Bài Tiểu Luận-nguyễn Phan Mai Linh-môn Gtnnh-lớp d01-Tín Dụng Xanh

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phan Mai Linh

MSSV: 030134180244 - Lớp D01


Môn học Giới thiệu ngành Ngân Hàng

Đề tài
Thực trạng phát triển hình thức tín dỤNG xanh tại
các ngân hàng việt nam

Sài Gòn, 2019


Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM
MỤC LỤC

1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG XANH

1.1.Khái niệm tín dụng xanh và vai trò quan trọng của ngân
hàng trong việc cấp tín dụng xanh

1.1.1.Khái niệm............................................................................3

1.1.2.Vai trò quan trọng của ngân hàng.....................................3

2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC


NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM......................................................5

3. BẤT LỢI VÀ LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN HÌNH THỨC TÍN
DỤNG XANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.Bất lợi và biện pháp cải thiện

3.1.1.Bất lợi..................................................................................7

3.1.2.Biện pháp cải thiện.............................................................7

3.2.Lợi ích và giải pháp thúc đẩy

3.2.1.Lợi ích..................................................................................8

3.2.2.Giải pháp thúc đẩy..............................................................9

Lời mở đầu
2
Hiện nay giai đoạn công nghệ 4.0 đã gõ cửa đến mọi nhà, khoa học - kĩ thuật
ngày càng tiên tiến hơn thì các quốc gia đều cố gắng nắm bắt được những đổi
mới, cải tiến trong công nghệ để có thể vượt xa trong cuộc đua phát triển kinh
tế bền vững dài hạn. Việc công nghệ quá tiên tiến, hiện đại đã giúp ích được
rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, mặt khác lại kéo theo nhiều hệ luỵ lớn.
Một trong những hệ luỵ gây đến với xã hội đó chính là ô nhiễm môi trường
khi các doanh nghiệp vô tình bỏ quên mất yếu tố “xanh” trong các dự án lớn
của mình. Vậy nên đồng thời cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế bền vững, các quốc gia trên thế giới đã tích cực phát triển một loại
hình tín dụng mang tên “tín dụng xanh” để có thể hướng đến mục đích lâu
dài, bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Trong thời kì kinh tế hội nhập,
Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi tham gia vào hoạt động tín dụng này.
Các ngân hàng tại Việt Nam đã chung tay tham gia vào hoạt động tín dụng
xanh của thị trường tín dụng quốc tế để có thể cùng cải thiện môi trường, phát
triển đời sống, kinh tế với mục đích vì cộng đồng, để có thể giúp Việt Nam
sánh tầm với các quốc gia khác trong thời kì hội nhập phát triển này. Vậy
chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khái quát về tín dụng xanh để hiểu thêm về
tầm quan trọng của hình thức tín dụng này.

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG XANH

3
Sau khoảng hơn 30 năm hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở
thnành một trong những nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới.
Tuy nhiên, với mức phát triển tương đối cao như vậy, Việt Nam cũng đã phải
đối mặt với nhiều thách thức và một trong những thách thức đó chính là ô
nhiễm môi trường. Cụ thể như tổn thất đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ
sinh thái, cháy rừng, đất bị ăn mòn, phát thải khí nhà kính,.. là những hệ lụy
mà Việt Nam đã phải gánh chịu khi những bất lợi xuất hiện do biến đổi khí
hậu môi trường này đã gây ảnh hưởng trực tiếp, đe dọa nghiêm trọng đến
những thành tựu kinh tế đạt được. Vì vậy, tín dụng xanh là một nhu cầu thiết
yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam để giúp bảo vệ môi trường hiệu quả,
góp phần chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhằm ứng phó với những bất
lợi, rủi ro trước mắt, chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh” đã được
Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2012 cho giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn
2050 với mục tiêu tăng hiệu quả tài nguyên của nền kinh tế và tăng mức độ
bền vững trong phát triển kinh tế. Trong đó, ngân hàng xanh là nguồn lực
quan trọng để triển khai được Chiến lược xanh đến hết năm 2020.
Lĩnh vực ngân hàng được xem là thân thiện với môi trường khi không có tác
động nhiều đến môi trường sinh thái tự nhiên thông qua các hoạt động nội bộ,
tuy nhiên lĩnh vực ngân hàng lại là nguồn tài trợ chủ lực cho những dự án
thương mại có đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Gần đây, ngân hàng
khuyến khích đầu tư, tài trợ cấp vốn cho những dự án vừa góp phần tăng
trưởng kinh tế lại có yếu tố môi trường cộng đồng, có thể nói phía ngân hàng
đang tích cực nỗ lực để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh yếu tố xanh
trong những dự án của mình. Có thể thấy, các tác động mang yếu tố môi
trường không trực tiếp liên quan đến những hoạt động của ngân hàng, mà liên
quan đến hoạt động bên ngoài được tạo bởi khách hàng của họ. Vì vậy, nhận
thấy được ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy
kinh tế với các khoản đầu tư hướng đên phát triển bền vững và trách nhiệm
cộng đồng để có thể thực hiện được tín dụng xanh hiệu quả trong tương lai.

4
1.1. Khái niệm tín dụng xanh và vai trò quan trọng của ngân hàng
trong việc cấp tín dụng xanh

1.1.1. Khái niệm

“Tín dụng xanh” được hiểu là việc các tổ chức tín dụng cấp vốn cho vay đối
với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh mà không gây
rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung như sử dụng tài
nguyên, năng lượng tiết kiêm hiệu quả, chung tay chống lại biến đổi khí hậu.

1.1.2. Vai trò quan trọng của ngân hàng


Tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu nói chung và
ngành Ngân hàng ở Việt Nam nói riêng. Tín dụng xanh có vai trò cấp thiết, vô
cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững lâu dài và hiện thực
hóa chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Trong kế hoạch hành động của Chính phủ, các tổ chức tín dụng được xem là
những mắt xích quan trọng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam yêu cầu
các Ngân hàng Thương mại (NHTM) thúc đẩy cấp tín dụng xanh cho những

5
dự án có mục tiêu rõ ràng về việc bảo vệ môi trường, khuyến khích hoạt động
kinh doanh thân thiện với môi trường.
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã và đang có xu hướng lựa chọn
theo mô hình phát triển xanh của thế giới. Trong đó, các ngân hàng đặc biệt
triển khai rất nhiều chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng xanh nhằm góp
phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Tín dụng xanh đem lại nhiều lợi ích rất lớn cả về tăng trưởng, phát triển kinh
tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính và
bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ mang lại lợi ích đối với các doanh
nghiệp thực hiện các dự án phát triển kinh tế mang yếu tố xanh, mà còn mang
lại lợi ích cho chính sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thông qua
việc giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, tăng cường mức độ ổn định tài chính
và bảo vệ danh tiếng trên thị trường.
Tuy nhiên, tín dụng xanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ, xu hướng mở rộng các
điều kiện xem xét cho vay đối với các dự án có tính đến yếu tố tác động môi
trường mới đang được nhiều ngân hàng thương mại bắt đầu thực hiện. Một
điểm hạn chế hiện nay được các chuyên gia nhận định là việc đánh giá, xem
xét các tiêu chí tăng trưởng xanh của ngân hàng còn lúng túng, việc xác định
thanh toán hỗ trợ cho các dự án còn chậm, gặp nhiều khó khăn.

6
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC NGÂN
HÀNG Ở VIỆT NAM

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến quý I/2019 đã có 20 tổ chức
tín dụng (TCTD) cho vay “tín dụng xanh” với dư nợ 242.000 tỷ đồng, tăng
2% so với năm 2018, trong đó cho vay trung dài hạn xấp xỉ 188.000 tỷ đồng,
chiếm 77%, cho vay ngắn hạn 54.000 tỷ đồng. Có đến 19 TCTD đã xây dựng
chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 TCTD tích hợp
nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình thực hiện hình thứuc
“tín dụng xanh”, 10 TCTD đã xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng
cho “tín dụng xanh”, 17 TCTD đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường
xã hội cho 10 ngành kinh tế.
Trong bối cảnh lãi suất cho vay có xu hướng tăng, thì những dự án đầu tư xây
dựng, sửa chữa nhà ở văn phòng, nhà xưởng có sử dụng nguyên vật liệu thân
thiện với môi trường và giảm tiêu thụ năng lượng được không ít nhà băng áp
dụng lãi suất khá thấp với việc cấp vốn đầu tư.

7
Biểu đồ các tổ chức tín dụng tham gia vào các loại hình tín dụng xanh

 Chẳng hạn, Sacombank vừa triển khai gói cho vay hạn mức tối đa 500
triệu đồng, lãi suất giảm 1% so với lãi suất hiện hành, thời hạn vay tối đa
60 tháng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua thiết bị điện năng lượng
mặt trời phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh sản xuất.
 Ngân hàng BIDV cũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và phát
triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) hỗ trợ cho các hộ gia đình
(trong liên kết của SolarBK) vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện
mặt trời áp mái với thời hạn 12-36 tháng, lãi suất 10%/năm để đầu tư hệ
thống sản xuất điện mặt trời.
 Còn HDBank cho vay với DN đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỷ
lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm. Vietcombank tham gia tài trợ
một số dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như các thủy điện nhỏ và
vừa, dự án nhiệt điện sinh thái, dự án điện năng lượng mặt trời
 Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) có
Chương trình Tín dụng Xanh hỗ trợ khách hàng cá nhân vay tín dụng để
lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái với lãi suất 11.99% trong
bối cảnh nhu cầu về nguồn năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là năng
lượng sạch.
Tuy nhiên thời gian cho vay các dự án tín dụng xanh này thường dài hạn,
trong khi nguồn vốn các ngân hàng huy động chủ yếu là ngắn hạn. Nên gây ra
nhiều khó khăn, thách thức cho ngân hàng để duy trì thực hiện hình thức tín
dụng này.

8
3. BẤT LỢI VÀ LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN HÌNH THỨC TÍN DỤNG
XANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI
ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1. Bất lợi và biện pháp cải thiện

3.1.1. Bất lợi

 Thiếu nhân viên có đủ trình độ để thẩm định những dự án xanh.


 Khó triển khai quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín
dụng và đầu tư.
 Thiếu nguồn vốn dành cho tín dụng xanh với mức lãi suất thấp, dài hạn.

3.1.2. Biện pháp cải thiện

 Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng
xanh cho các tổ chức tín dụng.
 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sổ tay hướng
dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho các ngành kinh tế còn lại.
 Xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án,
phương án sản xuất kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến.
 Tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại
Việt Nam.

9
3.2. Lợi ích và giải pháp thúc đẩy

3.2.1. Lợi ích

 Phương diện quốc gia


 Đóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi
trường và xã hội.
 Đảm bảo phát triển, tăng trưởng kinh tế đất nước bền vững.
 Góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân
dân.
 Đối với doanh nghiệp
 Cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.
 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng sạch cho các dự án
phát triển kinh tế.
 Về lâu dài, tránh được những rủi ro về môi trường và đem lại sự phát
triển bền vững của chính doanh nghiệp.
 Đối với cộng đồng - xã hội và người tiêu dùng
 Cơ hội sử dụng sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường,
 Hạn chế việc sử dụng sản phẩm độc hại, bảo vệ sức khỏe con người.
 Bảo vệ môi trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với
môi trường.
 Các ngân hàng tuân thủ các yếu tố môi trường, xã hội nhằm hướng đến
sự phát triển bền vững, lợi ích chung của cộng đồng.

10
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy

 Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh, ban hành trong chiến
lược, kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh hàng năm; đặc biệt chú ý
xây dựng chính sách cụ thể cho các lĩnh vực môi trường nhạy cảm.
 Quan tâm tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thực hiện tăng
trưởng xanh; cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tăng trưởng tín dụng xanh.
 Nghiên cứu và phát triển thêm những sản phẩm tín dụng xanh; triển khai
các chương trình tín dụng có các chính sách khuyến khích đối với các dự
án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh.
 Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về quản lý rủi ro môi trường và
xã hội và chính sách tín dụng xanh để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư
luận, cộng đồng, doanh nghiệp đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh.
 Tiếp tục hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực đầu tư bền vững lâu dài về tín dụng xanh để nâng cao năng
lực chuyên môn cho nhân lực ngành ngân hàng trong chiến lược này.

-Hết-

11

You might also like