Bài tập chương 1. Nhiệt động học

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG 1.

NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC


------------------------
Bài 1: Tính biến thiên nội năng của hệ khi cho hoá hơi đẳng áp 1 mol nước lỏng. Biết rằng trong điều
kiện khảo sát áp suất hơi bão hòa của nước P = 0,0428 atm, thể tích nước lỏng Vl = 0,001 m3/kg, thể
tích hơi nước Vh = 32,93 m3/kg và nhiệt hóa hơi của nước ∆hhH = 580,4 cal/g.
Đ/S: 41141 J/mol
Bài 2: Cho 100 g khí N2 ở T = 298 K và P = 1 atm
Tính nhiệt Q, biến thiên nội năng ∆U và công W trong những quá trình sau đây được tiến hành thuận
nghịch nhiệt động:
a/ Nếu đẳng tích tới áp suất P = 1,5 atm. Đ/S: Qv = ∆U = 10148J và W = 0
b/ Giãn đẳng áp tới thể tích gấp đôi lúc đầu. Đ/S: Qp = 28405J, Wp = -8110J và ∆U = 20295J
Bài 3: Đun nóng đẳng tích 56 lít khí He chấp nhận là khí lí tưởng ở áp suất ban đầu là 1 atm và nhiệt
độ đầu là 298 K. Biến thiên nội năng của hệ trong quá trình đun nóng bằng 3138J. Biết rằng trong
5
suốt quá trình nhiêt dung đẳng áp của hệ không đổi và bằng R . Biết Cv = Cp – R.
2
a/ Tính nhiệt độ cuối của hệ. Đ/S: 373K
b/ Tính Q, W và ∆H trong quá trình. Đ/S: Qv = 3138J, W = 0 và ∆H = 5196J
c/ Tính áp suất ở trạng thái cuối của hệ. Đ/S: 1,36 atm
Bài 4: Nhiệt hòa tan của MgSO4 là ∆H1 = -88,198 kJ/mol, của MgSO4.H2O là ∆H2 = -55,647 kJ/mol. Xác định
nhiệt hidrat hóa của MgSO4 tinh thể. Đ/S: ∆hidratH = Qp = -32,551 kJ/mol
Bài 5: Một lượng 0,85 mol khí lí tưởng ở 300 K dưới áp suất 15 atm, được giãn nỡ đẳng nhiệt tới áp
suất 1 atm. Tính công thực hiện:
a/ Trong chân không. Đ/S: W = 0
b/ Chống lại áp suất ngoài không đổi bằng 1 atm. Đ/S: W = -1980 J
Bài 6: Tính nhiệt hình thành dung dịch hydrogen peroxide dựa vào các dữ kiện sau:
(1) SnCl2(aq) + 2HCl(aq) + H2O2(aq) → SnCl4(aq) + 2H2O(l) (∆H1 = -371,6 kJ/mol)
(2) SnCl2(aq) + HCl(aq) + HOCl(aq) → SnCl4(aq) + H2O(l) (∆H2 = -314,0 kJ/mol)
(3) 2HI(aq) + HOCl(aq) → I2(s) + HCl(aq) + H2O(l) (∆H3 = -215,2 kJ/mol)
(4) 1/2H2(g) + 1/2I2(s) + aq → HI(aq) (∆H4 = -55,1 kJ/mol)
(5) H2(g) + 1/2O2(g) → H2O(l) (∆H5 = -286,0 kJ/mol)
Bài 7: Nhiệt hydrogen hóa But-1-en ở 355 K bằng -126,825 kJ. Nhiệt dung các chất ỉw 298 K và 400 K được
cho dưới đây:
298 K 400 K
Cp của C4H8 (J/K) 89,243 112,609
Cp của H2 (J/K) 28,808 29,151

1
Cp của C4H10 (J/K) 98,690 124,564

Xác đinh ∆H298 = ?. Biết rằng (∆Cp)355 = ½[(∆Cp)298 + (∆Cp)400]. Từ đó hãy so sánh kết quả này với kết quả
được tính từ nhiệt hình thành nếu: ∆htH của C4H10 = -124,614 kJ và ∆htH của C4H8 = -1,170 kJ
Đ/S: ∆H298 = -125,78 kJ/mol
Bài 8: Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng:
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
Cho biết hiệu ứng nhiệt của các phản ứng dưới đây trong cùng điều kiện:
(1) CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (∆H1 = -890,313 kJ/mol)
(2) CH3Cl + 3/2O2 → CO2 + H2O + HCl (∆H2 = -686,176 kJ/mol)
(3) H2 + 1/2O2 → H2O (∆H3 = -285,838 kJ/mol)
(4) 1/2H2 + 1/2Cl2 → HCl (∆H4 = -92,299 kJ/mol)
Bài 9: Cho các dữ kiện dưới đây:
(1) C2H4 + H2 → C2H6 (∆H1 = -136,951 kJ/mol)
(2) C2H6 + 7/2O2 → 2CO2 + 3H2O (∆H2 = -1559,837 kJ/mol)
(3) C + O2 → CO2 (∆H3 = -393,514 kJ/mol)
(4) H2 + 1/2O2 → H2O (∆H3 = -285,838 kJ/mol)
Hãy tính nhiệt hình thành và nhiệt đốt cháy của ethylene.
Bài 10: Cho bảng dưới đây về nhiệt hoá hơi và nhiệt độ sôi của 1 số chất lỏng. Hãy tính biến thiên entropi
trong quá trình hoá hơi của các chất lỏng đó:
∆hhH (kJ/mol) Tsôi (o C)
Methane 9,27 -161,7
CCl4 30,0 76,7
Cyclohexane 30,1 80,7
Benzene 30,8 80,1
H2S 18,8 -59,6

Biết quá trình hoá hơi đẳng nhiệt đẳng áp là tại nhiệt độ sôi được xem là quá trình thuận nghịch.
Bài 11: Xác định biến thiên entropi trong quá trình chuyển 418,4J năng lượng dưới dạng nhiệt từ một vật có
nhiệt độ từ 150 oC đến một vật có nhiệt độ 50 oC.
Bài 12: Xét quá trình hoá hơi 1 mol nước ở 25 oC và 1 atm. Cho biết nhiệt dung đẳng áp của hơi nước, của
nước lỏng và nhiệt hoá hơi của nước:
(Cp)H2O (l) = 75,31 J/K.mol
(Cp)H2O (hơi) = 33,47 J/K.mol
∆hhH (100 oC, 1 atm) = 40,668 kJ/mol
a/ Tính ∆H, ∆S, năng lượng tự do Gibb (∆G) của hệ trong quá trình hoá nói trên.
b/ Dựa vào kết quả thu được, hãy kết luận rằng quá trình hoá hơi của nước trong điều kiện có thể tự diễn ra
hay không? Vì sao?
2
Bài 13: Xác định biến thiên entropi trong sự chuyển 2 gam nước lỏng thành hơi tại áp suất P = 1,013.105 N/m2
và nhiệt độ từ 0 oC đến 150 oC. Biết nhiệt bay hơi của nước ∆H = 2,255 kJ/g và nhiệt dung mol của hơi nước
Cp,hơi = 30,13 + 11,3.10-3T (J/mol.K) và nhiệt dung của nước lỏng bằng 75,30 J/mol.K.
Bài 14: Tính H 298
o
và G298
o
đối với các phản ứng:

(i) 2C + 2H2 → C2H4


(ii) 2C + 3H2 → C2H6
Dựa vào các dữ kiện sau:
Chất o
S298  dotchay H o

C 5,9 -394
H2 130,5 -286
C2H4 218,8 -1393
C2H6 230,1 -1560

Từ các kết quả trên, về mặt nhiệt động học liệu có khả năng tổng hợp ethylene và ethane từ điều kiện đã cho
hay không?
Bài 15: Tính nhiệt (Q), công (A hoặc W), biến thiên nội năng (∆U), biến thiên enthalpy (∆H), biến thiên entropi
(∆S) và biến thiên năng lượng tự do Gibbs (∆G) của quá trình bay hơi 1 mol nước tại P = 0,15 atm, t = 53,6
o
C. Biết rằng thể tích pha hơi và pha lỏng bằng 10,21 m3/kg và 0,0010137 m3/kg và nhiệt hoá hơi bằng 2370
J/g.

You might also like