Quách Hương Giang 12B3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1

Họ và tên: Quách Hương Giang


Lớp 12B3
I. Đọc hiểu
Câu 1: Những số liệu của đoạn trích cho thấy mức độ nguy hiểm của đại dịch Covid 19 là: “dịch bệnh đã cướp đi
sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào, đồng chí thân yêu của chúng ta”, “nhiều gia đình có 2-3 người tử vong”,
“hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ”.
Câu 2: Những đồng bào, đồng chí hy sinh, tử vong do dịch bệnh được nhắc đến trong câu văn thứ nhất của đoạn
trích đều là những công dân mẫu mực, những người lao động rất đỗi yêu thương, những cán bộ, thầy thuốc, nhân
viên tận tụy với công việc, những chiến sĩ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết
lòng, hết sức vì cộng đồng.
Câu 3: Tác dụng của việc lặp lại từ mất trong câu văn: “Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình
đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ” là nhấn độ mức độ nguy
hiểm của đại dịch, làm rõ những mất mát của con người trong thời điểm dịch bệnh và bày tỏ sự đau đớn, thương
xót của tác giả trước những tổn thất về người mà đại dịch Covid 19 đã gây ra cho dân tộc.
Câu 4: Đoạn trích gợi cho tôi cảm xúc đau buồn, thương xót trước những mất mát của con người trong thời điểm
dịch bệnh, đồng thời giúp tôi hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và có ý thức, trách nhiệm hơn trong,
chống dịch Covid để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
II. Làm văn
Bài làm:
Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn có
vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông là nhà văn viết theo
xu hướng hiện thực từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng tác của ông phần lớn thiên về diễn tả sự thật của đời
thường. Văn ông luôn lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải và
vốn từ vựng giàu có của ông. Đối với Tô Hoài, “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra cái sự thật ,đã là sự
thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” và tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” là một minh chứng vô cùng rõ nét cho quan niệm trên. Đoạn trích trên vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, khát vọng
tình yêu, hạnh phúc của nhân vật Mị, đồng thời nổi bật sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của
Tô Hoài.
Truyện “Vợ chồng A Phủ”, sáng tác năm 1952, là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của nhà văn trong chuyến đi
thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Truyện được in trong tập “Truyện Tây Bắc”, sau hơn nửa
thế kỉ, đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc. Truyện mở đầu kể về
cuộc sống và diễn biến tâm trạng của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra, kết thúc bằng sự thay đổi trong nhận thức, suy
nghĩ và hành động của Mị, đi đến cuộc tự giải thoát cho cuộc đời của mình và A Phủ. Đoạn trích trên thuộc phần
đầu của truyện, diễn tả tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, qua đó bộc lộ
tài năng, sự tinh tế trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của tác giả.
Nhân vật Mị trong đoạn trích, là một cô gái vừa đẹp người, vừa đẹp nết. Mị hiện lên trên trang văn của Tô Hoài
trước khi vào nhà thống lí Pá Tra như một bông hoa trắng tinh khiết, tinh khôi của núi rừng Tây Bắc. Mị là một cô
gái trẻ đẹp và tài hoa. Cô vừa có tài thổi sáo, vừa là một cô gái yêu lao động, thảo kính với cha mẹ và giàu tự trọng.
Cô gái ấy có đủ những phẩm chất tốt đẹp và xứng đáng được hưởng một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Thế nhưng, sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí vì món nợ truyền kiếp chưa trả, Mị, từ một cô gái tự do, giàu sức
sống đã sống một cuộc đời nô lệ đầy buồn bã và tủi nhục. Cô bị vắt kiệt sức lao động, chịu nỗi đau đớn về tinh
thần, là nạn nhân của người chồng vũ phu, bị chôn vùi tuổi xuân và bị tước đoạt tuổi trẻ, tự do, tình yêu và hạnh
phúc của đời mình. Mị từ một cô gái trẻ đẹp, tràn trề hi vọng, hạnh phúc nay đã trở thành một người đàn bà quen
với cái khổ, cái nhục, sống như một cái máy và mất hết niềm vui, ý niệm về không gian và thời gian.
Tưởng rằng Mị vẫn sẽ mãi cam chịu sống trong đau khổ, thế nhưng trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức
sống tiềm tàng của Mị đã được trỗi dậy, thể hiện rõ qua sự thay đổi về suy nghĩ, nhận thức và hành động. Trước
2

hết, yếu tố ngoại cảnh tác động đến sự hồi sinh của Mị không thể không kể đến vẻ đẹp của mùa xuân về trên rẻo
cao Tây Bắc. Mùa xuân mang vẻ đẹp giàu chất thơ, hiện ra với nhiều gam màu rực rỡ với cỏ gianh vàng ửng,
những ruộng bí đỏ, những chiếc váy hoa xòe như những con bướm sặc sỡ. Mùa xuân còn hiện ra qua tiếng trẻ con
đợi Tết nô đùa, cười ầm trước sân, tiếng kèn, tiếng sáo, ... Qua đó, tác giả đã khắc họa rõ nét bức tranh mùa xuân
tươi trẻ, đẹp nên thơ, giàu sức sống, nồng nàn, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Đặc biệt, tiếng sáo gọi bạn- biểu
tượng của tiếng gọi tự do, khát vọng tình yêu, hạnh phúc đã đánh thức con người ngày xưa của Mị, đánh thức cảm
xúc trong tâm hồn Mị khiến Mị ngồi “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.
Tiếng sáo ấy đã dẫn đến hành động nổi loạn của cô: “Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát một, uống như nuốt cay
đắng, phẫn uất vào lòng”. Cách uống rượu của Mị ây không phải là cách uống nhâm nhi thưởng thức chén rượu đầu
xuân mà là uống rượu để “uống” đi những cay cực, phẫn uất, nỗi niềm tiếc nuối quá khứ vào trong lòng. Mị uống
rượu không phải để say quên đi quá khứ, mà là nhờ men rượu để sống lại một lần nữa quá khứ tươi đẹp, tràn ngập
tự do và hạnh phúc.
Song, tiếng sáo, vẫn có tác dụng mãnh liệt nhất trong việc hồi sinh sức sống trong Mị. Khi nghe tiếng sáo gọi bạn
đầu làng, Mị đã ý thức trọn vẹn được quá khứ rực rỡ, những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: “Mị thấy phơi phới trở
lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Tiếng sáo làm Mị nhớ về ngày trước, ngày Mị
còn ở với cha, khi Mị còn là một cô gái phơi phới tuổi thanh xuân: “uống rượu trên bếp lửa , thổi lá cũng hay như
thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị hạnh phúc, vui sướng khi được tìm lại
chính mình, nhớ lại những kỉ niệm thời thiếu nữ say mê, là tự do, tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu, là thiên đường.
Tuy vậy, Mị không chỉ nhận thức được quá khứ mà Mị còn nhận thức được hiện tại. Tiềm thức thì nhắc nhở Mị
vẫn là một con người và có quyền sống của một con người: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Nhưng
thực tại thật đau lòng và phũ phàng khi Mị ý thức được về thân phận hiện tại của mình. Ở đây, Tô Hoài đã bộc lộ
sự tinh tế của mình khi diễn tả sự giao tranh tâm lí trong nhân vật Mị giữa một bên là sức sống tiềm tàng, một bên
là ý thức về thân phận. Khi say, Mị nhớ và sống lại với ngày xưa, nhưng thực ra, Mị vẫn đang ở nhà thống lý Pá
Tra. Mị vẫn đang sống kiếp đọa đày với A Sử. Không chỉ vậy, Mị còn nhận thức được tình trạng thê thảm cuộc hôn
nhân giữa Mị và A Sử: “Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”. Khát vọng
sống, tự do, hạnh phúc, khát khao tuổi trẻ của Mị lớn bao nhiêu thì nỗi phẫn uất, đau đớn khi nhận thức được về
thực tại đầy đau khổ của Mị cũng lớn bấy nhiêu. Không cam chịu mãi kiếp nô lệ, kiếp làm dâu gạt nợ, Mị muốn tìm
đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ
không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.”
Ý thức về cái chết lại xuất hiện, nhưng lần này nó có ý nghĩa khác. Nếu người đọc đánh giá ở mức độ sự sống cho
thể xác, thì đây là một quyết định tiêu cực của Mị. Tuy nhiên, nếu ta theo dõi toàn bộ diễn biến tâm lí nhân vật và
quan sát ở phương diện tinh thần, thì muốn chết là biểu hiện mãnh liệt nhất, dữ dội nhất của sự thức tỉnh lòng ham
sống, lòng khát khao hạnh phúc, thể hiện được lòng tự trọng, nhân phẩm cao đẹp của Mị, khi ước mong hướng đến
sự sống chân chính, thoát khỏi và vượt lên số phận bi thương của bản thân mình.
Không chỉ vậy, đoạn văn trên còn thể hiện rõ tài năng miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng tinh tế của Tô Hoài. Sở
trường phân tích tâm lí cho phép ngòi bút tác giả lách sâu vào những bí mật của đời sống nội tâm, phát hiện nét đẹp
và nét riêng của tính cách của nhân vật Mị. Qua đoạn trích, nhà văn đã tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, những kẻ
đã lợi dụng cường quyền và thần quyền để hủy hoại, chà đạp Mị cả về thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời, Tô Hoài
cũng thể hiện niềm vui, tấm lòng trân trọng, ngợi ca khao khát sống chân chính cũng như khát khao được tự do,
hạnh phúc, được yêu thương của nhân vật Mị và bộc lộ niềm hi vọng, niềm tin vào sức sống của con người dù bị
chà đạp bởi tội ác của giai cấp thống trị cũng sẽ không bị hủy diệt.
Có thể nói, với trang văn trong đoạn trích đầy ắp tính nhân đạo và nhân văn của tác giả, kết hợp với nghệ thuật
xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ sinh động, đầy tính biểu cảm và nghệ thuật
kể chuyện lôi cuốn, tự nhiên, hấp dẫn, Tô Hoài đã vô cùng thành công khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân
vật Mị. Chính sức sống tiềm tàng và mãnh liệt của người cô gái Mèo xinh đẹp ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong
lòng người đọc và góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm.
3

You might also like