Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ THI THỬ

I.ĐỌC HIỂU
Câu 1 :
-Bài thơ “Thường dân” của Nguyễn Long được viết theo thể thơ lục bát

Câu 2 “Khi làm cây mác cây chông


Khi thành biển cả,khi không là gì”
-Hai câu thơ trên đã để lại cho tôi cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của một thường dân. “Cây
mác,cây chông” là hình ảnh ẩn dụ cho sứ mệnh cao cả ,thường dân có thể là lực lượng nòng
cốt,giúp xây dựng đất nước,đánh giặc bảo vệ tổ quốc.họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh nhưng đôi
khi họ lại sống ôn hòa “khi thành biển cả,khi không là gì”

Câu 3 “…Ồn ào mà vẫn lặng im


Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn”
-Cách nghĩ của người thường dân đơn thuần ôn hòa,họ không quan tâm đến những thị phi,họ chỉ
muốn sống một cuộc đời an nhiên.Dù cuộc sống có tràn ngập thị phi nhưng nếu không liên quan
đến việc lớn,họ sẽ vẫn giữ một thần thái an nhiên,kiên định với cuộc đời.

Câu 4 “…Hòa vào trời đất mà xanh


Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”
-Thường dân được coi là tầng lớp dưới của xã hội.Mặc dù vật,nhưng họ không màng đến những
toan tính vô tri,vẫn an nhiên,vô tư hòa mình vào cuộc sống.Họ còn phải làm những công việc vất
vả , “bán lưng cho trời”, nhưng trên tất cả,họ vẫn có một cuộc sống an nhiên,vui vẻ với đời.Câu
thơ còn là thông điệp quý giá mà tác giả gửi gắm đến chúng ta về cuộc sống an nhiên – một
chiêm nghiệm mà tác giả đúc kết được trong cuộc sống.

II.LÀM VĂN
Câu 1 : Nghị luận xã hội
Những vần thơ trong bài “Thường dân” của tác giả Nguyễn Long đã để lại cho chúng ra
nhiều chiêm nghiệm về phong cách sống bản lĩnh,kiên cường nhưng cũng rất ôn hòa,thư thái.Từ
đó,gợi cho chúng ta những suy nghĩ của lối sống an nhiên trong cuộc sống con người.An nhiên là
trạng thái tâm hồn bình thản,biết dừng lại đúng lúc để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.Một
đời an nhiên là một đời bình thản,trải qua bao đắng cay ngọt bùi mà ngày càng ung dung tự
tại,không chút ưu phiền. Ta sẽ nhìn nhận khó khăn,thử thách ở một khía cạnh khác,nó sẽ không
còn là vực thẳm nhấn chìm mọi sự cố gắng,nỗ lực của chúng ta.Mà nó chính là cơ hội để ta nắm
bắt,khám phá chính mình,mọi sóng gió đều là cơ duyên,bài học để cho ta trưởng thành và bước
tiếp. Sống an nhiên là một hành trình chứ không phải đích đến.Trong quá trình này,ta có thể
khám phá ra nhiều mặt tích cực trong tâm hồn con người,về cuộc sống,cảm nhận sự bình an từ
sâu thẳm trong tim.Chỉ khi chúng ta lựa chọn an nhiên mà sống,chúng ta đã tạo nên niềm tin
vững chắc vào những điều tốt đẹp,đem lại cho đời,cho người những niềm vui,niềm hạnh phúc
quý giá,những điều thiêng liêng.Như cách mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi đến nhiều quốc
gia trên thế giới để đem đến cho mọi người niềm hi vọng,sự lạc quan, an nhiên khi họ đang trong
tình cảnh khó khăn nhất.Thử hỏi có ai là không mong muốn có được cuộc sống an nhiên, có ai
muốn lúc nào cũng sống trong muộn phiền,sợ hãi,tuyệt vọng?Hãy học cách sống an nhiên,từ
những điều không hoàn hảo,từ những điều nhỏ bé nhất,bạn nhé!

Câu 2 : Nghị luận văn học


Nhà mĩ học Hume đã từng có đôi lời bình luận về cái đẹp thế này “Cái đẹp không phải là
phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật,nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó” .
Cũng bàn về cái đẹp,cũng có ý kiến cho rằng “ Cái đẹp không ở trên đôi mắt của người thiếu nữ
mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình”.Sau đó,các nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã kéo cái
đẹp trở về với mảnh đất trần thế,họ cho rằng ở đâu có cuộc sống là ở đó có cái đẹp.Và trong tác
phẩm ‘Người lái đò sông Đà’ của Nguyễn Tuân cũng có một góc nhìn như vậy.Với ông,vẻ đẹp
của người lái đò sông Đà là một tuyệt tác kì vĩ,đặc biệt là trong trận chiến với thủy quái sông Đà
“Thạch trận dàn bày…Họ nghĩ thế,lúc ngừng chèo”
Nguyễn Tuân là gương mặt độc-lạ trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại.Văn của ông
thể hiện phong cách của một con người tài hoa,uyên bác,là con người dành cả đời mình để đi tìm
cái đẹp.Ông coi cuộc đời cầm bút của mình là một hành trình không mệt mỏi để khám phá cái
đẹp của thiên nhiên đất trời,của núi sông,đất nước cũng như con người mình.Nguyễn Tuân luôn
nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ,tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa-thẩm
mĩ.Ông quả thực là một nhà văn sinh ra để viết tùy bút và là “nhà ảo thuật ngôn từ”.
Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân,ta bắt gặp sự tiềm ẩn trong những trang văn
là “cảm xúc mạnh” , là “hơi thở nồng” của cái tôi trữ tình mang khát vọng cuồng nhiệt,ông biến
trang văn của mình đạt đến trình độ “chân thiện,toàn mĩ”.Sông Đà” là tập tùy bút xuất sắc nhất
của Nguyễn Tuân sau cách mạng gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo được xuất bản
năm 1960.Tác phẩm là một công trình khảo cứu công phu và là một áng văn nghệ thuật giàu chất
thẩm mĩ.Với đoạn trích viết về người lái đò vượt thác ở ba trùng vây và sau khi vượt
thác,Nguyễn Tuân có lẽ đã thành công trong công cuộc tìm kiếm thứ vàng mười ở vùng núi Tây
Bắc,nhất là thứ vadng mười nằm sẵn trong tâm trí tất cả những người đang nhiệt tình gắn bó với
công cuộc kiến thiết Tây Bắc thêm sáng sủa,tươi vui và bền vững.
Có thể nói,hình tượng Người lái đò sông Đà là hình tượng trung tâm của tùy bút này,đó là
lí do vì sao mà nhà văn lại đặt cho thiên tùy bút của mình là “Người lái đò sông Đà” . Ông cũng
đã rất tâm đắc khi mượn câu thơ của nhà thơ Ba Lan để đưa vào trang văn của mình “Đẹp vậy
thay tiếng hát trên dòng sông”,nó không phải miêu tả vẻ đẹp dòng sông mà để miêu tả tiếng hát
trên sông.Như vậy,linh hồn của dòng sông chính là tiếng hát.Đó cõ lẽ là tiếng hát của Người lái
đò hay tiếng hát ca ngợi những con người cống hiến thầm lặng.Và Nguyễn Tuân nói về sông Đà
hùng vĩ bao nhiêu,trữ tình bao nhiêu cũng chỉ là cái cớ để làm bật lên vẻ đẹp của người lái đò
sông Đà mà thôi.
Ld 1 : vẻ đẹp ở tinh thần và kinh nghiệm của người lái đò
Ld2 vẻ đẹp kì vĩ trong sự tài hoa nghệ sĩ trong công cuộc vượt thsc,leo ghềnh
Ld 3 Vẻ đẹp giản dị,khiêm nhường.
Cảnh vượt thác có thể được xem là cảnh tượng xưa nay chưa từng có,ở đó thể hiện một
nét đẹp lao động,toát lên sự tài hoa,mưu trí,thông minh của ông lái đò. Ông xung trận với tinh
thần quyết thắng,nhưng lại dưới sự điềm đạm,bình tĩnh của một người mang trong mình kinh
nghiệm vượt thác đầy mình. “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới” .Trái hẳn với
sự bày binh bố trận một cách thận trọng,thái độ nghênh chiến của thủy quái sông Đà với dàn
thủy binh hùng dũng,thì người lái đò ấy rất lặng lẽ bước vào trận tử chiến.Một mình một con
thuyền,một tay chèo xông vào cả một “pháo đài đá” .Điều này làm nên sự đối nghịch rất lớn
giữa con người với thiên nhiên.Con người nhỏ bé trước sông Đà hùng vĩ,con người nhỏ bé khi
sông Đà nào là đá,là nước,bày ra cả ba trùng vi thạch trận.Con người tuy nhỏ bé nhưng không
tầm thường.

Giao sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định rằng : “Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút
lại tự đặt mình yêu cầu này : Phải chứng tỏ cho được cái tôi hài hoa,uyên bác hơn đời của
mình.Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thực của nó,ở đó có gì nên họa,nên thơ.Đồng
thời,mỗi thời điểm quan sát của ông đều là đối tượng khảo cứu đến cùng” . Ở phương diện này
người lái đò sông Đà chính là đối tượng mà Nguyễn Tuân dành rất nhiều sự tâm huyết mà quan
sát.Và rồi nhận ra đây là con người đẹp,một con người đẹp với cuộc sống lao động bình dị,đời
thường.Với thân hình của một người đã ngoài 70 tuổi nhưng tinh thần và ý chí của ông lái đò
như một chàng trai trạc tuổi đôi mươi,vô cùng kiên cường và dũng cảm,được thể hiện ở tinh thần
giao chiến với sông Đà “cưỡi lên thác sông Đà,phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” .Đứng trước
dòng sông hung bạo như là sông Đà,với sự bày binh bố trận; sông Đà thận trọng chuẩn bị một sơ
đồ chiến thuật cụ thể,rõ ràng và xông trận với tư thế chắc chắn.Sông Đà giao cho mỗi hòn một
nhiệm vụ riêng Ở trùng vi thứ nhất, nó bày ra năm cửa trận “trong đó có bốn cửa tử và một cửa
sinh nằm lập lờ bên phía tả ngạn” .Nhà văn còn sử dụng hàng loạt động từ trùng điệp để nêu bật
sức mạnh của đội quân đá “mai phục” , “nhổm cả dậy” ; “đứng ngồi nằm tùy theo sở thích” , “ăn
chết” , “canh cửa” , “hất hàm”…Cộng hưởng với nó là những tính từ làm nổi bật tính cách hung
bạo của dòng sông “nhăn nhúm” , “méo mó” .Tất cả đã làm nổi bật thế lực của sông Đà vừa
đông vừa mạnh,vừa hung tợn,vừa ghê sợ tạo thành thế không cân sức với người lái đò “đơn
phương độc mã” làm cho người đọc một cảm giác thoi thóp,hồi hộp.Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn
ra,những hòn đá “bệ vệ oai phong lẫm liệt” , chúng phối hợp với nước thác reo hò làm thanh viện
cho đá” , “một hòn xông ra hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến.Một
hòn khác lùi lại và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào” .Đứng trước một hung thần
như vậy,nếu không phải là một tay lái vững vàng,một ý chí sắt đá thì có lẽ người chèo đò thầm
lặng đã không thể gắn bó bao năm trên quãng sông “ầm ầm mà quạnh hiu này”.Hơn nữa,người
lái đò đặt trong mình một tinh thần rằng,khi đã vững tay chèo,đã bước vào trùng vây con
thác,cưỡi lên con thác là nghĩa rằng : phải chinh phục bằng được dù có gian khó hiểm nguy ra
sao như cưỡi lên lưng con hổ chưa thuần hóa. Có những lúc trúng đòn hiểm,đau đớn đến “mặt
méo bệch đi” , nhưng ông vẫn vững tay,cố nhịn đau mà kẹp chặt lấy cuống lái” ,bình tĩnh vượt
qua trùng vi thạch trận,không một phút nghỉ tay nghỉ mắt,ông vượt trùng vi thứ hai,lập tức thay
đổi chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”,không cho sông Đà cơ hội phản kích nào.Chính sự
kinh nghiệm và điềm tĩnh đã giúp người lái đò vượt qua sự hung hăng của sông nước,làm con
sông với tích cách hung bạo bỗng trở nên nực cười,trở thành một trò đùa trẻ con .Khi đọc văn
Nguyễn Tuân,có người đã bình luận rằng : Đọc văn Nguyễn Tuân mở ra cho mình một trang
sách,một bài học và với tinh thần chiến đấu và vẻ đẹp kì vĩ của người lái đò sông Đà,ta ngẫm
thêm cho mình bài học về ý chí,sự kiên cường của mình trước mục tiêu. đẹp. Vẻ đẹp của ông lái
đò được kiến tạo từ 10 năm trong nghề, 70 năm cầm mái chèo, hơn 100 lần qua lại trên sông, đó
là những con số rất ấn tượng đủ tạo cho ông lái hiểu được những điểm trọng yếu và những thứ
mình cần ghi nhớ. Người ta thường nói “Nghề dạy nghề”, theo ngày tháng người lái đò sẽ được
trang bị những kiến thức quan trọng để họ thích nghi được với sự hiểm nguy trong tính chất công
việc hằng ngày. Vì thế khi đi qua những khúc sông nguy hiểm lúc mà “Bốn năm bọn thuỷ quân
cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”, khả năng ghi nhớ và
kinh nghiệm trong nghề đã khiến ông “nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên,
đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cũng vì vậy mà ta không quá kinh ngạc
khi ông rất hiểu từ bộ dạng cho đến tâm địa của thuỷ thần, khiến chúng phải “tiu nghỉu cái mặt
xanh lè thất vọng”.
Vẻ đẹp thứ hai, ta thấy toát lên từ người lái đò là vẻ đẹp của sự tài hoa, nghệ sĩ. Điều ấy
được thể hiện khi ông vượt vòng vây cuối trước sự hiểm ác của con thác dữ. Heghen từng khẳng
định: “Phải đẩy tới đỉnh cao mâu thuẫn thì cuộc sống nhiều hình mới vẽ ra”. Với sông Đà đã bị
thua ở hai lần giao chiến trước, nên nó càng trở nên hung hãn hơn ở trùng vi thứ ba. Nguyễn
Tuân đã đẩy kịch tính lên cao để mở ra nhiều trạng thái của sự vật. Ở đây, ngòi bút của nhà văn
họ Nguyễn đã trở nên bay bổng, linh hoạt bởi nhiều liên tưởng tạt ngang đầy thi vị. Thạch trận
trùng vây ba, được nhà văn miêu tả trong hình ảnh ẩn dụ tài hoa về cổng đá cánh mở cánh khép –
đó là cả một mặt trận đá trùng điệp trong đó bức tường phòng ngự vững chắc của lũ đá hậu vệ
kết hợp với những mũi tấn công ào ạt, tới tấp không ngừng nghỉ của sóng dữ. Nhiệm vụ của ông
đò là phải phóng thẳng thuyền, chọc thủng một luồng sinh duy nhất ở ngay giữa của bọn đá hậu
vệ trấn giữ, trong khoảnh khắc cánh cổng đã mở giữa những đợt sóng thác dữ dội. Hình ảnh con
thuyền lao vút qua khu hẹp được miêu tả trong những câu văn ngắn mà bản thân cách ngắt câu,
sự kết hợp những động từ và danh từ nối tiếp: vút, vắt, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng...
đã thể hiện sự điêu luyện khéo léo, điêu luyện, tài hoa nghệ sĩ của ông đò. Tốc độ phi thường
“nhanh như mũi tên tre” của con thuyền dưới bàn tay vừa lái, vừa xuyên, vừa lượn được của ông
đó không chỉ thể hiện qua những động từ giàu sắc thái gợi hình và biểu cảm: “Vút... vút...”. Qua
hình ảnh so sánh trên, nhà văn còn gợi tả về làn hơi nước mà con thuyền xuyên qua – bởi với
cách so sánh về một mũi tên tre xuyên qua hơi nước, con thuyền không còn lướt trên mặt nước
mà đã thực sự bay trong làn hơi nước trên mặt sóng. Tài năng của ông lái đò khi ấy đã bao hàm
cả trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình độ điêu luyện và bản lĩnh kiên cường – tất cả
đều đạt tới mức phi thường, kì diệu.
Trong chiến đấu, ông Đò hiện lên là một vị chỉ huy tài ba, dạn dày kinh nghiệm nhưng
khi tiếng thác vừa kết thúc, ông trở về là một người lao động hiền lành, bình dị, khiêm tốn. Chủ
nghĩa anh hùng không ở đâu xa, sự trí dũng tài ba cũng chẳng ở đâu xa mà ở ngay trong những
con người bình thường, giản dị hàng ngày phải đối mặt với thiên nhiên hung dữ vì miếng cơm
manh áo. Nếu như trong cuộc chiến với sông Đà thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh ở bề nổi thì sau
cuộc chiến, cách ứng xử với chiến công, chiến thắng của ông lão lại cho thấy những vẻ đẹp ở bề
sâu tâm hồn, nhân cách. Chiến thắng được sông Đà với những binh pháp của thiên nhiên là một
điều không phải ai cũng có thể làm được, thậm chí đây là một chiến công phi thường. Song với
ông lão và tất cả những người lao động nơi đây là là một điều hết sức bình thường. Chất nghệ sĩ
của ông đò còn toát ra từ tư thế ung dung sau khi vượt thác: đốt lửa trong hang đá, nướng ống
cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh... Thái độ bình thản của người lái đò đã giản
dị hóa, bình thường hóa những điều phi thường, càng trở nên trân trọng, đáng quý tâm hồn, nhân
cách của những người lao động nơi đây.
Đọc “Người lái đò sông Đà” ta thấy được quan điểm nghệ thuật trong con người của
Nguyễn Tuân.Từ nhân vật Huấn Cao cho đến người lái đò,ta không chỉ thấy những nét đẹp văn
hóa vẫn được bảo lưu mà hơn nữa,ta thấy được những nét mới trong phong cách sáng tác của
Nguyễn Tuân,ông luôn nhìn nhận con người dưới phương diện của nét đẹp tài hoa nghệ sĩ.Tuy
nhiên,trước Cách mạng ông hướng tới vẻ đẹp ‘Vang bóng một thời’,còn sau cách mạng,ngòi bút
của ông hướng tới con người lao động.Họ là những con người bình dị,thậm chí vô danh,nhưng
chính họ,những con người ấy đã góp sức mình vào công cuộc dựng xây đất nước.Trước cách
mạng,Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài tử,thích sự ngông,thích chiêm ngưỡng cái đẹp thì sau Cách
mạng,ông lại nhạy cảm với những con người mới,cuộc sống mới dưới góc độ lao động,ông quan
niệm rằng vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật mà nó
còn được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người.
“Nguyễn Tuân - nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật”. Đây là những chia sẻ của
Nguyễn Đình Thi về người bạn đồng niên của mình. Vì đam mê “cái đẹp”, “cái thật” nên không
khó để nhận ra rằng phong cách nghệ thuật đặc trưng của Nguyễn Tuân là luôn nhìn thiên nhiên,
con người ở phương diện văn hoá thẩm mĩ và tài hoa nghệ sĩ.Vốn kiến thức uyên bác, ngôn ngữ
giàu có và trí tưởng tượng tuyệt diệu đã giúp cho cảm xúc mãnh liệt của ông được nở hoa trên
những trang văn. Và “Người lái đò Sông Đà” đã in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.

You might also like