Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 1

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


Mục đích: Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học
giáo dục quốc phòng và an ninh, góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Yêu cầu: Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học
giáo dục quốc phòng và an ninh, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở
mỗi vị trí công tác tiếp theo.
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.1. Nghiên cứu đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt
Nam
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lý luận của Đảng về đường lối
quốc phòng và an ninh gồm: Học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng
tòan dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh; một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ
thuật quân sự Việt Nam; xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia;
xây dưng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và những vấn đề cơ bản
về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Trên cơ sở lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội
và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến
hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các quan điểm
của Đảng về quốc phòng và an ninh có tính kế thừa và phát triển những truyền thống
quân sự độc đáo của dân tộc “cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, “lấy ít địch
nhiều”, “lấy yếu chống mạnh”. Đó cũng chính là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt
Nam đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Các quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc đã bám sát thực tiễn, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả dân tộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế phát triển, an ninh trật tự bảo đảm, hội nhập
quốc tế sâu rộng, vị thế nước ta ngày càng cao trên thế giới.
I.2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng và an ninh
Bao gồm nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược “Diễn biến hòa bình”
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về
dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
chống phá cách mạng Việt Nam; phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng
chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác; an toàn
thông tin và phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; an ninh phi truyền
thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.
Nghiên cứu về công tác quốc phòng và an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống
quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc
phòng an ninh, luyện tập quân sự, bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng và an ninh để xây dựng lòng tin
chiến thắng trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.
I.3. Nghiên cứu quân sự chung
Nghiên cứu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; các
chế độ xây dưng nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; hiểu biết
chung về các quân, binh chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam; điều lệnh đội ngũ
từng người có súng; điều lệnh đội ngũ đơn vị; hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân
sự; phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao và ba môn quân sự
phối hợp.
I.4. Nghiên cứu kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
Nghiên cứu những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; tính năng,
cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng; ném lựu đạn xa trúng đích;
từng người trong chiến đấu tiến công, từng người trong chiến đấu phòng ngự và từng
người làm nhiệm vụ canh gác, cảnh giới
Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên
cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lý cấu tạo, tính năng, tác dụng,...; hiểu rõ
bản chất các nội dung kỹ, chiến thuật bộ binh và các phương pháp thực hiện, phòng
tránh đơn giản sát với thực tế. Đồng thời làm cơ sở để ứng dụng khi tham gia dân quân
tự vệ.
II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu bộ môn này là học
thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, các vấn đề về chiến tranh, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân… là nền tảng thế giới quan, phương pháp luận của sự
nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề khác của giáo dục
2
quốc phòng và an ninh.
Quá trình nghiên cứu, phát triển giáo dục quốc phòng và an ninh phải nắm vững
và vận dụng đúng đắn các quan điểm khoa học sau đây:
Quan điểm hệ thống: Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của
giáo dục quốc phòng và an ninh một cách toàn diện, tổng thể trong mối quan hệ phát
triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học.
Quan điểm lịch sử, logíc: Trong nghiên cứu, phải nhìn thấy sự phát triển của đối
tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều kiện lịch sử, cụ
thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng đắn những quy luật, nguyên
tắc của hoạt động quốc phòng và an ninh.
Quan điểm thực tiễn: Phải bám sát thực tiễn xây dựng Quân đội Nhân dân,
Công an Nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
II.2. Các phương pháp nghiên cứu
Là một bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên
cứu rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp và luôn có sự kế thừa, phát triển. Vì vậy, khi tiếp cận
nghiên cứu phải được vận dụng với nhiều phương pháp, cách thức, phù hợp với tính
chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Gồm phân tích, tổng hợp, phân lọai, hệ
thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết… nhằm thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản, tài liệu về quốc phòng và an ninh để rút ra kết luận cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm quan sát điều tra, khảo sát thực tế,
nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng và an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm,
thực nghiệm… nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn từ đó khái quát
bản chất, quy luật họat động của quốc phòng và an ninh không ngừng bổ sung cũng
như kiểm định tính đúng đắn của nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh.
Phương pháp nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức kỹ năng: Gồm phương pháp dạy
học lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo cho sinh viên nắm được đường lối, nghệ
thuật quân sự, nắm lý thuyết kỹ thuật và chiến thuật rèn luyện các kỹ năng thao tác,
hành động quân sự. Cần chú ý sử dụng phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, tranh
luận sáng tạo tăng cường thực hành rèn luyện sát thực tế chiến đấu. Tổ chức tham
quan, viết thu họach, tiểu luận, sử dụng các phương tiện khoa kỹ thuật hiện đại phục
vụ trong giảng dạy nâng cao chất lượng học tập.
III. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH
III.1. Đặc điểm môn học
3
Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể
chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Có sự kế tục và phát huy
kết quả thực hiện chương trình huấn luyện quân sự phổ thông (1961), giáo dục quốc
phòng (1991), quy chế giáo dục đào tạo trình độ đại học (2000) và nghị định của chính
phủ về giáo dục quốc phòng năm 2007.
Là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và
khoa học kỹ thuật quân sự có tỷ lệ lý thuyết chiếm trên 70% chương trình.
Giáo dục quốc phòng góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác
phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập tại trường và khi ra công tác, góp
phần đào tạo cho đất nước đội ngũ cán bộ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc trên mọi cương vị công tác.
III.2. Chương trình
Theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 4 học phần, thời
lượng 165 tiết, cụ thể:
Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng (3 tín chỉ = 45 tiết)
Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh (2 tín chỉ = 30 tiết)
Học phần III: Quân sự chung (1 tín chỉ = 30 tiết)
Học phần IV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật (2 tín chỉ = 60 tiết)
III.3. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập
III.3.1. Tổ chức dạy học
Theo Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
Phê duyệt quy hoạch Hệ thống Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn
2015-2020 và những năm tiếp theo; Quyết định số 1841/QĐ-TTg ngày 18/11/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về Bổ sung quy hoạch Hệ thống Trung tâm giáo dục quốc phòng
và an ninh thời kỳ 2021-2031, tầm nhìn đến năm 2050: Các trung tâm giáo dục quốc
phòng và an ninh sinh viên; các trung tâm thuộc các trường quân sự quân khu, tỉnh,
thành phố; các khoa, tổ bộ môn trong các trường đại học, cao đẳng có đủ điều kiện.
III.3.2. Đánh giá kết quả
Sinh viên chấp hành nghiêm kỷ luật trong quá trình học và phải đảm bảo tối
thiểu 80% thời lượng học tập trên lớp đối với tất cả các học phần, hoàn thành nghĩa vụ
học phí theo quy định.
Kết quả đánh giá các học phần không tính vào điểm trung bình chung học kỳ,
năm học, điểm chung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các
điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét học bổng, xét tốt nghiệp và được
ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.
4
III.4. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn môn học giáo dục quốc phòng
và an ninh
Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tổ chức dạy, học và đánh
giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cụ thể như sau:
III.4. 1. Đối tượng được miễn học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh
Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sỹ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp sỹ
quan do các trường quân đội, công an cấp.
Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh tương ứng
với trình độ đào tạo.
Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
III.4.2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương
trình Giáo dục quốc phòng và an ninh, gồm: Học sinh, sinh viên có giấy xác nhận
kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10
III.4.3. Đối tượng được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự
Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy
định của pháp luật về người khuyết tật.
Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc
diện miễn tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành.
Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội Nhân dân và
Công an Nhân dân.
III.4.4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng và an
ninh
Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều
trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị.
Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai
sản theo quy định hiện hành.
Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét miễn, giảm, tạm hoãn môn
học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của thông tư
này. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học
các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Vì sao sinh viên phải học Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh?
2. Đối tượng nghiên cứu của Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh?
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của môn học?

You might also like