Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN

Họ và tên : Bùi Việt Hà


Lớp : Truyền thông chính sách K39
Câu 1 : Phân tích nội dung tư tưởng phái Nho giáo
*Khái quá về Nho gia

Nho gia là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất,là hệ tư tưởng thống trị
trong suốt thời kì phong kiến ở Trung Quốc,tư tưởng Nho gia ảnh hưởng sâu sắc
tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc trong cả tiến trình lịch sử và các nước
láng giềng trong đó có Việt Nam.Tư tưởng của Nho gia do Khổng Tử sáng lập.

●Giáo dục:tiên học lễ hậu học văn

●Kiến trúc:đền thờ văn miếu mang đận chất Nho giáo

●Nho giáo trở thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức con người

●Nho giáo cũng có những mặt tiêu cực là xem nhẹ dân.không phát huy sức sang
tạo của dân

●Tư tưởng coi thường phụ nữ ăn sâu vào đầu người Việt Nam từ xưa cho đến nay

●Về kinh tế:Nho giáo cũng khuyên người ta nên làm giàu,tạo ra của cải vật chất
cho xã hội”dân giàu,nước mạnh”

*Nội dung tư tưởng phái Nho gia

●Khổng Tử (551- 479TCN), Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27
tháng 8 năm Canh Tuất ( tức năm 551 TCN ), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21
nhà Châu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình,
huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là tỉnh Sơn Đông nước Trung Hoa. Ông là một
nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung
Hoa, các bài giảng và triết lí của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư
tưởng của các dân tộc Đông Á. Ở thời Chiến Quốc Nho gia đã được Mạnh Tử và
Tuân Tử hoàn thiện và phát triển.

●Tư tưởng chính trị của Khổng Tử: là vì sự bình ổn của xã hội- một xã hội thánh
bình thịnh trị. Theo Khổng Tử là chính đạo, dạo người làm chính trị là phải ngay
thẳng, lấy chính trị để dẫn dắt dân. Để thiên hạ có đạo, quay về lễ, phải củng cố
diều Nhân, coi trọng lễ nghĩa thì xã hội sẽ ổn định. Khổng Tử đề ra thuyết: “ Nhân
- Lễ - Chính danh “.

- Học thuyết Nhân: Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của
Khổng Tử. Nhân là thước đo quyết định thành bại, tốt xấu của chính trị. Nội dung
của Nhân bao hàm các vấn dề đạo đức, luân lí xã hội. Biểu hiện trong chính trị
như sau: Thương yêu con người; Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là nhân;
Tôn trọng và sử dụng người hiền. Nội dung của Nhân là nhân đạo, thương yêu con
người, giúp đỡ lẫn nhau.

- Học thuyết Lễ: Là quy định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến
Lễ thành những quy định, traath tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong
sinh hoạt: hành vi, ngôn ngữ… Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, lễ là bộ phận của
Nhân, Lê là ngọn, Nhân là gốc. Lễ quy định chuẩn mực cho các đới tượng quan hệ:
vua- tôi, cha-con, chồng- vợ, chúng có quan hệ 2 chiều, phụ thuộc nhau.

- Học thuyết Chính danh: Chính danh là danh phận đúng đắn, ngay thẳng. Là
phạm trù cơ bản ttrong thuyết chính trị của Khổng Tử. Phải xác định danh phận,
đẳng cấp,vị trí của từng các nhân, tầng lớp trong xã hội. Danh phải phù hợp với
thực, nội dung phải phù hợp với hình thức. Đạt con người vào đứng vị trí, chức
năng, phải xác định danh trước khi có thực. Chính danh và Lễ có mooic quan hệ
chặt chẽ: muốn danh được chính thì phải thực hiện lễ, chính danh là điều kiện để
trau dồi lễ.

● Mạnh Tử (372- 289TCN), Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời
vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Châu, thuoccj nước Lỗ, nay là Thành phố
Châu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho
giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như
Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia…(thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn
cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương
dan vi quý, xã tắc, thứ chi, quân vi kinh, ông cũng là người đưa ra thuyết trình
thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ tính bản
thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rang nhân chi sơ tính
bản ác. Ong cho rằng “ kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị “.
Học thuyết của ông gói gọn trong các chữ “Nghĩa”, “Tri”, “Lễ”, “Tín”.

● Tư tưởng chính trị cơ bản của Mạnh Tử: Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển
những tư tưởng của Khổng Tử, xây dựng học thuyết “Nhân chính”. Tư tưởng
chính trị bao gồm nội dung sau:

- Thuyết tính hiệu: Theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện
(nhân chi sơ tính bản thiện). Con người có long trắc ẩn thì tự nhiên có lòng u tố,
từ thượng, thị phi. Lòng trắc ẩn là nhân, lòng u tố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ,
lòng thị phi là trí.

- Quan niệm về Vua- tôi- dân: Thiên tử là do trời trao cho thánh nhân, vận
mệnh trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua- tôi là quan hệ 2 chiều. Tiến them 1
bước ông cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua tàn ác thì phải gọi là
thằng. Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng trọng dân: dân là quý nhất,
quốc gia thứ hai, vua không đáng trọng.

- Quan niệm về Quân Tử- tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm, cai trị người và
được cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người.
Mạnh Tử đề xuất chủ trương “thượng hiền” dung người hiền tài để trực hành
nhân chính.

- Chủ trương Vương Đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của
mọi rối ren loạn lạc. Chịnh trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc.

Câu 2: Phân tích sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực
nhà nước
Quyền lực nhà nước là quyền lực của gia cấp thống trị, là bộ phận cơ bản của
quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp.

Trong xã hội có giai cấp và còn đối kháng giai cấp, về cơ bản tồn tại hai quyền lực
chính trị:

- Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị (quyền lực nhà nước)
- Quyền lực chính trị của giai cấp và các nhóm xã hội không ở địa vị thống trị.

Nhóm quyền lực thứ hai này có thể chia thành hai phân nhóm nhỏ hơn:

+ Phân nhóm quyền lực chính trị của các giai cấp và các tầng lớp xã hội tuy có
lợi ích khác biệt (đối lập) nhưng không đối kháng với lợi ích cơ bản của giai cấp
hay tầng lớp cầm quyền. Xét về bản chất thì nhóm quyền lực này vẫn nằm trong
cùng một phạm trù với quyền lực chính trị của nhóm cầm quyền, và vì thế,
không có sự khác biệt về chất với quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Và
do vậy, nó vẫn tồn tại dường như trong sự “đối lập một cách dung hòa” với
quyền lực nhà nước hiện tồn. Cái gọi là nền chính trị “đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập” ở các nước tư bản hiện đại là nền chính trị với các lực lượng chính
trị và các quyền lực chính trị khác nhau nhưng lại thuộc cùng một phạm trù này
mà thôi, chứ không hề có nền “đa nguyên chính trị, đa đảng chính trị đối
kháng”.

+ Phân nhóm quyền lực chính trị của các giai cấp hay các tầng lớp xã hội có
lợi ích đối kháng với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Về bản chất, nhóm này đối
kháng với nhà nước hiện tồn, và vì vậy, đó là đối tượng phải bị trấn áp, phải
được xóa bỏ trong nhà nước ấy. Như vậy, phân nhóm quyền lực chính trị này sẽ
có một trong hai kết cục sau đây trong sự vận động của nó:

▪ Hoặc là nó sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn và triệt để bởi quyền lực nhà nước
hiện tồn.

▪ Hoặc là nó sẽ ngày càng mạnh lên, bất chấp sự trấn áp của nhà nước
hiện tồn, cho tới lúc nó đủ sức lật đổ quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền,
xóa bỏ quyền lực nhà nước và đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp ấy, thiết
lập bộ máy nhà nước mới dùng vào việc tổ chức lại xã hội theo cách mới phù
hợp với lợi ích giai cấp của nó. Khi đó, người ta nói quyền lực chính trị đã chuyển
hóa thành quyền lực nhà nước.

- Ngoài hai hình thức vận động cổ điển này, còn có hình thức đảo chính trung
tính nhằm giành giật và chuyển giao quyền điều khiển nhà nước giữa các nhóm
xã hội khác nhau trong nội bộ giai cấp cầm quyền vẫn thường thấy ở nửa cuối
thế kỷ XIX ở Liên Xô và Đông Âu. Đây cũng là một hình thức và một bài học chính
trị về quá trình chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước bất lợi
cho giai cấp công nhân mà các thể chế chống chủ nghĩa xã hội đang cố gắng thực
hiện trong chiến lược “diễn biến hòa bình” phản cách mạng của chúng hiện nay.

You might also like