Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Phát triển kinh tế


1.1 Định nghĩa
- Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay biến đổi) về mọi mặt của nền kinh
tế tỏng một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng
(tăng trưởng) và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế- xã hội.
- Khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản sau:
+ Mức độ gia tăng của sản lượng quốc gia và sự tăng trưởng của sản xuất trong
một thời kì.
+ Mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia thể hiện ở tỷ trọng của công
nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân.
+ Sự tiến bộ xã hội thể hiện ờ đời sống dân cư, xóa bỏ nghèo đói, tăng công ăn
việc làm và công bằng xã hội.
1.2 Ba giá trị cơ bản và mục tiêu của phát triển kinh tế
1.2.1 Ba giá trị cơ bản của sự phát triển
- Những như cầu cơ bản này là lương thực, nhà ở, sức khỏe và sự bảo vệ.
- Tự trọng là một con người: Lòng tự trọng, ý thức về giá trị và sự tôn trọng mình,
không để cho những kẻ khác sử dụng mình làm công cụ phục vụ cho mục đích
của bản thân họ.
- Tự do thoát khỏi lệ thuộc: có khả năng lựa chọn. Tự do không bị lệ thuộc vào
những điều kiện vật chất, tự do thoát khỏi những ràng buộc đối với thiên nhiên,
với ngu dốt, với nghèo khổ, với những niềm tin giáo điều.
1.2.2 Ba mục tiêu của phát triển
- Tăng khả năng sẵn có và mở rộng việc phân phối các loại hàng hóa thiết yếu cho
cuộc sống như lương thực, nhà ở, y tế và bảo vệ cho tất cả các thành viên của xã
hội.
- Tăng mức sống, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện công tác giáo dục và chú
trọng nhiều hơn đến những giá trị văn hóa và nhân văn
- Mở rộng sự lựa chọn về kinh tế và xã hội cho cá nhân và quốc gia bằng cách giúp
họ thoát khỏi sự ràng buộc và lệ thuộc không chỉ với những người khác và những
quốc gia khác mà còn cả với nhưngc ma lực của sự ngu dốt và nghèo đói.

2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế


2.1 Các tiêu thức đo lường tăng trưởng kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
- Sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP
- Thu nhập quốc dân (NI hoặc Y).
- Một số các chỉ tiêu khác: GNP/người/năm, GDP/người/năm,...
2.2 Những tiêu thức phản ánh cơ cấu kinh tế
- Thông thường, một quốc gia được gọi là phát triển thì tỷ trọng của nông nghiệp
trong GDP của nền kinh tế phải nhỏ hơn 10%.
- Cơ cấu nguồn lao động: là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của lực lượng lao động tham
gia vào các ngành trong nền kinh tế.
.
3. Những tiêu thức phản ánh tiến bộ xã hội
- Để làm rõ sự tiến bộ xã hội do tăng trưởng đem lại, người ta sử dụng các chỉ số
nói lên sự tiến bộ xã hội, chất lượng cuộc sống:
+Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tốc độ gia tăng dân số
+Tuổi thọ trung bình
+Tỷ lệ biết đọc, biết viết
+Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học
+Lượng calo bình quân đầu người
+Công bằng xã hội
- Từ các chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu tổng hợp bao gồm:
+ Chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI – the Physical Quality
of Life Index)
+ Chỉ số phát triển con người (HDI – the Human Development Index).
+ Chỉ tiêu phản ánh sự công bằng xã hội
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁC
THÁCH THỨC MỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam
1.1 Thực trạng tình hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tiến bộ xã hội của Việt Nam hiện nay
a/ Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh hơn so với mức trung bình của quốc tế
và khu vực

Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện, có nhiều khó khăn đặt ra do các
yếu tố quốc tế và trong nước, nhưng tốc độ tăng trưởng đạt được luôn đạt và
vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong từng thời kỳ chiến lược của các giai đoạn.
Chu kỳ tăng trưởng khoảng 10 năm và biên độ có xu hướng thấp dần

Sau đợt giãn cách xã hội do dịch COVID hồi quý III/2021, nền kinh tế bật tăng
trở lại, tăng trưởng 5,2% trong quý IV/2021 và 6,4% trong nửa đầu năm 2022.
Sự phục hồi này đạt được chủ yếu nhờ tăng trưởng vững chắc của xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo sang các thị trường xuất khẩu chính
như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức
13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021 là thời điểm dịch
GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao
nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh
dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. 

. Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo được kỳ vọng
sẽ tiếp tục giữ vững, tuy có thể giảm tốc phần nào do Hoa Kỳ, Liên minh Châu
Âu và Trung Quốc trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Lạm phát được dự
báo sẽ duy trì ở mức khoảng 4% trong năm 2022 và năm 2023.
Đối với khu vực kinh tế đối ngoại, sự giảm tốc trầm trọng hơn so kỳ vọng của
các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam là rủi ro chính. Việc
tiếp tục giãn cách xã hội để kiểm soát dịch COVID-19 ở Trung Quốc có thể
khiến tình trạng gián đoạn chuỗi giá trị kéo dài hơn và ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.
b/ Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2016-2021, việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, hoàn thành cơ bản
các mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao động (NSLĐ) được cải thiện, huy động
vốn đầu tư phát triển tăng; quản lý nợ xấu, nợ công có nhiều tiến bộ, hiệu quả
sử dụng vốn được cải thiện; thể chế luật pháp, kinh tế, môi trường đầu tư, kinh
doanh, xếp hạng năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể. Trong đó, một số
kết quả đạt được nổi bật như sau:
+ Củng cố vững chắc cân đối vĩ mô và kết cấu nền kinh tế, nâng cao chất
lượng, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2021 (%)


Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016-2021

Lạm phát tiếp tục tục được kiểm soát: Giai đoạn 2016-2020 lạm phát giảm
từ mức 7,65% giai đoạn 2011-2015 xuống 3,14%; Lạm phát cơ bản bình
quân tương ứng giảm từ mức 5,15% xuống còn 1,81%. Năm 2021, lạm
phát vẫn được duy trì ở mức thấp và chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm
2020, đạt mục tiêu đề ra (Quốc hội giao chỉ tiêu 4%); lạm phát cơ bản chỉ
tăng 0,81%.
Năm 2021, mặc dù bị tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, tốc độ
tăng NSLĐ vẫn đạt mức 4,71%.
Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng
khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Hình 2: Tốc độ tăng năng suất lao động, TFP giai đoạn 2011-2021 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016-2021

+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế được thúc đẩy thực hiện và
đạt được nhiều kết quả tích cực
+ Cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) đã đạt được những thay đổi tích cực về
quy mô và cơ cấu thu, chi ngân sách, góp phần củng cố nền tảng tài chính vĩ mô.
Giai đoạn 2016-2020, cơ cấu thu bền vững hơn, tăng tỷ trọng thu nội địa. Giảm tỷ
trọng chi thường xuyên và tăng tỷ trọng chi đầu tư.
+ Khu vực kinh tế tư nhân có những dấu hiệu phát triển tích cực, góp phần gia tăng
vai trò của khu vực tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư trong
tổng đầu tư toàn xã hội dịch chuyển tích cực
+Cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của
nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Năm
2021, tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
+Cơ cấu lại khu vực dịch vụ được thúc đẩy theo hướng nâng cao chất lượng dịch
vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm. Các ngành
có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao được tập trung phát
triển.

c/ Tình hình tiến bộ xã hội


 Việt Nam không lựa chọn nền kinh tế đóng mà luôn kiên định đường lối đổi mới,
mở cửa, tự tin xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu
rộng, thực chất, hiệu quả. Đây là chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt,
khách quan và có hiệu quả của Đảng, Nhà nước ta.
Quy mô kinh tế Việt Nam từ chỗ xếp thứ 90 thế giới năm 1990 đã tăng lên 41  thế
giới năm 2021. Việt Nam từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế
giới đã  trở thành quốc gia có  thu nhập trung bình thấp vào năm 2008. Năm
2018, quy mô nền kinh tế đạt 240,5 tỷ USD gấp 34 lần năm 1986, đưa Việt Nam
lọt vào top 50 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế mạnh nhất thế giới

 Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng
8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng 22 lần.
-Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy
chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Chúng ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp
định hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới.
1.2 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam
a/Các thành tựu đạt được
-Giá trị tuyệt đối của HDI của Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 1990, giá trị
HDI của Việt Nam là 0,439 và tăng liên tục trong 20 năm. Việt Nam đã tăng hai bậc
trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117 trên 189 quốc gia vào năm 2019 lên 115 trên
191 quốc gia vào năm 2021.
-Chính phủ đã chỉ đạo ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; bảo đảm mọi người trong hộ
nghèo đều có cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế
và các hỗ trợ về nhà ở, nước sạch và vệ sinh, dạy nghề, lao động và việc làm, trợ
giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, vay vốn tín dụng ưu đãi; giải quyết đất ở, đất sản xuất,
giao rừng.
-> Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, có độ mở
và hội nhập cao. Kết quả đó có sự góp phần quan trọng của mở cửa và hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Hội nhập quốc tế là một yếu tố quan trọng thúc
đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Về xã hội. Đảng, Nhà nước ta huy động các nguồn lực giải quyết những vấn đề xã
hội vì một xã hội văn minh, tiến bộ như:
-  Thu  nhập  bình  quân  đầu  người  có nhiều cải thiện. Nếu như từ năm 2007 trở
về trước, Việt Nam là nước có thu nhập thấp với bình quân thu nhập đầu người dưới
1.000  USD/người/năm thì đã tăng lên 3.56 USD/người/năm  vào  năm  2020 Thu
nhập của người dân tăng qua các năm đã góp phần cải thiện chi tiêu cho đời sống,
bình quân đầu người theo giá hiện hành.
Giải  quyết  việc  làm: Cả nước đã giải quyết được trên 8 triệu việc làm, thị trường
lao động Việt Nam có sự chuyển biến tích cực; cơ cấu lao động chuyển dịch tích
cực theo cơ cấu kinh tế; tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,48% số người trong độ tuổi lao
động, khu vực thành thị luôn duy trì dưới 4%.
- Công tác xóa đói, giảm nghèo: Quyết tâm chính trị trong cuộc đấu  tranh  giảm 
nghèo  của  Đảng  và  Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho mọi người dân thụ hưởng
những thành quả của tăng trưởng kinh tế,  từ đó vươn lên thoát nghèo,  cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần.
- Giáo dục và đào tạo : Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2022
chiếm 98,57%; tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ toàn quốc là 98,27%; 100%
tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y
tế (BHYT) đạt 91,01% năm 2021. Trong giai đoạn 2000-2021: Tỷ số tử vong mẹ
trên 100.000 trẻ đẻ sống đã giảm 3,75 lần; tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi và dưới 1
tuổi giảm xấp xỉ 3 lần. Đặc biệt trong 2 năm đại dịch, Việt Nam là quốc gia có số
liều vaccine phòng Covid-19 sử dụng và tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới;
hiệu suất sử dụng vaccine cao và tốc độ tiêm nhanh. Điều này đã tạo điều kiện
chăm sóc tốt hơn về y tế cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã
hội.

 
b/ Các hạn chế tồn tại trong quá trình phát triển
1. Năng lực tự chủ của nền kinh tế còn yếu
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
nhanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Tuy nhiên, theo PGS.TS
Nguyễn Ngọc Toàn - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, bên cạnh những thành công, vẫn còn một số hạn chế. Dù nền kinh tế
đã có bước phát triển nhanh, nhưng nội lực nền kinh tế quốc gia vẫn còn yếu kém
và dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi từ bên ngoài. Sức cạnh tranh của
nền kinh tế, DN và sản phẩm của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn
còn yếu so với các nước, kể cả nhiều nước trong khu vực.
2. Quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm tiến độ
Công tác cổ phần hóa, thoái vốn thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Việc
hoàn thiện cơ chế chính sách được triển khai hiệu quả thông qua việc ban hành,
sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại vướng mắc trong quá
trình cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay như tiến độ chậm, chưa đạt kết quả đề ra theo
đề án mà Chính phủ đã ban hành; nguồn thu cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu.
3. Cơ cấu lại đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, tỷ lệ giải ngân ở một số bộ, ngành và địa
phương còn rất thấp. Tình trạng lãng phí, chất lượng công trình thấp, chưa được
giải quyết triệt để. Chất lượng thể chế quản lý đầu tư công còn thấp so với thông lệ
của thế giới.
Theo Khung đánh giá thể chế quản lý đầu tư công của IMF, chất lượng thể chế
quản lý đầu tư công của Việt Nam chỉ đạt trung bình 0,7 điểm (trung bình là 1
điểm, cao nhất là 2 điểm)
 4. Sự hạn chế của tác doanh nghiệp tư nhân
Kinh tế tư nhân đã được Đảng ta xác định là một động lực quan trọng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là một trong ba nòng cốt để phát triển
nền kinh tế độc lập, tự chủ (cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể).
Tuy đạt theo thống kê, trong “top” 10 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất, có 5
doanh nghiệp Nhà nước và 5 doanh nghiệp FDI, chưa xuất hiện doanh nghiệp tư
nhân.
Khu vực DNTN Việt Nam còn thiếu vắng một lực lượng DN “đầu tàu” đủ mạnh
để có thể dẫn dắt tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
5. Sự hạn chế trong việc phát triển con người
· Các số liệu thực tế đã cho thấy mức độ hay hiệu ứng tác động của tăng trưởng
đến phát triển con người đang có xu hướng giảm dần trên tất cả các tiêu chí và tốc
độ giảm hiệu ứng tăng lên
· Tăng trưởng kinh tế làm năng lực tài chính tăng lên mức thấp, chưa đủ lực để tạo
ra những đột phá về nâng cao năng lực về trí lực (thông qua giáo dục) và thể lực
(thông qua y tế và chăm sóc sức khỏe).
Điều này phản ánh hiệu ứng của mô hình phát triển vì con người của Việt Nam
đang có biểu hiện giảm đi.
Nguyên nhân của vấn đề trên được xác định là:
· Tăng trưởng kinh tế chưa đủ mạnh, lại có xu hướng giảm xuống
· Thành quả tăng trưởng chưa được sử dụng tương xứng để đầu tư phát triển giáo
dục và y tế nhằm nâng cao năng lực phi vật chất của con người
· Chính sách tăng trưởng chưa có lợi cho tầng lớp yếu thế, nên chỉ số HDI ở bộ
phận này còn rất thấp
· Các vấn đề xã hội, môi trường còn nhiều bất cập
2. Các thách thức mới tác động đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội của Việt Nam.
a/ Tác dộng của toàn cầu hóa đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của
Việt Nam
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế quá phụ thuộc vào hoạt động thương mại. Những sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nhu yếu phẩm. Đặc biệt, cùng với
việc tham gia các FTA, nguồn cung hàng hóa của thế giới đang và sẽ tiếp tục chảy
vào Việt Nam với giá cả thấp, đe dọa sự phát triển của sản xuất nội địa.
Thứ hai, phụ thuộc vào đối tác kinh tế. Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương
mại lớn nhất của Việt Nam, nếu hai nền kinh tế này thay đổi chính sách, Việt Nam
có thể gặp khó khăn.
Thứ ba, phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp FDI đã
chiếm tới trên 70% giá trị xuất khẩu và trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp,
nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đã bị các doanh nghiệp FDI chi phối trên thực tế.
Thứ tư, do nền kinh tế có độ mở cao nên những thay đổi bên ngoài đều tác động
nhanh và trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, kể cả sự điều chỉnh chính sách của các
nước, đặc biệt là những đối tác kinh tế thương mại lớn của Việt Nam.
b/ Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thời gian qua, Đảng, chính phủ và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa
phương đã rất tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng này. Bộ chính trị
đã có NQ 52 NQTWvề: “Một số chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động
tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Chính phủ đã ban hành chỉ thị về
nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các Bộ ngành
và địa phương đều đã có chương trình hành độn. Tuy nhiên, mức độ chủ động
tham gia cuộc cách mạng này của chúng ta còn hạn chế. Điều đó do những nguyên
nhân về thể chế, chính sách, trình độ phát triển KHCN, nguồn nhân lực…
c/ Tác động từ quá trình biến đổi khí hậu đến nền kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực của Việt Nam,
nhưng trong đó tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế
- sức khỏe và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất.
Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là
ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn, các làng
nghề; các sự cố môi trường ngày càng gia tăng do những nỗ lực tăng trưởng kinh
tế, thu hút đầu tư, gia tăng dân số,... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
của Việt Nam trong trung và dài hạn.
d/ Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Đại dịch COVID-19 nổ ra đầu năm 2020 đến nay đã tác động mạnh mẽ và làm tổn
hại nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội của nước ta.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020), trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ
năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, giảm 5,3% (cùng kỳ
năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng 3,4% so
với cùng kỳ năm 2019, những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương
thực, thực phẩm; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt
hàng như may mặc; phương tiện đi lại; vật phẩm văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội lại có tốc độ giảm.
Đất nước ta sau gần 35 năm đổi mới thu được những thành tựu vĩ đại, có tính lịch
sử. Chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Việc nhìn nhận
đầy đủ những xu hướng mới của kinh tế thế giới, xác định rõ thời cơ và thách thức
là hết sức quan trọng và ý nghĩa để thực hiện thành công mục tiêu phát triển của
đất nước cho giai đoạn tới.
3. Một số quan điểm, định hướng phát triển kinh tế Việt Nam những năm tiếp
theo và giải pháp thúc đẩy
3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển của Việt Nam hiện nay
Một là, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất
nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã
hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền quốc gia.
Hai là, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính
quyền, các bộ, ngành và địa
Ba là, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con
người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền
vững.
Năm là, khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và
chuyển đổi số quốc gia sẽ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất
nước.
3.2 Mục tiêu phát triển của Việt Nam
Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh quốc
tế, khu vực có nhiều khó khăn, biến động... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cam kết thực
hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể:
Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế: Việt Nam phấn đấu, trong giai đoạn
2020-2030, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tăng từ 5-6%/năm, GDP bình quân
đầu người duy trì mức 4-4,45%/ năm; tốc độ tăng năng suất lao động duy trì mức
tăng 5% hàng năm.
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội.Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao
động xã hội khoảng 35 - 40% (2020). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 -
70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 26. Mục tiêu có 10 bác sĩ và trên 26
giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ
lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,3 - 1,5%/năm. Năm 2025 sẽ không còn tình
trạng đói nghèo, chấm dứt nghèo đói ở mọi nơi.
Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường: Xây dựng một nền kinh tế phi phát
thải; Giảm phát thải khí nhà kính: 5% năm 2020; 25% năm 2030 và 45% năm
2050. Năm 2030 có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên,
môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, trong
đó cần thúc đẩy hình thức đầu tư đối tác công tư, thu hút các nhà đầu tư mới để
hướng tới phát triển bền vững.
3.3 Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam những năm tiếp
theo
Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung
bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát
triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công
nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội
nhập quốc tế;; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hoà bình, ổn định để phát
triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn
đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả
Phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia. 
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế. Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo
phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chính phủ đề ra 12
nhiệm vụ, giải pháp như sau:
- Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-
19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng
phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-  Phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội; tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, con người Việt
Nam.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ
động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
lãng phí.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp
phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng
thuận xã hội.

You might also like