Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu - THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

10:59, 10/11/2022 Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu | THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG

ính dẫn nhiệt của các vật liệu | THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN

Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu


By Nguyễn Thủy - 30/09/2017

5
/
5
(
1
bình chọn )

 Vị trí: Vật Lý lớp 8. Học kỳ II. Tuần 29. Tiết 28. Theo phân phối chương trình học.

Video tham khảo có thể xem tại đây

1. Mục tiêu

Khảo sát tính dẫn nhiệt của 4 loại vật liệu, gỗ, nhựa, inox và đồng

2. Chuẩn bị lý thuyết

Trong nhiệt học, nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hay mất bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt.

Như vậy, sự dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt lượng từ phần này sang phần khác của một vật,
từ vật này sang vật khác. Nếu xét trong một qui mô nhỏ, dẫn nhiệt xảy ra khi các phân tử,
nguyên tử hoặc các hạt nhỏ hơn (như electron) ở vùng nóng (dao động nhanh) tương tác với các
hạt lân cận ở vùng lạnh (dao động chậm).

Khi mật độ các hạt giảm, tức là khoảng cách giữa các hạt trở nên xa hơn, sự va chạm giữa các
nguyên tử ít hơn, do đó tính dẫn nhiệt giảm. Điều này giải thích vì sao chất lỏng và chất khí dẫn
nhiệt kém, chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Nếu coi khả năng
dẫn nhiệt của không khí là 1 thì khả năng dẫn nhiệt của một số chất có giá trị như bảng sau:

Chất Khả năng dẫn nhiệt Chất Khả năng dẫn nhiệt

Len
2
Nước đá
88

Gỗ
7
Thép
2860

Nước
25
Nhôm
8770

Thủy tinh
44
Đồng
17370

Đất 56 Bạc 17720

3. Thí nghiệm với thiết bị Addestation

Dụng cụ

1 aMixer MGA, 4 cảm biến nhiệt độ, 1 cốc nhựa 250 ml, 1 khay nhựa, 4 thanh vật liệu khác
nhau, 1 bộ thí nghiệm tính dẫn nhiệt.

     

https://thietbithinghiem.edu.vn/khao-sat-tinh-dan-nhiet-cua-cac-vat-lieu/ 1/5
10:59, 10/11/2022 Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu | THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN

Hóa chất

Nước nóng (khoảng 80oC)

4. Tiến hành

Bước 1: Mở MGA, kết nối 4 cảm biến nhiệt độ vào 4 kênh của MGA.

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng   và trong mục “Thời gian hiển thị”, chọn “5 phút”. Mục “Chế độ
kiểm tra”, chọn “Dừng sau 5 phút” rồi nhấn “Chạy”.

Bước 3: Chèn tấm giữ thanh vật liệu vào hộp mica. Sau đó chèn các thanh vật liệu (đồng, inox,
gỗ, nhựa) vào các lỗ trên tấm giữ thanh. Cuối cùng dùng nắp đậy hộp mica lại.

      

Bước 4: Chèn đầu cảm biến nhiệt độ vào các lỗ ở phần lồi ra trên nắp hộp mica. Vị trí của đầu
các cảm biến tương ứng như sau: CH 1, 2, 3, 4 nằm trên thanh đồng, inox, gỗ, nhựa.

II. Thu thập dữ liệu

https://thietbithinghiem.edu.vn/khao-sat-tinh-dan-nhiet-cua-cac-vat-lieu/ 2/5
10:59, 10/11/2022 Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu | THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN

Bước 5: Để cân bằng các cảm biến nhiệt độ, nhấn vào biểu tượng   trên màn hình MGA, sau
đó nhấn chọn 4 ô vuông bên cạnh CH 1, 2, 3 và 4. Rồi nhấn “Chạy”.

Chú ý: Phải có ít nhất 2 cảm biến giống nhau kết nối với các kênh của MGA ta mới sử dụng được
chức năng này.

Bước 7: Nhấn vào nút   trên MGA để bắt đầu thu thập dữ liệu. Lấy nước ấm và đổ vào hộp
mica nhẹ nhàng qua lỗ ở giữa tới khi mực nước đến vạch đánh dấu “—“.

    

Bước 8: Khi quá trình thu thập dữ liệu tự động dừng sau 5 phút, nhấn vào biểu tượng   để
mở rộng đồ thị.

Bước 9: Phác họa lại 4 đồ thị nhiệt độ theo thời gian quan sát được trên màn hình MGA vào đồ
thị phác họa.

Bước 10:  Nhấn vào biểu tượng    rồi nhấn vào điểm đầu của đồ thị tương ứng của  thanh
đồng. Một dấu ‘+’ sẽ xuất hiện. Tiếp tục nhấn vào điểm cuối của cùng đồ thị và dấu ‘+’ khác sẽ
xuất hiện. Trên màn hình MGA sẽ xuất hiện 2 giá trị, ghi lại giá trị “Độ lệch biên độ” (khoanh chữ
nhật) vào mục nhiệt độ tăng trong Bảng 1.

Chú ý: Ta có thể di chuyển dấu ‘+’ đến vị trí chính xác bằng cách sử dụng các phím mũi tên trên
MGA.

https://thietbithinghiem.edu.vn/khao-sat-tinh-dan-nhiet-cua-cac-vat-lieu/ 3/5
10:59, 10/11/2022 Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu | THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN

Bước 11: Nhấn vào biểu tượng   để xóa đi giá trị vừa đọc.

Bước 12: Lặp lại các bước 10 và 11 với đồ thị của inox, gỗ, nhựa. Ghi lại giá trị thu được vào
Bảng 1.

Bảng 1

Vật liệu Nhiệt độ tăng (oC)

Đồng

Inox

Gỗ

Nhựa

5. Kết luận

Trong thí nghiệm trên, những dụng cụ như hộp mica, nắp hộp, tấm đỡ thanh đồng, các thanh vật
liệu có thể tự chế tạo nếu bạn muốn. MGA có 4 kênh giúp ta có thể đo đạc cùng một lúc 4 vật
liệu khác nhau rất tiện dụng.

Các câu hỏi thảo luận:

1. Dựa vào đồ thị phác họa, bạn hãy mô tả sơ lược về chiều hướng và tốc độ tăng nhiệt độ trong
thí nghiệm?

2. Từ kết quả thí nghiệm trong Bảng 1 so sánh về tính dẫn nhiệt của các vật liệu.

3. Hãy nêu các ứng dụng của tính dẫn nhiệt trong thực tế hàng ngày?

Comments

comments
https://thietbithinghiem.edu.vn/khao-sat-tinh-dan-nhiet-cua-cac-vat-lieu/ 4/5
10:59, 10/11/2022 Khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu | THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN

Nguyễn Thủy

https://thietbithinghiem.edu.vn/khao-sat-tinh-dan-nhiet-cua-cac-vat-lieu/ 5/5

You might also like