LỚP HỌC NGHIÊN CỨ KHOA HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

LỚP HỌC NGHIÊN CỨ KHOA HỌC

WARM-UP
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC NCKH, HÌNH THỨC
NCKH CỦA SINH VIÊN
1. Các nhân tố tác động đến động lực NCKH của sinh viên
 Đam mê (yếu tố tiên quyết)
 Môi trường nghiên cứu
 Chính sách khen thưởng
 Giảng viên hướng dẫn
 Năng lực nghiên cứu
 Thủ tục hành chính
 Các nhân tố tác động đến động lực NCKH của sinh vien Trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH cấp trường.
2. Các hình thức NCKH của sinh viên
 Đề tài NCKH: Là hình thức được nghiên cứu nhiều nhất
 Hợp đồng nghiên cứu: Là hợp đồng giữa sinh viên và một cá nhân, pháp
nhân nào đó ngoài trường về việc nghiên cứu về một đề tài nào đó
 Bài báo: Tạp chí khoa học trong nước và quốc tế
 Tham luận: Bài viết gửi vào các hội thảo
 Góp ý dự thảo luật
 Thành viên đề tài NCKH do giảng viên làm chủ nhiệm: Giáo viên mời
sinh viên làm thành viên trong đề tài NCKH mà giảng viên làm chủ
nhiệm.
 Tham gia đội tuyển trong các cuộc thi học thuật: thật sự giỏi (Vmoot)
 Các hình thức khác: Do hiệu trưởng quyết định
 Điều 4 Quyết định số 1602/QĐ-DHL, ngày 26/9/2011 Về việc ban hành quy định
về công tác quản lý, thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên hệ chính quy tại
Trường DHL TPHCM.
II. LỰA CHỌN, THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN
1. Lựa chọn đề tài
a. Hình thành ý tưởng
 Khi nghe giảng, thảo luận, tự nghiên cứu
 Khi tham dự hội thảo (Số lượng hội thảo nhiều, cần theo dõi)
 Khi quan sát thực tiễn
 Có sẵn trong danh mục,…
b. Đặt điểm của đề tài (Đây là những đặc điểm để đảm bảo cho việc đề tài
được chọn)
 Tính mới (Tránh lặp đề tài, cần phải có vốn từ vựng tiếng anh tốt để
đuổi theo thế giới)
 Tính thời sự (biến động của xã hội, xu hướng của thế giới)
 Tính quốc tế (cần phải có cái nhìn ra pháp luật nước ngoài)
 Tính tranh luận khoa học (khó, cần phải đọc nhiều quan điểm của các
tác giả)
 Tính thực tiện (phải có khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn, cần phải
đi khảo sát thực tế)
 Tính phù hợp (Phù hợp với khả năng của chính các thành viên thực hiện
đề tài)
2. Thuyết minh đề tài
*Tham khảo: Trường Đại học Luật TP.HCM (2022), Tài liệu hướng dẫn sinh viên NCKH
 Tuân thủ theo mẫu của Trường
+ Mẫu 1. Phiều đăng ký (Tên công trình, nhóm ngành, đề nghị GVHD,
nhóm tác giả/tác giả)
+ Mẫu 2. Phiếu thuyết minh
 Tên công trình
 Tác giả
 Tình hình nghiên cứu: Đề tài này trong nước và ngoài nước có ai nghiên cứu
hay chưa? Nghiên cứu đến đâu rồi? Nên thêm một ít quốc tế vào > Cần phải
đọc được, hiểu được, bình luận được và cân nhắc sửa đổi được
 Tính cấp thiết: Phải có một cái gì đó thu hút, ngắn gọn
 Mục tiêu: Phải hoàn thiện, chỉnh sửa pháp luật. Tăng cường, đẩy mạnh, tăng cao
 Cách tiếp cận
 Phương pháp
 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi trên mặt văn bản: xác định luật gì, điều nào. Phạm vi
không gian: địa bàn khảo sát. Phạm vi thời gian: Trong khoản thời gian nào.
 Tóm tắt nội dung
 Đề cương chi tiết
 Quy trình thực hiện
 Sản phẩm và Khả năng ứng dụng
 Điền chính xác, đầy đủ thông tin
 Chú ý hình thức trình bày
3. Thuyết minh đề tài (tt)
- Đề cương chi tiết
 Tùy thuộc vào đặc điểm của đề tài: đối tượng, phạm vi, phương pháp
nghiên cứu
 Logic, đầy đủ, hợp lý
 Thường bắt đầu theo thứ tự: lý luận/nhận thức/khái quát chung, luật
thực định, thực tiễn, giải pháp
 Tối đa khoảng 04 chương
 Tiểu mục tối đa đến cấp độ 3
 Cơ cấu nội dung đề tài NCKH không mang tính so sánh:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG (ĐỀ TÀI)
1. Khái niệm đặc điểm ý nghĩa
2. Vai trò, nội dung (Cần phải thể hiện quan điểm, đánh giá, ý kiến, kết luận cải
thiện)
3. Cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỂN THỰC HIỆN
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN, NÂNG CAO
HIỆU QUẢ…
 Cơ cấu nội dung đề tài NCKH mang tính so sánh:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ…(ĐỀ TÀI)
1. Một số vấn đề lý luận về so sánh luật: lợi ích, phương pháp, lý do lựa chọn (Khảo
sát về quốc gia mà mình chọn và tìm lý do hấp dẫn, thuyết phục), đối tượng, phạm
vi so sánh.
2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa
3. Cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn
CHƯƠNG II: SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT… VN VÀ… (NƯỚC NGOÀI)
…. VỀ…
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT…VN VỀ…
TRÊN CƠ SỞ HỌC TẬP KINH NGHIỆM
4. Thuyết minh đề tài (tt)
- Bảo vệ đề cương
 Chuẩn bị chu đáo, có mặt đúng giờ, đầy đủ thành viên
 Trình bày ngắn gọn, cô đọng những điểm quan trọng, nổi bật
 Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nhận xt1 và góp ý của Hội Đồng
 Đặt câu hỏi đối với những vấn đề mình chưa rõ
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ (Quan trọng)
*Tài liệu tham khảo*
- Vũ Cao Đàm, Giáo trính phương pháp luận nghiên cứu khoa học
1. Khái niệm phương pháp NCKH
- Là phương tiện, công cụ sử dụng để thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu
- Là kỹ thuật để nghiên cứu, tìm hiểu, là công cụ để phân tích thông tin và đưa ra
kết luận.
2. Các phương pháp nghiên cứu phổ biến
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học (Chú ý giảm hạn chế và tăng
ưu điểm)
b. Phương pháp nghiên cứu lịch sử (Không nên chỉ liệt kê và mô tả quy
định qua từng thời kì mà không có đánh giả > Cần phải nghiên cứu để
phát triển ý nghĩa, những bất cập của những quy định đó.

c. Phương pháp nghiên cứu so sảnh (Tỷ lệ thành công cao, chỉ cần đọc
được pháp luật nước ngoài để tìm giải pháp >Liên kết network với một
người từ các HTPL khác nhau, cấy ghép pháp luật, làm cho pháp luật
của các quốc gia xích lại gần nhau. Khi so sánh phải giải thích lý do
giống nhau/khác nhau)
d. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (hay và thú vị, phải dùng các
phương pháp như quan sát thực tế tại nơi làm việc, phỏng vấn chuyên
gia, điều tra bằng câu hỏi google form)
 Một đề tài nghiên cứu thành công không bao giờ chỉ có 1 phương pháp mà nên kết
hợp một cách hợp lý giữa nhiều phương pháp khoa học.
 Tìm kiếm tài liệu qua cổng thông tin điện tử TAND tối cao
IV. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
 Để đảm bảo tính chính xác của các văn bản pháp luật dịch thì phải kiểm tra
thời gian bản dịch, kiểm tra bản gốc (sử dụng keyword, thuật ngữ pháp lý và
phải lập từ điển)
 Khó khăn thường gặp khi làm NCKH: Dễ bị áp lực về thời gian, áp lực về
khối lượng công việc, cần một người trưởng nhóm tốt, phân công công việc
hợp lý, vạch ra khung thời gian hiệu quả. Không được đưa quá nhiều kiến
thức vào đề tài( so sánh với 1 nước đừng so sánh quá nhiều)
 Cách để tránh đề tài trùng lặp: Lựa chọn đề tài trong danh mục. Còn nếu lựa
đề tài bên ngoài thì phải liên hệ với phòng NCKH hoặc liên hệ với khoa mà đề
tài liên quan tới.
 Hợp tác với researcher với nước ngoài thì cần phải có mối quan hệ quen biết,
và khó có thể cho người đó xuất hiện tên thành viên trong đề tài. Hãy tìm
kiếm vì có những giáo sư nước ngoài sẽ rất niềm nở với đề tài.
 Cách tìm kiếm những nguồn án lệ, tài liệu luật học nước ngoài hiệu quả nhất?
 Tính khoa học pháp lý của đề tài khi quan sát thực tiễn?
 Tính ứng dụng thường cao đối với đề tài khoanh vùng hẹp?

You might also like