Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Vấn đề pháp lý đó là gì? Nguyên nhân của vấn đề pháp lý được áp dụng?

Tính từ năm 2004 đến năm 2020, ngành thép đã đối diện với 62 cuộc điều tra chống bán phá
giá và chống trợ cấp,…nguyên nhan chính do thép là nguyên liệu cho tất cả các ngành công
nghiệp xây dựng và là vật liệu chiến lược. Hơn nữa, giá thành thép Việt hiện nay đang ở mức
tương đối cạnh tranh, thương hiệu thép Việt tạo uy tín trên nhiều thị trường khác nhau với
việc tăng trưởng dương hằng năm. Chính điều này đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra
áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại. Trong đó Mỹ và EU là hai thị trường sử dụng các
công cụ Phòng vệ thương mại nhiều nhất. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc
chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu của ngành thép Việt
Nam
 Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng Thép

Trong hai năm gần đây, sản phẩm thép trên thị trường thế giới thường xuyên là đối tượng của
các vụ việc điều tra, áp dụng những biện pháp phòng vệ thương mại với mức thuế suất được
áp dụng rất cao. Đứng trên tình hình này, các doanh nghiệp xuất khẩu thép ở Việt Nam phải
đối mặt với càng nhiều thách thức lớn khi các quốc gia nhập khẩu mặt hàng thép liên tục thực
hiện chính sách điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép của
nước ta. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do thị trường thế giới hiện nay đang dư thừa
công suất sản xuất thép trên toàn cầu, qua đó, hiện nay Hoa Kỳ đã áp dụng mức thuế lên đến
25% đối với các sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ với lý do là để đảm bảo an
ninh quốc gia khiến cho nhiều nước xuất khẩu thép vào Hoa Kỳ như Việt Nam phải đối phó
bằng biện pháp sử dụng những công cụ phòng vệ thương mại để hạn chế nhập khẩu thép.
Ông Nguyễn Phương Nam , Phó Cục trưởng Phòng vệ thương mại cho biết: “Trên thế giới có
hơn 1500 các vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó ngành thép chiếm hơn 30% trong tổng
số các vụ việc. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, thép trên thế giới thường xuyên là đối tượng
của các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại với mức thuế suất áp dụng
rất cao”.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thực hiện hành vi điều tra và áp dụng những biện pháp
phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, có đến 41 vụ
việc, trong đó, 21 vụ là về vấn đề điều tra chống bán phá giá, có 8 vụ là về điều tra chống trợ
cấp, và 10 vụ điều tra về vấn đề chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại, 2 vụ về điều tra tự
vệ. Đặc biệt là, chỉ tính riêng năm 2020, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra lên đến 8 vụ việc về
phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, con số này là con số cao
nhất từ trước đến nay, so với năm 2019 đã tăng đến gần gấp 3 lần.
Bộ thương mại Mỹ đã nhiều lần áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm
tôn và thép nhập khẩu từ Việt Nam vì cho rằng các sản phẩm đó có nguồn gốc từ các quốc gia
như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Đặc biệt đến tháng 12/2019: Theo
Reuters , Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16/12 đã thông báo chính thức quyết định áp thuế
cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan
(Trung Quốc), sau đó đưa sang Việt Nam để gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ. Và
tiếp đó, vào tháng 11/2021: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã nhận đơn của ngành sản xuất
trong nước yêu cầu điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép chống ăn
mòn (CORE) của Việt Nam sản xuất từ thép cán nguội (CRS) và thép cán nóng (HRS) nhập
khẩu từ Nhật Bản.
Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Doanh nghiệp Thép Việt phải chịu khi sử
dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan.

Nguồn: https://cafef.vn/my-ap-thue-chong-ban-pha-gia-chong-tro-cap-doi-voi-mat-hang-ton-
thep-tap-doan-hoa-sen-khang-dinh-khong-bi-anh-huong-20190712123756515.chn

 Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế Thép tấm không gỉ Việt Nam

Nguồn: Hoa Quỳnh - Congthuong.vn


(https://congthuong.vn/hoa-ky-gia-han-ban-hanh-ket-luan-dieu-tra-chong-lan-tranh-thue-thep-
tam-khong-gi-tu-viet-nam-219319.html)
Trước đây, vào ngày 15/05/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi đầu công cuộc điều
tra chống lẩn tránh thuế, chồng bán phá giá và hành vi chống trợ cấp đối với mặt hàng thép
tấm không gỉ (bao gồm cả dạng đai và dải) nhập khẩu từ Việt Nam.
Thép tấm không gỉ

Nguồn: P.V – VTV.vn


( https://vtv.vn/kinh-te/hoa-ky-gia-han-ket-luan-dieu-tra-chong-lan-tranh-thue-thep-tam-
khong-gi-tu-viet-nam-20220908112253348.htm )

Qua đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định điều tra về 2 nội dung bao gồm: Điều tra về
phạm vi sản phẩm (Scope Inquiry) để xác định chính xác mặt hàng thép tấm không gỉ được
sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam gia công lại sau đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thuộc
phạm vi đang bị áp thuế hay không; Và điều tra về hành vi lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ
của các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, từ tháng 2 năm 2017, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã áp thuế chống bán
phá giá và thuế chống trợ cấp lên các mặt hàng thép không gỉ ( thuộc các sản phẩm có mã HS
7291 và 7220) có nguồn gốc từ Trung Quốc với mức thuế suất cao, thuế chống bán phá giá
rơi vào khoảng 63,86 – 76,64% và thuế chống trợ cấp rơi vào khoảng 75,60 – 190,71%. Bên
cạnh đó, mức thuế nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ Hoa Kỳ đang áp dụng đối với nước ta là
0%.
Mới đây, vào ngày 8/9/2022, Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, Bộ
Thương mại của Hoa Kỳ đã ra thông báo quyết định gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối
cùng của vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá đối với mặt hàng thép tấm
không gỉ được nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 4/1/2023.
Nguyên nhân Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép
Việt Nam
Nguyên nhân khách quan của việc gia tăng các vụ kiện với sản phẩm thép là do Mỹ có chủ
trương phát triển ngành sản xuất nội địa trong khi thép là ngành công nghiệp cơ bản. Nguyên
nhân chủ quan là do, sau khi Mỹ ban hành lệnh áp thuế với thép từ Trung Quốc, lượng xuất
khẩu từ Trung Quốc đối với các sản phẩm nói trên sang Mỹ giảm mạnh, nhưng lượng xuất
khẩu từ Việt Nam bất ngờ tăng vọt.
Chính vì thế, các doanh nghiệp Mỹ nghi ngờ thép Trung Quốc đã đội lốt thép Việt Nam để
nhập vào Mỹ, bằng cách đưa thép sang Việt Nam gia công nhỏ, hoặc không đáng kể, để lẩn
tránh thuế.
Qua đó, Bộ Công Thương Việt Nam đang có những khuyến nghị đến các doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng thép ở nước ta cần phải theo dõi cụ thể diễn biến của vụ việc và khuyến khích
các doanh nghiệp này nắm chắc các quy định, tình tự, thủ tục về điều tra chống lẩn tránh thuế
của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu thép cũng cần phải tuân thủ và thực
hiện theo chỉ dẫn, khuyến nghị của Bộ Công Thương để có thể bảo vệ được quyền lợi của
mình trong việc xuất khẩu mặt hàng thép sang thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó cũng cần phải
chủ động hợp tác, cung cấp các thông tin cần thiết liên quan cho cơ quan điều tra khi được
yêu cầu, ngoài ra việc nêu ra ý kiến kịp thời đối với những kết luận của Bộ Thương mại Hoa
Kỳ hoặc các vấn đề do cơ quan nêu ra cũng rất cần thiết, và việc quan trọng cần phải làm đó
là thường xuyên lắng nghe, trao đổi và phối hợp một cách chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt
Nam trong quá trình xử lý vụ việc.

You might also like