Lợi thế cạnh tranh là gì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp một doanh nghiệp/công ty trở nên vượt trội, nổi bật
hơn các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành. Khi sở hữu lợi thế  này, doanh nghiệp có thể
sở hữu một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt
động thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Nhờ yếu tố này doanh nghiệp có thể duy trì được chỗ đứng, vị thế và tồn tại lâu dài trên thị
trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Giúp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nổi
bật hơn so với những doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Thông thường các doanh nghiệp thường phát triển lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên các
yếu tố: thương hiệu, mạng lưới phân phối, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ cấu chi phí,…
Để doanh nghiệp phát triển bền vững cần những điều kiện nào?

Các điều kiện để doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững có nhiều nhưng tập trung ở những
điểm sau:

Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình.

Khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, điều đầu tiên mà DN nghĩ đến là lợi nhuận, doanh thu và
thời gian thu hồi vốn đầu tư. Do đó, DN sẽ hiểu rằng, để phát triển bền vững thì họ cần xác định
cái gì sẽ đầu tư và cái gì sẽ không nên đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc xác định lĩnh vực đầu tư hay ra quyết định đầu tư thuộc về trách nhiệm của DN mà Chính
phủ không thể làm thay được.

Chính phủ có thể hỗ trợ cho DN trong tình huống này là cung cấp một hệ thống thể chế pháp lý
hợp nhất và không có sự phân biệt đối xử hoặc ưu tiên tiếp cận nguồn lực để thực hiện mục
tiêu của DN.

Thứ hai, xây dựng cho mình một hệ thống quản trị DN hiệu quả để giúp DN phát triển bền vững
và giải phóng sức lao động cho đội ngũ lãnh đạo.

Để giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với DN nước ngoài, DN nội địa cần có năng suất
làm việc của người lao động trong DN cao và tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu cao. Ngược lại,
DN nào có năng suất làm việc thấp, tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ khó có thể duy trì lâu dài.

Ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 90% DN sản xuất tư nhân được thành lập và phát triển bởi
những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Dưới sự dẫn dắt của những người lãnh đạo DN
xuất thân từ thợ làm nghề, các DN này sẽ “nhanh chóng” phát triển và mở rộng sản xuất trong
giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, khi quy mô DN mở rộng thì lãnh đạo DN không thể kiểm soát được hoạt động của
DN bởi vì thiếu kỹ năng quản trị DN. Điều đó cho thấy, để giúp cho DN phát triển bền vững,
người lãnh đạo DN không chỉ cần am hiểu về chuyên môn kỹ thuật mà còn nắm vững kỹ năng
quản trị DN và thực hành linh hoạt, có tính nghệ thuật các kỹ năng đó.

Thứ ba, xây dựng, duy trì văn hóa DN, coi văn hóa DN là cái cốt lõi, nền tảng phát triển.

Văn hóa DN nên được hiểu là một vấn đề thực tiễn, là gốc rễ của mỗi DN thay vì coi đây như
một vấn đề lý thuyết. Một DN nếu mất chiến lược có thể làm lại, mất kỹ năng có thể đào tạo lại,
mất nhân tài có thể tuyển dụng lại nhưng mất văn hóa DN sẽ mất đi thương hiệu vĩnh viễn.

Thứ tư, quan tâm đến thương hiệu sản phẩm của mình và luôn luôn bảo vệ thương hiệu.

DN muốn đứng vững trong nền kinh tế và phát triển bền vững, lâu dài thì cần phải quan tâm
đến thương hiệu sản phẩm của mình. Thương hiệu là giá trị vô hình nhưng nó có tỷ trọng lớn
trong việc tạo lợi nhuận và giá trị cho DN. Các DN, không kể đến quy mô của mình, đều phải
quan tâm phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nếu muốn DN mình phát triển bền vững.

Thứ năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững.

Đổi mới, sáng tạo mang tính chất sống còn đối với DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới
và đặc biệt trước làn sóng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra hiện nay.

Đổi mới, sáng tạo đối với DN không chỉ là việc sáng tạo ra những sản phẩm mới, công nghệ mới
mà còn bao hàm cả việc thay đổi phương thức trao đổi giữa DN với khách hàng, cách thức
chăm sóc khách hàng hay đơn giản là những thay đổi trong cách thức các nhân viên của DN giao
tiếp với nhau hiệu quả hơn.

Ví dụ: Ông Đỗ Văn Tuấn – CTHĐQT CTCP Kids Plaza.

- Thứ nhất: xác định mục tiêu hướng tới: các mẹ bầu bỉm sữa và đồ chơi trẻ em mang
thương hiệu Việt Nam.
- Thứ hai: xây dựng hệ thống doanh nghiệp với hơm 100 chuỗi cửa hàng trên khắp toàn
quốc, kể các siêu thị lớn nhỏ đều có mặt Kids Plaza.
- Thứ ba: Luôn quan tâm phát triển thay đổi, sáng tạo những mặt hàng sáng tạo, mặt
hàng mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, mang thương hiệu đồ chơi Việt Nam ra
thế giới. Luôn bảo vệ uy tín và chất lượng của thương hiệu.
- Xác định từ đầu sẽ dùng truyền thông để quảng bá thương mại điện tử, đưa thông tin
đến gần người tiêu dùng.

You might also like