Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

Lời nói đầu

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện đại cùng với việc mọi người đều có
thể kết nối với thế giới thông qua internet , mọi hành động đều có thể diễn ra trên
không gian mạng như việc làm việc , học tập, cập nhật thông tin , chia sẻ kiến thức
và đặc biệt internet còn hỗ trợ rất nhiều cho việc mua bán hàng hóa , tạo nên một
môi trường mới cho các nhà kinh doanh truyền thống vốn đã rất cạnh tranh . Nhiều
trang web, ứng dụng bán sản phẩm mới được viết ra để phục vụ cho số lượng
người dùng ngày càng lớn.

nhận thấy được tiềm năng đó chúng em quyết định lựa chọn chủ đề “xây dựng
website bán đồ công nghệ ” để là báo cáo cho học phần “phần mềm mã nguồn
mở” . Áp dụng những kiến thức đã học trong học phần môn này như PHP ,
wordpress, MySql,…. , cùng hệ thống lí thuyết chúng em có ý tưởng xây dựng một
trang web giới thiệu sản phẩm phục vụ cho việc bán đồ công nghệ. Chúng em đã
cố gắng hoàn thành báo cáo này thật tốt nhưng trong quá trình tìm hiểu vẫn còn
một số thiếu sót nhỏ vì vậy nên chúng em rất mong có được sự nhận xét , góp ý
của thầy cô để hoàn thiện sản phẩm cũng như hoàn thiện cả phần kiến thức của
chúng em .

Chúng em xin cảm ơn thầy cô


CHƯƠNG 1 : PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
Ở chương này chúng em trình bày những hiểu biết của mình về mã nguồn mở ,
hiểu được khả năng của nó . Thêm đó cũng trình bày hiểu biết của mình về ngôn
ngữ PHP , MySQL , chương trình tạo máy chủ XAMPP để có những kiến thức cơ
bản để sử dụng được hệ thống xuất bản WordPress để xây dựng trang web bán đồ
điện tử được trình bày trong những chương tiếp theo.
1.1 phần mềm mã nguồn mở
1.1.1 định nghĩa
Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới dạng cả
mã và nguồn, không chỉ miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản
quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số
nguyên tắc chung quy định trong giấy phép Phần mềm mã nguồn mở mà không
cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với phần mềm nguồn
đóng .Nhìn chung thuật ngữ “Mã nguồn mở” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh
doanh, một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có quyền “
sở hữu hệ thống”.
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi
phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn … Tức là những dịch vụ
thực sự đã được thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản
phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải tài sản riêng của một
nhà cung cấp nào.
Tiện ích mà Open Source mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho
mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sửa phù
hợp với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản
cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành lại những bản cải
tiến vì mục đích công cộng.
1.1.2 ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở
Ưu điểm:
 Sử dụng miễn phí 
 Người dùng được phép chỉnh sửa nâng cấp và phát triển  ( nâng cao khả
năng bảo mật , cải tiến chức năng ...)
 Hỗ trợ từ cộng đồng người dùng
 Các bản vá lỗi được cập nhật tương đối nhanh
 Khả năng quản trị và điều khiển cao
 Tăng khả năng sáng tạo

Nhược điểm :
 Bảo mật dữ liệu, thông tin không cao 
 Khó khăn trong việc chỉnh sửa nâng cấp
 Không được tạo nét riêng và tính chuyên nghiệp
 Bị khóa hoặc thu hồi bất cứ lúc nào
 Đa dạng và phức tạp gây khó khăn cho người mới sử dụng.
 Sự dư thừa dẫn đến sự lãng phí trong quá trình phát triển nó. 
 Thiếu các ứng dụng ví dụ trình biên soạn HTML  : MS Frontpage,...
 Không hoàn toàn tương thích với các phần mềm đóng.
 Bất tiện: OSS chỉ tập trung vào mã mà ít chú ý đến giao diện và các tiện ích.

1.1.3 nguồn gốc phần mềm mã nguồn mở


Phần mềm độc quyền chiếm thế trên thị trường phần mềm cho tới khi
Richard Stallman sáng lập Free Software Foundation (FSF : tổ chức phần mềm
miễn phí) vào năm 1985, đưa phần mềm mở/miễn phí trở lại.

Khái niệm "phần mềm miễn phí" ám chỉ những phần mềm miễn phí , tự do
chỉnh sửa nâng cấp, thay đổi để phục vụ nhu cầu của chính mình, chia sẻ với người
khác dễ dàng.

Tổ chức phần mềm miễn phí (FSF) đóng vai trò quan trọng trong phong trào
phần mềm mã nguồn mở bằng dự án GNU . GNU là hệ điều hành miễn phí ,
thường phát hành các công cụ, thư viện, ứng dụng… gộp lại được gọi là các phiên
bản hoặc bản phân phối.

GNU đi kèm một phần mềm được gọi là kernel, có nhiệm vụ quản lý các nguồn
lực của máy tính hoặc thiết bị, trong đó có việc giao tiếp giữa các ứng dụng và
phần cứng. Kernel phổ biến nhất của GNU là Linux kernel, được Linus Torvalds
tạo ra đầu tiên. Việc kết hợp hệ điều hành và kernel được gọi là hệ điều hành
GNU/Linux, dù thường được gọi đơn giản là Linux.

Vì nhiều lý do, gồm cả việc gây dễ nhầm lẫn trên thị trường về ý nghĩa của thuật
ngữ "phần mềm mở" mà thuật ngữ thay thế là "mã nguồn mở" thường được dùng
cho các phần mềm được tạo và duy trì bởi sự phối hợp của cộng đồng.

Thuật ngữ "mã nguồn mở" chính thức được chấp thuận tại hội nghị đặc biệt của
những người đi đầu về công nghệ diễn ra vào 2/1998 do Tim O’Reilly tổ chức.
Cuối tháng đó, “Sáng kiến nguồn mở” (OSI: Open Source Initiative) được thành
lập bởi Eric Raymond và Bruce Perens, là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm khuyến
khích phát triển phần mềm mã nguồn mở.

FSF tiếp tục là tổ chức ủng hộ và hoạt động để hỗ trợ "quyền tự do và quyền liên
quan tới mã nguồn mở" của người dùng. Tuy vậy, nhiều tổ chức hiện nay sử dụng
thuật ngữ "mã nguồn mở" cho các dự án và phần mềm mà họ cho phép công chúng
truy cập mã nguồn.

1.1.4 Tầm quan trọng


Các dự án mã nguồn mở rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hệ điều
hành iOS và cả Android trước đây đều được tạo bằng các khối từ phần mềm, dự án
mã nguồn mở.

Các phần mềm trình duyệt web như Chrome , Safari đều được viết trên mã
nguồn mở. Google Chrome là phiên bản có chỉnh sửa của dự án mã nguồn mở có
tên Chromium - dù Chromium được các nhà phát triển Google khởi xướng và họ
vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật, bổ sung thêm, Google
cũng đưa thêm các tính năng mới (một vài trong số chúng không phải mã nguồn
mở) vào phần mềm cơ sở để phát triển trình duyệt Google Chrome.

Những người tiên phong trong công nghệ đã xây dựng nên thế giới World
Wide Web bằng công nghệ mã nguồn mở, như hệ điều hành Linux và máy chủ
web Apache để tạo ra Internet ngày nay.
1.2 PHP và MySQL
1.2.1 PHP
PHP: Hypertext Preprocessor, thường được viết tắt thành PHP là một ngôn
ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các
ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất
thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa
cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và
thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên
PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng đồng
và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty do các nhà phát triển cốt lõi của
PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp để đưa PHP phát triển ở
quy mô doanh nghiệp.
Cú pháp

PHP chỉ phân tích các đoạn mã nằm trong những dấu giới hạn của nó. Bất
cứ mã nào nằm ngoài những dấu giới hạn đều được xuất ra trực tiếp không thông
qua xử lý bởi PHP. Các dấu giới hạn thường dùng nhất là  <?php  và  ?> , tương ứng
với dấu giới hạn mở và đóng. Các dấu giới hạn  <script
language="php">  và  </script>  cũng đôi khi được sử dụng. Cách viết dấu giới hạn

dạng thẻ ngắn cũng có thể được dùng để thông báo bắt đầu đoạn mã PHP,
là  <?  hay  <?=  (dấu này được sử dụng để in ra (echo) các xâu kí tự hay biến) với thẻ
thông báo kết thúc đoạn mã PHP là  ?> . Những thẻ này thường xuyên được sử
dụng, tuy nhiên chúng không có tính di động cao bởi có thể bị vô hiệu khi cấu hình
PHP. Bởi vậy, việc dùng các thẻ dạng ngăn hay các thẻ kiểu ASP không được
khuyến khích. Mục đích của những dấu giới hạn này là ngăn cách mã PHP với
những đoạn mã thuộc ngôn ngữ khác, gồm cả HTML. Mọi đoạn mã bên ngoài các
dấu này đều bị hệ thống phân tích bỏ qua và được xuất ra một cách trực tiếp.
Các biến được xác định bằng cách thêm vào trước một dấu ($) và không cần
xác định trước kiểu dữ liệu. Không giống với tên hàm và lớp, tên biến là trường
hợp nhạy cảm. Cả dấu ngoặc kép ( "" ) và ký hiệu đánh dấu văn bản ( <<<EOF EOF; )
đều có thể dùng để truyền xâu và giá trị biến. PHP coi xuống dòng như một khoảng
trắng theo kiểu như một ngôn ngữ dạng tự do  (trừ khi nó nằm trong trích dẫn xâu),
và các phát biểu được kết thúc bởi một dấu chấm phẩy.[5] PHP có ba kiểu cú pháp
chú thích:  /* */  cho phép một đoạn chú thích tùy ý, trong khi đó  //  và  #  cho phép
chú thích trong phạm vi một dòng. Phát biểu echo là một trong những lệnh của PHP
cho phép xuất văn bản (vd. ra một trình duyệt web).

Một số hàm thông dụng có sẵn

 Hàm include(): đưa nội dung của một file chỉ đinh vào nội dung của file gọi nó.
 Hàm strlen(): Được sử dụng để trả lại chiều dài của một chuỗi.
 Hàm strpos (): được sử dụng để tìm kiếm một nhân vật / văn bản trong một
chuỗi.
 Hàm phpinfo(): hiển thị chi tiết cấu hình PHP trên máy chủ
 Hàm date(): Hiển thị ngày tháng theo quy tắc đã thiết lập
 Hàm substr(): Tách một phần trong chuỗi.
 Hàm str_word_count(): Dùng để đếm có bao nhiêu từ trong chuỗi.
 Hàm str_split(): Cắt các ký tự trong chuỗi và chuyển thành dạng mảng.
 Hàm echo(): In dữ liệu chuỗi ra màn hình.
1.2.2 MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới
và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả
chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện
ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng
dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải về MySQL miễn phí từ
trang chủ. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản
Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD,
NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,..
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu
quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ NodeJs, PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ
khác, làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng NodeJs, PHP
hay Perl,..
phpMyAdmin

phpMyAdmin là một phần mềm miễn phí được viết bằng PHP, nhằm xử lý việc
quản trị MySQL trên Web. phpMyAdmin hỗ trợ một loạt các hoạt động trên
MySQL và MariaDB. Các hoạt động thường được sử dụng (quản lý cơ sở dữ liệu,
bảng, cột, quan hệ, chỉ mục, người dùng, quyền, v.v.) có thể được thực hiện thông
qua giao diện người dùng, trong khi bạn vẫn có khả năng thực thi trực tiếp bất kỳ
câu lệnh SQL nào

Các tính năng của phpMyAdmin

 Giao diện trực quan


 Hỗ trợ hầu hết tính năng của MySQL
o Duyệt và xóa database, bảng, dạng xem , trường và chỉ mục
o Tạo , sao chéo , xóa bỏ , đổi tên và chỉnh sửa database, bảng , trường
và chỉ mục
o máy chủ bảo trì, cơ sở dữ liệu và bảng, với các đề xuất về cấu hình
máy chủ
o thực thi, chỉnh sửa và đánh dấu bất kỳ câu lệnh SQL nào, ngay cả các
truy vấn hàng loạt
o quản lý các đặc quyền và tài khoản người dùng MySQL
o quản lý các thủ tục và trình kích hoạt được lưu trữ
 Nhập dữ liệu từ file CSV và SQL
 Xuất dữ liệu ra nhiều định dạng khác nhau : CSV, SQL , XML, PDF,
ISO/IEC 26300 – OpenDocument Text và Spreadsheet, Word,  LATEX, và
nhiều hơn thế
 Quản lí nhiều máy chủ
 Tạo đồ họa của bố cục cơ sở dữ liệu của bạn ở nhiều định dạng
 Tìm kiếm toàn cục trong cơ sở dữ liệu hoặc một tập hợp con của nó
 Chuyển đổi dữ liệu đã lưu trữ thành bất kỳ định dạng nào bằng cách sử dụng
một tập hợp các chức năng được xác định trước, như hiển thị dữ liệu BLOB
dưới dạng hình ảnh hoặc liên kết tải xuống
 …..
1.3 Wordpress
WordPress là một phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình
website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn
ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. WordPress được ra mắt lần đầu tiên
vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay
WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San
Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá
nhân, và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính
năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là
những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có
thêm những tính năng tuyệt vời. Và cho đến thời điểm viết bài này là 2015,
WordPress đã được xem như là một hệ quản trị nội dung (CMS – Content
Management System 2) vượt trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website
khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng –
thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao như đặt
phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản,…vân…vân…Hầu như mọi
hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng
WordPress.
Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án
nhỏ, mà hiện nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất
thế giới sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ như trang tạp chí TechCrunch,
Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,
…rất nhiều không thể kể hết được

Những thành tựu của wordpress


Wordpress có rất nhiều thành tựu đáng nể mà những phần mềm khác không
thể có được:
 Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng
WordPress mỗi giây.
 Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 27% tổng số lượng website
trên thế giới.
 Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm
60%.
 Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai
tháng.
 WordPress đã được dịch sang 169 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm phiên
bản Tiếng Việt được dịch đầy đủ.
 Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện
WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.

1.4 XAMPP
Xampp là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) được tích hợp
sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ
như phpMyAdmin. Không như Appserv, Xampp có chương trình quản lý khá tiện
lợi, cho phép chủ động bật tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc
nào.
Xampp là một mã nguồn mở máy chủ web đa nền được phát triển
bởi Apache Friends, bao gồm chủ yếu là Apache HTTP Server, MariaDB database,
và interpreters dành cho những đối tượng sử dụng ngôn ngữ PHP và Perl. Xampp
là viết tắt của Cross-Platform (đa nền tảng-X), Apache (A), MariaDB (M), PHP (P)
và Perl (P). Nó phân bố Apache nhẹ và đơn giản, khiến các lập trình viên có thể dễ
dàng tạo ra máy chủ web local để kiểm tra và triển khai trang web của mình. Tất cả
mọi thứ cần cho phát triển một trang web - Apache (ứng dụng máy chủ), Cơ sở dữ
liệu (MariaDB) và ngôn ngữ lập trình (PHP) được gói gọn trong 1 tệp. Xampp
cũng là 1 đa nền tảng vì nó có thể chạy tốt trên cả Linux, Windows và Mac. Hầu
hết việc triển khai máy chủ web thực tế đều sử dụng cùng thành phần như XAMPP
nên rất dễ dàng để chuyển từ máy chủ local sang máy chủ online.
1.5 Kết luận
Chương 1 này chúng em trình bày những kiến thức cần có để hiểu được thế
nào là mã nguồn mở , giới thiệu phần mềm mã nguồn mở wordpress , giới thiệu
được cơ bản ngôn ngữ PHP , cơ sở dữ liệu MySQL. Từ đó có thể có nền tảng để
giới thiệu trang web chúng em xây dựng ở chương 2 tiếp theo.

Chương 2 Giới thiệu trang web


Ở chương 2 này chúng em trình bày nội dung của trang web chúng em xây
dựng . trang web có sử dụng plugin Woocommerce để quản lý sản phẩm . cũng
như sử dụng giao diện blossom rescipe để trình bày sản phẩm.
2.1 Woocommerce
2.1.1 Woocommerce là gì ?
WooCommerce là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở cho
WordPress. Nó được thiết kế cho các website thương mai điện tử với quy mô từ
nhỏ đến lớn sử dụng WordPress. Ra mắt vào ngày 27 tháng 9 năm 2011,[2] plugin
nhanh chóng trở nên phổ biến vì đơn giản để cài đặt, tùy chỉnh và hoàn toàn miễn
phí.
Giao diện : Với nhiều giao diện sẵn hỗ trợ WooCommerce được bán trên các
trang web của bên thứ ba, khó để ước tính chính xác có bao nhiêu chủ đề có thể
được liên kết với plugin Wordpress này, nhưng đây là một số thống kê về giao diện
WooCommerce cho các đơn vị cung cấp giao diện lớn.
11.930 chủ đề WooCommerce trên ThemeForest.
548 chủ đề WooCommerce trên Wordpress.org.
Mojo Themes có 240 chủ đề WooC Commerce.
2.1.2 Cài đặt, sử dụng Woocommerce
Đăng nhập WordPress admin area, bằng username và password đã được cấp
từ trước.

Thứ hai, làm theo các bước sau để cài WooCommerce:

1. Chọn Plugins  từ thanh menu bên trái và chuyển hướng tới WordPress


admin area.
2. Trong trang plugins, hãy nhấn nút Add New.
3. Gõ  WooCommerce trong thanh công cụ tìm kiếm
4. Tìm WooCommerce plugin từ trang tìm kiếm và nhấn nút Install Now
5. Bạn sẽ thấy plugin cài đặt của WooCommerce. Khi cài đặt kết thúc, hãy
nhấn nút Activate.
Hình 2.1 : Woocommerce
2.1.3 quản trị dữ liệu trong woocommerce

Hình 2.2 : giao diện wordpress

Hình 2.3 giao diện đơn hàng Woocommerce


Hình 2.4 database đơn hàng của Woocommerce

Hình 2.5 Khách hàng quản lý bởi Woocommerce

Hình 2.6 Database khách hàng quản lý bởi Woocommerce trên phpMyAdmin
Hình 2.7 Quản Lý sản phẩm của Woocommerce

Hình 2.8 Database lưu sản phẩm của Woocommerce


Hình 2.9 giao diện thêm sản phẩm mới (1)

Hình 2.10 giao diện thêm sản phẩm mới (2)


Hình 2.11 Giao diện quản lý danh mục sản phẩm

Hình 2.12 Giao diện quản lý từ khóa sản phẩm


2.2 Giao diện

Hình 2.13 Giao diện trang chủ (1)

Hình 2.14 Giao diện trang chủ (2)


Hình 2.15 Giao diện sản phẩm quản có trường procuduct-category là máy tính

Hình 2.16 Giao diện sản một phẩm


Hình 2.16 Giao diện giỏ hàng
Chương 3 Hướng dẫn cài đặt
3.1 Cài đặt xampp
Bước 1: Tải XAMPP phù hợp với hệ điều hành và nền tảng chip . ở đây
chúng em sử dụng hệ điều hành Window 10 home 64bit

Hình 3.1 Tải XAMPP ở trang chủ

Bước 2: mở phần mềm setup cài đặt XAMPP đã tải về từ bước trước
Hình 3.2 Cửa sổ setup XAMPP

Bước 3: Trên cửa sổ Set up, tích chọn các phần mềm mà bạn muốn cài đặt. Nếu
bạn muốn cài WordPress trên XAMPP, các phần mềm bắt buộc phải chọn là
MySQL, Apache, PHPMyAdmin. Sau khi chọn xong, nhấn Next.

Bước 4: Chọn thư mục cài đặt và nhấn Next.


Bước 5: Chờ vài phút để cài đặt, sau khi cài đặt hoàn tất nhấn finish để kết thúc.

Hình 3.3 Giao diện XAMPP sau khi cài đặt


3.2 cài đặt wordpress
Khởi động môi trường bằng cách start 2 action của module Apache và
MySQL:
Apache để tạo môi trường máy ảo
MySQL để sử dụng cơ sở dữ liệu

Hình 3.4: Giao diện sau khi kích hoạt Apache và MySQL

 Tải wordpress và giải nén vào thư mục C:\xampp\htdocs, đặt tên website tương
ứng
Truy cập vào trang web quản trị cơ sở dữ liệu localhost bằng đường link
http://localhost/phpmyadmin/

-    Tạo CSDL (cơ sở dữ liệu) cho website bằng cách nhấn vào nút mới trên menu
bên phải dưới
-    Mở trình duyệt, gõ vào đường dẫn http://localhost/ + tên thư mục đã đặt tên
trong “htdoc”
-    Quá trình cài đặt diễn ra, chọn tên CSDL, Tên Người dùng, Tên Website tương
ứng và hoàn tất
3.3 cài đặt plugin và giao diện
Plugin là một phần rất quan trọng và là sức mạnh của wordpress , nó giúp trang web của chúng ta thêm
nhiều chức năng hơn , cũng như có nhiều plugin giúp chúng ta quản lý trang web được tốt hơn.

Giao diện là một phần không thể thiếu của mỗi trang web , chúng giúp trang web
trở nên nổi bật hơn , cá nhân hóa cao hơn . Với lợi thế có chuẩn để phát triển dựa
trên của wordpress , các giao diện của Wordpress vô cùng đa dạng về cả hình thức
và giá cả, độ tùy biến cao.

You might also like