Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6, C3H8, C4H8 và C2H2 trong đó số mol C3H8 bằng số mol

C2H2. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là
A.20 gam. B. 15 gam. C. 30 gam. D. 40 gam.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4, C4H4 (đều mạch hở) và H2. Dẫn X qua Ni nung nóng,
sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với NO2 là 1. Cho 2,8 lít Y
(đktc) làm mất màu tối đa 36 gam brom trong dung dịch. Cho 2,8 lít X (đktc) làm mất màu tối đa
x gam brom trong dung dịch. Giá trị của x là
A.30. B. 24. C. 48. D. 60.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,30 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ
16,80 lít khí O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản
ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,16 gam so với
dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,26 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.23,76. B. 11,88. C. 5,94. D. 15,84.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl
axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112
gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A.0,2. B. 0,4. C. 0,1. D. 0,3.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp E gồm CH4, C2H4, C3H6 và C2H2, thu được 8,064 lít
CO2 (đktc) và 7,56 gam H2O. Mặt khác, cho 6,192 gam E phản ứng được với tối đa 0,168 mol
Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A.0,1. B. 0,25. C. 0,2. D. 0,15
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp X gồm (C2H2, C2H4, CH4 và C3H6), thu được 0,14
mol CO2 và 0,17 mol H2O. Mặt khác, cho 2,525 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung
dịch. Giá trị của a là
A.0,0625. B. 0,0375. C. 0,0250. D. 0,0150.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 15,0 gam X cần vừa đủ
36,96 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,1 mol brom. Giá trị của a là
A.0,20. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,10.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm etan, isobutilen, propin và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X thu
được 1,2 mol CO2 và 1,50 mol H2O. Mặt khác, X qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với X là 1,25. Cho 0,2 mol Y vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là
A.0,10 mol. B. 0,15 mol. C. 0,05 mol. D. 0,20 mol.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm CH4; C2H2; C2H4 và C3H6, thu được 15,68 lit
CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, 4,04 gam X phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung
dịch. Giá trị của a là :
A.0,20. B. 0,30. C. 0,10. D. 0,40.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol tổng khối
lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lit O2 (đktc). Mặt khác cho m gam X
qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol. Giá trị của m là
A.24,42. B. 22,68. C. 24,24. D. 22,28.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272
lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung
dịch. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,25. C. 0,10. D. 0,15.
Câu 12: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni, đun nóng bình 1
thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp
khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch.
A. 0,25 B. 0,20 C. 0,15. D. 0,10
Câu 13: X, Y, Z (MX < MY < MZ < 60) là ba hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử
cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Cho 12,48 gam hỗn hợp gồm
X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,72. B. 0,81. C. 0,96. D. 1,08.
Câu 14: Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4,
C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản
ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y
cần vừa đủ 6,832 lít khí O2. Giá trị của m là
A. 3,22. B. 2,80. C. 3,72. D. 4,20.
Câu 15: Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4,
C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản
ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng 3,64 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn
Y cần vừa đủ V lít khí O2. Giá trị của V là
A.6,408 B.5,376 C.6,272 D.5,824
Câu 16: Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,82 mol
hỗn hợp X gồm H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10).
Cho toàn bộ X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng
bình tăng 15,54 gam và thoát ra hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,74 mol O2,
thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là
A. 0,38. B. 0,45. C. 0,37. D. 0,41.
Câu 17: Hỗn hợp khí X chứa một ankan, một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,075 mol
X cần dùng vừa đủ 0,305 mol O2. Sản phẩm cháy thu được chứa 3,42 gam H2O. Biết trong
lượng X trên số mol anken nhiều hơn số mol ankan là 0,01 mol. Phần trăm khối lượng của ankan
có trong X là?
A. 23,44%. B. 32,16%. C. 18,09%. D. 15,12%.
Câu 18: Hỗn hợp X chứa một ankan và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,21 mol X cần dùng vừa
đủ 0,99 mol O2. Sản phẩm cháy thu được chứa 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của ankin
có trong X là?
A. 30,52%. B. 45,01%. C. 63,29%. D. 70,11%.
Câu 19: Nung 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và hiđro (tỉ lệ mol 2: 1: 3) trong
bình đựng bột Ni một thời gian thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với X là 12/7. Dẫn
toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12 gam kết tủa và hỗn hợp
khí Z. Hấp thụ hết Z vào bình đựng dung dịch brom dư thì thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị
của m là
A. 24,0. B. 16,0. C. 19,2. D. 25,6.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,30 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ
16,80 lít khí O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản
ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,16 gam so với
dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,26 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,76. B. 11,88. C. 5,94. D. 15,84.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm các chất (mạch hở) C2H6, C2H4, C2H2, C3H6, C3H4, C3H2 và H2.
Lấy 8,32 gam hỗn hợp X đem đốt cháy hoàn toàn thì cần vừa đủ 0,88 mol O2. Hấp thụ toàn bộ
sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, lấy 7,84
lít X ở đktc sục vào dung dịch nước Br2 dư thấy số mol Br2 tham gia phản ứng là 0,406 mol. Giá
trị của m là
A. 98,5. B. 88,65. C. 118,2. D. 137,9.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10 và H2. Lấy 6,32 gam X cho qua bình
đựng dung dịch nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết
2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các
phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,96. C.5,60. D.7,84

You might also like