Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

lOMoARcPSD|12315403

283613 Vy 31191024322 - Vo Tuong 41 Votuongvy Tlott


398807 1897848755
International Business (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)
lOMoARcPSD|12315403

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
ššššš

TIỂU LUẬN
MÔN: THÔNG LỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS.Võ Thanh Thu


Sinh viên thực tập : Võ Tường Vy
Thời gian thực hiện : 24/05/2021 – 27/06/2021
Lớp học phần : 21D1BUS50301503
Khung giờ học : Chiều thứ 4
Ngành : Kinh Doanh Quốc Tế
Mã sinh viên : 31191024322
Email : vyvo565@gmail.com
Khóa /Hệ : K45, Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

PHẦN 1: TÓM LƯỢC.............................................................................................................4


PHẦN 2: LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
PHẦN 3. NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................5
1. TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT.....................................................................................................5
1.1. Điều ước quốc tế.........................................................................................................5
Khái niệm:......................................................................................................................5
Vai trò:............................................................................................................................5
1.2. Thông lệ quốc tế.........................................................................................................5
Khái niệm:......................................................................................................................5
Vai trò:............................................................................................................................5
1.3. Luật quốc gia..............................................................................................................6
Khái niệm:......................................................................................................................6
Vai trò:............................................................................................................................6
2. PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU PHÁP LÝ TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
NGÀNH CÀ PHÊ.......................................................................................................................6
2.1. Điều ước quốc tế: Hiệp định EVFTA........................................................................6
2.1.1. Quy định về Thuế quan......................................................................................6
2.1.2. Quy định về Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng cà phê....................................6
2.1.3. Cam kết về Chỉ dẫn địa lý (GI)..........................................................................7
2.1.4. Các quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành (Bộ Công thương vụ thị
trường Châu Âu - Châu Mỹ, 2020).................................................................................7
Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm.................................................................7
Quy định về Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm..................................7
Quy định về Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu......................................................8
Quy định về Độc tố nấm mốc....................................................................................8
Quy định về Salmonella............................................................................................8
Quy định về Dung môi chiết xuất.............................................................................8
Quy định về Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm...8
Quy định về Ghi nhãn thực phẩm............................................................................8
2.2. Thông lệ quốc tế: Hợp đồng cà phê Châu Âu - ECC................................................9
2.2.1. Điều khoản trọng lượng (Nguyễn , 2016)...........................................................9
Về dung sai:................................................................................................................9
Về trọng lượng miễn trừ:..........................................................................................9
Về thời gian xác định trọng lượng tại cảng đến:....................................................9
2.2.2. Điều khoản chất lượng........................................................................................9
2.2.3. Điều khoản đóng gói hàng hóa.........................................................................10
2.2.4. Điều khoản giao hàng........................................................................................10
2.2.5. Điều khoản về thuê tàu.....................................................................................10
2.2.6. Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng.....................11
2.3. Luật quốc gia: Thủ tục pháp lý liên quan đến xuất khẩu cà phê Việt Nam..........11

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

2.3.1. Về vấn đề kiểm dịch và yêu cầu kiểm dịch của đối tác nhập khẩu. (Thủ tục
xuất khẩu cà phê, 2020).................................................................................................11
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:..................11
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:..........................11
2.3.2. Thuế xuất khẩu và mã HS CODE cho mặt hàng cà phê...............................12
2.3.3. Thủ tục hải quan (Thủ tục xuất khẩu cà phê, 2020).........................................12
2.3.4. Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu (Thủ tục xuất khẩu cà phê,
2020).............................................................................................................................12
2.3.5. 6 giấy phép xuất khẩu cà phê cần phải có (6 giấy phép xuất khẩu cà phê cần
phải có, n.d.)..................................................................................................................13
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh..................................................................13
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm........................13
Kiểm nghiệm sản phẩm cà phê...............................................................................13
Tự công bố sản phẩm cà phê..................................................................................13
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)............14
Giấy chứng nhận y tế (Health certificate).............................................................14
3. LÝ GIAỈ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NĂM ́ VƯN ̃ G THÔNG LỆ, LUÂT ̣ LỆ VÀ ĐIÊU ̀ ƯƠC ́
QT TRÊN GIUṔ CAC ́ DOANH NHÂN NÂNG CAO HIÊU ̣ QUẢ THƯƠNG MAỊ QUÔC ́ TẾ. ..........14
PHẦN 4: KẾT LUẬN............................................................................................................15
PHẦN 5: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................15

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

PHẦN 1: TÓM LƯỢC


“Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta, chiếm 3% GDP, kim
ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây đều đạt trên 3 tỷ USD”[CITATION NGU20 \l
1033 ]. Điển hình Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn
nhất. Tuy nhiên, trong quá trình xuất khẩu, soạn thảo hợp đồng thương mại, doanh nghiệp có
khả năng gặp phải các vấn đề liên quan đến các yêu cầu pháp lý. Mặt khác, việc ký kết Hiệp
định thương mại tự do với EU (EVFTA) và áp dụng Hợp đồng cà phê Châu Âu (ECC) trong
các thỏa thuận thương mại cũng đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
ngành xuất khẩu cà phê. Do đó, qua bài viết, ta thấy rằng việc nắm vững các quy định trong
điều ước, thông lệ quốc tế và luật quốc gia trong quá trình xuất khẩu vô cùng quan trọng, bởi
lẽ, điều đó không những giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải tiến sản phẩm cà phê đạt chuẩn
quốc tế mà còn giúp họ tận dụng các ưu đãi về thuế quan, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh
trong quá trình ký kết hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo được lợi ích trong giao dịch thương mại
quốc tế.

PHẦN 2: LỜI MỞ ĐẦU


Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm
trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đáng chú ý, nhờ chính sách hội
nhập kinh tế đúng đắn, mở rộng thương mại quốc tế đã góp phần giúp ngành nông nghiệp
nước ta từng bước đạt được những thành tựu nhất định trong những năm gần đây, điển hình là
sự phát triển của cà phê, một trong 1 trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực. Theo Cục Trồng
trọt, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn
nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), còn lại là cà phê Arabica.

Trong những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng
đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ
USD/năm (chiếm 17,4% về lượng và 9,5% về giá trị xuất khẩu cà phê của thế giới)
[CITATION ÁNH20 \l 1033 ]. Đặc biệt, dù dịch Covid 19 đã dẫn đến nhiều thiệt hại liên
quan đến xuất khẩu nông sản của nước ta, xuất khẩu cà phê vẫn đạt 1,57 triệu tấn, kim ngạch
2,74 tỷ USD vào năm 2020 (theo dữ liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam đã công bố).

Cho đến thời điểm hiện tại, “cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng
lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước”[CITATION Ngh21 \l 1033 ]. Tuy nhiên,
để bảo vệ người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp trong nước, các nước nhập khẩu (cụ thể ở đây là
EU) luôn đưa ra các tiêu chuẩn về thuế quan, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn
thực phẩm,... Và quá trình sản xuất mặt hàng cà phê để đáp ứng các yêu cầu pháp lý tại thị
trường này vẫn là điều đáng lo ngại, mặt khác, việc xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi
hợp đồng xuất khẩu cũng là vấn đề vô cùng thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì thế, để giải quyết các vấn đề trên, trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ đi vào nghiên
cứu về khái niê ̣m, vai trò của Thông lê ̣, luâ ̣t quốc gia và điều ước quốc tế đối với hoạt đô ̣ng
thương mại Quốc tế nói chung. Bên cạnh đó, các yêu cầu pháp lý trong triển khai hoạt động
xuất khẩu cà phê đến từ các nguồn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

Âu (EVFTA), Hợp đồng cà phê Châu Âu (ECC) và Thủ tục xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
cũng sẽ được phân tích. Cuối cùng là phần lý giải tầm quan trọng của việc nắm vững thông
lê ̣, luâ ̣t lê ̣ và điều ước trên giúp các doanh nhân có thêm kiến thức, đưa ra các chiến lược cải
thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất cũng như nâng cao hiê ̣u quả thương mại quốc tế.

PHẦN 3. NỘI DUNG CHÍNH

1. Tóm lược lý thuyết

1.1. Điều ước quốc tế

Khái niệm:
Luật 70/2020/QH14 Thỏa thuân quốc tế chỉ ra rằng “Điều ước quốc tế” là “thỏa thuận quốc
tế” được “ký kết bằng văn bản giữa các chủ thể luật quốc tế (gồm quốc gia, tổ chức quốc tế)
nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong
kinh doanh, được luật pháp quốc tế điều chỉnh cũng như được ghi nhận trong một văn kiện
duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng
của nó là gì. Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế là Công ước viên 1969”.

Vai trò:
- Là “nguồn luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế” góp phần “điều chỉnh
các mối quan hệ trong luật quốc tế”.
- Là “công cụ chủ chốt” để “duy trì” và “tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế”.
- “Đảm bảo quyền lợi về pháp lý” cũng như “lợi ích hợp pháp” của “các bên liên
quan”.
- Là “công cụ” để “xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại” lẫn “tiến hành pháp
điển hoá luật quốc tế một cách hiệu quả”[CITATION LêM18 \l 1033 ].

1.2. Thông lệ quốc tế

Khái niệm:
“Thông lệ quốc tế”, còn được gọi là “Tập quán quốc tế”, là “tập hợp những thói quen, chuẩn
mực, quy tắc xử sự chung trong quan hệ kinh doanh, được hình thành từ lâu đời, có nội dung
cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong quan hệ quốc tế hiểu biết và
chấp nhận”. Tập quán quốc tế “chỉ được coi là nguồn của luật quốc tế khi nào thỏa mãn các
điều kiện pháp lý nhất định”[CITATION Ngu21 \l 1033 ].

Vai trò:
- Là “công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế” nhằm “bảo vệ lợi ích của các bên liên
quan trong luật quốc tế”.
- Duy trì “nền hòa bình” và “an ninh quốc tế”.
- Đẩy mạnh “hợp tác quốc tế”.

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

- Là “cơ sở để hình thành điều ước quốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa”, cụ thể,
“nhiều quy phạm trong điều ước quốc tế có nguồn gốc từ các quy phạm trong tập
quán quốc tế”[CITATION LêM18 \l 1033 ].

1.3. Luật quốc gia

Khái niệm:
“Pháp luật quốc gia” là “hệ thống các quy phạm pháp lý thành văn hoặc không thành văn do
nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định”, nhằm “điều chỉnh
quan hệ pháp lý phát sinh trong lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia đó”. Pháp luật
quốc gia có “hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia ban hành ra nó”. “Nguồn của pháp
luật quốc gia” gồm: “điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ
pháp, các bản án, quyết định của tòa án, trọng tài quốc tế…”[CITATION LêM \l 1033 ]

Vai trò:
“Điều chỉnh các quan hệ trong phạm vi quốc gia”.
“Điều chỉnh các mối quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân và nhà nước với nhau”.
- Luật quốc gia “có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển
của luật quốc tế”.
- “Đảm bảo cho những quy phạm pháp luật trong nước được thực hiện trong thực tiễn
giao dịch dân sự - kinh tế - thương mại có yếu tố nước ngoài”, góp phần “bảo vệ lợi
ích chính đáng của các bên liên quan trong giao dịch dân sự quốc tế” thông qua hình
thức “Áp dụng pháp luật quốc gia trong tư pháp quốc tế”.

2. Phân tích các yêu cầu pháp lý trong triển khai hoạt động xuất khẩu của ngành cà
phê

2.1. Điều ước quốc tế: Hiệp định EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu, viết tắt là EVFTA (European-
Vietnam Free Trade Agreement), là một “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được
ký kết vào ngày 30/6/2019” và “chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020”. Đây là “thỏa thuận
giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU” với “mục tiêu chính là tạo ra khu vực mậu dịch
chung, xóa bỏ những trở ngại về kinh tế (ví dụ: hàng rào thuế quan,...) giữa các quốc gia tham
gia hiệp định”.

2.1.1. Quy định về Thuế quan


EU cam kết “cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ có 93% dòng thuế về 0% ngay khi
Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020”, cụ thể, EU sẽ xóa bỏ ngay mức thuế 7,5%
- 9,0% đối với cà phê nhân (rang, rang xay). Đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm
cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê mức thuế 9,0% - 11,5% sẽ được xóa bỏ trong vòng 3
năm. Đối với các sản phẩm cà phê nhân xanh hoặc vỏ quả, vỏ lụa cà phê, thuế suất nhập khẩu
vào thị trường EU đã là 0% trước khi ký EVFTA[CITATION Ngu20 \l 1033 ].

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

2.1.2. Quy định về Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng cà phê
Để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU, cà phê phải có xuất xứ thuần túy, tức là
được trồng tại Việt Nam, điển hình như cà phê nhân xanh nếu muốn xuất khẩu sang EU theo
nguyên tắc của EVFTA thì cần đáp ứng được quy tắc xuất xứ thuần túy, tức là 100% phát
triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất
lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, trọng
lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng sản
phẩm[CITATION Ngu20 \l 1033 ].
● Lưu ý về Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ
Nếu giá trị hàng hóa nhỏ hơn 6000euro thì doanh nghiệp tự chứng minh xuất xứ dựa trên
những chứng từ thương mại, không cần văn bản chứng nhận của Bộ Công Thương. Tuy
nhiên, nếu tổng giá trị hàng hóa lớn hơn 6000 euro, doanh nghiệp cần mang hồ sơ đến các cơ
quan đơn vị được ủy quyền để cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa (C/O)…

2.1.3. Cam kết về Chỉ dẫn địa lý (GI)


EU sẽ “công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam”. Các chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản
của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU (Nguyễn Thị
Hoàng Thúy, 2020). Đặc biệt là mặt hàng cà phê, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Do đó,
ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư
phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại khu vực này[ CITATION Ngu20 \l 1033 ].

2.1.4. Các quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành [ CITATION Ngu20 \l 1033 ]

Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm


“An toàn thực phẩm là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hàng xuất/nhập khẩu của bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới”. Chính vì lẽ đó, mặt hàng cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang
thị trường EU phải tuân theo:
- “Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 – Luật chung về an toàn thực phẩm đối
với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối.”
- “Quy định EC số 852/2004, ngày 29/4/2004 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về
vệ sinh thực phẩm.”
- “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc
phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn như HACCP, FSSC 22000, BRC.”
- “Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GLOBAL G.A.P bao gồm các tiêu chuẩn tự
nguyện để chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và sản phẩm có thể
truy nguyên nguồn gốc”.

Quy định về Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm
Trong quá trình tạo ra cà phê, các công đoạn canh tác, chế biến, vận chuyển… phần nào có
thể gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, “EU quy định các chất gây ô nhiễm (điển hình
các chất có thể được tìm thấy trong các sản phẩm cà phê là: thuốc trừ sâu; độc tố nấm mốc;
salmonella; dung môi chiết; polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs); Acrylamide) cần
được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng
tiêu cực đến chất lượng thực phẩm”, cụ thể, nồng độ các chất này phải tuân theo các quy định
sau trong trường hợp xuất khẩu vào EU:

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

- “Quy định EC số 1881/2006, ngày 19/12/2006 về thiết lập nồng độ tối đa cho các chất
gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu
Âu.”
- “Các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3-MCPD, melamine,
erucic acid, và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ.”
- “Quy định EEC số 315/93, ngày 08/02/1993 đặt ra các thủ tục cộng đồng cho các chất
gây ô nhiễm trong thực phẩm.”

Quy định về Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu


“EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản phẩm thực
phẩm nếu vượt quá mức cho phép sẽ bị thu hồi khỏi thị trường châu Âu, chi tiết trong các văn
bản sau”:
- “Quy định EC số 396/2005, ngày 23/02/2005 thiết lập mức MRLs đối với thuốc trừ
sâu được phép trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả cà phê.”
- “Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất đã được phê
duyệt.”
- “Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm thời về
kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba.”
Riêng trường hợp “cà phê hữu cơ: mức dư lượng thuốc trừ sâu phải bằng 0, điều này gây khó
khăn cho một số nhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate khiến cà phê mất trạng thái hữu
cơ.”

Quy định về Độc tố nấm mốc


“Nấm mốc là một lý do quan trọng khi các sản phẩm bị từ chối thông quan qua biên giới,
điển hình là mức Ochratoxin A (OTA). Mặc dù không có giới hạn cụ thể đối với hạt cà phê
xanh, nhưng đối với cà phê rang hạt và rang xay: mức OTA tối đa được đặt ở mức 5 μg/kg và
đối với cà phê hòa tan: mức tối đa được đặt ở mức 10 μg/kg”.

Quy định về Salmonella


Theo “Quy định EC số 2073/2005, ngày 15/11/2005” về “các tiêu chí vi sinh đối với thực
phẩm: Salmonella là một dạng ô nhiễm vi sinh, xảy ra do kỹ thuật thu hoạch và sấy khô
không đảm bảo và Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) có thể thu hồi các sản phẩm
thực phẩm nhập khẩu khỏi thị trường khi tìm thấy Salmonella trong quá trình kiểm soát. Tuy
chiếu xạ là cách thức để chống lại vi sinh nhưng lại không được EU cho phép sử dụng trên
các sản phẩm cà phê”.

Quy định về Dung môi chiết xuất


Theo “Chỉ thị số 2009/32/EC, ngày 23/4/2009 về việc hạn chế dung môi chiết xuất”: “Dung
môi có thể được sử dụng để khử cà phê, và giới hạn dư lượng tối đa đối với các dung môi
chiết xuất lần lượt là methyl acetate (20mg/kg trong cà phê), dichloromethane (2 mg/kg trong
cà phê rang) và methyl ethyl ketone (20 mg/kg trong cà phê).”

Quy định về Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm
Theo “Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002”: “Các nhà kinh doanh thực phẩm cần
phải tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối cũng như xác
định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất.”

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

Quy định về Ghi nhãn thực phẩm


“Thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc về tên sản
phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, nước xuất
xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng”, chi tiết trong:
- “Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày 22/11/2011 đối
với nhãn sản phẩm thực phẩm.”
- “Cà phê phải được gắn nhãn theo đúng quy định của Chỉ thị số 2000/13/EC, ngày
20/3/2000.”

2.2. Thông lệ quốc tế: Hợp đồng cà phê Châu Âu - ECC

Hợp đồng cà phê Châu Âu, viết tắt là ECC (European Contract for Coffee), được ban hành
bởi Liên đoàn Cà phê Châu Âu ECF (European Coffee Federation). ECC có “nhiều phiên bản
khác nhau, các phiên bản này quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng nhằm mục
đích đảm bảo lợi ích cho cả hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là cho bên mua hàng”. Chính
vì lẽ đó, trong các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam và các đối tác nước ngoài thường
hay dẫn chiếu đến ECC[CITATION Ngu16 \l 1033 ].

2.2.1. Điều khoản trọng lượng[CITATION Ngu16 \l 1033 ]

Về dung sai:
Theo Điều 2 của ECC 2002: “Người bán phải giao hàng đúng trọng lượng trong hợp đồng,
ngoại trừ trường hợp nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán thì ECC cho phép
dung sai là 3%. Bên cạnh đó, khi cà phê được giao với số lượng lớn và xuất theo điều kiện
CIF, CFR,...thì 2 bên mua bán có thể cùng nhau đàm phán chọn mức dung sai.”

Về trọng lượng miễn trừ:


Điều 2 ECC 2002 quy định “trọng lượng miễn trừ là 0,5% và bất kỳ sự hao hụt trọng lượng
nào ở nơi đến vượt quá 0,5%, người bán sẽ phải hoàn lại tiền”. “Tuy nhiên, do cà phê là mặt
hàng nông sản và chất lượng có thể biến đổi ít nhiều trong quá trình vận chuyển (ví dụ độ
ẩm), nên cho đến khi giao hàng thì tỷ lệ miễn trừ có thể cao hơn 0,5%. Chính vì thế, tránh
trường hợp bị khiếu nại và phải hoàn tiền cho đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần
đàm phán liên quan đến vấn đề trọng lượng hàng theo 2 cách sau”:
- “Một là, đàm phán để nâng trọng lượng miễn trừ lên 1%;”
- “Hai là, đàm phán để áp dụng trọng lượng giao hàng ở cảng đi (shipped weight) và
giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng đi là cuối cùng.”

Về thời gian xác định trọng lượng tại cảng đến:


ECC 2002 quy định rằng “việc xác định trọng lượng (và lấy mẫu thử) diễn ra không quá 14
ngày làm việc. Thêm vào đó, ECC cho phép người mua cân những container (đóng bao hay
hàng rời) đã được chuyển đến điểm đích cuối cùng trong nội địa”. “Điều này có nghĩa là bên
bán phải chịu toàn bộ rủi ro thất thoát trọng lượng cà phê trên quãng đường tăng thêm từ
cảng đến đến địa điểm cân, và thời gian vận chuyển này có thể kéo dài đến 14 ngày sau khi
hàng được dỡ tại cảng đến cuối cùng. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên lưu ý đàm
phán để việc xác định trọng lượng được tiến hành sớm nhất có thể sau khi hàng đến cảng
đến.”

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

2.2.2. Điều khoản chất lượng


ECC 2002 quy định rằng “chất lượng phải phù hợp theo đúng mô tả trong hợp đồng và người
mua được phép đòi bồi thường nếu có bất kỳ sự khác biệt chất lượng nào, trừ trường hợp có
quy định khác trong hợp đồng”. Có “3 cách quy định về chất lượng”:
- “Quy định bằng mô tả: các bên thỏa thuận chất lượng cà phê thông qua các chỉ tiêu cụ thể,
hoặc dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu trong hàng hóa: độ ẩm tối đa, tạp chất tối đa, tỷ lệ
hạt vỡ tối đa, tỷ lệ hạt đen, kích thước hạt, không có côn trùng…”
- “Quy định bằng mẫu: trong các hợp đồng xuất khẩu cà phê mà doanh nghiệp Việt Nam ký
thường quy định mẫu do bên bán đưa ra và được bên mua chấp thuận”.
- “Quy định bằng cách dẫn chiếu đến một tiêu chuẩn: thường hai bên thống nhất giám định
theo quy trình của một công ty giám định quốc tế”.
Lưu ý: “Địa điểm lấy mẫu kiểm tra phẩm chất ở đây là địa điểm nhận hàng” (Điều 8(a), ECC
2002); Để “không xảy ra tranh chấp liên quan đến kiểm tra phẩm chất”, doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê Việt Nam nên “cố gắng đàm phán để việc kiểm tra phẩm chất tại cảng đi là
chung thẩm và ràng buộc cả hai bên vì cà phê là mặt hàng nông sản và chất lượng có thể biến
đổi ít nhiều trong quá trình vận chuyển (ví dụ độ ẩm)”[CITATION Ngu16 \l 1033 ].

2.2.3. Điều khoản đóng gói hàng hóa


Điều 5(a), ECC 2002 quy định rằng: “Cà phê sẽ được đóng gói trong bao sợi tự nhiên đồng
nhất phù hợp với các quy định pháp lý đối với vật liệu đóng gói thực phẩm và quản lý chất
lượng trong EU đang có hiệu lực trong thời gian ký kết hợp đồng”. Do đó, “người bán cần
xem xét cẩn trọng những yêu cầu chung về bao bì thuộc sản phẩm, ngành hàng cụ thể, bởi lẽ
việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: bị khách hàng từ chối lô hàng,
không trả hay chậm trả tiền hàng…”[CITATION Ngu16 \l 1033 ].

2.2.4. Điều khoản giao hàng


Điều 11, ECC 2002 quy định “người bán có nghĩa vụ thuê tàu hoặc lưu cước, ký kết hợp đồng
vận chuyển và thu xếp tất cả các vấn đề liên quan đến giao hàng dù giá bán là FOB, CFR,
CIF”. “Quy định này chính là việc tăng thêm nghĩa vụ cho người bán so với việc sử dụng
điều khoản FOB theo Incoterms (người mua phải lo các vấn đề về vận chuyển). Các doanh
nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý sự khác biệt này để tránh vi phạm hợp đồng”.
Về mua bảo hiểm: ECC quy định bảo hiểm được thực hiện với “loại tiền tệ dễ dàng chuyển
đổi”, với các tổ chức hoặc công ty bảo hiểm có uy tín hàng đầu, và được mua với điều kiện
“bảo hiểm tất cả rủi ro - All Risks” gồm “Các Rủi Ro Chiến Tranh - War Risks” và “Đình
công và Bạo Động - Strikes and Riots”. Tuy vậy, “nếu xuất khẩu cà phê theo điều kiện CIF,
doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thỏa thuận mua bảo hiểm theo điều kiện thấp hơn
quy định trong ECC”[CITATION Ngu16 \l 1033 ].

2.2.5. Điều khoản về thuê tàu


Điều 11 ECC 2002 chỉ ra rằng “hàng phải được giao bởi một con tàu thuộc Hiệp hội chủ tàu
quốc tế hoặc con tàu hạng nhất trong danh sách được liệt kê của một trong 12 nhà đăng kiểm
quốc tế”; “nếu dùng một tàu của bất kỳ hãng tàu nào khác Bên bán sẽ phải bồi thường cho
Bên mua bất kỳ hư hại nào xảy ra”.

10

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

Về phương tiện vận tải: ECC quy định: “(a) Tàu phải được phân cấp bởi một trong số cơ
quan đăng kiểm thuộc Hiệp hội đăng kiểm quốc tế (IACS) gồm 10 cơ quan đăng kiểm hàng
đầu thế giới, (b) Giới hạn tuổi tàu: Không quá 10 tuổi với tàu hàng rời và tàu hàng kết hợp;
không quá 15 tuổi với các tàu khác; tàu bách hóa chuyên tuyến không quá 25 tuổi; tàu
container không quá 30 tuổi” [CITATION Ngu16 \l 1033 ].

2.2.6. Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng
Về điều khoản trọng tài: theo Điều 24 ECC 2002, “bất kỳ tranh chấp nào phát sinh mà
không thể giải quyết bằng thương lượng sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại địa điểm được
xác định trong hợp đồng; Địa điểm trọng tài là: London, Hamburg, Le Havre, không có hợp
đồng nào sử dụng trọng tài tại Việt Nam.”
Theo quy định tại Điều 25 ECC, “nếu có tranh chấp xảy ra, thì luật áp dụng sẽ là luật Anh,
luật Đức, luật Pháp. Như vậy doanh nghiệp Việt Nam sẽ hoàn toàn bất lợi trong việc giải
quyết tranh chấp. Giải pháp mà doanh nghiệp có thể tính đến, đó là đàm phán để sử dụng
trọng tài Việt Nam, cụ thể là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), và luật áp dụng là
Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG)”. Dù theo Điều 15 của ECC có “loại trừ áp dụng CISG”, nhưng điều đó “không cản
trở việc các bên trong hợp đồng thỏa thuận luật áp dụng”[CITATION Ngu16 \l 1033 ].

2.3. Luật quốc gia: Thủ tục pháp lý liên quan đến xuất khẩu cà phê Việt Nam

Thủ tục xuất khẩu cà phê ở Việt Nam được Quy định cụ thể tại “điều 16 Thông tư
39/2018/TT-BTC, đã qua sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC”, gồm các nội dung cần
lưu ý sau:

2.3.1. Về vấn đề kiểm dịch và yêu cầu kiểm dịch của đối tác nhập khẩu.[ CITATION
Thủ20 \l 1033 ]

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:
“Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch”:
● “Doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện
hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật.”
● “Gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết.”
● “Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi
làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.”
“Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch”:
● “Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần
làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu.”

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:
“Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch
để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm
dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện.”
“Thủ tục kiểm dịch thực vật cho mặt hàng cà phê khá đơn giản, bao gồm:

11

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

+ Doanh nghiệp nộp “Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật và Mẫu sản phẩm”.
+ Thời gian cấp kiểm dịch thông thường là “1-2 ngày sau khi tiếp nhận được mẫu và hồ
sơ”.
“Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm
dịch do cơ quan kiểm dịch cấp.”
➢ “Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam và các nước thành viên WTO, IPPC đều quy
định các lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch và có giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch cấp kèm xuất khẩu kèm theo lô hàng.”
➢ “Hợp tác song phương: Việt Nam đã ký kết các Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm
dịch thực vật với một số quốc gia sau đây”:
● “Hiệp định Việt Nam – Cu Ba”
● “Hiệp định Việt Nam – Nga”
● “Hiệp định Việt Nam – Mông Cổ”
● “Hiệp định Việt Nam – Chi Lê”
● “Hiệp định Việt Nam – Rumani”
● “Hiệp định Việt Nam – Trung Quốc”
● “Hiệp định Việt Nam – Belarus”
● “Hiệp định Việt Nam – Uzbekistan”
● “Hiệp định Việt Nam – Kazakhstan”
“Trong các Hiệp định này đều quy định rõ lô hàng thuộc diện kiểm dịch vận chuyển từ lãnh
thổ bên ký kết kia đều phải được kiểm dịch và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc
gia của nước xuất khẩu cấp kèm theo lô hàng.” “Vì vậy, nếu xuất khẩu cà phê đến những
quốc gia nằm trong danh sách này, bạn cần phải làm kiểm dịch cho lô hàng.”

2.3.2. Thuế xuất khẩu và mã HS CODE cho mặt hàng cà phê


- Cà phê hạt Robusta hay cà phê Arabica đã rang hoặc chưa rang, đã hoạt khử chất
caffeine thuộc chương 09 trong biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2020.
- Mã HS code: nhóm 0901, tùy theo cách chế biến và loại để chọn HS code chuẩn xác.
- Thuế xuất khẩu : 0%[ CITATION Thủ20 \l 1033 ]

2.3.3. Thủ tục hải quan[ CITATION Thủ20 \l 1033 ]


Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê hạt tuân theo “Khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC
(sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC)”. Hàng không thuộc “diện quản lý chuyên
ngành”.

Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
● “Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)”
● “Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)”
● “Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)”
● “Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)”

2.3.4. Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu[ CITATION Thủ20 \l 1033 ]
● “Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)”
● “Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)”

12

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

● “Bill of Lading (Vận đơn đường biển)”


● “Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)”
● “C/O form B (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam)”
● “C/O form ICO (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho mặt hàng coffee)”
● “Insurance (Bảo hiểm, nếu có)”
● “Fumigation (Giấy chứng thư Hun trùng riêng cho mặt hàng cà phê)”
● “Các chứng từ liên quan khác”

2.3.5. 6 giấy phép xuất khẩu cà phê cần phải có[ CITATION 6gi \l 1033 ]

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh


Doanh nghiệp chuẩn bị “01 bộ hồ sơ thành lập giấy phép kinh doanh nộp tại Sở Kế Hoạch
Đầu Tư” dựa vào “Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp”.
Hồ sơ đầy đủ gồm:
● “Đơn đề nghị thành lập công ty (theo mẫu)”
● “Điều lệ công ty (theo mẫu)”
● “Chứng minh nhân dân hoặc Passport của người đại diện pháp luật”
Lưu ý: trên giấy phép kinh doanh phải có “ngành nghề sản xuất và kinh doanh cà phê”
Thời gian lập giấy phép kinh doanh “tại Sở Kế hoạch và Đầu tư 05 đến 07 ngày làm việc”

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm


Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nộp tại “ban quản lý an toàn
thực phẩm” dựa vào nghị định:
● “Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 7 năm 2011”.
● “Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn
thực phẩm”.
Giấy phép an toàn thực phẩm nơi sản xuất cà phê có thời gian “03 năm, sau 03 năm doanh
nghiệp phải xin cấp lại.”

Kiểm nghiệm sản phẩm cà phê


Doanh nghiệp “chuẩn bị 03 mẫu sản phẩm cà phê, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm” dựa vào
quy chuẩn sau:
● “Quyết định 46/2007/QĐ-BYT; Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa
học trong thực phẩm”
● “QCVN 8-2:2011/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim
loại nặng trong thực phẩm”
● “QCVN 8-1:2011/BYT; Quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm
trong thực phẩm”
“Mang sản phẩm cà phê đến trung tâm được Bộ Y Tế công nhận để kiểm nghiệm”
“Sau 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày gửi mẫu) bạn đến nhận lại phiếu kết quả kiểm
nghiệm”

13

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

Tự công bố sản phẩm cà phê


- Tự công bố sản phẩm cà phê dựa vào “Nghị định Bản tự công bố sản phẩm cà phê” là
“một bản giấy tờ do chính chủ cơ sở kinh doanh cà phê tiến hành thủ tục tự mình công
bố chất lượng sản phẩm cà phê mà cơ sở đang kinh doanh, nhằm xác nhận chất lượng
cà phê đạt chuẩn, tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng”.
- “Thủ tục tự công bố căn cứ vào Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật an toàn thực phẩm và nộp tại Ban quản lý an toàn thực
phẩm"
- Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ
công bố lên website, “sau 3 đến 05 ngày hồ sơ của doanh nghiệp sẽ đăng tải thành
công”.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)
“Giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS (Certificate of Free Sale) là giấy chứng nhận do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm,
hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được
phép lưu hành tự do tại các nước xuất khẩu”.
CFS ở Việt Nam do “Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận”, căn cứ vào:
+ “Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007”
+ “Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006”
+ “Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005”
+ “Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005”
+ “Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010”
+ “Nghị định 69/2018/NĐ-CP”
+ “Thông tư 12/2018/TT-BCT”
“Thời gian thực hiện: 01 – 03 ngày làm việc (kể từ ngày ký nộp hồ sơ hợp lệ)”
“Thời gian hiệu lực giấy phép lưu hành tự do xuất khẩu cà phê là : 02 năm kể từ ngày cấp”

Giấy chứng nhận y tế (Health certificate)


- Giấy chứng nhận y tế - HC (Health Certificate) là giấy chứng nhận được cấp bởi “Cục
an toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y Tế” và được ban hành theo Thông tư
52/2015/BYT, áp dụng cho các đối tượng là thức ăn, phụ gia thực phẩm, sản phẩm đã
qua chế biến công nghiệp…
- Thời hạn thực hiện: 02 năm tính từ ngày cấp, nếu doanh nghiệp muốn xin cấp mới thì
phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như lần đầu tiên và chỉ được áp dụng với 1 mã hàng trong
từng lần xuất nhập khẩu.

3. Lý giải tầm quan trọng của việc nắm vững thông lê ,̣ luâ ̣t lê ̣ và điều ước QT trên
giúp các doanh nhân nâng cao hiêụ quả thương mại Quốc tế.
- Thứ nhất, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành liên
quan đến mặt hàng cà phê trong các thông lê ̣, luâ ̣t lê ̣ và điều ước quốc tế (vệ sinh an
toàn thực phẩm, kiểm soát chất gây ô nhiễm,...), để kịp thời đầu tư vào thiết bị, máy
móc, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, tạo ra đạt chuẩn quốc tế, đa dạng
hóa sản phẩm, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

14

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

- Thứ hai, nắm rõ các điều kiện về quy tắc xuất xứ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được
nguồn gốc xuất xứ, tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm cà
phê, tạo lòng tin đối với người tiêu dùng ngoài nước.

- Thứ ba, các thông lê ̣, luâ ̣t lê ̣ và điều ước quốc tế đóng vai trò chủ chốt trong việc cung
cấp cho doanh nghiệp những thông tin về cơ chế, chính sách ưu đãi, hàng rào về kỹ
thuật, thông tin thị trường liên quan đến sản phẩm cà phê, cụ thể ở đây là các cam kết
giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu - EU, để họ kịp thời điều chỉnh các chính sách
tận dụng lợi thế xuất khẩu cho hàng Việt Nam, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lấy ví dụ như việc EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang
hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12%
xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã đem lại lợi thế cạnh
tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

- Thứ tư, để tránh xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp Việt Nam cần đọc kỹ các điều khoản
về số lượng, chất lượng, bao bì, giao hàng để tuân thủ đúng hợp đồng. Trong trường
hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đàm phán với bên đối tác chỉnh sửa một số nội
dung trong hợp đồng mẫu để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp, tránh phải
áp dụng các điều khoản bất lợi trong các hợp đồng mẫu do đối tác đưa ra.

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các yêu cầu pháp lý đối với việc thực hiện và nâng cao hiệu quả xuất khẩu
mặt hàng cà phê của doanh nghiệp Việt Nam là một điều cần thiết, bởi lẽ, nó giúp cho các
doanh nghiệp trong ngành này phần nào hiểu được tầm quan trọng của các điều luật này trong
việc điều chỉnh các quan hệ quốc tế, để từ đó áp dụng và thực hiện đúng đắn.

Qua tìm hiểu sâu về EVFTA, ECC và thủ tục xuất khẩu cà phê, doanh nghiệp dễ dàng nắm
vững được các cam kết trong ngành cà phê giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), từ đó
doanh nghiệp nước ta không những tận dụng lợi thế từ các thỏa thuận thương mại quốc tế
trong quá trình xuất khẩu mà còn tiến hành đầu tư chất lượng, cải tiến sản phẩm cà phê đạt
chuẩn quốc tế, nâng cao năng suất, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Song song đó, hiểu
rõ các cam kết, thông lê sẽ giúp việc dẫn chiếu trong hợp đồng xuất khẩu thuận tiện hơn, đơn
giản hóa các thủ tục pháp lý, giảm rủi ro, tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng, đưa
hoạt động xuất nhập khẩu cà phê trở thành mũi nhọn mang lại doanh thu cho nền kinh tế
nước ta.

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong tổng kim ngạch
xuất khẩu Việt Nam. Sản phẩm cà phê Việt Nam được đánh giá mang tính cạnh tranh cao trên
trường quốc tế. Tuy nhiên, các mặt hàng này vẫn còn một số chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về
cà phê được phép xuất khẩu. Do đó, nhờ những phân tích về thỏa thuận giữa VN và EU lẫn
thủ tục xuất khẩu cà phê VN trong bài tiểu luận này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm ra những
giải pháp tối ưu để không những đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nước ngoài mà còn đảm
bảo được lợi ích của họ trong giao dịch thương mại quốc tế.

15

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

PHẦN 5: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6 giấy phép xuất khẩu cà phê cần phải có. (n.d.). Retrieved from CAO Media:
http://tuvangiayphepcao.com/dich-vu/6-giay-phep-xuat-khau-ca-phe-can-phai-co-
858.html
Á. N. (2020, 12 17). Nâng tầm cà phê Việt. Retrieved from Người Lao động:
https://nld.com.vn/kinh-te/nang-tam-ca-phe-viet-20201216211343734.htm
Áp dụng pháp luật quốc gia trong tư pháp quốc tế là gì? (2014, 2 1). Retrieved from
thuvienphapluat.vn: Áp dụng pháp luật quốc gia trong tư pháp quốc tế là gì?
(thuvienphapluat.vn)
Bản tự công bố sản phẩm cà phê. (n.d.). Retrieved from luatvn.vn: Bản tự công bố sản phẩm
cà phê quy định năm 2020. (luatvn.vn)
Bộ Công thương vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ. (2020). Thông tin xuất khẩu vào thị
trường EU ngành hàng cà phê. Nhà xuất bản Công thương. Hà Nội: Công thương.
Điển, T. v. (2020, 7 24). EVFTA-Cam kết trong ngành cà phê và cơ hội tại thị trường Bắc u.
Retrieved from vietnordic: EVFTA-Cam kết trong ngành cà phê và cơ hội tại thị
trường Bắc u – Thị trường Bắc u (vietnordic.com)
Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại Điều ước quốc tế. (n.d.). Retrieved from Công
ty Luật Lawkey: Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại Điều ước quốc tế
(lawkey.vn)
Đới , M. N. (n.d.). Giấy Chứng Nhận Y Tế Health certificate (HC) Là Gì, Mặt Hàng Nào Cần
Sử Dụng? Retrieved from VinaTrain VietNam: Giấy Chứng Nhận Y Tế Health
certificate (HC) Là Gì, Mặt Hàng Nào Cần Sử Dụng? – VinaTrain Việt Nam
Gordon, PSCB, E. (2018, 9 19). European Coffee Federation. Retrieved from ico.org:
European_Coffee_Contract_Eileen_Gordon_ECF.pdf (ico.org)
H. N. (2021, 3 16). Xuất khẩu cà phê Việt Nam- cơ hội trong bối cảnh đại dịch Covid.
Retrieved from Báo Dân tộc: https://baodantoc.vn/xuat-khau-ca-phe-viet-nam-co-hoi-
trong-boi-canh-dai-dich-covid-1615711849683.htm
Lê , T. M. (2021, 5 15). Pháp luật quốc gia là gì? Retrieved from Luật Minh Khuê:
https://luatminhkhue.vn/phap-luat-quoc-gia-la-gi---khai-niem-chung-ve-phap-luat-
quoc-gia.aspx
Lê, T. M. (2018, 5 29). Phân tích vị trí và vai trò của Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
trong quá trình điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Retrieved from Luật Minh Khuê:
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri-va-vai-tro-cua-dieu-uoc-quoc-te--tap-quan-
quoc-te-trong-qua-trinh-dieu-chinh-cac-quan-he-quoc-te.aspx
Lê, T. M. (2021, 2 20). Điều ước quốc tế là gì? Giá trị pháp lý của điều ước quốc tế?
Retrieved from Luật Lê Minh Khuê: Điều ước quốc tế là gì ? Giá trị pháp lý của điều
ước quốc tế (luatminhkhue.vn)
Nguyễn , D. V. (2021, 2 10). Tập quán quốc tế là gì? Tập quán quốc tế được áp dụng khi
nào? Retrieved from Luật Dương Gia: Tập quán quốc tế là gì? Tập quán quốc tế được
áp dụng khi nào? (luatduonggia.vn)
Nguyễn , H. M. (2016, 8 2). Thực tiễn sử dụng hợp đồng cà phê Châu u và lưu ý cho doanh
nghiệp Việt Nam. Retrieved from Tailieu.vn: https://tailieu.vn/doc/thuc-tien-su-dung-
hop-dong-ca-phe-chau-au-va-luu-y-cho-doanh-nghiep-viet-nam-2132707.html

16

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|12315403

Nguyễn , M. T. (2021, 3 15). Tập quán là gì? Điều kiện áp dụng tập quán theo quy định.
Retrieved from Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/tap-quan-la-gi---khai-niem-
tap-quan-duoc-hieu-nhu-the-nao--.aspx
Nguyễn, Hằng Thị Mỹ; Nguyễn, Thúy Thị Minh;. (2020, 6 14). Thực trạng và giải pháp phát
triển cho ngành Cà phê Việt Nam. Retrieved from Tạp chí Công thương:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-cho-nganh-
ca-phe-viet-nam-72337.htm
Thủ tục xuất khẩu cà phê. (2020, 4 20). Retrieved from Melody Logistics:
https://www.melodylogistics.com/thu-tuc-xuat-khau-ca-phe-495.html
Xuất khẩu cà phê cần chuẩn bị những giấy phép gì? (2018, 9 5). Retrieved from Tâm Đức:
Xuất khẩu cà phê cần chuẩn bị những giấy phép gì? (attptamduc.com)

17

Downloaded by Châu Lê Th? Ng?c (chaule.35211020394@st.ueh.edu.vn)

You might also like