Học Tập Là Một Trò Chơi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

1

LỜI NÓI ĐẦU


Vấn đề
Giáo dục là một đề tài gây ra nhiều tranh luận
trên toàn cầu. Tranh cãi như là một phần không thể
thiếu của bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Mọi người bất
đồng với nhau về sách giáo khoa, các khóa học online,
cách học và đánh giá kết quả học tập. Tệ hơn, hầu hết
các quốc gia đang phải đối mặt với chi phí cũng như
phương pháp học tập. Học sinh và gia đình đang tốn kém rất nhiều tiền, thời gian,
công sức cho giáo dục. Theo báo cáo năm học 2018 tại Mỹ, chi phí cho đồ dùng học
tập của bậc trung học cơ sở là 27,5 tỷ đô la. Ước tính, mỗi năm trên thế giới có từ
60.000 đến 80.000 cây Tuyết tùng bị đốn hạ chỉ để sản xuất bút chì. Sự tốn kém này
vẫn chưa sánh bằng nỗi sợ hãi và kiến thức thực sự có được của học sinh. Nếu tư duy
về giáo dục như một ngành công nghiệp thay vì dịch vụ công cộng thì chúng ta sẽ nghĩ
về một dây chuyền sản xuất hiệu quả cho sản phẩm và khách hàng. Nguyên nhân để
giáo dục trở thành vấn nạn toàn cầu là do chúng ta đã bỏ qua điều sơ đẳng nhất, học về
phương pháp học. Phương pháp quan trọng không chỉ với lĩnh vực giáo dục mà còn
đúng với tất cả các lĩnh vực khác như học thể thao, viết lách, diễn thuyết, bán hàng,
thậm chí cho đến cả sự phát triển của một quốc gia. “Học cách học mới là kỹ năng
quan trọng nhất trong cuộc đời”1, xứng đáng như là một môn học.
Cơ sở để viết
Các cơ sở khoa học để viết cuốn sách dựa trên (i)
tham khảo các nghiên cứu về giáo dục, triết học, tâm lý
học của các học giả mà chúng tôi cho là đúng (ii) con
đường nhận thức của triết học từ trực quan đến nhận
thức. (iii) sự quan sát của chúng tôi ở các sự kiện thực tế,
chúng có tính hiển nhiên. Bản thân sự thật chúng chỉ đơn
giản dùng tư duy, lý lẽ và logic để chứng minh.

Nội dung
Nội dung cuốn sách nói về các phương pháp học tập từ những trải nghiệm, quan
sát và sự đúc kết của chúng tôi.
Thứ nhất, tư tưởng trong cuốn sách này xác định trọng
tâm của việc học kiến thức là tư duy về môn học thay vì
nội dung. Bởi vì, tư duy giúp người học có thể hiểu vấn đề
sâu hơn là học về điều gì thì chỉ nắm bắt được điều đó.

Thứ hai, cuốn sách


đã xây dựng hệ thống các phương pháp học trên cơ sở
sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học
giả và kết quả ứng dụng. Những nhận định và đề xuất
trong sách được thẳng thắn đưa ra. Đồng thời nêu lên
những sai lầm của giáo dục hiện nay như quan niệm
1
Kevin Mattingly Tiến sỹ, Đại học Sư phạm, ĐH Tổng hợp Columbia, Mỹ
2
“lấy người học làm trung tâm”, “Thuyết đa trí tuệ”, “Thuyết mỗi người có một phương
pháp học”. Mỗi phương pháp học đều có khả năng ứng dụng do chúng có tên gọi, có
sự mô tả; được sắp đặt theo thứ tự; có các bước để thực hiện. Tên để cho thầy cô và
học sinh phân biệt được phương pháp này với phương pháp khác. Sự mô tả giúp người
đọc hiểu nội dung; sự sắp đặt để người học biết sẽ ứng dụng phương pháp này trước
hay sau; các bước thực hiện giúp cho người đọc thực hành được từng phương pháp.
Thứ ba, cuốn sách đã tập hợp được nhiều trò
chơi để người học có thể sử dụng chúng cho bất kỳ một
nội dung học nào tương tự. Một phương pháp có thể sử
dụng nhiều trò chơi để thể hiện. Trò chơi có thể thay đổi
nhưng các phương pháp luôn luôn cố định. Học một môn
học đã khó, học cách để học các môn sẽ khó khăn hơn,
nhưng nó sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn bỏ
ra.

Lợi ích
Cuốn sách đem đến cho bạn đọc hiểu biết những khái niệm
cốt lõi về quá trình nhận thức, phương pháp, kỹ năng,
phong cách trong học tập. Khi ta nhầm lẫn giữa chúng sẽ
dẫn đến những sai lầm khác. Chẳng hạn, khi học sinh sử
dụng cùng một phương pháp học nhưng cho kết quả khác
nhau đã gây lầm tưởng rằng mỗi người cần một phương
pháp phù hợp để có kết quả chung. Sự thật, kết quả học tập
giữa học sinh này và học sinh khác bao giờ cũng khác nhau do sự thông minh, khả
năng vận dụng phương pháp của mỗi người. Sự nhầm lẫn giữa phương pháp và kỹ
năng dẫn đến người dạy và người học chỉ học phương pháp mà quên đi ứng dụng nó
để có kỹ năng. Nghĩa là, giáo viên chỉ có thể dạy học sinh về phương pháp để họ thực
hành thành thạo, lúc đó học sinh mới có kỹ năng. Sự khác nhau trong khi sử dụng một
cách thức học giữa mọi người chỉ là phong cách hay các lợi thế. Khi ta hiểu được rõ
ràng những khái niệm này đã giải quyết một phần về cách học tập.
Từ sự hiểu biết cốt lõi, bạn đọc có được một hệ
thống các phương pháp học khoa học, hiệu quả cho dù
áp dụng đơn lẻ hay kết hợp giữa chúng. Biết bao thế hệ
học sinh đã rất cố gắng, chăm chỉ nhưng kết quả học
chưa cao là do thiếu phương pháp đúng. Liên hệ với các
cuộc thi Olimpic, 1/100 giây cũng tạo nên nhà vô địch
là do phong cách, trí thông minh và sự cố gắng nhưng
cách thức luôn giống nhau. Chúng ta cùng hình dung
học như chơi thể thao. Lúc này, cuốn sách sẽ như các tài liệu hướng dẫn cách chơi cầu
lông, bóng bàn hay môn tennis dành cho người học và giáo viên ở mọi lứa tuổi, mọi
cấp học; rất khó để phân biệt rõ ràng nhóm độc giả.

Cách thể hiện


Tên cuốn sách là “Học tập là một trò chơi”
sử dụng sự so sánh ẩn dụ học như là chơi. Chúng
tôi chỉ sử dụng học vì dạy và học có mối quan hệ
3
chặt chẽ và từ theo vị trí của từng người. Khẩu hiệu “Apprendre à apprendre” trong
tiếng Pháp nghĩa là học cách học. Chúng tôi muốn học ở đây cũng dành cho người
dạy.
Toàn bộ nội dung cuốn sách chuyển tải thông điệp “chiến thắng và vui cùng
bạn bè” với ý nghĩ lấy niềm vui để học tập.
Cấu trúc của sách được chia thành chín chương, mỗi chương có ba phương
pháp và một bài tập. Nhóm chương 1, 2 và 3 nói về việc học và dạy. Nhóm chương 4,
5, 6 nói về việc học. Nhóm chương 7, 8 và 9 nói về việc dạy học. Toàn bộ 27 phương
pháp liên kết với nhau. Trình tự của chúng theo quá trình bắt đầu từ việc chuẩn bị đến
kết thúc.

Mỗi phương pháp được trình bày theo ba phần chính lần lượt W-T-A2: (i) W
(What): mô tả phương pháp; (ii) T (Technology): các bước kỹ thuật để thực hiện
phương pháp và (iii) A (Aplication): Ứng dụng trò chơi của phương pháp đó. Mỗi
đoạn luôn được bắt đầu bằng câu chủ đề có chứa từ khóa và câu lý lẽ quan trọng được
in nghiêng, kèm theo hình minh họa. Tiếp sau câu chủ đề là các câu hỗ trợ để làm rõ
hơn cho nó bằng giải thích, số liệu hay mẩu truyện ngắn minh họa cho tư tưởng của
phương pháp.
Lời cám ơn
Chúng tôi cảm ơn sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp
để cuốn sách được hoàn thành bằng cả hai ngôn ngữ Việt
và Anh. Mặc dù nhóm tác giả có nhiều cố gắng nhưng do
sự hạn chế về cả kiến thức cũng như việc diễn tả bằng
2
Viết tắt của Hiệp hội quần vợt nữ (Women's Tennis Association)
4
tiếng Anh nên cuốn sách chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mỗi ý kiến của bạn
đọc sẽ giúp cuốn sách hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ HỌC TẬP: GIÁO VIÊN LÀM
TRUNG TÂM, HỌC SINH CHỦ ĐỘNG VÀ CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU
TIÊN.............................................................................................................................. 9
1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN LÀM TRUNG TÂM (ảnh hưởng)...........................9
1.1. Giáo viên làm trung tâm là gây ảnh hưởng.............................................................9
1.2. Trang bị kiến thức, là con người toàn diện đến luyện tập giảng bài......................12

5
1.3. Trò chơi giáo viên làm trung tâm..........................................................................13
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG (đón nhận)..........................................16
2.1. Học sinh chủ động là cách để đón nhận kiến thức................................................16
2.2. Xây dựng nhận thức chủ đề, tìm ý tưởng, đánh giá ý tưởng.................................17
2.3. Trò chơi học sinh chủ động...................................................................................18
3. PHƯƠNG PHÁP CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN (trợ giúp).................20
3.1. Cha mẹ là thầy đầu tiên, cách trợ giúp con cái......................................................20
3.2. Phá vỡ một thói quen............................................................................................22
3.3. Trò chơi giúp con..................................................................................................23
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC: Ý
NIỆM, LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG..................................................................27
4. PHƯƠNG PHÁP Ý NIỆM (hiểu biết ban đầu).......................................................27
4.1. Ý niệm cho hiểu biết ban đầu................................................................................27
4.2. Từ dự đoán đến hình thành kiến thức....................................................................30
4.3. Trò chơi Tìm kiếm ý niệm môn học......................................................................31
5. PHƯƠNG PHÁP LIÊN TƯỞNG (gợi ý).................................................................33
5.1. Liên tưởng là sự gợi ý cho bộ não.........................................................................33
5.2. Từ nội dung đến thực tế........................................................................................35
5.3. Trò chơi đặt tên ba định luật của Newton.............................................................36
6. PHƯƠNG PHÁP TƯỞNG TƯỢNG (kiến thức mới)..............................................37
6.1. Tưởng tượng tạo ra kiến thức mới........................................................................37
6.2. Sự kết hợp trí não hay cơ thể tạo ra kiến thức mới................................................40
6.3. Trò chơi chuyển bài học thành câu chuyện...........................................................41
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TỔNG QUAN: TỔNG THỂ, LOGIC,
ĐƠN VỊ KIẾN THỨC.................................................................................................43
7. PHƯƠNG PHÁP TỔNG THỂ (thấy toàn bộ).........................................................43
7.1. Tổng thể cho cái nhìn toàn bộ...............................................................................43
7.2. Nội dung học quyết định loại tổng thể..................................................................45
7.3. Trò chơi về tổng thể..............................................................................................46
8. PHƯƠNG PHÁP LOGIC (mối liên kết)..................................................................47
8.1. Vạn vật tuân theo qui luật liên kết........................................................................47
8.2. Từ phân loại đến thực hiện logic...........................................................................49
8.3. Trò chơi logic........................................................................................................50
9. PHƯƠNG PHÁP ĐƠN VỊ KIẾN THỨC (thành phần)...........................................51
9.1. Đơn vị hình thành nên mọi sự vật.........................................................................51
9.2. Từ đơn vị và tìm mối quan hệ để có ước số và bội số...........................................53
9.3. Trò chơi đi tìm đơn vị kiến thức...........................................................................53
CHƯƠNG 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHI TIẾT: TỪ KHÓA, TÓM TẮT
VÀ TRÌNH BÀY LẠI.................................................................................................56
10. PHƯƠNG PHÁP TỪ KHÓA (ý tưởng).................................................................56
10.1. Từ khóa chuyên chở ý tưởng..............................................................................56
10.2. Từ nội dung học để đi tìm và minh họa ý tưởng.................................................57
10.3. Trò chơi đi tìm từ khóa.......................................................................................58
11. PHƯƠNG PHÁP TÓM TẮT (phiên bản cô đọng)................................................59
11.1. Tóm tắt là một phiên bản cô đọng.......................................................................59

6
11.2. Các bước ghép cây: giữ nhánh chính, ghép chồi, bỏ cành thừa...........................60
11.3. Trò chơi tóm tắt, sáng tác hay mô tả...................................................................61
12. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY LẠI (hiểu biết)....................................................63
12.1. Hiểu biết của mình từ người khác.......................................................................63
12.2. Thu hoạch sau ghép cây......................................................................................64
12.3. Trò chơi đóng vai tác giả....................................................................................65
CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA HOẠT ĐỘNG: THÔNG MINH,
NGHE NÓI ĐỌC VIẾT, CẢM XÚC..........................................................................67
13. PHƯƠNG PHÁP HỌC THÔNG MINH (sử dụng bộ não)....................................67
13.1. Sử dụng ghi nhận và kết hợp của bộ não.............................................................67
13.2. Trải nghiệm, kết nối đến hình thành hệ thống kiến thức.....................................69
13.3. Trò chơi về xếp hình, tư duy và ứng dụng..........................................................70
14. PHƯƠNG PHÁP NGHE NÓI ĐỌC VIẾT (học thuật, nhóm đôi).........................71
14.1. Học thuật và kết hợp của bốn công cụ Nghe Nói Đọc Viết.................................71
14.2. Từ đảo ngược qua tập luyện đến thực hiện.........................................................73
14.3. Trò chơi về hoạt động Nghe Nói Đọc Viết.........................................................74
15. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CẢM XÚC (sự kiện).........................................75
15.1. Học cần hoạt động cảm xúc................................................................................75
15.2. Từ thử đến thật....................................................................................................77
15.3. Trò chơi về ngôn từ và ngôn ngữ cơ thể.............................................................78
CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC BẰNG CÁCH SO SÁNH: GIỐNG VÀ
KHÁC NHAU, ẨN DỤ, TƯƠNG ĐỒNG...................................................................81
16. PHƯƠNG PHÁP GIỐNG VÀ KHÁC NHAU (so sánh nổi).................................81
16.1. Điểm giống và khác nhau của nhiều sự vật.........................................................81
16.2. Chọn tiêu chí, so sánh và tổng kết.......................................................................83
16.3. Trò chơi so sánh hai hay nhiều sự vật cho trước.................................................83
17. PHƯƠNG PHÁP ẨN DỤ (so sánh ngầm).............................................................85
17.1. Sự so sánh ngầm.................................................................................................85
17.2. Từ các vật ẩn dụ để so sánh và tổng kết..............................................................87
17.3. Trò chơi mô tả các ẩn dụ.....................................................................................87
18. PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ĐỒNG (so sánh trừu tượng)......................................89
18.1. So sánh trừu tượng hai mối quan hệ....................................................................89
18.2. Tìm hai vật có dấu hiệu ẩn dụ để miêu tả ẩn dụ.................................................91
18.3. Trò chơi tương đồng...........................................................................................91
CHƯƠNG 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA GIẢNG BÀI: NGANG HÀNG,
NEO KIẾN THỨC, LÀM THẦY GIÁO.....................................................................94
19. PHƯƠNG PHÁP LÀM THẦY GIÁO (dạy lẫn nhau)...........................................94
19.1. Học thầy không tày học bạn................................................................................94
19.2. Từ nội dung đi tìm phương pháp và lựa chọn hoạt động.....................................96
19.3. Trò chơi dạy bạn không đến lớp.........................................................................98
20. PHƯƠNG PHÁP NGANG HÀNG (phù hợp).....................................................100
20.1. Sự ngang bằng giữa thầy và trò.........................................................................100
20.2. Từ vị trí để đặt ngang hàng về hiểu biết và tốc độ học......................................102
20.3. Trò chơi đóng vai thầy giáo..............................................................................103
21. PHƯƠNG PHÁP NEO KIẾN THỨC (nhắc lại).................................................105

7
21.1. Neo kiến thức bằng nhắc lại..............................................................................105
21.2. Từ nội dung chọn cách thức và hoạt động neo..................................................106
21.3. Trò chơi làm bài tập..........................................................................................107
CHƯƠNG 8. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP: QUẢN LÝ LỚP
HỌC, KHEN NGỢI, HỌC NHÓM............................................................................112
22. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC (hành chính)........................................112
22.1. Lớp học, xã hội nhỏ cần quản lý.......................................................................112
22.2. Quản lý lớp bằng nội qui, kỷ luật và mối quan hệ.............................................114
22.3. Trò chơi họp lớp xử lý tình huống....................................................................115
23. PHƯƠNG PHÁP KHEN NGỢI (ghi nhận).........................................................117
23.1. Động lực bên ngoài...........................................................................................117
23.2. Tìm kiếm điều khen, lý do khen trước khi khen................................................119
23.3. Trò chơi ghi nhận kết quả học tập.....................................................................120
24. PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM (hỗ trợ)..............................................................122
24.1. Học tập cùng nhau............................................................................................122
24.2. Tạo nhóm, thảo luận và tổng kết.......................................................................123
24.3. Trò chơi hoạt động giúp bạn.............................................................................124
CHƯƠNG 9. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP: PHẢN HỒI,
PHẢN BIỆN, THI.....................................................................................................127
25. PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI (đáp lại)...............................................................127
25.1. Sự đáp lại trong học tập....................................................................................127
25.2. Học nội dung, phản hồi và tổng kết phản hồi....................................................129
25.3. Trò chơi đi tìm câu hỏi cốt lõi...........................................................................130
26. PHƯƠNG PHÁP PHẢN BIỆN (đặt ngược)........................................................131
26.1. Đặt ngược lại ý tưởng.......................................................................................131
26.2. Giả thuyết, đặt câu hỏi và kết luận....................................................................133
26.3. Trò chơi thuyết phục nhận thức của người khác...............................................134
27. PHƯƠNG PHÁP THI (vượt rào).........................................................................136
27.1. Vượt qua rào cản...............................................................................................136
27.2. Kế hoạch thi, thi và đánh giá kết quả thi...........................................................138
27.3. Trò chơi về thi...................................................................................................139
LỜI KẾT.................................................................................................................... 142

CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ HỌC


TẬP: GIÁO VIÊN LÀM TRUNG TÂM, HỌC SINH CHỦ
ĐỘNG VÀ CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
(chuẩn bị trước khi học)
Chuẩn bị học tập cũng giống như bất kỳ môn thể thao
hay trò chơi, chúng ta cần một nền tảng của cả một quá trình
dài. Nó chưa trực tiếp để học một nội dung cụ thể nhưng lại quyết định đến kết quả
học tập. Bởi vì, các chủ thể giáo viên, học sinh và cha mẹ cũng cần cách thức để dạy,
học và trợ giúp con. Chương 1 đề cập các phương pháp tương ứng với ba thành phần
dành cho cả việc học và dạy học là: giáo viên làm trung tâm; học sinh chủ động; cha
mẹ là người thầy đầu tiên. Trong đó, giáo viên có vai trò xuyên suốt toàn bộ quá trình
học tập.
8
1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN LÀM TRUNG TÂM (ảnh hưởng)
1.1. Giáo viên làm trung tâm là gây ảnh hưởng
Lịch sử giáo dục gắn liền với sự thay đổi các phương pháp dạy học của giáo
viên. Năm 1717, khi đó nước Phổ3 trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện giáo dục
cưỡng bức. Một lớp học, tấm bảng đen, phấn viết và học sinh ngồi bên những dãy bàn;
thầy giáo đứng trước, trên một cái bục. Giáo viên làm trung tâm của lớp học. Mô hình
lớp học bắt buộc này được hầu hết các quốc gia sử dụng ở mọi cấp học.
Ba trăm năm sau, Piaget4 là người đã nghiên cứu bốn giai đoạn phát triển của
trẻ (giác động, tiền thao tác, thao tác cụ thể và thao tác hình thức). Giáo viên được
khuyến khích tham dự cùng trẻ, gợi hứng thú cho mọi sáng tạo, không khuyến khích
việc nghe lời hoặc tuân theo những hướng dẫn sẵn có mà bỏ đi sự tưởng tượng. Dạy
học chỉ hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, chứ không phải giảng dạy. Họ nên tập trung vào quá
trình học tập hơn là vào những kết quả cuối cùng, bằng cách khích lệ, khám phá, kể cả
nếu có mắc lỗi. Học sinh chủ động tham dự hơn là việc thụ động quan sát; tương tác
với nhau, thảo luận một cách chủ động; tự đào sâu và củng cố những điều đã biết. Nhờ
các công trình nghiên cứu này đã tạo nên sự chuyển biến trong hệ thống giáo dục tại
châu Âu và Hoa Kỳ trong thập niên 70 – 80. Cách lý giải này đã nhanh chóng làm cho
các nhà khoa học và quản lý giáo dục đổi mới. Từ đây, dẫn đến một phương pháp dạy
học lấy trẻ làm trung tâm đối với cả lý thuyết và thực hành. Trên thực tế, kết quả ứng
dụng của lý thuyết này lại trái ngược với mong đợi, trình độ của học sinh đã giảm đi.
Tại Pháp, vào những năm 1970, sau 30 năm cải cách giáo dục chương trình môn Toán
đã bị thụt đi 1,5 năm, tức là lớp 12 ngày nay chỉ bằng lớp 10 thời những năm 1970.
Trong khi đó, sự phát triển của khoa học và công nghệ và nhiều ngành khoa học khác
đều đòi hỏi hiểu biết về toán. Ngay tại Thuỵ Sĩ, quê hương của Piaget, giáo dục phổ
thông trước những năm 1970 được coi là mẫu mực nhưng sa sút nặng khi áp dụng.
Lý thuyết của Vygotsky5 cho rằng giáo viên nên đóng vai trò hướng dẫn lại kích
thích sự chuyển đổi từ cách giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm sang lấy chương trình
giảng dạy làm trung tâm. Lúc này, học tập mang tính cộng tác thường xuyên chỉ bảo
học trò để cải thiện thái độ chú ý, tập trung và kỹ năng học hỏi, nhờ đó kiến tạo năng
lực cho các em. Quan điểm này ảnh hưởng đáng kể tới giáo dục, đặc biệt vào cuối thế
kỷ 20 về thay đổi lấy học sinh làm trung tâm.
Xét về về không gian, giáo viên có một và ở giữa như tâm của đường tròn. Còn
nhìn nhận theo khía cạnh muốn giáo dục hướng đến học sinh làm trung tâm. Nghĩa là,
chúng ta muốn học sinh tham dự, chủ động, sáng tạo. Tất cả những nội dung lấy học
sinh làm trung tâm đó đều cần đến giáo viên hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá. Nói ngắn
gọn, giáo viên ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình học tập, họ là trung tâm để ảnh hưởng
đến học sinh xung quanh.
Ta để học sinh tự học khái niệm về logarit mà không có sự giảng dạy của giáo
viên. Logarit của một số là lũy thừa mà một giá trị cố định, gọi là cơ số, phải được
nâng lên để tạo ra số đó. Khái niệm này nếu không có giáo viên giải thích và cho ví dụ
thì học sinh rất khó để hiểu và ứng dụng làm các bài tập. Ví dụ, logarit
số 10 của 1000 là 3 vì 1000 là 10 lũy thừa 3: 1000 = 10 × 10 × 10 = 103. Tổng quát

3
Quốc gia trong lịch sử ảnh hưởng đến Liên bang Đức
4
Jean Piaget, nhà tâm lý học Thụy Sĩ
5
Nhà tâm lý học Nga
9
hơn, nếu N = ax thì x được gọi là logarit cơ số a của N và được ký hiệu là logaN=x.
Logarit như là phép tính ngược của lũy thừa. Một ví dụ khác mà cần đến giáo viên là
bài toán chia một đoạn thẳng thành ba phần bằng nhau chính xác. Họ sinh không dễ
dàng tự tìm hiểu những căn cứ kiến thức để giải và chứng minh điều đó. Bởi vì, để
chia chúng ta cần đến phép dựng hình, định lý Ta lét6 để chúng minh. Như vậy, giáo
viên phải là trung tâm giúp đỡ, dẫn dắt cho học sinh hiểu bài.
Giáo viên làm trung tâm gây ảnh hưởng để
truyền đạt kiến thức đến học sinh, giúp trí óc chúng ghi
nhớ kiến thức, tự nảy nở ra những ý tưởng. Giáo viên
làm trung tâm để gây ra cảm xúc cho học sinh, một
cách tiên quyết và duy nhất trong dạy học. Khi giảng
bài, giáo viên đứng giữa lớp như tâm của một đường
tròn còn học sinh như các điểm xung quanh. Để làm
trung tâm, giáo viên phải là người giỏi truyền cảm
hứng, được hưởng lương xứng đáng cùng với sách giáo khoa chính xác và hấp dẫn.
………………………………………….
Giáo viên làm trung tâm gây ra ảnh hưởng để học sinh học tập. Vì thế, thách
thức lớn nhất của giáo dục là chuyển trọng tâm từ học sinh sang giáo viên. Tuy nhiên,
thầy giáo làm trung tâm chưa đủ bởi quá trình học tập là một mối quan hệ hai chiều.
Thầy trao, cần trò chủ động đón nhận.
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG (đón nhận)
2.1. Học sinh chủ động là cách để đón nhận kiến thức
Giáo viên chỉ dạy tốt nếu học sinh cố gắng học. Andrew Carnegi7, tuyên bố: “Sẽ hoàn
toàn vô ích nếu bạn cố giúp những người không nỗ lực. Bạn không thể đẩy ai đó lên
một chiếc thang trừ khi bản thân anh ta muốn trèo lên”. Trong học tập, chúng ta không
thể tiến bộ và phát huy tối đa tiềm năng của mình nếu bản thân không nỗ lực. Sự cố
gắng đó, bắt đầu bằng sự chủ động.
Học sinh nghe thí nghiệm của Kohler8 thực hiện khi quan sát sự chủ động tư
duy của tinh tinh. Ông nhận thấy, khi không với tới được thức ăn, những con tinh tinh
sẽ thấy thất vọng trong những lần thử đầu. Sau đó, chúng sẽ ngưng lại và xem xét tìm
giải pháp, như sử dụng công cụ để lấy thức ăn. Sau này gặp vấn đề tương tự, chúng
thường áp dụng giải pháp cũ. Ông kết luận rằng hành vi của tinh tinh cho thấy, chúng
giải quyết vấn đề trong tâm trí trước và chỉ sau khi hiểu ra mới thử áp dụng giải pháp.
Điều này đi ngược quan điểm của các nhà hành vi cho rằng học tập là quá trình bị điều
kiện hóa bởi sự phản ứng lại một kích thích. Mô hình chủ động của Kohler bao gồm sự
tổ chức trong nhận thức, hơn là học tập thụ động qua
phản ứng với những phần thưởng.
Trong học tập, sự chủ động giúp học sinh đón
nhận kiến thức tốt hơn. Trong tâm thế đó, người học
chuẩn bị cho cả hành trình để khám phá thế giới. Điều
này khác với việc ngồi chờ tri thức đến bất ngờ, thiếu

6
Nhà toán học hy lạp.
7
Nhà tư bản công nghiệp kiêm nhà từ thiện Mỹ
8
Tiến sỹ tâm lý người Đức.
10
sự chủ động. Khi đó, học sinh phải tự mình bước vào ngôi nhà tri thức, bằng một cách
thức chuẩn bị, bắt đầu từ hiểu lý thuyết trước.
…………………………………………………………………
Trước khi đến lớp, học sinh cần chuẩn bị những kiến thức ban đầu cho bài học
để chủ động tiếp thu. Mỗi học sinh chuẩn bị cho mình bằng cách xác định vấn đề, nội
dung và đánh giá sự hiểu biết của mình về vấn đề đó. Sự chuẩn bị của học sinh không
thể thiếu vắng sự trợ giúp của cha mẹ, những người thầy đầu tiên của họ.
3. PHƯƠNG PHÁP CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN (trợ giúp)
3.1. Cha mẹ là thầy đầu tiên, cách trợ giúp con cái
Gia đình là mảnh đất nơi chúng ta nảy mầm lớn lên và phát triển. Mỗi con
người đều được định hình nhân cách thông qua môi trường đó. Trong đó, cha mẹ giữ
vai trò quan trọng đối với sự hình thành thói quen học tập. “Gia đình như là nhà máy
nơi mọi người được sản xuất ra”9.
Các học sinh trong lớp có thể kể lại những ảnh hưởng của các thành viên gia
đình mình lên mỗi cá nhân10. Mỗi thành viên trong gia đình đều có ảnh hưởng đến các
thành viên khác. Chúng ta học cách phản ứng theo những cách nhất định cũng có thể
tuân theo hay ngược lại đối với hành vi của các thành viên trong gia đình mình nhất là
cha mẹ.
Trong gia đình, cha mẹ dùng chính bản thân để
trợ giúp con trước khi đến trường và kiểm soát chúng
sau khi về nhà. Hơn nữa, con cái cũng học kiến thức từ
cha mẹ; noi theo hình ảnh của cha mẹ như sống chan
hòa yêu thương, chăm chỉ đọc sách, tập thể dục.
George Herbert11 nói rằng, “Một người cha còn hơn cả
trăm người thầy”. Cha mẹ là người sinh ra con cái,
trưởng thành cùng con nên họ là tấm gương cho con,
tạo hình ảnh đẹp về trường học và giúp con bằng cả
tình mẫu tử nhưng chỉ cần vừa đủ.
…………………………………………………………………………………
Học tập cần sự chuẩn bị của cả thầy trò và cha mẹ, nhưng mức độ chuẩn bị có
sự khác nhau giữa các thành phần tham gia. Chuẩn bị xong, giáo viên và học sinh bắt
đầu học tập theo quá trình nhận thức từ ý niệm, liên tưởng đến tưởng tượng.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO


QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC: Ý NIỆM, LIÊN
TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG
(Tư duy)
Trước khi học một môn học, chúng ta thường
suy nghĩ, phỏng đoán ban đầu về điều mình sẽ học đó
là ý niệm. Khi học về một nội dung, thầy giáo sử dụng
một vật hay hình ảnh khác để gợi ý cho nội dung học

9
Virginia Satir, nhà Tâm lý học, nhà xã hội học Mỹ
10
Mô phỏng nghiên cứu của Virginia Satir, nhà tâm lý Mỹ
11
Nhà thơ, linh mục người Anh
11
này - đó là cách tạo sự liên tưởng. Từ kiến thức đã có, chúng ta tư duy để có kiến thức
mới nhờ tưởng tượng.
4. PHƯƠNG PHÁP Ý NIỆM (hiểu biết ban đầu)
4.1. Ý niệm cho hiểu biết ban đầu
Triết học đã tổng kết sự nhận thức luôn bắt đầu từ trực quan sinh động, từ quan
sát các đối tượng cụ thể. Nghĩa là, từ tri giác trực tiếp nhận thức các đối tượng độc lập,
khách quan với con người. Lênin12 viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. Tựa như, học tập bất cứ đối tượng
nào chúng ta cũng cần xuất phát từ thực tiễn, những thuộc tính cố hữu của sự vật.
Năm 1954, Festinger13 đã thấy một cơ hội để nghiên cứu về tư duy rất khó thay
đổi. Khi đó, ông thấy một giáo phái tuyên bố là đã nhận thông điệp từ người ngoài
hành tinh cảnh báo về trận hồng thủy sẽ hủy diệt thế giới vào ngày 21/12. Thông báo
cho biết, chỉ những người thực sự tin mới được cứu thoát bởi đĩa bay. Festinger và
đồng sự tại đại học Minnesota đã tìm cách thâm nhập nhóm đó, phỏng vấn họ trước
thời điểm ngày tận thế, và phỏng vấn lần nữa khi sự kiện đã không diễn ra. Nghiên cứu
này nổi tiếng bởi theo lý thường tình, ta sẽ nghĩ rằng sự sai lầm của lời tiên đoán và hệ
quả là sự xung đột nhận thức sẽ khiến các thành viên giáo phái từ bỏ niềm tin, nhưng
thực tế thì ngược lại. Khi ngày dự báo đó đến gần, một thông điệp khác được gửi đến,
tuyên bố rằng vì sự tận hiến của nhóm, thế giới sẽ được cứu rỗi. Những thành viên
giáo phái đó thậm chí trở nên sùng tín hơn. Ông cho rằng: “một người có niềm tin chắc
chắn là một người khó thay đổi”. Ý niệm trong học tập cũng giống như niềm tin của
giáo phải trước một vấn đề.
Con người có sự tư duy sâu sắc nên trước khi học, họ
thường hình dung mình sẽ học gì - cách để tạo ra hiểu biết
ban đầu. Nhờ có ý niệm ban đầu mà người học vượt qua bỡ
ngỡ, có cách tư duy chính xác về kiến thức bài giảng. Ý niệm
như là điểm khởi đầu của con đường nhận thức, nó dẫn ta đến
khái niệm và hệ thống kiến thức.
…………………………………………………………
Học tập là quá trình hình thành hệ thống kiến thức nên
những suy nghĩ ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến những khái
niệm học về sau. Bộ não con người không như bộ nhớ máy
tính để có thể dễ dàng tự kết nối giữa thông tin đã có và thông tin mới mà não cần sự
trợ giúp. Đó là sự gợi ý từ một sự vật có liên quan, chúng ta gọi là cách học qua liên
tưởng.
5. PHƯƠNG PHÁP LIÊN TƯỞNG (gợi ý)
5.1. Liên tưởng là sự gợi ý cho bộ não
Các nhà nghiên cứu về bộ não cho thấy, bản chất não cần được sự gợi ý từ một
vật này để hiểu hay nhớ về vật khác. Việc khơi lại từ những kiến thức đã biết để học
kiến thức khác có thể sử dụng để học tất cả các môn học.

12
Lê nin, nhà lý luận chính trị người Nga, đứng đầu chính phủ của nước Nga Xô Viết
13
Tiến sỹ tâm lý Mỹ, gốc Nga
12
Trò chơi nhập môn toán học có thể minh họa cho nhận định này. Trong bài học
về hình học, giáo viên khi nói bán kính, đường kính và chu vi của đường tròn, giáo
viên dang cánh tay trái ra để biểu diễn cho bán kính, cả hai tay ra ngang để biểu diễn
cho đường kính và cả hai cánh tay vòng tròn lại để biểu diễn cho chu vi. Biểu diễn góc
tù, góc nhọn bằng cách mở rộng hoặc thu hẹp hai cánh tay trong lúc các học sinh đọc
to lên đoán số độ của mỗi góc. Học sinh vừa nhìn các hành động đó vừa diễn tả khái
niệm nào phù hợp, vẽ và viết vào vở ghi chép của mình để hình thành kiến thức trong
não bộ.
Bộ não người hoạt động theo cơ chế liên tưởng
nên nó cần gợi ý để hiểu ra hay nhớ lại kiến thức. Nghĩa
là, từ sự việc này mà bộ não nghĩ đến hay nhớ tới sự vật
khác có liên quan. Ví dụ, nhìn thấy cây thông Noel mọi
người liên tưởng đến năm mới. Vì bộ não có giới hạn
nên học liên tưởng yêu cầu cần vật thật, nhờ liên tưởng
mà việc học sẽ dễ nhớ hơn.

……………………………………………………
Liên tưởng gợi ý cho đầu óc về kiến thức. Nhờ có liên tưởng mà ta hiểu một sự
vật dễ hơn. Đó là cách học mang lại hiệu quả cao. Để phát triển kiến thức đó, học sinh
cần sự tưởng tượng.
6. PHƯƠNG PHÁP TƯỞNG TƯỢNG (kiến thức mới)
6.1. Tưởng tượng tạo ra kiến thức mới
Trí tưởng tượng của con người xuất phát từ mạng lưới thu thập thông tin, hình
ảnh và ký hiệu khắp não bộ để kết hợp những hình thức tư duy khác nhau để hình
thành nên cái mới. Mozart14 nói về quá trình soạn nhạc của mình: “Cũng chẳng phải
tôi đã nghe lần lượt trong trí tưởng tượng của tôi các phần của bản nhạc, mà là nghe tất
trong cùng một lần”. Một nhà văn cũng vậy, trước khi viết học đã hình dung trước câu
chuyện đã xảy ra.
Chơi vẽ hình giúp học sinh phát triển khả năng tưởng tượng. Để hoạt động vẽ
gần gũi, giáo viên có thể phát triển khả năng sáng tạo, gây hứng thú bằng nhiều trò
chơi vẽ khác nhau. Đặc biệt là các hình minh họa cho kiến thức đang học. Ngoài ra,
học sinh cũng có thể vẽ các hình giải trí như từ một hình tròn, bé có thể vẽ ra hình ông
mặt trời, hình quả bóng, hình quả cam, hình chiếc vòng tay. Từ hình vuông, bé có thể
vẽ mặt cười, mặt buồn, mặt ngạc nhiên, mặt tức giận. Từ số 1 bé có thể vẽ thành con
thuyền, số 2 bé vẽ thành chú chim ngộ nghĩnh, từ số 3 bé có thể hô biến thành một chú
thỏ đáng yêu. Điều quan trọng của trò chơi vẽ là nuôi dưỡng và định hướng trẻ em tự
do trải nghiệm và khám phá. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên tốt đơn giản chỉ là
hỗ trợ trẻ thường xuyên khích lệ khả năng sáng tạo và
tưởng tượng của trẻ, vì mục tiêu của giáo dục là tạo nên
những con người có khả năng làm được những điều mới
mẻ.
Tưởng tượng hình thành kiến thức mới mà không
sử dụng các giác quan để tạo ra các hình ảnh, cảm giác
trong tâm trí người học. Đó là cách tạo ra trong trí hình
14
Nhà soạn nhạc người Áo
13
ảnh, những cái không có trước mắt hoặc chưa hề có. Nó là con ngựa thồ đem kiến thức
mới nhưng hoạt động này cần được gieo trồng đúng cách, tránh cả sự thực dụng hay ảo
tưởng.
……………………………………………………………….
Quá trình nhận thức từ sự vật đến tư duy. Nhận thức của con người mang tính
chất tự nhiên vốn có. Thực hiện qui trình đó, học tập phải cần đi vào học cụ thể kiến
thức của một hệ thống. Quá trình đó bắt đầu bằng việc học tổng quan.

CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TỔNG


QUAN: TỔNG THỂ, LOGIC, ĐƠN VỊ KIẾN THỨC
(bề mặt kiến thức)
Quá trình học tập bắt đầu bằng con mắt nhìn
tổng quan về kiến thức, đó là cách học tổng thể, logic và
đơn vị kiến thức. Học tổng thể là sử dụng cái nhìn khái
quát; học logic là xem sự kết nối bên trong của sự vật và
cuối cùng là học về đơn vị kiến thức là xem xét phần
riêng lẻ đặc trưng hình thành nên sự vật.
7. PHƯƠNG PHÁP TỔNG THỂ (thấy toàn bộ)
7.1. Tổng thể cho cái nhìn toàn bộ
Não bộ con người hoạt động như một chỉnh thể, có khả năng tổng hợp lại
những thông tin rời rạc ngay khi nhận được. Nhờ đó, chúng ta sử dụng được toàn bộ
những trải nghiệm thay vì những sự kiện riêng biệt. Tương tự, khi ta nhìn vào một bức
tranh, chúng ta không chỉ thấy những chấm, những đường nét và hình dạng, mà còn
thấy một bức tranh có ý nghĩa. Ngày nay, chân lý “cái toàn thể thì quan trọng hơn là
tổng thể của các bộ phận”15 rất phổ biến.
Khởi đầu học về tổng thể, giáo viên có thể để cho học sinh vẽ sơ đồ từ nhà đến
trường. Mỗi học sinh tự phác họa sơ đồ chi tiết đường đi từ trường đến nhà học sinh
để bất kỳ ai cũng có thể nhìn vào sơ đồ ấy mà đến tận nhà. Chúng tôi nhận thấy, thực
hiện trò chơi này để khởi động cho việc học tổng thể rất tốt. Học sinh hình dung về
con đường quen thuộc nhưng khi tả lại cũng gặp khó khăn. Tựa như, chúng ta cứ đi mà
không hề quan sát những con đường được sắp xếp ra sao. Hình dung về đường đi học
là một cái nhìn tổng thể.
Phương pháp tổng thể cho học sinh cái nhìn bao
quát toàn bộ kiến thức sẽ học. Nghĩa là, chúng ta thấy
được bề ngoài một vật về hình dạng, màu sắc, kích
thước mà không rõ chi tiết bên trong hay bản chất sự
vật. Để học phương pháp này ta cần các công cụ học
tổng thể để biết cách kiến thức liên kết với nhau đồng
thời luôn giữ đan xen giữa tổng thể và chi tiết.
…………………………………………..
Học tổng thể bằng cách phóng to hay thu nhỏ và duy trì trong tầm mắt sự liên
hệ các chi tiết với tổng thể. Tuy nhiên, tổng thể chỉ đem đến cho học sinh cái nhìn bao

15
Phát biểu của Gestalt, tâm lý học người Đức
14
quát. Muốn biết được kiến thức chi tiết liên kết với nhau như thế nào để tạo thành tổng
thể đó chúng ta nghiên cứu về phương pháp logic.
8. PHƯƠNG PHÁP LOGIC (mối liên kết)
8.1. Vạn vật tuân theo qui luật liên kết
Chúng ta đã từng có nhận thức, tư duy của bộ não được ví như một dòng chảy
liên tục. Nó bất chấp những ngắt quãng lặt vặt tác động vào. Dòng chảy giống như một
dòng sông luôn có sự kết nối với nhau. Nhưng sự thật, cách bộ não tư duy không giống
như vậy. Chúng luôn có sự kết hợp với những nhận thức đã biết, kết hợp với thông tin
bên ngoài để hình thành kiến thức mới. Nói chính xác, đó là tư duy của bộ não để giải
quyết một vấn đề.
Chúng ta chơi để hiểu về logic. Lấy một nhóm 12 học sinh xếp dàng hàng
ngang. Mỗi người nhận được một từ trong một câu hoàn chỉnh 16. Sau đó mỗi người
nghĩ về một từ của mình. Sau đó đề nghị mỗi người nói ra một câu theo từ của mình đã
suy nghĩ. Kết quả là không ai có ý thức về một câu hoàn chỉnh. Một ví dụ khác để
chứng minh tư duy không đơn giản như là a+b. Nếu nghĩ, a = “bây giờ là 9 giờ rồi”; b
= “tàu sẽ khởi hành lúc 09.02”, thì có thể ý nghĩ c theo sau sẽ là c = “tôi sẽ lỡ chuyến
tàu mất!”. Như vậy, theo thứ tự a+b # c nhưng theo mối quan hệ từ a, b chúng ta suy ra
c, đó chính là tư duy logic.
Bất cứ sự vật nào cũng được sắp xếp theo một mối
liên kết nhất định, là sự logic. Bởi vì, bản chất vốn có của
sự vật đều hình thành và phát triển theo một qui luật. Mỗi
bộ phận hay thành phần của chúng đều có một mối liên hệ
logic. Nếu chúng rời rạc thì chúng không thuộc một hệ
thống và không ai có thể học được. Logic như là con
đường học tập, dẫn dắt học sinh đi đến các kiến thức chi
tiết và phản ánh bản chất kiến thức.
………………………………………………………………………
Con đường đi tìm kiến thức là hành trình đi tìm các khái niệm và logic của
chúng. Thế giới vật chất và tinh thần rộng lớn nên rất khó để tìm hiểu về chúng, nhưng
có điều vô cùng may mắn, thế giới này luôn có những kết nối logic với nhau. Vấn đề
của chúng ta là nhận ra trình tự và cách kết nối đó hay chưa. Trong quá trình sắp xếp
đó, sự vật luôn luôn có các thành phần giống nhau cấu tạo nên, nó như là một mắt xích
của một hệ thống, đó là đơn vị kiến thức.
9. PHƯƠNG PHÁP ĐƠN VỊ KIẾN THỨC (thành phần)
9.1. Đơn vị hình thành nên mọi sự vật
Thế giới vật chất hết sức phong phú đa dạng, song chúng tồn tại đều ở những
dạng cụ thể. Vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những qui luật khách quan,
phổ biến. Đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự
phân hủy của các chất hữu cơ; nước là một chất hóa học vô cơ có công thức hóa học là
H2O, có nghĩa là mỗi phân tử của nó chứa một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro;
không khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn. Nó gồm có
nitơ và ôxy, với một lượng nhỏ agon, cacbon điôxít. Trong thế giới vật chất chúng
luôn được cấu thành từ những phần nhỏ bé, giống nhau. Muốn học được kiến thức về
sự vật, chúng ta học những phần nhỏ đó là đơn vị kiến thức.
16
Mô phỏng theo ý tương của William James, nhà tâm lý học Mỹ
15
Cơ số thập phân và nhị phân là ví dụ để chúng ta hình dung về đơn vị kiến thức
được đo lường như thế nào. Để học sinh ghi nhớ các dãy số: 000000000, 00000001;
00000010; 00000100; 00001000; 00010000; 00100000; 01000000; 10000000;
10000001. Chúng ta giới thiệu cho họ biết qui luật để nhớ dãy số. Đây chính là cách
biểu diễn các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 của số thập phân dưới dạng số nhị phân.
Trong hệ thập phân được đếm từ ký tự 0 đến ký tự 9, trong khi hệ nhị phân chỉ được
dùng ký tự 0 và 1 mà thôi. Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số hai) là một hệ đếm dùng hai
ký tự 0 và 1 (tương ứng với tắt/mở) để biểu đạt một giá trị số. Nhờ ưu điểm tính toán
đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý nên hệ nhị phân trở thành đơn vị thông tin
căn bản trong các máy tính. Nó như một sự điển hình của đơn vị kiến thức.
Đơn vị kiến thức là thành phần tạo nên kiến thức
của một môn học. Những chi tiết giống nhau đó, tương
tự như đơn vị đo cơ bản trong những hệ thống đo lường.
Bất kỳ sự vật nào đều hình thành từ những thành phần
nhỏ hơn, kết nối logic với nhau. Học là đi tìm đơn vị
kiến thức, học kỹ thuật để có phương pháp và việc học
tốt nhất khi tận dụng được cơ hội học tập.
……………………………………………………..
Học tổng quát cho ta nắm bắt bề ngoài của sự vật để từ đó biết được mối liên
kết của từng đơn vị tạo nên sự vật cũng như hiểu quá trình vạn vật vận hành. Những
phương pháp này giống như việc sử dụng bản đồ khi đi rừng, dù không thể biết rõ từng
cái cây nhưng chúng ta hình dung phương hướng và con đường đi. Trong chơi môn
golf, tổng thể như đánh bóng quả xa, chi tiết như đánh bóng quả gần; quả xa hỗ trợ cho
quả gần nhưng chiến thắng lại nằm ở quả đánh gần. Do đó, học chi tiết rất cần thiết và
quan trọng ngay sau khi học tổng thể.

CHƯƠNG 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHI TIẾT:


TỪ KHÓA, TÓM TẮT VÀ TRÌNH BÀY LẠI
(tiếp nhận chi tiết kiến thức)
Sau khi học tổng quan, học sinh đi vào học chi tiết.
Kiến thức chi tiết nằm ở các đoạn văn, cho nên học sinh
cần tìm kiếm từ quan trọng mô tả kiến thức. Đó là từ khóa.
Khi đã hiểu ý tưởng tác giả, học sinh thực hiện tóm tắt và
trình bày lại để sở hữu kiến thức.
10. PHƯƠNG PHÁP TỪ KHÓA (ý tưởng)
10.1. Từ khóa chuyên chở ý tưởng
Do sự giới hạn của trí nhớ cho nên trong quá trình học học sinh phải xác định
được là cái gì là quan trọng nhất. Những thông tin quan trọng ấy phải được đặt dưới
dạng một từ hoặc một cụm từ chúng ta gọi nó là từ khóa. Việc cố gắng ghi hãy nhớ
nguyên văn những thông tin làm cho nó chiếm nhiều chỗ trong bộ não đồng thời nó
cũng không làm cho việc nhớ lại dễ dàng sau này.
Khi xây dựng một đoạn văn bản, các tác giả bao giờ cũng thể hiện nó theo một
cấu trúc nhất định. Người học càng nhận rõ kết cấu này bao nhiêu thì càng có khả năng
nhận biết nội dung đoạn bấy nhiêu. Bố cục này cũng là cơ sở để học sinh thực hiện
tóm tắt và trình bày lại. Để hiểu sâu hơn, học sinh tìm từ khóa trong đoạn văn: “Từ
16
photography xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là vẽ lên bằng ánh sáng. Ánh sáng là
thành tố quan trọng nhất trong chụp ảnh. Dường như tất cả các dạng chụp ảnh đều dựa
trên thực tế này: có một thứ chất nhất định gọi là chất cảm quan - một loại chất hóa
học sẽ thay đổi một cách nào đó khi hấp thụ ánh sáng. Chất cảm quan có trong tự
nhiên, loài cây gần mùa hoa nở vào ban đêm là một ví dụ. Những cuốn phim dùng
trong chụp ảnh phụ thuộc vào số lượng hạn chế những tinh thể có thể đen lại khi hấp
thụ ánh sáng. Những hợp chất được dùng rộng rãi ngày nay như bạc và các chất hóa
học có tên là halogen (thường là bromine, chlorine hoặc iodine)”17.
Kết quả từ khóa là: chụp ảnh
Như vậy, từ khóa là ý tưởng qua một từ hay cụm từ
của người viết trong đoạn văn. Mỗi đoạn chỉ có một câu
chủ đề chứa từ khóa duy nhất phản ánh nội dung. Cho nên,
trong bất kỳ bài viết hay một cuốn sách cũng chỉ chứa
đựng một số lượng từ khóa nhất định. Các từ khóa này
giúp học sinh nhận ra, nhớ và gợi lại kiến thức.
……………………………………………….
Ta hiểu ý tưởng của tác giả thể hiện ở đoạn văn bằng cách tìm từ khóa. Tuy
nhiên, nếu ta chỉ sử dụng từ khóa để nói cho người khác, họ sẽ không hiểu. Để diễn đạt
ý tưởng của tác giả một cách ngắn gọn theo cách hiểu của người học, chúng ta sử dụng
phương pháp tóm tắt.
11. PHƯƠNG PHÁP TÓM TẮT (phiên bản cô đọng)
11.1. Tóm tắt là một phiên bản cô đọng
Trên lớp, sau khi yêu cầu học sinh tìm được từ khóa, họ phải thực hiện được
việc chắc lọc thông tin thành một dạng tổng hợp, cô đọng. Tuy nhiên, rất nhiều học
sinh không biết chọn các thông tin hoặc không hiểu được bản chất cũng như mục đích
của việc làm này. Ngay cả các lớp học cho những người học là giáo viên cũng gặp tình
trạng như vậy mặc dù việc tóm tắt đoạn văn độ dài chỉ 1/2 tờ giấy A4. Đồng thời, kết
quả tóm tắt cũng hết sức khác nhau.
Học sinh thực hiện tóm tắt đoạn văn sau khi đã thực hiện lựa chọn từ khóa: “Từ
photography xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là vẽ lên bằng ánh sáng. Ánh sáng là
thành tố quan trọng nhất trong chụp ảnh. Dường như tất cả các dạng chụp ảnh đều dựa
trên thực tế này: có một thứ chất nhất định gọi là chất cảm quan - một loại chất hóa
học sẽ thay đổi một cách nào đó khi hấp thụ ánh sáng. Chất cảm quan có trong tự
nhiên, loài cây gần mùa hoa nở vào ban đêm là một ví dụ. Những cuốn phim dùng
trong chụp ảnh phụ thuộc vào số lượng hạn chế những tinh thể có thể đen lại khi hấp
thụ ánh sáng. Những hợp chất được dùng rộng rãi ngày nay như bạc và các chất hóa
học có tên là halogen (thường là bromine, chlorine hoặc iodine)"18.
Kết quả tóm tắt: Ánh sáng là thành tố quan trọng nhất trong chụp ảnh. Nghệ
thuật chụp ảnh phụ thuộc vào những tinh thể hóa chất có thể đen đi khi hấp thụ ánh
sáng.

17
Robert J. Marzano, Debrra J. Pickering, Jane E. Pollock. Bài tập về tóm tắt. (2013). Các
phương pháp dạy học hiệu quả
18
Robert J. Marzano, Debrra J. Pickering, Jane E. Pollock. Bài tập về tóm tắt. (2013). Các
phương pháp dạy học hiệu quả
17
Kết quả tóm tắt này là một phiên bản cô đọng bằng
ngôn từ của mình mà vẫn giữ được quan điểm của tác giả.
Bản tóm tắt sử dụng cho một bài viết, câu chuyện, một bộ
phim hoặc một cuốn sách mà bản chất của nó là giữ
nguyên cách hiểu như bản gốc. Nó hình thành bởi ý tưởng
của tác giả thông qua ngôn từ của người tóm tắt. Học sinh
cần coi tóm tắt như là một công cụ để nhận kiến thức,
13.1hiểu về yêu cầu của một bản tóm tắt và nhất thiết phải
được thực hành.
………………………………………………………………………………..
Tóm tắt có nghĩa là cắt giảm từ một văn bản đầy đủ thành một bản cô
đọng. Phiên bản này cho ta kiến thức của tác giả thông qua cách truyền đạt của người
học. Tóm tắt thực ra mới chỉ là hiểu và biến kiến thức của tác giả thành của mình. Để
diễn tả ý tưởng tác giả theo sự hiểu biết của người học, ta cần phương pháp trình bày
lại.
12. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY LẠI (hiểu biết)
12.1. Hiểu biết của mình từ người khác
Bản ngã sinh ra cho mọi người đều tin rằng góc nhìn của mình về thế giới là
một sự thật khách quan. Trong khi, tóm tắt để nhận kiến thức của tác giả còn trình bày
lại để sở hữu kiến thức. Cho nên, sự thật chỉ có thể được tiếp nhận nếu bạn tự mình
khám phá ra nó.
Học sinh trình bày lại đoạn văn để sở hữu kiến thức: “Từ photography xuất phát
từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là vẽ lên bằng ánh sáng. Ánh sáng là thành tố quan trọng
nhất trong chụp ảnh. Dường như tất cả các dạng chụp ảnh đều dựa trên thực tế này: có
một thứ chất nhất định gọi là chất cảm quan - một loại chất hóa học sẽ thay đổi một
cách nào đó khi hấp thụ ánh sáng. Chất cảm quan có trong tự nhiên, loài cây gần mùa
hoa nở vào ban đêm là một ví dụ. Những cuốn phim dùng trong chụp ảnh phụ thuộc
vào số lượng hạn chế những tinh thể có thể đen lại khi hấp thụ ánh sáng. Những hợp
chất được dùng rộng rãi ngày nay như bạc và các chất hóa học có tên là halogen
(thường là bromine, chlorine hoặc iodine)"19.
Kết quả trình bày lại: Ánh sáng là thành tố quan trọng nhất trong chụp ảnh.
Nghệ thuật chụp ảnh phụ thuộc vào những tinh thể hóa chất có thể đen đi khi hấp thụ
ánh sáng. Ngày nay, chụp ảnh kỹ thuật số sử dụng các mảng cảm biến quang điện tử
để chụp ảnh được lấy nét bởi hệ ống kính. Khác với phơi sáng trên phim ảnh, các hình
ảnh chụp được số hóa và lưu trữ dưới dạng tệp máy tính sẵn sàng để xử lý, xem, xuất
bản kỹ thuật số hoặc in ấn.
Trình bày lại là cách người học thể hiện sự hiểu biết
của mình từ ý tưởng của người khác. Việc trình bày lại tốt
nhất bằng cách viết lại vì nó mang tính học thuật cao,
người viết nhập tâm các ý tưởng bằng cách “tư duy lại
chúng trong tư duy của mình”. Viết lại thường là với mục

19
Robert J. Marzano, Debrra J. Pickering, Jane E. Pollock. Bài tập về tóm tắt. (2013). Các
phương pháp dạy học hiệu quả
18
đích đầy đủ và rõ ràng hơn. Đây là cách để học sinh sở hữu kiến thức, cơ hội thể hiện
hiểu biết và là khởi đầu sự sáng tạo.
…………………………………………………………………………..
Học chi tiết sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp cả ba phương pháp từ khóa, tóm tắt lại
và trình bày lại. Thứ tự chúng là tìm từ khóa; giữ lại nội dung cốt lõi, thêm từ vào,
lược bỏ bớt từ; trình bày lại làm sáng tỏ nội dung và dự đoán vấn đề. Những phương
pháp học tập chi tiết đều phải thông qua các hoạt động của giáo viên và người học.

CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA


HOẠT ĐỘNG: THÔNG MINH, NGHE NÓI ĐỌC
VIẾT, CẢM XÚC
(tự nhiên)
Các phương pháp học chi tiết được thực hiện
thông qua hoạt động. Những hành động này sẽ kiến
tạo kiến thức theo cách tự nhiên giống như cuộc
sống hàng ngày. Học sinh sẽ học tập hiệu quả hơn
qua các hoạt động theo ba dạng thông minh, thông
qua bốn công cụ nghe nói đọc viết và năm giác quan sinh ra cảm xúc.
13. PHƯƠNG PHÁP HỌC THÔNG MINH (sử dụng bộ não)
13.1. Sử dụng ghi nhận và kết hợp của bộ não
Hoạt động nhớ là chức năng quan trọng nhất của bộ não. Những tế bào thần
kinh sẽ tạo ra ghi nhớ. Bộ nhớ ghi lại từ các kích thích bên ngoài để nhớ lại như kinh
nghiệm, tên, cuộc hẹn, địa chỉ, số điện thoại, câu chuyện, hình ảnh...Đồng thời, bộ não
cũng phải quên để thông tin không chiếm dung lượng bộ nhớ như so sánh với máy
tính. Chỉ có điều, nhiều thông tin hữu ích cần lưu giữ để dùng trong tương lai lại bị
quên, hoặc ngược lại. Mặt khác, việc nhớ lại những thông tin có thể gặp vấn đề khi nó
kết hợp với thông tin bên ngoài làm thay đổi làm sự hồi tưởng bị méo mó.
Trò chơi sử dụng sự kết hợp của bộ não để chứng minh cách bộ não ghi nhớ.
Giáo viên chia nhóm và cho các nhóm lần lượt vào phòng của một giáo viên quen
thuộc20. Để cho hoạt động phong phú, giáo viên nên thay đổi một số vật dụng mà các
em đã biết từ trước. Các em được ở lại trong phòng 35 giây. Sau đó, các em được đưa
sang phòng khác và viết lại những gì đã nhớ về những vật ở đó. Kết quả cho thấy, các
em không chỉ nhớ về những vật nhìn thấy mà cả những vật không có. Điều này cho
thấy cơ chế về sự nhận kiến thức là từ các giác quan, kết hợp kiến thức đã nhớ trong
bộ não và thông tin bên ngoài.
Học sinh sử dụng bộ não để ghi nhớ kiến thức, kết
hợp kiến thức đã nhớ với thông tin bên ngoài tạo thành
kiến thức mới cũng như kết hợp giữa trí tuệ và hoạt động
cơ thể. Sử dụng bộ não trong các trường hợp đó hiệu quả
được coi là thông minh. Để học thông minh, học sinh cần
hiểu các dạng thông minh và để tạo ra ba dạng trí thông
minh, đồng thời biết tiết kiệm bộ não.

20
Mô phỏng thí nghiệm của Brewer và Treyens, (1981). Role of schemata in memory for
places
19
…………………………………………………………
Thông minh của mỗi con người theo ba dạng là tích lũy, kết hợp và kết hợp trí
não với cơ thể. Hiểu được điều này để học sinh tạo ra nhiều trí thông minh hơn. Cách
thức để tạo ra chúng khi học chủ yếu đến từ bốn công cụ nghe nói đọc viết.
14. PHƯƠNG PHÁP NGHE NÓI ĐỌC VIẾT (học thuật, nhóm đôi)
14.1. Học thuật và kết hợp của bốn công cụ Nghe Nói Đọc Viết
Năm bộ phận của cơ thể con người có tác dụng cảm nhận các kích thích của
môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan này bao gồm thị giác, thính giác, vị
giác, khứu giác và xúc giác. Con người tiếp nhận thông tin thông qua các giác quan đó.
Trong học tập, người học ghi nhận kiến thức chủ yếu bằng bốn công cụ nghe, nói, đọc
và viết.
Để thấy được hoạt động nhận thức trên lớp, giáo viên cho học sinh nghe tin tức
thời sự từ một nguồn tin cậy. Lớp học có thể chia thành nhiều nhóm ngẫu nhiên để đối
chứng kết quả nghe. Chẳng hạn, số nhóm chỉ nghe sau đó trình bày lại. Số nhóm vừa
nghe vừa ghi những từ quan trọng sau đó trình bày lại. Số nhóm được gợi ý những từ
quan trọng trong bối cảnh, vừa nghe vừa ghi chép lại. Kết quả cho thấy: nhóm được
gợi ý, vừa nghe và ghi có được kết quả tốt nhất do có sự chủ động và sự kết hợp các
giác quan.
Học qua nghe nói đọc viết là
cách sử dụng học thuật và kết hợp
theo nhóm đôi của chúng để truyền đạt
kiến thức. Học sinh hiểu kiến thức
nhanh và chính xác khi sử dụng bốn
công cụ này đúng kỹ thuật và có sự kết
hợp theo nhóm đôi.
…………………………………………………………………..
Nghe nói đọc viết gắn liền với quá trình học tập. Mỗi công cụ đều có những kỹ
thuật riêng giúp học sinh tiếp nhận tri thức. Các công cụ này sẽ hiệu quả và tự nhiên
khi chúng được sử dụng với các hoạt động cảm xúc.
15. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CẢM XÚC (sự kiện)
15.1. Học cần hoạt động cảm xúc
Con người chỉ nhận thức tốt khi vui vẻ. Đồng thời, một người không thể trải
nghiệm tại hai trạng thái cảm xúc đối lập cùng lúc. Chúng ta không thể thấy lo lắng, sợ
hãi đồng thời lại đang cảm thấy rất thư giãn, vui vẻ. Điều này tạo ra việc học gắn liền
với hoạt động cảm xúc.
Thực hành hoạt động cảm xúc bằng cách chia lớp học thành 3-4 nhóm ngẫu
nhiên thực hiện một số nhiệm vụ và bị ngắt quãng21. Họ được giao 10 nhiệm vụ thực
hiện đồng thời là đọc 10 đoạn văn tương đương nhau. Tuy nhiên, đến giữa chừng khi
đã thực hiện được nửa nhiệm vụ họ bị yêu cầu ngừng lại. Sau đó, họ chuyển sang học
tập bình thường. Một thời gian ngắn họ được yêu cầu kể lại nhiệm vụ thực hiện đến
đâu rồi. Kết quả họ nhớ rất chi tiết những nhiệm vụ bị ngắt quãng tốt hơn hai lần, dù
chúng đã được hoàn tất hay chưa. Hiện tượng này nổi tiếng với cái tên hiệu ứng

21
Mô phỏng thí nghiệm của Bluma Zeigarnik, nhà tâm lý học Nga
20
Zeigarnik, với nhiều ứng dụng quan trọng trong đó có đề xuất học sinh, đặc biệt là trẻ
nhỏ, sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu thường xuyên nghỉ ngơi, có cảm xúc trong khi học.
Tạo cảm xúc là giáo viên tạo ra sự kiện như
kể chuyện vui, buồn; tạo ra sự hài hước, tiếng cười
khi truyền đạt kiến thức làm cho học sinh thích
thú. Mỗi kiến thức cần như một ấn tượng để học
sinh tiếp thu được dễ dàng. Nghệ sỹ Yehudi
Menuhin có sự kiện quan trọng, gần 4 tuổi cha mẹ
đã đưa cậu bé đến nghe một buổi hòa nhạc của dàn
nhạc San Francico. Ấn tưởng buổi hòa nhạc,
Menuhin đã xin cho mình quà tặng sinh nhật là
chiếc vĩ cầm và mời chính người biểu diễn đó làm thầy. Bởi vậy, học sinh sẽ nhận thức
tốt nhất nếu học bằng năm con đường giác quan đồng đều thông qua hoạt động thể lực
và học điều có ý nghĩa.
…………………………………………………………………………..
Giáo viên có trách nhiệm tạo ra những phút giây học sinh bật cười, nổi cáu,
biểu lộ các ý kiến mãnh liệt về bài học để truyền đạt nội dung kiến thức. Học sinh hoạt
động thông minh dưới ba dạng, bằng cách sử dụng bốn công cụ và qua năm con đường
giác quan có cảm xúc mới dễ hiểu và thích học. Tuy nhiên, mọi hoạt động trong học
tập cũng sẽ gặp khó khăn vì khi đó mới chỉ là cách học từng sự vật. Học tập cần sự so
sánh của nhiều sự vật khác nhau và tư duy đằng sau sự vật.
CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC
BẰNG CÁCH SO SÁNH: GIỐNG VÀ KHÁC
NHAU, ẨN DỤ, TƯƠNG ĐỒNG
(Phân biệt)
So sánh, đó là khi đặt một hay nhiều sự vật
này bên cạnh sự vật khác. Nhờ vậy, việc học sẽ có
chất lượng hơn so với việc học đơn lẻ. Sự so sánh có
một ý nghĩa lớn lao, vì nó quy những mối liên hệ
chưa biết về những quan hệ đã biết22. Ba cấp độ so sánh có độ khó và hiệu quả tăng
dần là giống và khác nhau (so sánh nổi), ẩn dụ (so sánh ngầm) và tương đồng (so sánh
trừu tượng).
16. PHƯƠNG PHÁP GIỐNG VÀ KHÁC NHAU (so sánh nổi)
16.1. Điểm giống và khác nhau của nhiều sự vật
Trí não con người có khả năng phân biệt sự giống và khác nhau, sự đồng nhất
hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật. Quá trình
này liên quan chặt chẽ với việc phân tích và tổng hợp. So sánh là chức năng quý báu
nhất của trí tuệ con người để nhận biết giữa các sự vật.
Hoạt động chia nhóm lớp học để diễn tả sự so sánh bề ngoài. Lớp học có thể
được chia theo nhiều tiêu chí. Cách phân loại thứ nhất là nhóm ngẫu nhiên (giả sử 4
nhóm thì ta chọn từ các số thứ tự trên danh sách. Những người đầu tiên của bốn nhóm
lần lượt là các số: 1, 2, 3, 4; những người sau đó của bốn nhóm cứ cộng thêm 4 để lựa
chọn vào nhóm tương ứng như nhóm I: 1, (1+4) …; nhóm II: 2, (2+4), ...; nhóm III: 3,
(3+4), ...; nhóm IV: 4, (4+4), ...; cách phân loại thứ hai là nhóm theo tiêu chí đồng đều
22
Arthur Schopenhauer, nhà triết học Đức (1788-1860)
21
về trình độ thì chúng ta chia trình độ thành các mức độ từ 1- 4 (giỏi, khá, trung bình và
yếu). Sau đó, xếp học sinh tương ứng với trình độ vào các nhóm; cách phân loại thứ ba
là chia nhóm đồng đều giữa nam và nữ. Chúng ta chọn lần lượt theo kiểu ngẫu nhiên
nhưng hết nam rồi đến nữ. Sau đó, chúng ta kết hợp lại thành các nhóm có tỷ lệ đồng
đều giữa nam và nữ. Những hoạt động này sử dụng phép so sánh giống và khác nhau.
So sánh giống và khác nhau (so sánh nổi) là việc
xem xét sự giống nhau, khác nhau hoặc hơn, kém giữa các
sự vật. Nếu không có sự liên hệ này, người học chỉ học về
một vật riêng lẻ thì hiểu kiến thức về nó chưa đầy đủ. Khi
chúng ta đặt các vật bên cạnh nhau sự hiểu biết sẽ sâu sắc
hơn. Sử dụng so sánh này là cách để tránh nhầm lẫn kiến
thức, nhận biết kiến thức và phân loại các sự vật.
…………………………………………………………………….
So sánh giống và khác nhau sử dụng các tiêu chí chung giữa các sự vật nhằm
phân loại chúng. So sánh này mới chỉ thể hiện bề nổi của các vật, dừng lại ở sự phân
loại, lựa chọn. Để khắc sâu vào trí não, người học cần mức độ so sánh cao hơn là
phương pháp so sánh ẩn dụ.
17. PHƯƠNG PHÁP ẨN DỤ (so sánh ngầm)
17.1. Sự so sánh ngầm
Con người có khả năng tuy duy sâu sắc. Giữa hai vật, chúng ta không chỉ so
sánh trực tiếp trên bề mặt mà còn dùng ẩn ý đằng sau sự vật để rút ra một ý nghĩa
chung. Chẳng hạn “tình yêu là đóa hồng” biểu thị tình yêu đẹp, thơm nhưng lại có
chông gai trong đó. Nhờ việc suy nghĩ, tìm ra ẩn ý đằng sau mà người học ẩn dụ dễ
hiểu và nhớ lâu hơn.
Giáo viên sử dụng mô hình hoa hồng và tình yêu làm mẫu để cho học sinh so
sánh các ẩn dụ khác. Hoa hồng theo nghĩa đen là loại hoa đẹp, có mùi thơm hấp dẫn
như lại có gai. Tình yêu theo nghĩa đen làm cho bạn hạnh phúc, nhưng người yêu có
thể làm cho ta đau lòng. Cả hai đều chung theo nghĩa bóng đó là điều tuyệt vời nhưng
cần cẩn trọng. Những cặp tương tự như: Da trắng như tuyết, tóc đen như mun; Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây là phép ẩn dụ có sự so sánh ngầm.
Phép ẩn dụ sử dụng so sánh ngầm giữa hai
vật bằng cách mô tả trực tiếp giữa hai thứ không
liên quan nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Nó
là một biểu thức cho thấy sự gần gũi giữa hai
điều. Nói cách khác, ẩn dụ là biểu thức một vế
diễn tả khía cạnh quen thuộc, dễ hiểu để mô tả vế
bên kia còn xa lạ, nhưng cho kết quả chung. Một
số ẩn dụ trong cuộc sống như nụ cười là liều thuốc bổ, thời gian trôi qua mau. Phép ẩn
dụ là phương pháp khá khó nhằm truyền đạt một cách tinh tế, giải quyết vấn đề phức
tạp, để học sinh hiểu sâu sắc.
………………………………………………………………………………
So sánh ẩn dụ bằng cách sử dụng một vật được dùng để nói một vật khác. Sự so
sánh ở mức độ cao hơn nữa, phức tạp hơn nữa của mối quan hệ giữa hai vật do chúng
có mối liên hệ trừu tượng. Đó là phương pháp so sánh tương đồng.

22
18. PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ĐỒNG (so sánh trừu tượng)
18.1. So sánh trừu tượng hai mối quan hệ
Cũng giống như học ẩn dụ, so sánh tương đồng cho học sinh thấy hai mối quan
hệ không giống nhau nhưng giữa chúng có đặc tính chung. Việc mô tả điện áp dòng
điện sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta dùng áp lực dòng nước để học sinh hình dung ra nó.
Dòng nước là quen thuộc với tất cả mọi người. Mối quan hệ một hiện tượng quen
thuộc để giải thích cho mối quan hệ hiện tượng xa lạ.
Để học sinh có thể lấy ví dụ và hình dung được mối quan hệ tương đồng, giáo
viên có thể kẻ sơ đồ mẫu dùng trong tương đồng. Sơ đồ theo cấu trúc mối liên hệ
A:B :: C:D. (A đối với B cũng tương tự như B đối với C). Cụ thể một số mối quan hệ:
(i) Nóng:Lạnh :: Ngày:Đêm (Nóng đối với lạnh cũng giống như ngày và đêm); (ii)
Thợ mộc:búa :: Họa sỹ:Cọ (người thợ mộc cần cái búa cũng giống như họa sỹ cần cây
cọ). Búa và cọ là các dụng cụ của người thợ mộc và họa sỹ. Giữa hai mối quan hệ này
có một đặc trưng chung được rút ra là các công cụ sử dụng cần thiết khi làm việc, một
sự trừu tượng.
Tương đồng là so sánh trừu tượng giữa hai mối quan hệ của hai vật khác nhau,
nhưng giữa chúng có đặc trưng chung. Sự tương đồng là hình thức so sánh phức tạp
nhất. Chẳng hạn, mối quan hệ ý nghĩa vật lý giữa mặt trời giống quả cầu lửa; quan hệ
về tư duy giữa em bé thích đọc sách giống bố. Nói cách khác, người học sẽ nhận ra
mối quan hệ giữa hai hiện tượng trong đó có một hiện tượng quen thuộc để nhận ra
mối quan hệ của hiện tượng kia. Phương pháp tương đồng sử dụng để giải thích các ý
tưởng khó, phán đoán mối quan hệ tương lai nhưng cần tránh sự suy diễn bởi bản chất
chúng không giống nhau.

Tương đồng giữa bút nhà văn và cọ vẽ của học sỹ


……………………………………………………………………………..
Học qua so sánh bằng ba cách theo mức độ tư duy từ bề ngoài, sự ẩn ý đến ý
nghĩa là: giống và khác nhau, ẩn dụ, tương đồng. So sánh giống và khác nhau như một
nền tảng, còn tư duy ở mức độ cao hơn là ẩn dụ và tương đồng. Để học tập đạt hiệu
quả cao hơn, học sinh cần học bằng phương pháp giảng bài.

CHƯƠNG 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA


GIẢNG BÀI: NGANG HÀNG, NEO KIẾN THỨC, LÀM
THẦY GIÁO
(chuyển giao kiến thức)
Học bằng cách giảng bài là cách học tốt nhất. Để
giảng bài, học sinh sử dụng các phương pháp đã học để
dạy người khác. Học và dạy có thể chuyển hóa cho nhau,
phương pháp dạy của giáo viên là phương pháp học của học sinh. Học sinh lúc này với
23
vai trò làm thầy giáo, đồng thời ở vị trí ngang hàng như người bạn và biết cách neo
kiến thức cho người học.
19. PHƯƠNG PHÁP LÀM THẦY GIÁO (dạy lẫn nhau)
19.1. Học thầy không tày học bạn
Học bằng cách làm thầy giáo dạy cho người khác bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII.
Năm 1795, Andrew Bell23 đã viết một cuốn sách về phương pháp này mà ông đã quan
sát và ứng dụng. Đến năm 1815 tại Pháp, sinh viên được huy động để giảng dạy do
thiếu giáo viên. Cho đến đầu những năm 1980, Jean-Pol Martin 24 đã phát triển hệ
thống để dạy tiếng Pháp gồm hơn một nghìn sinh viên học bằng cách làm thầy giáo
dạy người khác.
Để thực hành làm thầy giáo, giáo viên thành lập các nhóm học sinh dạy cho
nhau. Sau đó, bài học được chia cho các nhóm đi sâu vào từng nội dung khác nhau.
Các nhóm được phân công chuẩn bị để giảng cho nhóm khác. Mỗi người trong một
nhóm giảng lại cho nhóm nội dung vừa được chuẩn bị trao đổi. Như vậy, các thành
viên nhóm lần lượt nắm rõ tất cả nội dung bài giảng do chính các bạn của mình truyền
đạt lại. Sau đó, các nhóm lại cử đại diện giảng lại. Ưu điểm phương pháp này buộc tất
cả mọi tất cả người học phải làm việc nhóm tích cực. Giáo viên có thể kiểm soát việc
truyền đạt lại kiến thức của các thành viên trong nhóm. Học làm thầy giáo là phương
pháp học hiệu quả nhất. Bởi vì, để truyền đạt cho người khác, người học phải nỗ lực
tìm kiếm thông tin, sắp xếp thông tin và truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu. Qua đó
họ học được nhiều hơn cách học chỉ dựa vào nghe giảng.
Làm thầy giáo là phương pháp học bằng
cách giáo viên để học sinh dạy lẫn nhau. Do
người dạy phải chuẩn bị nội dung bài giảng, cách
để dạy và tập trình bày nên đã cải thiện việc học
rõ rệt. Họ phải tư duy sâu sắc, sắp xếp và trình
bày lại được kiến thức. Học làm thầy giáo như là
lần học thứ hai, giúp học sinh nhận ra kiến thức và
biết phương pháp học.
………………………………………….
Dạy người khác làm cho học sinh sẽ có trách nhiệm xen lẫn niềm tự hào, năng
lượng cho chúng sẽ nhiều hơn so với tự học. Ngay từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên,
Aristotle25 đã coi y học và nông nghiệp là nghệ thuật hợp tác giữa con người và thiên
nhiên để cây trồng vật nuôi tự tạo ra kết quả tốt hơn. Muốn học tập đạt kết quả cao đòi
hỏi giáo viên và học sinh cùng nhau về đích bằng phương pháp ngang hàng.
20. PHƯƠNG PHÁP NGANG HÀNG (phù hợp)
20.1. Sự ngang bằng giữa thầy và trò
Có quan điểm về trí nhớ cho rằng những người học ở độ tuổi trưởng thành sẽ
kém hơn người trẻ trong năng lực ghi nhớ thông tin. Nhưng Thorndike 26 cho thấy sự
khác biệt chủ yếu là ở tốc độ học, chứ không phải ở trí nhớ.

23
Nhà giáo dục Scotland
24
Giáo sư Pháp
25
Triết gia, bác học Hy Lạp
26
Edward Thorndike, cựu chủ tịch hội đồng tâm lý Mỹ.
24
Học sinh và giáo viên cùng nhau xem một đoạn clip khi các huấn luyện viên
tennis xuống sân chỉ đạo vận động viên của mình. Họ thường ngồi xuống nền sân
trong khi học trò của họ vẫn ngồi trên ghế. Huấn luyên viên đã hạ thấp vị trí trong
cuộc giao tiếp để mong muốn vận động viên tiếp thu ý kiến của mình.
Thầy giáo dạy theo cách phù hợp với học sinh.
Để tạo ra sự phù hợp, giáo viên “giảm khoảng cách”
khi trao kiến thức cho học sinh như một sự ngang
hàng. Đây là một hành trình đòi hỏi sự đồng hành của
giáo viên, tạo ra tốc độ học hợp lý và cần có sự thay
đổi cách quản lý giáo dục.

……………………………………………………………………………
Học tập giống như một quá trình giáo viên và học sinh di chuyển cùng nhau cần
đồng đều về khoảng cách, về suy nghĩ và tốc độ. Phương pháp ngang hàng làm cho
học sinh dễ dàng nhận ra kiến thức hơn, nhưng bản chất quên khiến bộ não luôn rời bỏ
kiến thức. Người học cần nhớ kiến thức lâu dài bằng phương pháp neo.
21. PHƯƠNG PHÁP NEO KIẾN THỨC (nhắc lại)
21.1. Neo kiến thức bằng nhắc lại
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trí nhớ con người không hoạt động
như một máy quay phim. Nó phụ thuộc vào thông tin gây ấn tượng như thế nào, chúng
ta nghĩ về nó hoặc được nghe hoặc lặp đi lặp lại hay không và nó phục thuộc vào cả sự
kết hợp với thông tin bên ngoài. Vì thế, việc nhắc lại để kiến thức ghi nhớ cần đảm bảo
các yếu tố này.
Trí nhớ bị tác động bởi thông tin đầu vào bằng thí nghiệm cho học sinh xem
một clip và hỏi về sự ghi nhớ. Học sinh được chia thành các nhóm ở các địa điểm khác
nhau. Họ được cho xem cùng một đoạn phim ngắn về tai nạn giao thông 27. Sau đó, họ
được hỏi về những điều họ đã thấy: ước chừng tốc độ của những chiếc ô tô? có kính
nào bị vỡ sau vụ tai nạn hay không? đèn đường xung quanh hiện trường? Tình trạng
lái xe? Người hỏi có dùng những từ ngữ khác nhau cho từng nhóm. Nhóm (i) chiếc xe
va chạm với chiếc xe khác. Nhóm (ii) chiếc đâm sầm vào nhau. Nhóm (iii) hai chiếc
xe đâm cực mạnh phát ra tiếng nổ lớn. Kết quả những câu trả lời lại tương ứng với
cách dùng từ để hỏi mà không phụ thuộc vào những gì họ xem. Điều đó cho thấy, việc
gợi lại kiến thức phụ thuộc vào cách gợi lại.
Giáo viên nhắc lại những kiến thức cơ bản
khi kết thúc một nội dung quan trọng để neo kiến
thức cho học sinh. Lý do phải nhắc lại kiến thức
vì khi mới học, kiến thức thường dễ trôi dạt, phai
mờ khỏi tâm trí của người học. Điều này cũng
giải thích tại sao học không thể nhanh. Einstein
đã từng nói “Không phải là tôi thông minh, chỉ là
tôi tìm hiểu vấn đề lâu hơn mọi người thôi”. Bởi

27
Mô phỏng thí nghiệm của Elizabeth Loftus, tiến sỹ tâm lý Mỹ
25
vì, quên là qui luật tất yếu của bộ não nên cần lặp lại kiến thức và neo kiến thức ở gần
thời điểm học.
…………………………………………………………………………..
Neo kiến thức bằng các hình thức khác với lúc giảng ban đầu để giữ lại kiến
thức đã học cho học sinh. Các kỹ thuật neo là gợi ý, hình ảnh, âm thanh. Tuy vậy,
phương pháp này mới chỉ phản ánh cách để học sinh nhận được kiến thức. Điều quan
trọng nữa là học sinh cần đến là động lực để học tập.

CHƯƠNG 8. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC


HỌC TẬP: QUẢN LÝ LỚP HỌC, KHEN NGỢI, HỌC
NHÓM
(Động lực học tập)
Bài giảng của giáo viên dù hay nhưng học sinh vẫn
cần đến động lực, yếu tố có tính chất then chốt nhất tạo ra
hiệu quả của việc học. Nhờ nó mà học sinh có một nguồn
năng lượng để duy trì học tập. Động lực đó đến từ bên ngoài tác động vào học sinh
qua quản lý lớp học, khen ngợi và việc học nhóm.
22. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC (hành chính)
22.1. Lớp học, xã hội nhỏ cần quản lý
Quản lý lớp học là việc cần thiết. Thực tế cũng như các nghiên cứu đều cho
thấy khả năng quản lý lớp học của giáo viên quyết định một phần sự thành công về
giảng dạy. Nó tạo ra kỷ luật, sự tập trung để từ đó nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức
của học sinh. Tổng kết về nội dung quản lý lớp học xoay quanh ba nội dung: xây dựng
nội qui và qui tắc ứng xử; thực hiện kỷ luật và xây dựng mối quan hệ thầy trò.
Trò chơi xây dựng nội qui và qui tắc ứng xử cần được thực hiện trong tuần lễ
đầu tiên của năm học. Lớp học được chia thành các nhóm để đề xuất nội qui và qui tắc
ứng xử của lớp học. Nhiệm vụ của các nhóm là các viết nội dung lên trên một tờ giấy
và minh họa bằng các hình vẽ đơn giản liên quan. Các em sẽ thảo luận trong nhóm các
nội dung sát thực về quản lý lớp học. Những hành vi ứng xử chủ yếu trên lớp là giúp
đỡ bạn; nghĩ và hành đồng vì người khác; tôn trọng tài sản người khác; lắng nghe
người khác trước khi nói; suy nghĩ trước khi hành động. Giáo viên chủ trì để các nhóm
thống nhất về nội qui và qui tắc ứng xử chung cho cả lớp. Khi cần thiết, lớp học lại bổ
sung thêm một nội qui mới sau khi được thống nhất.
Lớp học như một xã hội nhỏ cần phải quản lý
hành chính. Giáo viên quản lý bằng cách lôi kéo học
sinh tham gia vào bài học. Đồng thời, giáo viên cũng
nên kết hợp để học sinh đồng trách nhiệm quản lý lớp
nhằm ngăn chặn trước và có phản ứng kịp thời với
những hành vi không phù hợp. Quản lý lớp học là trách
nhiệm của giáo viên trên lớp, tạo ra mối liên kết giữa
nhà trường với gia đình và để cuốn hút học sinh vào bài
giảng.
………………………………………………………………………

26
Quản lý lớp học là trách nhiệm của giáo viên, mang tính hành chính tăng dần từ
thấp đến cao. Tuy nhiên, cách quản lý này như một tác động ép buộc. Giáo viên còn
cách tạo động lực tốt hơn sự quản lý đó là khen ngợi người học.
23. PHƯƠNG PHÁP KHEN NGỢI (ghi nhận)
23.1. Động lực bên ngoài
Mỗi hành động của con người bị chi phối bởi động lực bên trong (sự mong
muốn) và động lực bên ngoài (sự khuyến khích, khen ngợi). Trong đó, động lực bên
ngoài có tác dụng quan trọng cho những sự khởi đầu. Đó là sự tin cậy của người khác
vào khả năng của mình. Mặc dù có sự khác nhau nhưng yếu tố bên ngoài có thể làm
thay đổi yếu tố bên trong trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Một trong những hình thức tạo ra động lực bên ngoài là trò chơi kể về những
tấm gương vượt khó. Học sinh kể về những câu chuyện về những con người thật, việc
thật trong cuộc sống hay qua đọc sách. Thông qua những câu chuyện kể mà học sinh
mong muốn mình sẽ có được những việc làm tốt hơn để được ghi nhận.
Giáo viên ghi nhận khi học sinh đạt được
thành tích trong học tập. Đó là cách, giáo viên tạo ra
động lực bên ngoài cho học sinh để họ cố gắng hơn.
Khen ngợi tạo ra cảm xúc, một động lực cho học sinh
nhưng khen hay chê phải đúng cách mới đạt hiệu quả.

……………………………………………………………………………….
Khen ngợi học sinh là sự tác động từ bên ngoài giống như chất gây nghiện. Để
có tác dụng, nó luôn cần liều ngày càng cao hơn đối với người học. Ngoài động lực
học tập đến từ giáo viên, động lực học tập còn đến từ bạn bè để học sinh chiến thắng
chính mình và vui cùng bạn bè trong nhóm.
24. PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM (hỗ trợ)
24.1. Học tập cùng nhau
Lịch sử học theo nhóm bắt đầu từ năm 1867, lúc đó Harris 28 đề xướng cho phép
một nhóm học sinh nhảy qua trình độ tiểu học. Kế hoạch của Harris là gợi ý bước đầu
về khả năng học nhóm. Tuy vậy, phải đợi đến thế kỷ 20, quan điểm của việc học nhóm
mới được thực hành làm mẫu. Các nhà giáo dục chia mỗi lớp thành ba nhóm A, B, C.
Mỗi nhóm được giao cho một nội dung học sâu hơn các nhóm khác. Ngày nay, hàng
ngàn trường học ở Mỹ đã sử dụng học nhóm với trình độ tương đồng.
Nhóm tương đồng thể hiện qua trò chơi cờ ra rô tiếp sức. Kết quả chung của cả
nhóm phụ thuộc vào từng nước đi của mỗi thành viên. Các nhóm chơi thi đấu với nhau
trên tờ giấy ca rô cho trước. Mỗi lần chơi dùng bút đánh dấu hình tròn (O) hay chữ (X)
để đại diện cho 2 quân cờ. Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt quyết định chọn đặt
quân mình ở ô nào trong ô trống. Nhóm thắng cuộc là nhóm đầu tiên có được một
chuỗi liên tục gồm 4 quân hàng ngang, hoặc dọc, hoặc chéo không bị chặn đầu nào.
Nếu bị chặn một đầu thì người đó cần có chuỗi 5 quân liên tục mới thắng. Muốn chiến
thắng, các nhóm cần có trình độ đồng đều.
28
William Torrey Harris (1835 - 1909) nhà giáo dục , triết học Mỹ
27
Học nhóm bằng cách hình thành các nhóm
học sinh để hỗ trợ nhau học tập. Mỗi
nhóm gồm một số cá nhân học cùng nhau như đối
thoại và thảo luận hay thực hành. Nhóm học tập tốt
khi từng thành viên và cả nhóm nỗ lực hợp tác,
đồng sáng tạo; cỗ vũ nhau dưới sự quản lý của giáo
viên để đạt được mục tiêu học tập chung.

………………………………………………………………………………
Học nhóm là việc các học sinh học tập cùng nhau. Cách học này giúp hỗ trợ sự
hạn chế của việc học cá nhân và cách học trên lớp. Tuy nhiên, nhóm học tập muốn đạt
hiệu quả cao cần có sự hướng dẫn và quản lý. Để xem xét tất cả cách thức học hiệu
quả như thế nào, chúng ta cùng thực hiện đánh giá kết quả học tập.
CHƯƠNG 9. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP: PHẢN HỒI, PHẢN BIỆN, THI
(chất lượng học tập)
Để biết hiệu quả của các phương pháp học đối với học
sinh, chúng ta sẽ đánh giá toàn bộ quá trình học. Trước hết,
đó là những hồi đáp của học sinh trong quá trình học. Tiếp
đến, học xong một nội dung, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh bằng cách phản biện.
Cuối cùng, thi để đánh giá học sinh sau khi chấm dứt toàn bộ việc học một kiến thức.
25. PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI (đáp lại)
25.1. Sự đáp lại trong học tập
Trong những năm 1950 của thế kỷ trước, Skiner29 chứng kiến con gái mình chỉ
được đánh giá sau khi làm bài tập gồm nhiều giai đoạn. Học sinh phải chờ đến khi
hoàn thành toàn bộ quá trình mới biết được chúng đã làm tốt bài tập như thế nào.
Phương pháp này đối lập với những phát hiện của ông về quá trình học hỏi là cần có
sự trả lời ngay. Điều đó không chỉ thiếu hứng thú mà nó làm chậm sự tiến bộ. Từ đó,
ông đã phát triển một chương trình dạy học trong đó đưa ra những phản hồi ngay tại
mọi giai đoạn. Qui trình này đã được nhiều hệ thống giáo dục tiếp nhận.
Để có được những phản hồi, giáo viên có thể để cho học sinh chơi trò chơi câu
hỏi tư duy 5W/1H. Đây là việc sử dụng bộ 6 câu hỏi: what (cái gì), who (ai?), why (tại
sao?), where (ở đâu?), when (khi nào?), how (bao nhiêu?). Các nhóm thi đua để tìm ra
nội dung của một vấn đề qua 6 dạng câu hỏi này. Giáo viên có thể sử dụng hình thức 6
chiếc mũ tư duy của Edward de Bono30 hay sử dụng các màu của tín hiệu giao thông
để thông tin đến giáo viên: màu đỏ không hiểu; màu vàng phân vân; màu xanh hiểu
được để thực hiện hỏi đáp.
Học tập là một quá trình giao tiếp, trong đó luôn
xảy ra việc học sinh hồi đáp lại giáo viên. Những hiện
tượng này có thể là những trao đổi, phản ánh về nội
dung, ý tưởng, cũng như vấn đề xảy ra trong quá trình
học. Sự hồi đáp giúp chúng ta nhận biết tình trạng lớp
29
Burrhus Frederic Skinner, tiến sỹ tâm lý học Mỹ
30
Edward de Bono, tiến sỹ-bác sỹ tâm lý Anh
28
học, nhận biết các bài giảng có ý nghĩa nên giáo viên cần đặt ra những khoảng trống
kiến thức để tạo ra phản hồi.

……………………………………………………………….
Với bất kỳ bài học nào cũng có những ý kiến, phản ứng khác nhau. Sự phản hồi
đó có thể hay, có thể dở từ học sinh và giáo viên nhưng đó là cơ sở cho việc điều chỉnh
nội dung, phương pháp giảng bài. Tuy nhiên, phản hồi chưa phải cách để giáo viên kết
thúc bài giảng mà cần đi sâu vào nội dung bằng sự phản biện.
26. PHƯƠNG PHÁP PHẢN BIỆN (đặt ngược)
26.1. Đặt ngược lại ý tưởng
Bản chất con người, trong đó có hoạt động tư duy luôn mang đặc tính lười
nhác. Trí não chúng ta chỉ tư duy khi đối mặt với một vấn đề nhất là những thách thức
trong cuộc sống. Mặt khác, con người cũng luôn cho rằng góc nhìn của mình về thế
giới là một sự thật khách quan. Cho nên, sự thật chỉ được tiếp nhận nếu bản thân mình
khám phá ra nó.
Để khám phá, đôi khi chúng ta dùng phương pháp phản chứng. Đó là cái nhìn
khá giống với phản biện. Giáo viên đưa ra một vấn đề cho học sinh phản biện. Chẳng
hạn, chứng minh rằng: với mọi số tự nhiên n nếu n2 là số chẵn thì n là số chẵn. Ta đặt
ngược lại. Giả sử n là số lẻ thì n=2k+1, k (-N; khi đó n 2 = (2k+1)2 = 4k2 + 4k + 1 = 2(2k2
+ 2k) + 1 là số lẻ. Như vậy, nó mâu thuẫn với giả thiết ban đầu n 2 là số chẵn. Suy ra,
điều giả sử n là số lẻ là sai. Việc tự mình đặt ngược lại là cách để người học đi tìm và
nhận ra chân lý.
Học sinh hiểu sâu sắc khi đặt ngược lại
ý tưởng để phân tích và đánh giá nội dung bài
học. Lúc này, người học không chỉ qua nghe,
quan sát mà tư duy sâu vào kiến thức. Trong
học tập, không phải mọi thứ qua đọc hay nghe
giảng mà người học đều hiểu. Vì thế, học sinh
cần được giáo viên hướng dẫn luôn hoài nghi
về điều đã học để làm sáng tỏ nhận thức, tự nhận thức và đánh giá trí tuệ của mình
…………………………………………………………………..
Phản biện trong học tập là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và
đánh giá một kiến thức đã học nhưng theo các cách nhìn khác nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại vấn đề đúng, sai. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng
chứng, tỉ mỉ và công tâm. Tất cả nhận thức của học sinh trong quá trình học tập được
đánh giá bằng cách thức cuối cùng là phương pháp thi.
27. PHƯƠNG PHÁP THI (vượt rào)
27.1. Vượt qua rào cản
Thi phản ánh kết quả việc tiếp nhận kiến thức hay việc thực hiện một kỹ năng.
Để thi tốt, học sinh cần có sự chuẩn bị. Đó là tổng hợp các lý thuyết đã học, tổng hợp
các bài tập ứng dụng và tổng hợp các dạng bài tập và các sai sót có thể xảy ra.

29
Giáo viên có thể cho học sinh thực hành một đề thi SAT31 để học sinh hình
dung về cách thực hiện kiểm tra, đánh giá kiến thức. Đây là hai câu hỏi của đề thi US-
SAT. 2016 để học sinh Mỹ có cơ hội vượt rào vào đại học.
Câu 1. Phương trình nào dưới đây là phương trình đường thẳng l trong hình vẽ
bên cạnh
A. x=1 B. y=1 C. y=x D. y=x+1

Câu 35. Một cơ quan điều tra tiến hành khảo sát 1000
người lớn được lựa chọn ngẫu nhiên trong một thành phố và
hỏi “Bạn có hài lòng với chất lượng không khí trong thành
phố?” Trong số những người được khảo sát, 75% trả lời rằng
họ hài lòng với chất lượng của không khí trong thành phố.
Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát, phát biểu sau đây là sự thật?
I. Trong số tất cả người lớn trong thành phố, 78% là hài lòng với chất lượng
không khí trong thành phố.
II. Nếu thếThêm 1000 người lớn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ thành
phố được khảo sát, 78% họ sẽ trả lời họ hài lòng với chất lượng không khí trong thành
phố.
III. Nếu 1000 người lớn lựa chọn ngẫu nhiên từ một thành phố khác được khảo
sát, 78% họ sẽ trả lời họ hài lòng với chất lượng không khí trong thành phố.
A. Không có B. Chỉ II C. Chỉ I và II
D. Chỉ I và III
Hầu hết các khóa học đều yêu cầu thi kiểu
vượt rào theo một tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng. Ở
những kỳ thi đó, học sinh phải đạt kết quả để được
công nhận hay xét tuyển. Các thí sinh phải vượt qua các
tiêu chí định sẵn hoặc vượt qua số người tham gia. Thi
để đánh giá khả năng nhận thức hay kỹ năng, theo một
hệ thống kiến thức đồng thời nó cũng quyết định cách
học của học sinh.
…………………………………………………………………………………
Cách thi phù hợp nhất đối với học sinh là thi theo từng phương pháp mà học
sinh đã học. Trong đó, thi “Học làm thầy giáo” là thi tổng hợp của các phương pháp.
Cùng một nội dung, ai sử dụng được các kỹ năng trình bày cho người khác dễ hiểu
hơn, người đó hiểu bài nhất.
Đến đây, cuốn sách đã trình bày 27 phương pháp để học tập. Thầy cô và các
bạn học sinh hãy sử dụng chúng bằng cách phân tích nội dung học rồi chọn ra những
phương pháp, hoạt động phù hợp. Trước khi tạm biệt, chúng tôi xin nói vài lời về cuốn
sách.

31
bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa cho xét tuyển đại học Mỹ
30
LỜI KẾT
Từ thực tế tới lý thuyết học tập
Các phương pháp học trong cuốn sách này được xây
dựng từ thực tế và nghiên cứu. Tại các lớp học, chúng tôi
đã tận mắt nhìn thấy những bài giảng buồn tẻ của giáo viên,
sự chán nản của học sinh. Như một người ở ngoài cửa sổ
nhìn vào lớp học, tôi cảm nhận học sinh đang thiếu rất
nhiều cách để tiếp nhận kiến thức. Đồng thời, khi chúng tôi
tham gia vào bài giảng ở lớp và cùng sinh hoạt với học sinh đã tìm ra cách dạy bằng
dẫn dắt đến tận cùng kiến thức; làm cho kiến thức cô đọng dễ hiểu hơn; tạo ra các
hoạt động gây nên cảm xúc cho người học. Sau khi đọc cuốn Cách mạng Học tập32, bộ
sách “Đổi mới phương pháp dạy học” do tổ chức ASCD 33 xuất bản và nhiều cuốn sách
khác về giáo dục là nền móng giúp chúng tôi xây dựng nên hệ thống các phương pháp
học đầy đủ, logic.
Ứng dụng cho các phương pháp
Như mọi cuốn sách khác, Học tập như một trò
chơi được viết về lý thuyết phương pháp nên nó cần
đưa vào ứng dụng. Một người hay một nhóm giáo viên
có thể truyền lửa cho cả hội đồng sư phạm, kể cả tạo ra
“môn phương pháp học” mới mà không cần đến sự
thay đổi của Chính phủ hay Bộ giáo dục. Ngày nay,
mọi việc dễ dàng hơn bởi ai cũng có thầy, bạn và
phương tiện giúp đỡ. Hạn chế duy nhất là sự phụ thuộc
vào người đọc. Nếu bạn không ứng dụng thì cũng sẽ coi như chưa đọc, ngược lại nó sẽ
là phần thưởng vô giá để sử dụng mãi mãi trong đời. Ứng dụng để cũng để ngộ ra, làm
giáo viên không hề dễ dàng bởi thầy phải thực sự hiểu biết, không bắt học sinh bước
vào góc tri thức của mình mà dẫn họ vào ngôi nhà tri thức của loài người. Học sinh sẽ
phản ánh về việc áp dụng cũng như trợ giúp giáo viên tìm tòi một cách học mới. Lịch
sử loài người đã phát triển theo qui luật, số đông thay đổi bắt đầu từ một cá nhân. Vì
thế, chúng tôi luôn mong chờ ứng dụng từ mỗi bạn đọc.
Giá trị
Cuốn sách đem đến các phương pháp học đáng tin
cậy nhưng bản thân nó khá là khó để hiểu ngay sau khi
đọc. Nếu bạn đọc chưa nhận ra đầy đủ ngay hôm nay, vào
một ngày gần nhất bạn sẽ sáng tỏ nó. Hệ thống các phương
pháp này sẽ làm cho giáo dục không còn ngờ ngệch nữa.
Trong khi, bằng chứng về thiên tài bẩm sinh chưa được
thừa nhận thì chỉ có cách học tập khoa học mới đem đến
tài năng. Bạn hiểu, nghĩa là bạn có thể sử dụng chúng nhưng thách thức của học tập
còn nằm trong tay các nhà quản lý. Họ phải thấu hiểu sâu sắc về nội dung học và
phương pháp giảng dạy của giáo viên. Nếu xa rời điều này, các nhà quản lý sẽ không
còn là người đồng hành cùng người học. Vì thế, nhà quản lý nên mở rộng cửa cho toàn
xã hội tham gia vào xây dựng sách giáo khoa; phản biện về bài giảng tốt và cách đánh
giá về hiểu biết kiến thức.
32
Tác giả Gordon Dryden và Jeannette Vos
33
Hiệp hội giám sát và phát triển chương trình giảng dạy Mỹ
31
Nhóm tác giả đã đưa ra lý lẽ và giải thích cặn kẽ
về cách học nhưng chúng tôi vẫn sẵn lòng thảo luận
thêm bởi đây là những phương pháp mới từ sự kế thừa.
Trong khi, ý tưởng về khoa học giáo dục luôn có nhiều
quan điểm, nhiệm vụ chúng ta là hiểu cách thức, lý do
và giải quyết xung đột đó chính xác nhất. Xin hãy liên
hệ với chúng tôi để cung cấp kết quả kiểm chứng cũng
như góp ý tại email: chidungvbsp@gmail.com./.

32

You might also like