh

a) Nhận biết thương hiệu

Nhận biết thương hiệu được chia thành 2 thành phần: đoán biết và nhớ
lại.

- Đoán biết thương hiệu:

Nhận biết thương hiệu liên quan đến khả năng nhận diện thương hiệu của
người tiêu dùng, phản ánh trong các tình huống khác nhau và có thể liên
quan đến việc nhận diện bất kỳ yếu tố thương

- Nhớ lại thương hiệu:

Nhớ lại thương hiệu, người tiêu dùng phải khôi phục lại các yếu tố thương
hiệu từ trí nhớ khi được hỏi hoặc cung cấp tín hiệu liên quan. Nhớ lại đòi hỏi
ứng viên phải tự nhớ ra thương hiệu mà không được cho xem bất kỳ yếu tố
thương hiệu nào.

b) Hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu được phản ánh bằng những liên tưởng mà khách
hàng có về thương hiệu. Những liên tưởng mạnh và độc đáo cung cấp cơ
sở để hình thành tài sản thương hiệu trên quan điểm khách hàng.

c) Phản ứng thương hiệu

Phản ứng thương hiệu được chia thành 2 thành phần: Đánh giá thương hiệu và
cảm xúc thương hiệu. Đây là 2 thành tố hình thành nên thái độ của khách hàng
đối với thương hiệu được thể hiện qua những ý kiến cá nhân và đánh giá của
KH đối với thương hiệu hay những phản ứng cảm xúc gợi ra bởi thương hiệu
khi khách hàng tiếp xúc và sử dụng.

2. PP thử nghiệm MKT

Thử nghiệm là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách tuyển chọn các
nhóm đối tượng có thể so sánh được với nhau, tạo ra cho các nhóm đó hoàn cảnh
khác nhau, kiểm tra những thành phần biến động và xác định mức độ quan trọng
của các đặc điểm được quan sát hoặc được phỏng vấn.
a) Phương pháp so sánh

Cách thực hiện: Cố định hoạt động marketing và xem xét phản ứng NTD (niềm
tin/ thái độ/ dự định,..) với các thương hiệu khác nhau (thường chọn thương
hiệu hư cấu nhưng tương tự hoặc chọn thương hiệu của đối thủ cạnh tranh).

b) Phân tích kết hợp

Phân tích kết hợp là một kỹ thuật đa biến giúp người làm thị trường có thể mô
tả được tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm và
thương hiệu.

You might also like