Các PPNCKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I. Khoa học là gì?

Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm khoa học xuất phát từ nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Chúng ta có thể xem xét 4 định nghĩa từ các góc độ sau:

1. Khoa học là một hệ thống tri thức


Khoa học là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.”
Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học. Khoa học,
trong trường hợp này, được hiểu như là một hệ thống tĩnh tại các tri thức, xem
khoa học như là một sản phẩm trí tuệ được tích lũy từ trong các hoạt động tìm tòi
sáng tạo của nhân loại.
Chúng ta nói tri thức khoa học tức là đã phân biệt với tri thức kinh nghiệm,
nhờ vào những đặc điểm như sau:
- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách rời rạc,
có thể là ngẫu nhiên từ kinh nghiệm sống. Quá trình này giúp con người hiểu biết
về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con
người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và
phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi
sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên
trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một
hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành
tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống
nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử
dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa
học là sự tổng kết từ những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái
quát hóa thành những cơ sở lý thuyết về logic tất yếu. Tri thức khoa học được tổ
chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử
học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
Chúng ta có thể lấy ví dụ thực tiễn về sự phân biệt tri thức kinh nghiệm với
tri thức khoa học như sau: khi bị sốt, một người bình thường sẽ biết là bản thân bị
ốm, đó là nhờ hiểu biết kinh nghiệm. Nhưng trong khoa học người ta không dừng
lại ở đây mà phải lý giải hiện tượng đó bằng các luận cứ khoa học. Chẳng hạn,
sốt thường là hiện tượng nhiệt độ tăng lên trong thời gian ngắn, giúp cơ thể chiến
đấu với bệnh. Sốt bắt đầu khi hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn
để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá
trình này sẽ gây ra một cơn sốt. Đó chính là hiểu biết khoa học.

2. Khoa học là một hoạt động xã hội


Khoa học ngày nay đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp được xã hội hóa
cao độ. Đó là một dạng khoa học hoạt động xã hội đặc biệt, hướng vào việc tìm
kiếm những điều chưa biết, là một loại lao động gian khổ, nhiều rủi ro.
Với tư cách là một hoạt động xã hội, những mục tiêu mà khoa học định
hướng tới như sau:
- Phát hiện bản chất các sự vật, phát triển nhận thức về thế giới.
- Dựa vào quy luật đã nhận biết của sự vật mà dự báo quá trình phát triển
của sự vật, lựa chọn hướng đi cho mình để tránh hoặc giảm thiểu các rủi
ro.
- Sáng tạo các sự vật mới phục vụ những mục tiêu tồn tại và phát triển bản
thân con người và xã hội của con người.

3. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội


Dưới góc độ Triết học, khoa học được xem là một hình thái ý thức xã hội.
Cùng với khoa học, còn có các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, tôn giáo,
pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật… Các hình thái ý thức xã hội đều có cùng chức
năng là phản ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên, do phương thức phản ánh khác nhau
nên người ta chia ra các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nếu chính trị phản ánh
hiện thực khách quan thông qua hệ thống tư tưởng, quan điểm thì đạo đức phản
ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống chuẩn mực, nghệ thuật phản ánh hiện
thực khách quan thông qua các hình tượng nghệ thuật. Còn khoa học phản ánh hiện
thực khách quan thông qua hệ thống khái niệm và phạm trù. Ngoài chức năng phản
ánh hiện thực khách quan, khoa học còn lấy các hình thái ý thức xã hội khác làm
đối tượng phản ánh của mình.
Ví dụ: Có một ngành khoa học lấy chính trị làm đối tượng phản ánh của mình đó là
Chính trị học; Có một ngành khoa học lấy đạo đức làm đối tượng phản ánh của
mình đó là Đạo đức học; Có một ngành khoa học lấy nghệ thuật làm đối tượng
phản ánh của mình đó là Nghệ thuật học…

4. Khoa học là một thiết chế xã hội


Thiết chế xã hội là một khái niệm của xã hội học. Đó là một hệ thống các
quy tắc, các giá trị và cấu trúc, là một hệ thống các quan hệ ổn định, tạo nên các
khuôn mẫu xã hội biểu hiện sự thống nhất, được xã hội công khai thừa nhận, nhằm
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội.
Khoa học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội và thực hiện
những chức năng của một thiết chế xã hội như sau:
- Định ra một khuôn mẫu hành vi, lấy tính khoa học làm thước đo, chẳng
hạn, tác phong làm việc khoa học tổ chức lao động theo khoa học.
- Xây dựng luận cứ khoa học cho các quyết định trong sản xuất, kinh
doanh, tổ chức xã hội.
- Trong hầm lượng khoa học trong công nghệ và sản phẩm nhằm tạo thế
mạnh cạnh tranh cho sản phẩm.
- Khoa học ngày càng trở thành một phương tiện góp phần làm biến đổi
tận gốc rễ mọi mặt của đời sống xã hội.

You might also like