Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TẤN HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO


TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,

TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 834 04 10

Đà Nẵng - Năm 2020


Công trình được hoành thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ

Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Tràm

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực của loài
người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm
họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu
quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng
sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng
nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa
do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì
vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa
phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Ở nước ta, công tác QLNN về giảm nghèo luôn là mục tiêu
trọng tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong thực tế công tác
QLNN về giảm nghèo đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể như: tỷ lệ hộ
nghèo giảm, đời sống của nhân dân không ngừng tăng lên, thu nhập
bình quân đầu người tăng lên đáng kể, khoảng cách giàu nghèo của
các vùng giảm dần, việc triển khai các chính sách phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo góp phần mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tỉnh Quảng Nam hiện nay, Công tác QLNN về giảm nghèo
được cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia và ngày
càng được xã hội hóa. Các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ
giảm nghèo được triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời ở
hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy giảm nghèo
nhanh và bền vững trên địa bàn.
Huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam là huyện có nhiều tiềm
năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Công tác QLNN về giảm
2

nghèo của huyện trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả nhất định.
Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền
vững nhằm hạn chế tái nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời
sống cho nhân dân, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện
cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, đồng thời
góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên công tác QLNN về giảm
nghèo của huyện vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cần phải khắc
phục như tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, tình
trạng tái nghèo vẫn xảy ra, khoảng cách giàu nghèo chưa được thu
hẹp, nhiều hộ nghèo, cận nghèo còn trong chờ lại ỷ lại chính sách
của nhà nước không chịu thoát nghèo, việc triển khai các chính sách
đầu tư cho giảm nghèo chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều sai phạm trong
công tác QLNN về giảm nghèo mà chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Sau khi học xong chương trình cao học bản thân chọn đề tài
“Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn
tỉnh Quảng Nam” làm đề tài kết thúc khóa học nhằm làm rỏ cơ sở
lý luận và thực tiễn và đề ra những giải pháp trong công tác giảm
nghèo của địa phương nơi tôi đang công tác và sinh sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng công
tác QLNN về giảm nghèo nhằm đưa ra các giải pháp để định hướng
công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh
Quảng Nam một cách rỏ nét và hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa và làm rỏ cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước
về giảm nghèo
Phân tích đánh giá thực trạng về Quản lý nhà nước về giảm
3

nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam.
Đưa ra những giải pháp Quản lý nhà nước về giảm nghèo
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực
hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn đối với hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế
Sơn tỉnh Quảng Nam
Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2019.
Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những thay đổi của
công tác quản lý giảm nghèo và những ảnh hưởng của nó tới sự thay
đổi của nghèo đói tại đây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu, tài liệu trong luận văn được thu thập chủ yếu từ
Nghị quyết, Quyết định, Báo cáo tổng kết hằng năm của UBND
huyện Quế Sơn, Phòng LĐTB&XH, các địa phương trên địa bàn
huyện Quế Sơn.
Các thông tin do cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo cung
cấp.
Kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Tiến hành đều tra, khảo sát.
+ Đối tượng và phạm vi điều tra: Chọn ngẫu nhiện 100 hộ
nghèo, hộ cận nghèo tại 05 xã trên địa bàn huyện Quế Sơn.

You might also like