Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 117

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN KIẾN TRÚC QUỐC GIA


*****

THUYẾT MINH TỔNG HỢP


ĐIỀU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOẠCH CHUNG
THÀNH PHỐ LAI CHÂU
VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2035

Lai Châu, tháng 5 năm 2020


BỘ XÂY DỰNG
VIỆN KIẾN TRÚC QUỐC GIA
VIỆN NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
************************

THUYẾT MINH TỔNG HỢP


ĐIỀU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOẠCH CHUNG
THÀNH PHỐ LAI CHÂU VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TỈNH LAI CHÂU
ĐẾN NĂM 2035

Chủ nhiệm đồ án: PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường


Tham gia phần kiến trúc:
+ Chủ trì: KTS. Nguyễn Ngọc Huy
KTS. Thạch Đức Quyền
KTS. Dương Thị Lan Hương
KTS. Đoàn Thị Thùy
Tham gia phần kỹ thuật hạ tầng:
+ Phần HTKT: KS. Đào Hòa Bình
KS. Nguyễn Hồng Mạnh
KS. Đinh Trung Hiếu
KS. Nguyễn Đức Quyền

Chủ đầu tư Đơn vị tư vấn lập quy hoạch


SỞ XÂY DỰNG VIỆN NHÀ Ở VÀ
TỈNH LAI CHÂU CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
VIỆN KIẾN TRÚC QUỐC GIA

Cơ quan thẩm định Cơ quan phê duyệt


SỞ XÂY DỰNG UBND TỈNH LAI CHÂU
TỈNH LAI CHÂU

2
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................613
1.1. Lý do và sự cần thiết phải lập điều chỉnh quy hoạch.............................................613
1.1.1. Quy hoạch chung đã được phê duyệt đến thời hạn rà soát điều chỉnh............................613
1.1.2. Nội dung đồ án QHC 2012 đã có một số vấn đề cần phải điều chỉnh.............................613
1.1.3. Nhu cầu phát triển, tạo động lực, nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị...........................613
1.1.4. Nhu cầu mở rộng không gian đô thị...............................................................................714
1.2. Mục tiêu của việc lập quy hoạch.............................................................................815
1.3. Các căn cứ lập điều chỉnh QHC.............................................................................916
1.3.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................916
1.3.2. Các tài liệu, cơ sở khác.................................................................................................1118
1.4. Vị trí, quy mô, phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch...............................1118
1.4.1. Vị trí.............................................................................................................................1118
1.4.2. Quy mô, phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch..................................................1219
2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP....................1219
2.1. Lược sử quá trình phát triển thành phố Lai Châu...............................................1219
2.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................1320
2.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội....................................................................................1522
2.3.1. Về cơ cấu kinh tế..........................................................................................................1522
2.3.2. Về tình hình thu chi ngân sách.....................................................................................1825
2.4. Về dân số, đất đai và đơn vị hành chính, lao động..............................................1825
2.4.1. Về dân số......................................................................................................................1825
2.4.2. Quy mô đất đai và đơn vị hành chính...........................................................................1825
2.4.3. Lao động và việc làm...................................................................................................1926
2.5. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Lai Châu.......................................................1926
2.6. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan...........................................................................2027
2.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội......................................................................2128
2.7.1. Về nhà ở.......................................................................................................................2128
2.7.2. Về các công trình giáo dục và đào tạo..........................................................................2229
2.7.3. Về các công trình y tế...................................................................................................2330
2.7.4. Về các công trình thương mại dịch vụ..........................................................................2431
2.7.5. Về công trình văn hoá - thể thao...................................................................................2431
2.7.6. Về tình hình xây dựng cải tạo hệ thống cơ quan hành chính........................................2431
2.7.7. Về cơ sở Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:...........................................2532
2.8. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật...................................................................2633
2.8.1. Giao thông:...................................................................................................................2633
2.8.2. Chuẩn bị kỹ thuật.........................................................................................................2835
2.8.3. Cấp nước......................................................................................................................3037
2.8.4. Cấp điện.......................................................................................................................3340
2.8.5. Hiện trạng thông tin liên lạc.........................................................................................3441
2.8.6. Hiện trạng thoát nước thải, cây xanh quản lý CTR, nghĩa trang...................................3542
2.9. Đánh giá thực trạng khu vực các xã của huyện Tam Đường: Nùng Nàng, Bản
Giang và xã Sùng Phài mới sáp nhập vào thành phố Lai Châu.......................................3845
2.9.1. Xã Nùng Nàng..............................................................................................................3845
2.9.2. Xã Sùng Phài (Mới sáp nhập vào thành phố Lai Châu)................................................4047
2.9.3. Xã Bản Giang...............................................................................................................4249
2.10. Rà soát đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch, định hướng phát triển thành
phố Lai Châu đã được phê duyệt........................................................................................4552
2.10.1. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng tỉnh.....................................................................4552
2.10.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu và thành phố Lai
Châu 4653
2.10.3. Tình hình thực hiện Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lai Châu..........................4754
2.10.4. Rà soát các dự án đã và đang triển khai........................................................................4956
2.10.5. Rà soát, đánh giá thực trạng TP. Lai Châu so với các tiêu chí phân loại đô thị............5057

3
2.10.6. Đánh giá tác động, ảnh hưởng và khả năng liên kết của các xã phụ cận dự kiến mở rộng :
5158
2.11. Đánh giá hiện trạng tổng hợp...............................................................................5259
2.11.1. Kết quả đạt được..........................................................................................................5259
2.11.2. Tồn tại, khó khăn..........................................................................................................5360
2.12. Các vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch mới.........................................5360
3. TIỀN ĐỀ VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN...............................................5562
3.1. Phân tích, dự báo các yếu tố cạnh tranh, phối hợp và tác động của đô thị Lai Châu
đối với các đô thị lân cận :...................................................................................................5562
3.2. Tầm nhìn................................................................................................................5663
3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển thành phố Lai Châu......................................5663
3.4. Mô hình phát triển thành phố Lai Châu – Đô thị sinh thái (ECO CITY)...........5764
3.5. Tính chất đô thị :....................................................................................................5966
3.6. Dự báo phát triển đô thị.........................................................................................6067
3.6.1. Dự báo dân số...............................................................................................................6067
3.6.2. Dự báo lao động...........................................................................................................6168
3.6.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất.........................................................................................6269
3.6.4. Chọn đất xây dựng đô thị.............................................................................................6370
3.7. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu..................................................................6471
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ.................6673
4.1. Định hướng phát triển không gian.......................................................................6673
4.1.1. Lựa chọn mô hình phát triển không gian đô thị............................................................6673
4.1.2. Định hướng phát triển không gian................................................................................6875
4.2. Quy hoạch sử dụng đất..........................................................................................7178
4.3. Định hướng phát triển của các phân khu chức năng..........................................7582
4.3.1. Phân khu 1: Khu trung tâm hành chính, chính trị.........................................................7582
4.3.2. Phân khu 2: Khu đô thị nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát triển........................7683
4.3.3. Phân khu 3: Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức sự kiện..............7784
4.3.4. Phân khu 4: Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động.......................................7986
4.3.5. Phân khu 5: Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dược liệu, cây công nghiệp.....................8087
4.3.6. Phân khu 6: Khu vực nông thôn..................................................................................8188
4.4. Thiết kế đô thị.........................................................................................................8289
4.4.1. Các vùng kiến trúc cảnh quan chủ đạo.........................................................................8289
4.4.2. Khung thiết kế đô thị tổng thể......................................................................................8289
4.4.3. Thiết kế đô thị các không gian chủ đạo........................................................................8390
4.5. Tổng hợp các nội dung điều chỉnh so với QHC năm 2012..................................8390
4.5.1. Các căn cứ điều chỉnh...................................................................................................8390
4.5.2. Các nội dung điều chỉnh...............................................................................................8491
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DMC)..............................8693
5.1. Giao thông..............................................................................................................8693
5.1.1. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế.........................................................................................8693
5.1.2. Định hướng phát triển giao thông.................................................................................8693
5.1.3. Ước tính kinh phí xây dựng hệ thống giao thông..........................................................8996
5.2. Chuẩn bị kỹ thuật...................................................................................................9097
5.2.1. Đánh giá việc thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Thành phố Lai Châu đã
được phê duyệt............................................................................................................................9097
5.2.2. Cơ sở thiết kế:..............................................................................................................9198
5.2.3. Nguyên tắc thiết kế.......................................................................................................9198
5.2.4. Giải pháp thiết kế chuẩn bị kỹ thuật:............................................................................9198
5.2.5. Ước tính kinh phí xây dựng..........................................................................................9299
5.3. Cấp nước................................................................................................................9299
5.3.1. Căn cứ thiết kế..............................................................................................................9299
5.3.2. Nguồn nước..................................................................................................................9299

4
5.3.3. Tiêu chuẩn và nhu cầu................................................................................................93100
5.3.4. Phương án cấp nước...................................................................................................94101
5.3.5. Mạng lưới đường ống.................................................................................................94101
5.3.6. Cấp nước chữa cháy...................................................................................................94101
5.3.7. Bảo vệ vệ sinh nguồn nước.........................................................................................94101
5.3.8. Ước tính kinh phí xây dựng........................................................................................95102
5.4. Cấp điện................................................................................................................95102
5.4.1. Cơ sở :........................................................................................................................95102
5.4.2. Dự báo phụ tải điện:...................................................................................................95102
5.4.3. Định hướng cấp điện..................................................................................................96103
5.4.4. Ước tính kinh phí xây dựng........................................................................................97104
5.5. Định hướng phát triển hệ thống thông tin liên lạc............................................98105
5.5.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển...............................................................................98105
5.5.2. Chỉ tiêu và dự báo nhu cầu.........................................................................................99106
5.5.3. Giải pháp quy hoạch thông tin liên lạc.......................................................................99106
5.5.4. Ước tính chi phí thực hiện........................................................................................101108
5.6. Thoát nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang.....................................................101108
5.6.1. Căn cứ thiết kế..........................................................................................................101108
5.6.2. Các chỉ tiêu tính toán:...............................................................................................101108
5.6.3. Giải pháp..................................................................................................................103110
5.6.4. Ước tính kinh phí xây dựng......................................................................................104111
5.7. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình quy hoạch:............................104111
5.7.1. Mục tiêu và tiêu chí môi trường:..............................................................................104111
5.7.2. Đánh giá tác động của phương án chọn....................................................................105112
5.7.3. Dự báo và xu hướng môi trường phương án chọn....................................................107114
5.7.4. Giải pháp bảo vệ môi trường:...................................................................................109116
6. DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI
ĐOẠN ĐẾN 2025.......................................................................................110117
6.1. Cơ sở đề xuất các chương trình dự án ưu tiên.................................................110117
6.2. Các chương trình dự án ưu tiên........................................................................110117
7. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ......................111118
7.1. Chiến lược 1: Tổ chức lễ hội thu hút du lịch (Ngày hội Lai Châu)................111118
7.2. Chiến lược 2: Bảo vệ môi trường......................................................................112119
7.3. Chiến lược 3: Quản trị đô thị - Đô thị thông minh..........................................113120
8. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH............................114121
8.1. Về vốn đầu tư.....................................................................................................114121
8.2. Về phát triển nguồn nhân lực...........................................................................115122
8.3. Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường...................................115122
8.4. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước...........................................115122
8.5. Lao động, việc làm và các chính sách xã hội...................................................116123
8.6. Phát triển kinh tế đối ngoại...............................................................................116123
9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................116123
9.1. Kết luận:.............................................................................................................116123
9.2. Kiến nghị:............................................................................................................116123

5
THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
CHUNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU VÀ VÙNG PHỤ CẬN, ĐẾN NĂM 2035
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết phải lập điều chỉnh quy hoạch
Thành phố Lai Châu là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Lai Châu, là trung tâm
hành chính, kinh tế - xã hội, chính trị của tỉnh Lai Châu. Là đô thị có vị trí chiến
lược an ninh quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Bắc. Là đô thị trung tâm có vị trí
đối ngoại và vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu.
Thành phố Lai Châu có vị trí quan trọng về mặt phát triển thương mại dịch
vụ hàng hóa với thuận lợi nằm trên trục đường giao thông chính nối khu Tây
Bắc với trung tâm phát triển kinh tế của cả nước là Hà Nội theo QL32, QL 4D
và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Lợi thế của cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng
nối với khu vực Vân Nam - Trung Quốc, khẳng định tính chất trung tâm thương
mại dịch vụ của Tỉnh và vùng phụ cận. Thành phố Lai Châu nằm trên tuyến du
lịch: Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên Phủ - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai -
Hà Nội.
Với vị trí địa lý - kinh tế quan trọng, tiềm năng được khai thác hiệu quả và
tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao đã góp phần quan trọng thúc đẩy
nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố cũng như địa bàn tỉnh.
1.1.1. Quy hoạch chung đã được phê duyệt đến thời hạn rà soát điều chỉnh
Ngày 28/12/2012, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số
1746/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã
Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến năm 2030; Trên cơ sở đó, UBND thành phố Lai
Châu và các cơ quan chức năng đã thực hiện các quy hoạch chi tiết và đầu tư
xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Theo quy định tại Điều 33 của Luật Quy hoạch năm 2009 quy định: Quy
hoạch phải được rà soát theo định kỳ 7 năm để kịp thời điều chỉnh phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
1.1.2. Nội dung đồ án QHC 2012 đã có một số vấn đề cần phải điều chỉnh
Qua quá trình rà soát nhận thấy nhiều nội dung của Đồ án QHC xây dựng
thành phố Lai Châu đã được duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày
28/12/2012 đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển thực tế (thành phố
Lai Châu cũng đã và đang đề xuất với UBND tỉnh điều chỉnh cục bộ khoảng
trên 30 vị trí: khu vực Đông Nam thành phố Lai Châu, bổ sung các công trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...).
1.1.3. Nhu cầu phát triển, tạo động lực, nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị
Là một đô thị trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu, Thành phố Lai Châu cần
nâng cao hơn nữa vai trò tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho cả tỉnh và
của vùng. Vì vậy chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị cần được sớm
đưa vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Để có vị thế trong hệ thống đô thị
cần phải xây dựng dựa trên những điểm mạnh nhất của thành phố, phát huy tối

6
đa những tài nguyên văn hóa, cảnh quan, tiềm năng du lịch. Ngoài các chiến
lược về chính sách, môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng sống..., các công
trình trọng điểm được tập trung đầu tư theo một chiến lược để tạo ra một thương
hiệu đô thị là cần thiết.
1.1.4. Nhu cầu mở rộng không gian đô thị
Trong quá trình lập nhiệm vụ và nghiên cứu đồ án Quy hoạch, xã Sùng
Phài trực thuộc huyện Tam Đường, ngày 10/01/2020, Ủy ban thường vụ Quốc
hội thông qua Nghị quyết số 866/NQ-UBTVQH14 chuyển xã Sùng Phài thuộc
huyện Tam Đường về thành phố Lai Châu quản lý Sáp nhập toàn bộ diện tích và
dân số của xã Nậm Loỏng vào xã Sùng Phài.
Đối với xã Nùng Nàng và Bản Giang thuộc huyện Tam Đường:
Lý do và sự cần thiết để nghiên cứu mở rộng phạm vi ranh giới thành phố
Lai Châu như sau:
Các yếu tố khách quan
- Về vị trí, khả năng tiếp cận và phạm vi ảnh hưởng: Các xã Nùng Nàng,
Sùng Phài, Bản Giang nằm giáp với thành phố Lai Châu, khoảng cách từ trung
tâm các xã đến trung tâm thành phố Lai Châu rất gần (từ 2km - 5 km) trong khi
đó khoảng cách đến trung tâm huyện lỵ Tam Đường khá xa (25-30km).
- Về Quan hệ kinh tế đô thị - nông thôn (giao lưu thương mại, dịch vụ):
Hoạt động thương mại dịch vụ của 02 xã gắn liền với thành phố Lai Châu. Hầu
hết các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và lao động của 02 xã nêu trên đều chủ
yếu cung cấp cho thành phố Lai Châu và ngược lại thành phố Lai Châu cung cấp
chính các dịch vụ, hàng hóa tiêu dung, thực phẩm thiết yếu cho các xã.
- Về giao lưu văn hóa: Người dân vùng lân cận thuộc 02 xã nêu trên thường
xuyên tham gia các lễ hội văn hóa và các thông tin tuyên truyền trên địa bàn
thành phố.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều người dân của thành phố Lai Châu có quyền
sử dụng đất tại vùng giáp ranh của thành phố và 2 xã để canh tác, trồng trọt; các
hộ dân của 2 xã trên cũng canh tác, trồng trọt, chăn nuôi trên vùng đất của thành
phố.
Hiệu quả kinh tế - xã hội khi mở rộng phát triển ra 02 xã
- Thành phố Lai Châu được quy hoạch xây dựng mới và phát triển theo
chiều dọc (chủ yếu tập trung ở trong một thung lũng chạy dài từ Tây Bắc xuống
Đông Nam dọc theo Quốc Lộ 4D tránh giữa hai dãy núi Sùng Phài phía Bắc và
Pu Sam Cáp). Việc mở rộng ra các xã Nùng Nàng, Bản Giang sẽ tạo điều kiện
phát triển không gian đô thị cân đối giữa trục dọc và ngang, thuận lợi cho việc
đầu tư phát triển hạ tầng tập trung.
- Việc mở rộng không gian phát triển đô thị của thành phố tạo điều kiện
tăng quy mô dân số của thành phố, xứng tầm với đô thị tỉnh lỵ của Lai Châu và
phấn đấu đạt các chỉ tiêu về quy mô dân số đô thị loại II theo quy định.

7
- Việc phát triển mở rộng đô thị ra 02 xã nêu trên sẽ tạo điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội của khu vực này, nâng cao điều kiện sống, cải thiện cuộc sống
khó khăn của đồng bào dân tộc, phù hợp với các định hướng, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
- Thành phố Lai Châu được xác định mục tiêu phát triển thành đô thị năng
động, hiện đại mang nét văn hóa đặc trưng văn hóa các dân tộc miền núi Tây
Bắc. Tuy nhiên, thành phố hiện nay còn ít các khu vực đồng bào dân tộc sống
trong các bản làng. Trong khi đó các xã Nùng Nàng, Bản Giang còn khá nguyên
sơ nét độc đáo của của vùng Tây Bắc, đây sẽ là điểm bổ trợ cho thành phố trong
việc phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, phát triển bản sắc đô thị
thành phố Lai Châu đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của khách du
lịch tại chỗ (người dân thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) và các địa phương
khác trên toàn quốc.
- Xã Bản Giang có địa hình bằng phẳng, có nhiều ao hồ thuận tiện trong
việc trồng trọt, canh tác. Hiện nay, diện tích đất canh tác nông sản phục vụ sinh
hoạt, đất dự trữ phát triển đô thị của thành phố khá ít do đó việc nghiên cứu mở
rộng ranh giới thành phố ra khu vực xã Bản Giang sẽ tạo điều kiện cho thành
phố phát triển bền vững, chủ động trong việc sản xuất cung cấp thực phẩm cho
người dân thành phố. Đồng thời đây cũng là khu vực thuận lợi phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng cho thành phố với những khu vực ao hồ, kết hợp đồi núi.
Do đó, việc lập Quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận,
tỉnh Lai Châu đến năm 2035 tỷ lệ 1/10.000 để phù hợp với tình hình thực tiễn và
nhiệm vụ mới là hết sức cần thiết và cấp bách.
1.2. Mục tiêu của việc lập quy hoạch
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Lai
Châu nói riêng và của tỉnh Lai Châu nói chung.
- Điều chỉnh QHC thành phố Lai Châu theo các giai đoạn phát triển đến
2035 trên cơ sở nhu cầu phát triển của thành phố cũng như những yếu tố tác
động mới.
- Đảm bảo thống nhất không gian kinh tế nội thành và ngoại thành, tổ chức
không gian hợp lí, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư
thành phố và các xã phụ cận.
- Đảm bảo phát triển đô thị bền vững giữa kinh tế, xã hội, môi trường và an
ninh quốc phòng, đồng thời bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản kiến
trúc cảnh quan đô thị.
- Làm cơ sở pháp lý đê lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây
dựng và các công tác đầu tư xây dựng, đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư,
các quy định kiểm soát phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn thuộc
thành phố.
- Tạo lập cơ sở để nâng cấp phát triển thành phố Lai Châu đến năm 2025
đạt các tiêu chí đô thị loại II.

8
1.3. Các căn cứ lập điều chỉnh QHC
1.3.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 6/7/2009;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy
hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;
- Nghị định số 176/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về về
thành lập thị xã Lai Châu
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo
quy hoạch.
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Bộ Xây dựng Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Thông tư số số 05/2017/TT-BXD ngày 05/04/2017 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định
về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô
thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
- Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu.
- Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg, ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới
Việt – Trung đến năm 2010.
- Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg, ngày 14/4/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính Trị về phương
hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm Quốc phòng, an ninh vùng
trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
- Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg, ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt-
Trung năm 2010
- Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg, ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Lai Châu.

9
- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương
hướng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020.
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
thường vụ quốc hội về phân loại đô thị;
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Trung du và Miền núi Bắc
bộ, Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 24/02/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông
thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 của UBND tỉnh Lai Châu
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Lai
Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 140/QĐ-BXD ngày 01/02/2013 của Bộ xây dựng về việc
công nhận Thị xã Lai Châu là đô thị loại III thuộc Tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa tỉnh Lai
Châu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 của UBND tỉnh Lai Châu
về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh
Lai Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
về việc phê duyệt Đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai
đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao
tỉnh Lai Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 19/8/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lai Châu đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 06/6/2013 của UBND tỉnh về việc
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai Châu
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 751/QĐ-UBND ngày 19/7/2012 của UBND tỉnh về việc Phê
duyệt Đồ án Quy hoạch chung khu du lịch quần thể danh thắng Pu Sam
Cáp tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của UBND tỉnh về việc
Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường, lớp ngành Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Lai Châu đến năm 2020;
- Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND tỉnh phê duyệt
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, TTTM, và siêu
thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu 2006-2020;

10
1.3.2. Các tài liệu, cơ sở khác 
- Các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đã lập được UBND tỉnh Lai Châu
phê duyệt;
- Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung (QĐ số 1151/QĐ-TTg
ngày 30/8/2007 của TTg)
- Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi phía Bắc;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội các vùng liên tỉnh và vùng
tỉnh có hành lang kinh tế đi qua;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Lai Châu;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Lai Châu đến
năm 2020;
- Các chiến lược phát triển và các Quy hoạch chuyên ngành khác;
- Các tài liệu, số liệu thu thập từ các địa phương và các Bộ, Ngành có liên quan;
- Các văn bản tiêu chuẩn Quy chuẩn hiện hành;
- Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000;
- Các tài liệu, số liệu khác có liên quan.
1.4. Vị trí, quy mô, phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch
1.4.1. Vị trí

Vị trí khu vực nghiên cứu lập quy hoạch và mối liên hệ với các đô thị trong và ngoài Tỉnh
+ Phía Bắc giáp cá xã Lản Nhì Thàng huyện Phong Thổ và xã Thèn Sin
huyện Tam Đường

11
+ Phía Nam giáp xã Bản Hon huyện Tam Đường
+ Phía Đông giáp các xã: Giang Ma, Tả Lèng huyện Tam Đường
+Phía Tây giáp các xã: Lùng Thàng, Nậm Tăm huyện Sìn Hồ.

1.4.2. Quy mô, phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch gồm: Toàn bộ phạm vi ranh giới hành
chính của thành phố Lai Châu (đã bao gồm xã Sùng Phài sát nhập vào thành phố
Lai Châu) và 02 xã lân cận thuộc huyện Tam Đường: Nùng Nàng, Bản Giang
Tổng quy mô nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch là 16348,16ha1.

12
Ranh giới khu vực nghiên cứu lập quy hoạch (Hiện nay xã Sùng Phài đã sáp nhập vào
thành phố Lai Châu).

2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP


2.1. Lược sử quá trình phát triển thành phố Lai Châu
- Năm 2004, tỉnh Lai Châu cũ được chia tách thành hai tỉnh Điện
Biên và Lai Châu mới.
- Thị xã Lai Châu cũ (trước năm 2004) thuộc địa phận của tỉnh Điện
Biên và được đổi tên thành thị xã Mường Lay vào năm 2005.
- Toàn bộ thị trấn Phong Thổ (cũ) và hai xã: Nậm Loỏng, Tam Đường cùng
550 ha diện tích tự nhiên và 1.167 người của xã Sùng Phài thuộc huyện Tam
Đường được tách ra để thành lập thị xã Lai Châu mới vào năm 2004 và là tỉnh lỵ
của tỉnh Lai Châu mới,
- Thành phố Lai Châu ban đầu gồm 3 phường: Quyết Thắng, Đoàn Kết,
Tân Phong và 2 xã: Nậm Loỏng, San Thàng (đổi tên từ xã Tam Đường cũ).
- Ngày 2/12/2012, thành lập thêm 2 phường Đông Phong (tách ra từ
phường Tân Phong và xã San Thàng) và Quyết Tiến (tách ra từ phường Quyết
Thắng).
- Thị xã Lai Châu được Bộ Xây dựng ký quyết định số 140/QĐ-BXD ngày
01/02/2013 công nhận thị xã Lai Châu là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Lai Châu
Ngày 27/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 131/NQ-CP nâng cấp thị
xã Lai Châu thành thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu.
- Ngày 10/01/2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số
866/NQ-UBTVQH14 chuyển xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường về thành
phố Lai Châu quản lý Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Nậm Loỏng
vào xã Sùng Phài.
- Hiện nay, thành phố Lai Châu gồm 5 phường: Đoàn Kết, Đông Phong,
Quyết Thắng, Quyết Tiến, Tân Phong và 2 xã: Sùng Phài, San Thàng.
2.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng chạy dài từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, giữa 2 dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp dọc theo quốc
lộ 4D. Địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc trung bình 5-10%. Phía Tây
và Tây Nam là các dãy núi cao, phía Bắc và Đông Bắc có xen kẹp địa hình bát
úp với cao độ trung bình 940m. Phía Nam là cánh đồng lúa và đồi chè của nông
trường Tam Đường cũ.

13
Khí hậu: Thành phố Lai Châu nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc, ảnh hưởng
nhiều của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm khí hậu là mùa đông tương
đối ẩm

. Mùa hạ đến sớm từ tháng 3. Mùa mưa đến sớm từ tháng 4, kết thúc sớm
vào tháng 9. Nhiệt độ cao nhất là 33,7 o C, nhiệt độ thấp nhất là 0,4 o C, Nhiệt độ
trung bình năm là 19,2o C. Lượng mưa hàng năm khá lớn và phân bố gần như
đều trong năm. Hướng gió chủ đạo là hướng gió Đông Nam, tốc độ trung bình

14
29m/s.

Dữ liệu khí hậu của Lai Châu


Địa chất, thủy văn: Địa chất của khu vực thành phố Lai Châu gồm ba tầng
đá chính là tầng Vân Nam, tầng Điệp Vân Lục và tầng Điệp Đồng Giao. Thành
phố có suối Sùng Phài và suối Nậm Ma chủ yếu thoát nước vào mùa mưa, lưu
lượng không lớn, thoát theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Do đặc điểm
nằm trên vùng núi đá vôi có nhiều hang động Castơ nên lưu lượng và chất lượng
nước dưới đất có khả năng liên quan rất lớn từ nguồn nước mặt và liên quan
giữa các hang với nhau, tạo thành dòng chảy ngầm trong đô thị, có khả năng
phát tán rộng các tác nhân gây ô nhiễm môi trường,...
Tài nguyên đất đai: Đất đai phong phú với 04 nhóm đất chính gồm nhóm đất
phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Rất
thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng: chè, cây ăn quả và phát triển rừng.
Tài nguyên nước: Thành phố có 3 nguồn nước chính: nguồn nước mặt, bao
gồm suối Tả Lèeng, suối Lùng Than chảy qua xã San Thàng, nguồn nước ngầm
nằm ở tầng đá vôi Đồng Giao và một số nguồn nước mạch lộ có chất lượng đảm
bảo sinh hoạt của khu vực nội thị.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện có 2.077,8ha, chiếm 29,61% tổng
diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng trồng phong cảnh: 101ha; còn lại chủ yếu là
rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Rừng Thành phố chủ yếu là rừng cỏ thảm thực
vật nghèo, động thực vật quý hiếm hầu như không có.
Tài nguyên khoáng sản: Không có điểm mỏ có giá trị lớn, chủ yếu là tài nguyên
đá, cát, sỏi - là những nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Tài nguyên du lịch: Thành phố Lai Châu là vùng đất vốn có truyền thống
cách mạng và lịch sử văn hoá. Có hệ sinh thái đa dạng, nhiều hang động trên
dãy Pu Sam Cáp - Nùng Nàng và khu vực Tả Gia Khâu xã Nậm Loỏng. Thành
phố có nhiều dân tộc anh em chung sống tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong
phú.
2.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.3.1. Về cơ cấu kinh tế
Thành phố Lai Châu là đơn vị trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Lai Châu.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố tập trung chủ yếu vào các

15
ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Cơ cấu kinh tế của các
ngành: thương mại - dịch vụ 64,2%;công nghiệp đạt 31,1%; nông lâm nghiệp và
thủy sản 4,7%. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố
tương đối ổn định, giai đoạn 2011-2016 đạt 22,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2018 đạt khoảng 50,87 triệu đồng.

Biểu đồ về cơ cấu kinh tế thành phố


a) Thương mại - dịch vụ
Hoạt động TM-DV tiếp tục phát triển, chất lượng phục vụ được nâng lên;
kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ được đầu tư tương đối đồng bộ. Hiện trên
địa bàn có 07 chợ, 05 siêu thị, 01 trung tâm thương mại, gần 6.000 hộ kinh
doanh cá thể và nhiều cửa hàng tiện ích, nhà hàng, khách sạn phát triển cả về qui
mô và chất lượng phục vụ. Các loại hình dịch vụ phát triển rất đa dạng, chất
lượng phục vụ tốt, hàng hóa phong phú và đa dạng, các loại hình dịch vụ thiết
yếu phát triển đáp ứng nhu cầu trao đổi, tiêu dùng và sinh hoạt của nhân dân và
bình ổn giá thị trường. Tổng doanh thu TM - DV năm 2019 đạt 4.143 tỷ đồng.
Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi
lại của nhân dân. Hiện trên địa bàn có 139 đơn vị hoạt động (vận tải hành khách
42 đơn vị; vận tải hàng hóa 97 đơn vị); doanh thu đạt 22,0 tỷ đồng/năm.
Hoạt động du lịch phát triển ổn định tăng nhanh cả về lượng khách và
doanh thu. Đến nay đã có 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, với 29 khách sạn,
nhà nghỉ và khoảng 50 nhà hàng, năm 2016 đón bình quân khoảng 98.037 lượt
khách đến. Hoạt động xúc tiến thương mại được tăng cường, công tác quảng bá
du lịch được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tham gia gian hàng trưng bày, giới
thiệu sản phẩm có thế mạnh của địa phương tại hội chợ công nghiệp - thương
mại vùng Tây Bắc năm 2016.
Hoạt động bưu chính viễn thông từng bước được cải tạo, nâng cấp thiết bị
hiện đại, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị
của địa phương và nhu cầu của nhân dân. Tổng số trạm thu phát sóng (BTS) đạt
120 trạm; số lượng khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ viễn thông: 68.755
thuê bao (trong đó: tổng số thuê bao điện thoại 59.455 thuê bao; thuê bao

16
Internet 9.300 thuê bao).
b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có bước phát
triển. Trên địa bàn hiện có khoảng 550 cơ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, với các ngành như công nghiệp khai thác đá và mỏ; công nghiệp chế
biến (trong đó số lượng lớn tập trung trong sản xuất thành phẩm và đồ uống sản
xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất trang phục); sản xuất và phân phối điện khí
đốt, nước và sản xuất các ngành khác. Các làng nghề truyền thống địa phương
bước đầu được khôi phục và phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
năm 2019 đạt 1.260,014 tỷ đồng.
Công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ,
khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, với các thành phần kinh tế
đa dạng, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chiếm lĩnh thị
trường. Các sản phẩm chủ yếu phát triển mạnh là chế biến, may mặc, cơ khí,
mộc dân dụng, khai thác vật liệu xây dựng.
c) Ngành nông, lâm nghiệp
Về trồng trọt: từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, lựa chọn các
giống cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng; tăng cường
thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa (gạo tẻ Râu, hoa, rau...). Tổng diện tích đất gieo trồng trên địa bàn
thành phố là 2.457,39ha trong đó diện tích cây chè là 612,41 ha, sản lượng thu
hái chè búp đạt 6.834,69 tấn.
Về chăn nuôi thành phố đã triển khai các mô hình phát triển chăn nuôi theo
phương thức tập trung công nghiệp, thực hiện các chính sách hỗ trợ giống và kỹ
thuật; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc thú y. Tình hình chăn
nuôi trên địa bàn phát triển ổn định theo hướng phát triển tăng với tổng số gia
súc là 15.188 con; đàn lợn (chủ yếu tại Đông Phong), đàn trâu (tăng chủ yếu tại
xã Nậm Loỏng), đàn gia cầm và giảm dần đàn đại gia súc, một số mô hình trang
trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn đang hình thành.
Về thuỷ sản: Mở rộng và tận dụng diện tích mặt nước; tổ chức tập huấn
kỹ thuật và hỗ trợ con giống có năng suất cao cho nhân dân để phát triển chăn
nuôi thuỷ sản. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 112,8 ha, sản lượng thủy
sản đạt 397,38 tấn.
Về lâm nghiệp: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích
cực tham gia bảo vệ rừng hiện có. Tổng diện tích đất làm lâm nghiệp là 1.738,3
ha trong đó rừng cảnh quan đô thị là 101,1ha.
Triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng NTM 02 xã: San Thàng và Nậm
Loỏng; tập trung huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của 02 xã, nâng cao mức sống cho nhân

17
dân.
2.3.2. Về tình hình thu chi ngân sách
Hàng năm, công tác thu ngân sách đều đạt chỉ tiêu được giao. Tổng thu
ngân sách trên địa bàn năm 2019 đạt khoảng 452 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách
năm 2019 là 452 tỷ đồng. Công tác tài chính, ngân sách được thực hiện theo
đúng quy định; đảm bảo cân đối thu, chi và cơ bản đáp ứng thực hiện nhiệm vụ
chính trị của thành phố (theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng
năm tỉnh Lai Châu năm 2019.)
2.4. Về dân số, đất đai và đơn vị hành chính, lao động
2.4.1. Về dân số
Tổng dân số toàn thành phố năm 2019 là 42.250 người (bao gồm cả dân số
quy đổi từ khách du lịch, lao động tạm trú trên địa bàn, lực lượng công an, quân
đội,..), trong đó dân số thường trú là 40.750 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 16,23
‰; dân số chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị.
- Dân số thành thị 34.938 người (bao gồm cả dân số quy đổi), chiếm 82,7%
so với dân số toàn thành phố.
- Dân số ngoại thành 7.312 người chiếm 17,3% so với dân số toàn thành phố.
Thành phố có 17 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính: Dân tộc
Kinh chiếm 67%, dân tộc Giáy 17,5%, dân tộc Thái 8,5%, dân tộc Mông 6%,
còn lại là các dân tộc khác chiếm khoảng 1%.
Mật độ dân số trung bình toàn thành phố 575,73 người/km 2 tập trung chủ
yếu tại các phường. Mật độ dân số trung bình các phường khoảng 1.630
người/km2.
2.4.2. Quy mô đất đai và đơn vị hành chính
Đến cuối năm 2019, Thành phố có 07 đơn vị hành chính cấp xã, năm phường
là Quyết Thắng, Quyết Tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong và hai xã là Nậm
Loỏng, San Thàng.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố Lai Châu là 7.077,44 ha. Trong
đó tổng diện tích đất khu vực nội thị (gồm 5 phường Quyết Thắng, Quyết Tiến,
Tân Phong, Đông Phong, Đoàn Kết) là 1.896,14ha chiếm 26,8%, diện tích đất khu
vực ngoại thị (gồm 2 xã San Thàng, Nậm Loỏng) là 5.181,3ha chiếm 73,2%.
Đất xây dựng đô thị là 612,43 ha chiếm 8,65% tổng diện tích đất tự nhiên
trong đó: Đất dân dụng là 331,83ha; Đất ngoài dân dụng là 280,60ha.
Ngày 10/01/2020, xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường đã chuyển về
thành phố Lai Châu quản lý sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Nậm
Loỏng vào xã Sùng Phài.

18
2.4.3. Lao động và việc làm1
Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2019 là 25.448 người chiếm
67,4% dân số.
Thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Số lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm tăng so với cùng kỳ năm
trước. Tổng số lao động đã qua đào tạo tập huấn là 20.103 người (đạt 81,09%). Tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp đạt 78%.
Thông qua các chương trình, dự án của trung ương, của tỉnh, của thành
phố và các tập thể, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, dịch
vụ, thương mại như các công trình xây dựng, các điểm dịch vụ, thương mại, các
dự án phát triển nông nghiệp, chăn nuôi...
2.5. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Lai Châu
Thành phố Lai Châu (bao gồm cả khu vực mở rộng) có tổng diện tích đất
tự nhiên là 16.421,87ha. Cụ thể như sau:
Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Stt Đất nghiên cứu Quy hoạch
16348.16 100.00
I Đất dân dụng khu ở 908.39 5.56
1 Đất ở 757.22 4.63
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 757.22 4.63
2 Đất công cộng khu ở 10.25 0.06
3 Đất trường học 41.75 0.26
4 Đất cây xanh công viên 7.5 0.05
5 Đất giao thông nội thị 91.67 0.56
II Đất ngoài dân dụng 496.3 3.04
1 Đất công cộng 158.78 0.97
Đất công cộng khác( Cung văn hóa, nhà
1.1 107.6 0.66
thiếu nhi,….)
1.2 Đất y tế 16.13 0.10
1.3 Đất cơ quan 35.05 0.21
2 Đất trường THPT, TTGD thường xuyên 16.92 0.10
3 Đất cây xanh công viên - TDTT tập trung 114.17 0.70
4 Cây xanh cảnh quan 9.9 0.06
5 Đất lâm viên 42.23 0.26
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi đỗ
6 3.96 0.02
xe)
7 Đất nghĩa trang 22.07 0.13
8 Đất di tích tôn giáo 24.45 0.15
9 Đất an ninh quốc phòng 44.49 0.27
10 Đất giao thông đối ngoại 59.33 0.36
III Đất khác 14943.47 91.41
1 Đất nông nghiệp( Hoa màu, lúa…..) 2947.13 18.03
2 Đất lâm nghiệp 11764.45 71.96

1
Nguồn: Chi Cục thống kê TP Lai Châu 2019

19
Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Stt Đất nghiên cứu Quy hoạch
16348.16 100.00
3 Kênh mương thủy lợi, mặt nước ao hồ…. 185.96 1.14
4 Đất khác 45.93 0.28
Nguồn: Chi Cục thống kê TP Lai Châu 2019
2.6. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan
Nhằm quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị theo quy hoạch năm 2006 thành
phố đã ban hành quy chế quản lý đô thị (Quyết định số 328/2006/QĐ-UBND
của UBND thành phố Lai Châu) quy định cụ thể nội dung quản lý, thẩm quyền
quản lý, phân cấp quản lý một số lĩnh vực về đô thị trên địa bàn thành phố Lai
Châu gồm: Quy hoạch, kiến trúc, xây dựng; hạ tầng kỹ thuật - xã hội; quản lý
đất đai; cảnh quan môi trường đô thị; trật tự an toàn xã hội; sản xuất kinh doanh
và tài chính, văn hoá thông tin, đến năm 2011 thành phố đã ban hành quy chế
quản lý đô thị sửa đổi theo quyết định số 01/2011/QĐUB nhằm hoàn thiện quy
chế, phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện nay thành phố đang xây dựng quy chế
quản lý quy hoạch kiến trúc dự kiến trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm
2017.
Khu vực trung tâm của thành phố đã được cơ bản đầu tư xây dựng mới,
đồng bộ, với trung tâm hành chính của tỉnh phối hợp với quảng trường, vườn
hoa, hồ nước, tượng đài, hệ thống đường trục chính… tạo nên điểm nhấn, gây ấn
tượng mạnh của thành phố Lai Châu. Các khu đô thị mới được xây dựng đồng
bộ với các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tạo bộ mặt mới cho đô thị, tăng chất
lượng cuộc sống của người dân.
Thành phố Lai Châu có điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, sinh thái rất
thuận lợi cho việc tạo bố cục kiến trúc cảnh quan đô thị sinh động hấp dẫn. Điều
kiện cảnh quan đẹp, hài hòa mang đặc tính của vùng cao Tây Bắc. Nằm trong
địa hình lòng chảo, giữa hai dãy núi, về phía Bắc có dãy Sùng Phài, về phía
Nam có dãy Nậm Loỏng. Trong khu vực về phía Đông có các đồi chè, tạo cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Các dòng suối nhỏ chảy dọc theo địa hình khu vực tạo cho
khu vực nghiên cứu có hệ thống mặt nước hài hoà.
Bên cạnh đó thành phố Lai Châu có nhiều dân tộc sinh sống, đa dạng về
văn hoá và phong tục tập quán nhất là các dân tộc như Kinh,Thái, Giấy, Mông....
Các hình thức văn hoá phi vật thể như sinh hoạt chợ phiên, lễ hội thôn bản và
các ngày lễ tết trong năm mang đậm tính văn hoá dân tộc vùng cao như trang
phục, hình thức nhà cửa và các hình thức văn hoá phi vật thể khác đã tạo nên
một nét văn hoá điển hình.
Các vùng cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các vùng sinh thái
mặt nước, hang động có trong thành phố và phụ cận làm tăng tính hấp dẫn khai
thác về mặt du lịch bố cục kiến trúc và cảnh quan của thành phố.

20
Phân vùng hiện trạng cảnh quan đô thị Lai Châu
2.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội
2.7.1. Về nhà ở
Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Lai Châu khá
nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu xây dựng từ nhà ở
của cư dân đến các công trình công cộng, phúc lợi xã hội, nhà ở ngày càng được
đầu tư xây dựng mới đồng bộ kiến trúc hiện đại mang đậm nét riêng của địa
phương.
Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 86.14%. Diện tích sàn nhà ở toàn
thành phố đạt 971.750m2, khu vực nội thành nội thị đạt 758.034m 2 trung bình
đạt 23m2/người.
Các khu dân cư đô thị mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng đồng
bộ, hiện đại; Các khu dân cư mới đã và đang hoàn thành việc xây dựng hạ tầng
kỹ thuật gồm: khu dân cư số 1B, 2, 4, 5 và khu dân cư số 6, khu dân cư 1A bám
đường 58m, khu 1A bám quốc lộ 4D, khu dân cư số 3, số 7 và tổ dân số số 5
phường Tân Phong...
Nhà ở trong khu vực trung tâm thành phố tập trung các loại hình nhà ở
phong phú như hình thức nhà ở liên kế, nhà vườn, nhà biệt thự. Các công trình
nhà ở dọc các tuyến phố kết hợp với kinh doanh dịch vụ được quản lý chặt chẽ
mầu sắc hài hoà, phù hợp các công trình và cảnh quan xung quanh. Loại hình
nhà ở chia lô thuộc các đường đô thị và phía sau các đường phố chính, hình thức
nhà ở thấp tầng, kết hợp với vườn cây, mật độ xây dựng không quá cao, tạo ra
các khu phố mới với môi trường sinh hoạt đẹp, hợp vệ sinh.

21
Tại các khu vực ngoại thị và làng bản truyền thống chủ yếu là các loại nhà
thấp tầng với các loại hình nhà ở mang nét văn hoá dân tộc, vật liệu xây dựng
truyền thống kết hợp với cảnh quan đồi chè, vườn cây.
Đánh giá: Nhà ở đô thị chủ yếu là nhà ở phân lô xây dựng kiên cố, kiến
trúc hiện đại; Chưa có nhà tập thể, chung cư

Bản đồ hiện trạng phân bố nhà ở thành phố Lai Châu

2.7.2. Về các công trình giáo dục và đào tạo


Các công trình đào tạo trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương
đối tốt từ cấp giáo dục mầm non cho đến cấp cao đẳng, dạy nghề.
Toàn thành phố có 32 trường học (mầm non 12 trường, tiểu học 09 trường và
trung học cơ sở 6 trường, 3 trường THPT, 01 trường PTTH Nội trú, 01 trung tâm
giáo dục thường xuyên) với 397 lớp và 11.945 học sinh; Cơ sở vật chất trang thiết
bị đáp ứng nhu cầu dạy và học, trong đó 21 trường đạt chuẩn quốc gia.
Trên địa bàn có 01 trường Cao đẳng và 01 trường trung cấp nghề diện tích
35.000 m2, với 420 học sinh, 01 trường trung học y tế tỉnh. Các cơ sở đào tạo
này được bố trí tại phía Tây khu trung tâm hành chính của thành phố phục vụ
đào tạo cho tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc về các mặt kinh tế nghiệp vụ, thủy
lợi, thủy điện, chế biến khai thác về văn hóa nghệ thuật du lịch... đồng thời ưu
tiên cho con em các dân tộc vùng Tây Bắc.
Đánh giá: Công trình giáo dục trên địa bàn được xây dựng tương đối
khang trang đáp ứng nhu cầu của người dân.

22
Bản đồ hiện trạng phân bố các công trình giáo dục thành phố Lai Châu

2.7.3. Về các công trình y tế


Công tác y tế đã có chuyển biến rất tích cực trong những năm qua, tổ chức
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm quy định hành nghề y dược tư
nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn thành phố tập trung 13 công
trình y tế cấp tỉnh trong đó có bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu (72.000m 2);
Bệnh viện Lao phổi (16.500 m2); Bệnh viện y học cổ truyền (13.485m2) đáp ứng
không chỉ nhu cầu khám chữa bệnh của thành phố mà của toàn tỉnh Lai Châu và
những khu vực lân cận.

Bệnh viện đa khoa hữu nghị Lai Châu Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

23
Hệ thống công trình y tế của thành phố gồm 1 trung tâm y tế dự phòng
(gồm 8 khoa) và 7 trạm y tế xã, phường trực thuộc, 1 trung tâm dân số kế hoạch
hóa gia đình, 1 phòng y tế thành phố. Các công trình y tế được đầu tư xây dựng
kiên cố, tuy nhiên hiện nay một số trạm y tế đã xuống cấp cần cải tạo chỉnh
trang, bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
2.7.4. Về các công trình thương mại dịch vụ
Do tính đặc thù của đô thị mới trung tâm thương mại và các siêu thị được
xây dựng tại trung tâm thành phố; chất lượng công trình khá đảm bảo phục vụ
nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên còn ít các siêu thị, trung tâm thương
mại quy mô lớn.
2.7.5. Về công trình văn hoá - thể thao
Các công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Lai Châu được xây dựng
mới tương đối đồng bộ bao gồm: trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh, trung tâm
thanh thiếu niên tỉnh, sân vận động thành phố, rạp chiếu phim tỉnh, quảng
trường nhân dân tỉnh, công viên Thủy Sơn, công viên 1-6, 1 thư viện tỉnh và 61
nhà văn hóa trên địa bàn các xã, phường, thôn bản. Thành phố đã đầu tư xây
dựng 2 bản văn hoá du lịch dân tộc Giấy tại xã San Thàng, dân tộc H’mông tại
xã Nậm Loỏng. Số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên
chiếm gần 44,5% dân số.
Đánh giá: Sân vận động thành phố có quy mô nhỏ, xây dựng tại vị trí khu
đô thị cũ, không thuận tiện trong việc tổ chức các sự kiện lớn.
2.7.6. Về tình hình xây dựng cải tạo hệ thống cơ quan hành chính
Thành phố Lai Châu là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - hành chính,
kinh tế, văn hóa - xã hội, du lịch, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng của
tỉnh Lai Châu. Trên địa bàn thành phố có hơn 100 cơ quan Đảng, Nhà nước, các
tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh.
Trên phạm vi thành phố có các cơ quan hành chính phân thành 3 cấp:
- Các cơ quan hành chính, đoàn thể cấp Tỉnh: Trụ sở UBND tỉnh, Tỉnh uỷ
và các Sở ban ngành của tỉnh đã được xây dựng mới tại khu hợp khối trung tâm
hành chính chính trị tỉnh. Đây là một trong những công trình hành chính cấp tỉnh
có quy mô lớn nhất trên toàn quốc.
- Các cơ quan hành chính, đoàn thể của thành phố: Trụ sở UBND cùng
các phòng ban thuộc UBND cũng đã được xây dựng thành trung tâm hành chính
của thành phố.
- Trụ sở UBND các phường, xã được đầu tư kiên cố, khang trang, tuy
nhiên còn một số trụ sở phường còn chật hẹp, xuống cấp (VD: Phường Đoàn
Kết).
- Các cơ quan khác của Tỉnh, Thành phố như: điện lực, ngân hàng, chi
cục thuế, kho bạc, bảo hiểm, bưu điện phân bố ở dọc tuyến đường 58m và
đường QL 4D.

24
Đánh giá: Hệ thống các công trình công cộng được xây dựng tương đối
đồng bộ, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân

Bản đồ hiện trạng phân bố các công trình trụ sở trên địa bàn thành phố

2.7.7. Về cơ sở Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:


Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có bước phát
triển. Trên địa bàn hiện có khoảng 550 cơ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, với các ngành như công nghiệp khai thác (34 cơ sở khai thác đá và mỏ
khác), công nghiệp chế biến (504 cơ sở, trong đó số lượng lớn tập trung trong
sản xuất thành phẩm và đồ uống 312 cơ sở, sản xuất sản phẩm từ kim loại 65 cơ
sở, sản xuất trang phục 39 cơ sở), sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước là
2 cơ sở, 10 cơ sở sản xuất các ngành khác. Các làng nghề truyền thống địa
phương bước đầu được khôi phục và phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
xây dựng năm 2016 đạt 1.260,014 tỷ đồng.
Công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ,
khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, với các thành phần kinh tế
đa dạng, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chiếm lĩnh thị
trường. Các sản phẩm chủ yếu phát triển mạnh là chế biến, may mặc, cơ khí,
mộc dân dụng, khai thác vật liệu xây dựng.

25
2.8. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.8.1. Giao thông:
Trong những năm qua giao thông thành phố đã được đầu tư xây dựng
tương đối đồng bộ, diện tích đất dành cho giao thông tăng nhanh. Các trục
đường chính đô thị đã được đầu tư xây dựng đồng bộ phục vụ nhu cầu đi lại của
nhân dân và tạo điều kiện phát triển thành phố.
a) Giao thông đối ngoại
Mạng lưới giao thông đối ngoại của thành phố Lai Châu có một số tuyến
chính:
Quốc lộ 4D: là tuyến quốc lộ xuất phát từ Pa So, Lai Châu (điểm giao với
quốc lộ 12) chạy tới Sapa, qua thành phố Lào Cai và kết thúc ở cửa khẩu Mường
Khương. Đây là tuyến đường trục quan trọng nhất trong quan hệ vùng và góp
phần phát triển kinh tế của thành phố Lai Châu. Tổng chiều dài qua thành phố là
12,4km, chiều rộng đường 20,5m, mặt đường rộng 10,5m, hè hai bên rộng 10m,
toàn bộ mặt đường được thảm bê tông nhựa.

Tuyến quốc lộ 4D
Nhìn chung, từ khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động,
việc tiếp cận thành phố Lai Châu từ các tình miền xuôi đã thuận tiện hơn rất
nhiều, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố Lai Châu nói riêng và của
tỉnh nói chung. Quốc lộ 4D là hướng tiếp cận chính tới Thành Phố Lai Châu, tuy
nhiên vẫn còn một số đoạn thường xuyên bị sạt lở khi mưa lũ dẫn đến giao
thông bị gián đoạn.
Đường huyện lộ: đường nối Thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, là
tuyến đối ngoại và giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa 2 huyện Phong Thổ và
Sìn Hồ, tổng chiều dài qua khu vực nghiên cứu 14,3km, bề rộng đường 16,5m,
mặt đường rộng 7,5m, hè đường hai bên rộng 9m.

26
Đường tỉnh lộ 128 (Lai Châu - Sìn Hồ) Tuyến đường liên xã
Đường liên xã: là tuyến đường nối trung tâm thành phố đến các xã. Tổng
chiều dài 28km, bề rộng đường 13,5m, mặt đường rộng 7,5m, hè, lề hai bên rộng
6m

Sơ đồ giao thông đối ngoại thành phố Lai Châu


* Hệ thống giao thông nội thị:
Nhìn chung mạng lưới giao thông toàn thành phố khá phát triển, chất
lượng đường tương đối tốt với tổng chiều dài đường giao thông toàn thành phố
là 89,39 km gồm:
+ Đường trục chính trung tâm (Đại lộ Lê Lợi): tổng chiều dài 1,5km, chỉ
giới đường rộng 60m.
+ Đường trục chính đô thị. Tổng chiều dài 9,7km, bề rộng đường với 2
loại mặt cắt 51,0m và 58,0m đã hoàn thiện, chất lượng tốt.
+ Đường liên khu vực: tổng chiều dài 27,57km, bề rộng đường từ 17- 32

27
m, mặt đường nhựa, chất lượng tốt.
+ Đường khu vực: tổng chiều dài 27,37 km, bề rộng đường từ 13,5 -
16,5m, mặt đường nhựa.

Đường trục chính thành phố

Đường giao thông trong khu dân cư


- Công trình giao thông: Thành phố đã xây dựng bến xe liên tỉnh diện tích
15.000m2, hàng ngày có nhiều chuyến xe từ thành phố đi các huyện và từ thành
phố đi Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước.

Bến xe khách liên tỉnh


Đánh giá: Giao thông đô thị tương đối tốt, không xảy ra tình trạng ùn tắc; Giao
thông đối ngoại còn hạn chế
2.8.2. Chuẩn bị kỹ thuật
a) Hiện trạng thủy lợi:
Hệ thống sông suối lớn trên địa bàn tỉnh: phân bổ tương đối đều với 2 hệ
thống sông suối chính:
- Sông Nậm Mu: Chảy qua xã Bản Giang

28
- Suối Nậm So: từ Tả Lèeng qua xã Sùng Phài, TP. Lai Châu. Đây là nguồn
cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho khu vực đô thị Lai Châu và cho các
xã lân cận.
Một số con suối trong khu vực đô thị: suối Con Dinh, suối Gia Khâu và
các suối nhỏ khác
Hệ thống ao hồ: Nằm giữa Thành phố có 02 Hồ lớn (Hồ Thượng và Hồ
Hạ) là cảnh quan mặt nước chính của TP hiện nay, ngoài ra còn hệ thống các ao
hồ nhỏ tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam

Hiện trạng thủy văn thành phố Lai Châu


b) Hiện trạng thoát nước:
Thoát nước mưa: Trên địa bàn thành phố, tại các khu vực mới xây dựng,
hệ thống thoát nước mưa đã được xây dựng theo hệ thống thoát nước riêng với

29
hệ thống mương hở và cống có nắp đan. Nước mưa sẽ được chảy vào hệ thống
thoát nước mưa và thoát ra các con suối trên địa bàn thành phố. Tại khu vực
thành phố, có suối Sùng Phài và suối Nậm Mạ rộng trung bình 1,5 - 2,5 m, sâu
từ 2,0 đến 2,5 m; chủ yếu thoát nước vào mùa mưa thoát theo hướng Tây Bắc
xuống Đông Nam. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác thoát nước khu vực thành
phố còn có suối Nậm Con Gin phía Tây Bắc và suối Sùng Phài phía Đông Nam.
Đánh giá: Thành phố Lai Châu chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải
riêng. Tại một số vị trí, tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra khi có những trận
mưa lớn kéo dài.

Lưu vực thoát nước đô thị thành phố Lai Châu

2.8.3. Cấp nước


Hiện tại thành phố Lai Châu đang được cấp nước bởi hệ thống cấp nước

30
tập trung. Toàn thành phố có 03 hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Nguồn nước là nguồn nước mặt suối Tả Lèeng, nước Nùng Nàng và nước hang
Quyết Thắng để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn thành phố.
Tổng công suất cấp nước Q = 13.000 m 3/ngđ. Chất lượng nguồn nước đạt tiêu
chuẩn theo quy định.

Nhà máy nước Tà Lèeng Nhà máy nước Quyết Thắng

Nhà máy nước Nùng Nàng


UBND tỉnh cũng đã ban hành các quy định bảo vệ ô nhiễm nguồn nước
nghiêm ngặt cụ thể:
+ Đối với nguồn nước ngầm: trong khu đất có bán kính 25m tính từ giếng,
Cấm xây dựng; đào hố phân, rác, hố vôi; chăn nuôi, đổ rác. Giếng nước dùng
cho các hộ gia đình phải cách xa nhà xí, nơi chăn nuôi. Đối với các giếng nước
công cộng, phải chọn nơi có nguồn nước tốt, xây thành giếng cao và lát xung
quanh.
+ Đối với nguồn nước mặt: trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về
phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, Cấm xây dựng; xả nước thải, nước
nông giang; chăn nuôi; tắm giặt.
+ Khu vực bảo vệ nhà máy, trạm cấp nước: trong phạm vi 30m kể từ chân
tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảovệ bao quanh khu vực xử lý
nước. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi,

31
sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi
súc vật.
+ Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước tối thiểu là 0,5m.
Đánh giá: Nhìn chung việc cấp nước sinh hoạt của thành phố Lai Châu
trong giai đoạn hiện nay đã được đảm bảo. Hiện có tình trạng tranh chấp nguồn
nước phục vụ cho nông nghiệp và nước phục vụ cho sinh hoạt tại khu vực suối
Tả Lèeng gây ảnh hưởng hưởng đến việc khai thác và cung cấp nước sinh hoạt,
về lâu dài, nguồn nước cung cấp cho thành phố cần được bổ sung. Tỉnh Lai
Châu cũng đã có kế hoạch xây dựng Hồ Giang Ma tại Xã Giang Ma, huyện
Tam Đường, quy mô: Cấp II, cung cấp nước sinh hoạt cho 70.000 người dân
thành phố và cung cấp nước tưới cho 150 ha đất sản xuất.

Vị trí các trạm cấp nước hiện trạng

32
2.8.4. Cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho thành phố Lai Châu được lấy trực tiếp từ lưới điện
Quốc Gia thông qua trạm biến áp trung gian 110kV Phong Thổ công suất là
110/35/22-2x16MVA đặt tại tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu. Trạm
110kV Phong Thổ được cấp điện từ lưới điện Quốc gia thông qua tuyến đường dây
mạch vòng trạm biến áp 220kV Than Uyên - Phong Thổ - Mường So - Nậm Na 2 -
TĐ Lai Châu - Trạm 110kV Tuần Giáo ( Điện Biên). Hệ thống cấp điện luôn được
đảm bảo đủ tải để cấp điện cho thành phố. Nguồn dự phòng cho thành phố là các tổ
máy phát Diezel có công suất (500+563+250) kVA. Ngoài ra, hệ thống lưới điện
thành phố Lai Châu còn các cấp điện áp 35kV, 22kV.

Trạm biến áp và Hệ thống đèn chiếu sáng thành phố Lai Châu
Mạng lưới điện chiếu sáng của thành phố Lai Châu đã được triển khai hầu
hết các tuyến đường chính. Ngoài ra thành phố đã trang bị hệ thống chiếu sáng
trang trí (đèn led, đèn laze,…) tại các khu vực trung tâm, khu vực công viên hồ
Thuỷ sơn, quảng trường Nhân dân... Tại các ngõ hẻm đã được các hộ dân cư,
các khu phố trang bị hệ thống chiếu sáng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tỷ lệ chiếu
sáng các trục phố chính đạt 100%. Mức tiêu thụ điện sinh hoạt đạt bình quân
695Kwh/người/năm.
Đánh giá: Nhìn chung việc cấp điện và chiếu sáng đô thị thành phố được thực
hiện tốt.

33
Vị trí trạm biến áp 110KV

2.8.5. Hiện trạng thông tin liên lạc


Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng hệ thống thông tin liên lạc của thành phố
tương đối hoàn chỉnh. Mật độ phủ sóng dịch vụ viễn thông trên toàn thành phố
đạt 100%. Dịch vụ truyền hình được cung cấp miễn phí từ đài truyền hình Việt
Nam, đài truyền hình Lai Châu.
Hệ thống mạng lưới di động được đầu tư với các nhà mạng lớn như:
Mobiphone, Vinaphone, Viettel,… kết hợp với mạng thuê bao cố định đảm bảo
thông tin liên lạc 24/24.
Mạng lưới internet được phát triển tới các hộ dân, các cơ quan hành chính,
trường học, khách sạn,…

34
Trung tâm bưu điện tỉnh mới được xây dựng tại khu vực trung tâm thành
phố ngoài ra các công trình bưu điện cấp phường xã đã được đầu tư xây dựng
phân bổ hợp lý tại trung tâm các phường xã đáp ứng nhu cầu liên lạc của nhân
dân.

Trung tâm của các nhà mạng, bưu điện

2.8.6. Hiện trạng thoát nước thải, cây xanh quản lý CTR, nghĩa trang
a) Thoát nước thải:
Thành phố Lai Châu chưa có hệ thống thoát nước thải riêng. Nước thải
sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại sau đó thu gom cùng với nước
mưa thoát theo hệ thống cống chung rồi xả ra các ao, hồ.
Nước thải bệnh viện: thành phố Lai Châu có cơ sở y tế lớn là bệnh viện đa
khoa của Tỉnh và bệnh viện y học cổ truyền. Trong đó, bệnh viện đa khoa đã
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (dự án do Nhật hỗ trợ đầu tư xây
dựng).
b) Về công viên cây xanh
Là một đô thị miền núi do đó công tác trồng, chăm sóc cây xanh đô thị, cây
xanh cảnh quan rất được quan tâm. Thành phố đã tận dụng mọi địa hình phát
triển không gian xanh sinh thái trong các khu ở, các khu công nghiệp, ven
đường giao thông, ven sông, ven suối... Cây xanh bóng mát được trồng dọc theo
các tuyến phố và khu vực trung tâm cùng các tuyến đi bộ. Bên cạnh đó thành
phố cũng đã nghiên cứu lựa chọn các loại cây phù hợp với cảnh quan, khí hậu
của địa phương tạo tính đặc thù cho thành phố, tận dụng cảnh quan của các đồi

35
chè làm điểm nhấn cho thành phố. Tổng diện tích đất cây xanh toàn thành phố là
69,5ha, trung bình 16,45 m2/người. Tính riêng khu vực nội thị diện tích đất cây
xanh là 20,7 ha trung bình 6,29 m2/người.
Hệ thống công viên, vườn hoa thành phố được đầu tư xây dựng kết hợp với
các trung tâm văn hóa với cây xanh mặt nước sử dụng như hồ điều hoà cho toàn
khu vực.

Hệ thống công viên, vườn hoa


c) Về thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường
Trên địa bàn thành phố, chất thải rắn đã được các đơn vị dịch vụ công ích
thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp ở khu vực bản Phan Lìn - xã San Thàng
có quy mô khoảng 4ha.
Tổng số phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn có 06 xe
chuyên dùng vận chuyển CTR và trên 100 xe đẩy thu gom CTR. Ngoài ra thành
phố đã bố trí 147 thùng rác tại các điểm ngõ và khu vực tập trung rác trong các
khu dân cư. Việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày vào các giờ cố định
theo tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và cuộc sống của
người dân.
Đánh giá: Thành phố chưa có nhà máy xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường
(đặc biệt là nguồn nước) của khu vực xung quanh.

36
Vị trí bãi rác thành phố Lai Châu
d) Nhà tang lễ và nghĩa trang
Thành phố hiện tại có 01 nghĩa trang tập trung có diện tích 21 ha, nằm ở
phía Đông Nam của thành phố. Ngoài ra, còn có nghĩa trang của các xã khu vực
ngoại thành. Tổng diện tích nghĩa trang trên địa bàn thành phố Lai Châu là
31,76 ha.
Thành phố chưa có nhà tang lễ, do kinh phí còn hạn hẹp chưa đủ điều kiện
xây dựng và do phong tục tập quán, việc tổ chức tang lễ hiện nay chủ yếu thực
hiện tại các hộ gia đình.

37
Hình ảnh nghĩa trang thành phố
2.9. Đánh giá thực trạng khu vực các xã của huyện Tam Đường: Nùng
Nàng, Bản Giang và xã Sùng Phài mới sáp nhập vào thành phố Lai Châu
2.9.1. Xã Nùng Nàng
a) Giới thiệu chung
Nùng Nàng là xã vùng cao của huyện Tam Đường, nằm cách trung tâm
huyện chừng 32 km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Lai Châu 4km. Với
tổng diện tích tự nhiên là 3.624,11 ha. Hiện nay toàn xã có 482 hộ và 2.610 nhân
khẩu, dân tộc Mông chiếm chủ yếu, chính vì vậy có phong tục, tập quán riêng và
được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đã tạo nên đời sống văn hóa, lễ hội phong phú
trong vùng. Dân tộc Mông luôn đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, bài trừ và
xóa bỏ dần các hủ tục, tệ nạn xã hội để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
Bình quân số khẩu/hộ là 5-6 khẩu. Mật độ dân số trung bình là 72
người/km2. Tổng số lao động trong toàn xã là 1.472 người chiếm 57,3 % tổng
dân số xã, trong đó Trong đó làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp 1.472
người.
Có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp thành phố Lai Châu.
- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ.
- Phía Đông giáp xã Bản Giang huyện Tam Đường.

38
- Phía Tây giáp thành phố Lai Châu.
Trên địa bàn xã có tuyến đường thành phố Lai Châu – Nùng Nàng – Nậm
Tăm huyết mạch nối vùng thấp Sìn Hồ lên thành phố Lai Châu nên là điều kiện
thuận lợi cho việc thông thương của người dân và phát triển kinh tế xã hội. Diện
tích đất sản xuất nông nghiệp là 467,08 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 1.662,31
ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 103,34 ha; đất chưa sử dụng là 1.386,88 ha.
Địa hình của xã Nùng Nàng phần lớn là đồi núi cao trung bình 800-
2000m. Có độ dốc tương đối lớn, nên có rất ít đất bằng trên địa bàn xã.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Theo nguồn gốc phát sinh tài nguyên đất của xã có các
loại đất chủ yếu sau:
- Đất mùn nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên núi cao cấu tạo bởi đá Mắcma.
Tạo thành một giải núi khá rộng, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của xã.
- Đất đỏ vàng phát triển trên núi trung bình cấu tạo bởi đá phiến sét, cát kết
phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam của xã.
- Đất đỏ vàng phát triển trên núi thấp, cấu tạo bởi đá Granit phân bố rải rác
ở phía Đông Nam. Đất đỏ vàng phát triển trên núi thấp cấu tạo bởi đá phiến sét
tạo thành các dải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên núi thấp cấu tạo bởi đá Bazan tạo
thành các dải hẹp kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phân bố ở phía
Đông Bắc của xã.
Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã nguồn nước mặt chủ yếu là nước ở các
khe suối và các mó nước. Tuy nhiên trên địa bàn xã, do địa hình có hiện tượng
Caster nên khả năng giữ nước kém cho nên lượng nước cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp bị hạn chế. Ngoài ra trên địa bàn xã không có sông suối lớn chỉ có
khe suối nhỏ và các mó nước cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp như 2 khe suối đầu nguồn của bản Chin Chu Chải và 1 khe suối từ rừng
đầu nguồn của bản Xì Miền Khan. Chính vì vậy trên địa bàn xã, việc lưu trữ và
bảo vệ nguồn nước là vô cùng cấp thiết để đảm bảo cho nhu cầu nước sinh hoạt
và nước tưới tiêu trên toàn xã.
Tài nguyên rừng: rừng phòng hộ 1.083,98 ha chiếm 29,91% tổng diện
tích đất tự nhiên.
Tài nguyên khoáng sản: Trong xã hiện nay chưa có điểm mỏ khai thác
nào có giá trị cao trong công nghiệp. Theo số liệu điều tra nghiên cứu khu vực
xã nằm trên đới quặng Barit, Florit và đất hiếm (Nậm Xe - Tam Đường) kéo dọc
theo Phong Thổ, Tú Lệ.

39
c) Tiềm năng phát triển
- Tiềm năng về đất đai và khí hậu có khả năng tạo cơ sở cho xã hình thành
các khu chuyên canh hàng hóa chất lượng cao như vùng sản xuất hoa, vùng
trồng rau.
- Tiền năng nguồn nước: Trong xã có 3 hệ thống suối và khe nếu được quy
hoạch thì sẽ có trữ lượng nước cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ: Là xã có vị trí liền kề với thành
phố Lai Châu, với hệ thống giao thông và vị trí thuận lợi. Xã nằm ở địa thế cao,
có tầm nhìn bao quát thành phố Lai Châu và có động đẹp như Chin Chu Chải,
nên có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Tiềm năng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn
xã có tiềm năng về khai thác vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và phát triển làng
nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt.
- Tiềm năng về nguồn lao động: Toàn xã hiện có 1.472 người trong độ tuổi
lao động chiếm 58,7% tổng số nhân khẩu.

Thành phố Lai Châu nhìn từ đường lên xã Nùng Trường THCS xã Nùng Nàng
Nàng

Trường tiểu học Nùng Nàng Nhà ở của đồng bào dân tộc xã Nùng Nàng

2.9.2. Xã Sùng Phài (Mới sáp nhập vào thành phố Lai Châu)
a) Giới thiệu chung
Ngày 10/01/2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số

40
866/NQ-UBTVQH14 chuyển xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường về thành
phố Lai Châu quản lý Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Nậm Loỏng
vào xã Sùng Phài.
Sùng Phài là xã vùng núi cách trung tâm huyện Tam Đường 32 km về
phía Tây Bắc, cách thành phố Lai Châu khoảng 2 km, tổng diện tích tự nhiên
2.160,1 ha, chiếm 3,16% tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đường. Quy
mô dân số: 1.811 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Mông và Dao, mật độ dân số
84người/km2, có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thèn Sin, huyện Tam Đường.
- Phía Nam giáp thành phố Lai Châu.
- Phía Đông giáp xã San Thàng, thành phố Lai Châu.
- Phía Tây giáp xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ.
Địa hình chủ yếu là đồi núi cao trung bình từ 900 – 2000 m xen kẽ các
giải đất thung lũng nhỏ hẹp tạo thành những cánh đồng lúa màu mỡ để chuyên
canh lúa và cây hoa màu. Đất đai của xã có dộ dốc tương đối lớn.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Sùng Phài có tổng diện tích tự nhiên 2.160,1 ha, chủ yếu
là đất Feralit được chia thành hai nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, được hình thành và tập trung
chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp, các thung lũng có độ dốc dưới 250, hàm lượng
chất hữu cơ và tầng mặt cao và chủ yếu là lớp mùn thô, rất thích hợp cho việc
phát triển các loại cây hàng năm và cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn vàng trên núi, được hình thành và tập trung chủ yếu ở
những dãy núi cao có độ dốc trên 250, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình, thích hợp cho việc phát triển rừng.
Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã chỉ có một số con suối, khe nhỏ với lưu
lượng thấp, đây là nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Nguồn nước cơ bản đáp ứng nhu cầu vào mùa mưa, nhưng mùa khô bị thiếu
nước.
Tài nguyên rừng: Diện tích đất rừng của xã hiện có: 891,47 ha, chiếm
41,26% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, chủ yếu là đất rừng phòng hộ và rừng
sản xuất, nguồn thu từ rừng không đáng kể.
Tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là các mỏ
đá, hiện đang được khai thác sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng.
c) Tiềm năng phát triển
- Tiềm năng đất đai: Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông, lâm

41
nghiệp. Xã có cánh đồng Sùng Phài, Sín Chải, Cư Nhà La thuận lợi chuyên canh
lúa chất lượng cao tạo sản phẩm hàng hóa như, Ngô nếp, Gạo Tẻ Râu, Gạo Mèo
Thơm…
- Tiềm năng dịch vụ: Xã nằm ven thành phố Lai Châu, trung tâm hành
chính, giáo dục, kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu, đây là điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ, thương mại từ những sản phẩm truyền
thống của địa phương và những sản phẩm nông - lâm nghiệp..
- Tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp: Trong xã có sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao như Gạo Râu, Nghi hương, sản phẩm rượu Sùng Phài của
địa phương đã rất nổi tiếng về chất lượng cũng như hương vị đặc trưng của núi
rừng… Tạo sản phẩm hàng hóa, vì vậy ngành xay sát gạo và nấu rượu là một
trong những hướng sản xuất cần được chú trọng.

Thành phố Lai Châu nhìn từ xã Sùng Phài Khu vực trung tâm xã Sùng Phài

Trường THCS xã Sùng Phài Trụ sở xã Sùng Phài

2.9.3. Xã Bản Giang


a) Giới thiệu chung
Bản Giang là xã vùng cao nội địa của huyên Tam Đường, nằm cách trung
tâm huyện về phía Tây khoảng 26 km có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp xã San Thàng - thành phố Lai Châu
- Phía Nam giáp xã Pu Sam Cáp huyện Sìn Hồ.

42
- Phía Đông giáp xã Bản Hon huyện Tam Đường.
- Phía Tây giáp xã Nùng Nàng huyện Tam Đường.
Tổng diện tích tự nhiên là 3.560,22 ha.Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 2.499,49 ha, (trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 913,46
ha, diện tích đất lâm nghiệp là 1.549,4 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là
91,19 ha; đất chưa sử dụng là 969,54 ha. Diện tích đất lâm nghiệp lớn là một
trong những lợi thế lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế địa
phương.
Gồm 7 dân tộc cùng chung sống với 3.429 nhân khẩu, mật độ dân số là 96
người/km2.
Thu nhập bình quân đầu người/năm: 17 triệu đồng.
Địa hình của xã Bản Giang có một phần tương đối bằng phẳng và phần
lớn là đồi núi cao trung bình 800-1500m. Trên địa bàn xã hình thành nhiều suối
và mó nước nằm rải rác.
Năm 2019, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực xã thực hiện 1092,0/
1092,0 ha ước tổng sản lượng lương thực 4.352,14 tấn.
Cây công nghiệp
- Cây chè: Tổng diện tích chè hiện có 108,9ha, trong đó chè kinh doanh là
101,6 ha, năng suất 52,0 tạ/ha, sản lượng 528 tấn chè búp tươi/năm.
- Cây thảo quả: Tổng diện tích: 77 ha, diện tích chăm sóc 37 ha, diện tích
cho thu hoạch 40 ha.
Về chăn nuôi: Tổng số gia súc là 2545 con, trong đó: Đàn trâu: 446 con; đàn
bò 78 con; đàn dê 86 con, đàn lợn 1935 con; gia cầm 9.415 con.
Thủy sản: Tổng diện tích mặt ao nuôi trồng thủy sản 64 ha, sản lượng 179 tấn.
Xã Bản Giang có tổng số 3 trường 46 lớp; 963 học sinh trong đó: Mầm Non:
13 lớp với 290 học sinh, Tiểu học: 24 lớp với 412 học sinh, THCS: 09 lớp với 261
học sinh. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh
thi tốt nghiệp THCS đạt 100%.
Số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia trên 92%; trên 98% số hộ được sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Đất đai của xã Bản Giang chủ yếu là các nhóm đất phù
sa, đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.
Các nhóm đất phù sa ngòi suối, đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat, nhóm
đất vàng được hình thành va tập trung chủ yếu ở khu vực đồi thấp, các thung

43
lũng có độ dốc 25o, hàm lượng chất hưu cơ, tầng mặt rất cao và chủ yếu là lớp
mùn thô, rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây hàng năm và cây công
nghiệp. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, được hình thành và tập trung chủ yếu ở
những dẫy núi cao có độ dốc trên 25o, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình, thích hợp cho việc phát triển rừng.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt được phân bổ từ con suối chính là suối
Nà Lần và các con suối nhỏ tương đối dồi dào kể cả mùa khô, đây là nguồn
nước chính phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của người dân trong xã.
Tài nguyên rừng: xã Bản Giang có diện tích rừng là 1.549,40 ha, độ che
phủ đạt 43,52%. Diện tích rừng tự nhiên của xã chủ yếu là rừng phòng hộ, diện
tích rừng trồng theo các dự án trên địa bàn xã còn ít. Nguồn thu từ rừng tự nhiên
đem cho xã là tương đối lớn nhưng diện tích rừng đến nay còn hạn chế.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là các mỏ
đá, hiện đang được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có
khu mỏ đất hiếm (mỏ đất hiếm Đông Pao) lộ thiên cũng đang được thăm dò
đánh giá trữ lượng để có thể đưa vào khai thác.
c) Tiềm năng phát triển
- Tiềm năng đất đai: Đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng nên
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trồng các loại cây công nghiệp và cây
ăn quả mang tính chất hàng hoá như cam canh, quýt.
- Tiềm năng về đất đai và khí hậu đã tạo cơ sở cho xã hình thành các khu
chuyên canh hàng hóa chất lượng cao như vùng sản xuất hoa xứ lạnh, vùng
trồng rau sạch.
- Tiềm năng nguồn nước: Trong xã có con suối chính Nà Lần cùng các con
suối nhỏ tương đối dồi dào kể cả vào mùa khô nên đây là nguồn nước chính
phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi thuỷ sản trong xã. Đặc biệt là khu
mó nước tại Bản Giang với nhiệt độ luôn luôn duy trì ở 24 - 28 0C nên có tiềm
năng lớn để phát triển các mô hình nuôi cá có giá trị kinh tế cao.
- Tiềm năng phát triển dịch vụ: Là xã có vị trí liền kề với thành phố Lai
Châu, hệ thống giao thông và vị trí thuận lợi nên có tiềm năng lớn để phát triển
thương mại, dịch vụ, giao thương hàng hóa với các khu vực phụ cận như xã Bản
Hon.
- Tiềm năng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn
xã có tiềm năng về khai thác vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và phát triển làng
nghề tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, sản xuất chổi chít.
- Tiềm năng về nguồn lao động: Dân số đông với nguồn lao động dồi dào,
người dân chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất là cơ sở để phát triển kinh
tế xã hội.

44
Trường mầm non xã Bản Giang Hệ thống ao hồ xã Bản Giang

2.10. Rà soát đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch, định hướng phát
triển thành phố Lai Châu đã được phê duyệt.
2.10.1. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng tỉnh
Định hướng phát triển thành phố Lai Châu theo đồ án quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lai Châu đến năm 2020
được phê duyệt theo QĐ số 52/2006/QĐ-UBND được rà soát đánh giá cụ thể
như sau:
TT Chỉ tiêu Dự báo đến Hiện trạng Đánh giá
năm 2020 năm 2016
1 Phân loại đô thị Là đô thị loại Đô thị loại III Đạt
III
2 Quy mô dân số (người) 70.000 42.250 Chưa đạt
3 Quy mô dân số nội thị 53.000 32.958 Chưa đạt
(người)
4 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 76 87,6 Đạt
5 Đất xây dựng đô thị (ha) 1.020 612,43 Chưa đạt
6 Tỷ lệ đất giao thông đô thị 22 - 28 9,48 Chưa đạt
(%)
7 Bến xe ô tô (ha) 1,2 3,1 Đạt
8 Công suất cấp nước (m3/ 22.000 13.000 Chưa đạt

45
ng.đ)
(Ghi chú: Thành phố đã được công nhận là đô thị loại III vào tháng 02/2013)
Đánh giá: Bên cạnh một số chỉ tiêu đã đạt về phát triển đô thị trong Đồ án
quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lai
Châu đến năm 2020, thành phố Lai Châu cần phấn đấu một số chỉ tiêu chưa đạt
đến năm 2020 gồm: Quy mô dân số, quy mô dân số nội thị, đất xây dựng đô thị,
tỷ lệ đất giao thông đô thị, công suất cấp nước.
2.10.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu
và thành phố Lai Châu
Rà soát đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội thành phố Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn 2020 theo Quyết định số
406/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 của UBND tỉnh Lai Châu. Đánh giá một số chỉ
tiêu chính phát triển đô thị như sau:
Quy hoạch tổng thể
PTKT-XH Hiện trạng
TT Chỉ tiêu Đánh giá
2016
2015 2020
1 Về phát triển Kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng bình quân
15 14 22,5 Đạt
GDP (%/năm)
Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công
52 -43 -
nghiệp, xây dựng - Nông, lâm 50 - 45 - 5 65 - 30 -5 Đạt
5
nghiệp (%)
GDP/người (triệu) 20 36 Đạt
Thu ngân sách (tỷ đồng) 100 422 Đạt
Quy mô dân số (người) 50.000 42.250 Chưa đạt
Mật độ dân số đô thị
8.000 5.381 Chưa đạt
(người/km2)
Lao động phi nông nghiệp (%) 75 78 Đạt
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1,83 1,45 Đạt
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 60 81,06 Đạt
85-90% phố/ bản 98% số bản, tổ
và 95% gia đình dân phố, 96,5%
Gia đình văn hóa đạt tiêu chuẩn số hộ gia đình đạt Đạt
phố bản và gia tiêu chuẩn văn
đình văn hóa; hoá
2 Quy hoạch, nâng cấp đô thị
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch Đã điều chỉnh
Đạt
thành phố. QH năm 2012
Nâng cấp thị xã Lai Châu thành Đạt
đô thị loại III vào năm 2013 và lên

46
Quy hoạch tổng thể
PTKT-XH Hiện trạng
TT Chỉ tiêu Đánh giá
2016
thành phố vào năm 2015.
3 Phát triển kết cấu hạ tầng
Hoàn thành việc xây dựng khu Đã hoàn thiện
TTHC, chính trị của tỉnh, các Đạt
khu dân cư số 1, 2, 4, 5, 6.
Chỉ tiêu cấp nước
80 114 Đạt
(lít/người/ngày đêm)
Tỷ lệ hộ dân cư được cấp điện
100 100 Đạt
(%)
Tỷ lệ tuyến phố chính được
90 100 Đạt
chiếu sáng (%)
Đánh giá chung: Thành phố Lai Châu cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu về
phát triển đô thị trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội xã Lai Châu đến năm
2015, tầm nhìn 2020, trong đó còn một số chỉ tiêu chưa đạt cần phấn đấu gồm:
Quy mô dân số, mật độ dân số.
2.10.3. Tình hình thực hiện Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lai Châu
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Lai Châu, tỉnh Lai
Châu đến năm 2030 theo quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của
UBND tỉnh Lai Châu.
Thực hiện theo Quy hoạch được phê duyệt, tỉnh Lai Châu đã tiến hành
đầu tư xây dựng nhiều hạng mục chính của đô thị bao gồm :
- Đầu tư xây dựng khu trung tâm hành chính Thành phố.
- Đầu tư xây dựng khu vực quảng trường trung tâm, khu hồ trung
tâm (hồ Thủy Sơn) và hệ thống các công viên đô thị khu vực trung
tâm hành chính Tỉnh.
- Đầu tư xây dựng khu dân cư tại phường Đoàn Kết.
- Đầu tư xây dựng khu dân cư tại phường Tân Phong.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo chỉnh trang Các tuyến giao
thông chính như Tuyến đường 58m, tuyến Quốc lộ 4D, Đại lộ Lê
Lợi, đường Tôn Đức Thắng và các tuyến đường đô thị khác.
Về cơ bản, công tác triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch
của Thành phố Lai Châu được đánh giá là bài bản, tuân thủ theo các quy
định tại Quy hoạch chung đã được phê duyệt. Tỷ lệ lấp đầy quy hoạch đạt
khoảng 65% tổn diện tích lập quy hoạch.
Đánh giá tình hình đầu tư xây dựng phát triển hệ thống không gian đô thị
Lai Châu theo quy hoạch đã được phê duyệt như sau:

47
Bản đồ đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng theo quy hoạch
thành phố Lai Châu
Rà soát đánh giá các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị như sau:
Quy hoạch chung TP. Hiện
TT Chỉ tiêu Lai Châu năm 2012 trạng năm Đánh giá
Năm 2020 Năm 2035 2016
Quy mô dân số toàn thành phố
1 75.000 105.500 42.250 Chưa đạt
(người)
Quy mô dân số khu vực nội thị
2 67.500 97.100 32.985 Chưa đạt
(người)
3 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 90,00 92,00 87,6 Chưa đạt
Tỷ lệ lao động phi nông
4 80 92 78 Chưa đạt
nghiệp
Tỷ lệ tăng dân số trung bình
5 6,0 5,6 3, 72 Chưa đạt
(%)
Đất công trình công cộng cấp
6 4,00 3,77 Chưa đạt
đô thị (m2/ng)
7 Đất cây xanh đô thị (m2/ng) 5,00 23,58 Đạt
8 Đất giao thông đô thị (m2/ng) 16,00 17,61 Đạt

48
Quy hoạch chung TP.
Lai Châu năm 2012 Hiện
TT Chỉ tiêu trạng năm Đánh giá
Tỉ lệ đất giao thông nội thị so 2016
9 19,1 9,48 Chưa đạt
với đất nội thị (%)
10 Mật độ đường chính (km/km2) 4,02 1,77 Chưa Đạt
Tỷ lệ dân số nội thị được cấp 85
11 95 100 Chưa đạt
nước sạch (%)
Tiêu chuẩn cấp nước khu vực
12 120 130 114 Chưa đạt
nội thị (lít/người.ngày)
Khả năng
Tổng nhu cầu dùng nước cung cấp
13 12.100 20.800 Đạt
(m3/ngđ) 13.000
m3/ngđ
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu 695kw/
14 330
vực nội thị (W/người) người/năm
49.359,75kW
Tổng nhu cầu điện của toàn
15 tương đương
thành phố
57.395,06kVA
16 Nhà tang lễ 01 công trình 0 Chưa đạt

2.10.4. Rà soát các dự án đã và đang triển khai


Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố chủ yếu triển khai các dự
án cải tạo chỉnh trang đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội và một số dự án hạ tầng khu dân cư có quy mô nhỏ. Trong năm 2018-
2019 đã có một số nhà đầu tư (FLC, Him Lam,…) đề xuất các dự án có quy mô
lớn tại khu vực phía Tây Bắc và Đông Nam của Thành phố.

49
2.10.5. Rà soát, đánh giá thực trạng TP. Lai Châu so với các tiêu chí phân loại
đô thị
a) Đánh giá tình hình khắc phục các tiêu chí chưa đạt so với tiêu chí đô thị
loại III
Theo đánh giá tại Đề án đề nghị công nhận thị xã Lai Châu năm 2013
trình Bộ Xây dựng thẩm định, so sánh với tiêu chí đô thị loại III, thành phố Lai
Châu còn 03 chỉ tiêu chưa đạt gồm: Dân số toàn đô thị; số nhà tang lễ khu vực
nội thị, tỷ lệ các di sản văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu được trùng tu, tôn
tạo);
Rà soát đánh giá tình hình thực hiện khắc phục các tiêu chuẩn còn chưa
đạt cụ thể như sau:
Mức quy định
đối với đô thị
miền núi Hiện trạng
TT Các chỉ tiêu đánh giá Đánh giá
Tại NQ 2019
1210/2016/NQ-
UBTVQH
Thu nhập bình quân ≥ 1.4 (1,19)
1 đầu người năm so với 1.14 Đạt
cả nước (lần) 1.05 (0.74)

Dân số toàn đô thị ≥ 200 (100)


2 42.250 Chưa đạt
(1000 người) 100 (50)

50
Mức quy định
đối với đô thị
miền núi Hiện trạng
TT Các chỉ tiêu đánh giá Đánh giá
Tại NQ 2019
1210/2016/NQ-
UBTVQH

Tỷ lệ nước thải sinh ≥ 30 (15)


3 Đạt 
hoạt được xử lý 25 (12,5)
≥ 2 (1)
4 Nhà tang lễ (cơ sở) 0 Chưa đạt
1
Tỷ lệ các công trình di ≥ 15 Quy định mới
5 tích lịch sử được trùng Đạt đã bỏ chỉ tiêu
tu tôn tạo 10 này
b) Đánh giá thực trạng đô thị Lai Châu so với tiêu chí đô thị loại II
Qua đánh giá, đối chiếu thực trạng đô thị Lai Châu với tiêu chí của đô thị
loại II vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đạt điểm, nhiều chỉ tiêu thấp hơn so với mức
quy định tối thiểu:
- Vị trí, chức năng vai trò của đô thị.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Dân số toàn đô thị, khu vực nội thị.
- Mật độ dân số.
- Diện tích sàn nhà ở bình quân.
- Các công trình giáo dục, văn hóa, công trình thể dục thể thao, thương mại,
dịch vụ.
- Thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực ngoại
thành, ngoại thị.
Mức quy
định đô thị Hiện trạng
loại II thành phố
TT Các yếu tố đánh giá
Lai Châu
Thang điểm
2019
T.đa-T.thiểu
Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và
1 20-15 15.75
trình độ phát triển kinh tế - xã hội
2 Tiêu chí 2: Quy mô dân số 8.0-6.0 0
3 Tiêu chí 3: Mật độ dân số 6.0-4.5 0
4 Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 6.0-4.5 6

51
Mức quy
định đô thị
loại II Hiện trạng
Tiêu chí 5: Trình thành phố
TT
5 Các độ
yếuphát triển giá
tố đánh cơ sở hạ tầng và
60-45 40.31
kiến trúc, cảnh quan đô thị Lai Châu
2019
Tổng cộng theo bảng điểm   62.06

2.10.6. Đánh giá tác động, ảnh hưởng và khả năng liên kết của các xã phụ cận
dự kiến mở rộng :
a. Về vị trí và phạm vi ảnh hưởng: Các xã Nùng Nàng, Sùng Phài, Bản
Giang nằm giáp với thành phố Lai Châu, khoảng cách từ trung tâm các xã đến
trung tâm thành phố Lai Châu rất gần (từ 2km - 5 km) trong khi đó khoảng cách
đến trung tâm huyện lỵ Tam Đường khá xa (25-30km).
b. Về giao lưu thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ của 03
xã gắn liền với thành phố Lai Châu. Hầu hết các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
và lao động của 03 xã nêu trên đều chủ yếu cung cấp cho thành phố Lai Châu và
ngược lại thành phố Lai Châu cung cấp chính các dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng
cho các xã.
c. Về giao lưu văn hóa: Người dân vùng lân cận thuộc 03 xã nêu trên thường
xuyên tham gia các lễ hội văn hóa và các thông tin tuyên truyền trên địa bàn thành
phố.
d. Hiệu quả kinh tế - xã hội khi mở rộng phát triển ra 03 xã:
 Thành phố Lai Châu được quy hoạch xây dựng mới và phát triển theo
chiều dọc (chủ yếu tập trung ở trong một thung lũng chạy dài từ Tây Bắc xuống
Đông Nam dọc theo Quốc Lộ 4D tránh giữa hai dãy núi Sùng Phài phía Bắc và
Pu Sam Cáp). Việc mở rộng ra các xã Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang sẽ tạo
điều kiện phát triển không gian đô thị cân đối giữa trục dọc và ngang, thuận lợi
cho việc đầu tư phát triển hạ tầng tập trung.
 Việc mở rộng không gian phát triển đô thị của thành phố tạo điều kiện
tăng quy mô dân số của thành phố, xứng tầm với đô thị tỉnh lỵ của Lai Châu và
phấn đấu đạt các chỉ tiêu về quy mô dân số đô thị loại II theo quy định.
 Việc phát triển mở rộng đô thị ra 03 xã nêu trên sẽ tạo điều kiện phát
triển kinh tế, xã hội của khu vực này, nâng cao điều kiện sống, cải thiện cuộc
sống khó khăn của đồng bào dân tộc, phù hợp với các định hướng, chính sách
của Đảng và Nhà nước.
 Thành phố Lai Châu được xác định mục tiêu phát triển thành đô thị năng
động, hiện đại mang nét văn hóa đặc trưng văn hóa các dân tộc miền núi Tây
Bắc. Tuy nhiên, thành phố hiện nay còn ít các khu vực đồng bào dân tộc sống
trong các bản làng. Trong khi đó các xã Nùng Nàng, Sùng Phài, Bản Giang còn
khá nguyên sơ nét độc đáo của của vùng Tây Bắc, đây sẽ là điểm bổ trợ cho
thành phố trong việc phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, phát triển
bản sắc đô thị thành phố Lai Châu.

52
 Xã Bản Giang có địa hình bằng phẳng, có nhiều ao hồ thuận tiện trong
việc trồng trọt, canh tác. Hiện nay, diện tích đất canh tác nông sản phục vụ sinh
hoạt, đất dự trữ phát triển đô thị của thành phố khá ít do đó việc nghiên cứu mở
rộng ranh giới thành phố ra khu vực xã Bản Giang sẽ tạo điều kiện cho thành
phố phát triển bền vững, chủ động trong việc sản xuất cung cấp thực phẩm cho
người dân thành phố. Đồng thời đây cũng là khu vực thuận lợi phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng cho thành phố với những khu vực ao hồ, kết hợp đồi núi.
 Bên cạnh đó, hiện nay nhiều người dân của thành phố Lai Châu đã mua
đất tại vùng giáp ranh của thành phố và 3 xã để canh tác, trồng trọt; các hộ dân
của 3 xã trên cũng canh tác, sinh hoạt trên vùng đất của thành phố.
2.11. Đánh giá hiện trạng tổng hợp
2.11.1. Kết quả đạt được
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội tỉnh Lai Châu, nằm ở vị trí quan trọng về đối ngoại và an ninh quốc phòng.
Được đầu tư xây dựng mới do đó thành phố đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đầu tư xây dựng khá đồng bộ theo quy
hoạch.
Thành phố Lai Châu là một thành phố trẻ, được đầu tư xây dựng theo quy
hoạch từ đầu, do đó không gian, kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng
theo quy hoạch tương đối đồng bộ, kiến trúc cảnh quan được quan tâm đầu tư.
Trong những năm qua, thành phố đã huy động được nhiều nguồn vốn để
xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu dân cư mới được hình thành; hệ thống đường
giao thông, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, điện, nước; trụ sở các cơ
quan nhà nước, các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng trên địa bàn Thành
phố được đầu tư, xây dựng hiện đại.
2.11.2. Tồn tại, khó khăn
- Thành phố Lai Châu có địa hình không bằng phẳng, nhiều hang động
caster, nguồn nước bị hạn chế không thuận lợi cho việc khai thác nên rất khó
khăn cho việc phát triển sản xuất, sinh hoạt và xây dựng đô thị.
- Là đô thị trẻ, đang trong giai đoạn xây dựng nên nhu cầu vốn cho đầu tư
và phát triển rất lớn. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng còn ít,
chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế.
Thành phố Lai Châu là đô thị miền núi, khả năng kết nối còn hạn chế do đó
chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đến đầu tư. Tiềm năng, nội lực của
thành phố còn nhiều, tuy nhiên thu ngân sách còn khá ít, nguồn lực đầu tư rất
khó khăn.Việc được đầu tư nhỏ giọt, dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội đô thị chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ.
- Trong những năm qua, việc phát triển kinh tế đã thu hút nhiều người dân
từ các nơi khác đến làm việc, sinh sống tại thành phố Lai Châu, tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng dân số còn khá thấp, chưa có nhiều động lực để thu hút khách du
lịch và dân số cơ học.

53
- Trong giai đoạn vừa qua, thành phố đầu tư xây dựng chủ yếu ở các khu
vực phát triển mới. Các khu dân cư cũ, hạ tầng đô thị còn thiếu, xuống cấp dẫn
đến tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng,... ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
người dân.
- Nhu cầu việc làm, xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc và một bộ
phận nhân dân đang gặp nhiều khó khăn. Mức sống giữa khu vực thành thị và
nông thôn còn có sự chênh lệch lớn.
- Đồ án quy hoạch cũ triển khai khi chưa có kết quả khảo sát địa chất dẫn
đến có nhiều khu vực việc xác định quỹ đất xây dựng đô thị không phù hợp ( do
nằm vào khu vực có nhiều hang Caster ) dẫn đến việc triển khai quy hoạch bị
vướng mắc.
- Tại các trục tuyến giao thông hiện trạng, do tình trạng dân cư sinh sống
với mật độ cao dẫn đến việc cải tạo, nâng cấp mở rộng gặp nhiều khó khăn, tốn
kém trong công tác giải phóng mặt bằng.
- Hiện tại các quỹ đất phát triển đô thị thuận lợi cho đầu tư xây dựng đã
được lấp đầy dẫn đến việc tìm kiếm quỹ đất mới cho công tác phát triển đô thị
gặp nhiều khó khăn dẫn đến động lực phát triển đô thị ngày càng suy giảm, tốc
độ đô thị hóa có dấu hiệu chững lại.
2.12. Các vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch mới
Đồ án điều chỉnh QHC thành phố Lai Châu cần nghiên cứu giải quyết các
vấn đề chính như sau:
- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung tính chất, chức năng đô thị
- Nghiên cứu về định hướng phát triển không gian đặc biệt cho khu vực
mở rộng đô thị.
- Tính toán quy mô dân số, đất đai và tính chất đô thị.
- Phát triển cảnh quan, bản sắc đặc trưng đô thị Tây Bắc
- Các hệ thống trung tâm và dịch vụ thương mại du lịch, và công cộng đô
thị.
- Thúc đẩy hạ tầng phát triển du lịch;
- Hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông đô thị và các đầu mối hạ tầng
kỹ thuật và môi trường đô thị khác.
- Bổ sung và phát triển các khu ở đô thị mới, đồng thời nâng cấp cải tạo
chất lượng các khu đô thị hiện trạng cũ.

54
3. TIỀN ĐỀ VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
3.1. Phân tích, dự báo các yếu tố cạnh tranh, phối hợp và tác động của đô
thị Lai Châu đối với các đô thị lân cận :
Theo định hướng tại Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Trung, tỉnh
Lai Châu thuộc vùng kinh tế động lực thứ cấp 2 được hình thành, phát triển cơ
sở hành lang kinh tế nối từ Thành phố Côn Minh, qua thị trấn Khai Viễn, thành
phố Cá Cựu thuộc châu Hồng Hà (Trung Quốc) đến Hà Nội, Hải Phòng qua cửa
khẩu Ma Lù Thàng.Với vị trí nằm trên tuyến Quốc lộ 4D là tuyến giao thông kết
nối giữa cửa khẩu Ma Lù Thàng với tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai,
thành phố Lai Châu là một trung tâm đô thị nằm trên một nhánh thuộc hành lang
kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.
Cũng theo Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Trung, Thành phố
Lai Châu với chức năng là một đô thị dịch vụ - thương mại cửa khẩu có vị trí
nằm trong hành lang đô thị kinh tế cửa khẩu dựa trên hệ thống quốc lộ 4 và vành
đai biên giới số 1, đường hành lang biên giới, đường ra biên giới, đường tuần tra
biên giới (vành đai 1).
Là đô thị có vị trí then chốt tại cửa ngõ phía Đông Bắc của Vùng và Tỉnh,
là đầu mối giao thông liên hệ rất thuận tiện giữa vùng Lào Cai – Yên Bái – Hà
Giang và Trung Quốc thông qua các quốc lộ 4D, QL12, QL32. Đô thị nằm trên
tuyến vành đai 1 thông qua tuyến QL4D nối các đường QL4A, QL4B, QL4C,
kéo dài từ Lai Châu qua Lào Cai và các tỉnh biên giới phía Bắc thuộc vùng
Đông Bắc tạo nên tuyến đô thị biên giới. Đặc biệt là việc hoàn thành cao tốc Hà
Nội – Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc phát triển thành phố Lai
Châu.
Thành phố Lai Châu là đô thị hạt nhân phát triển của tỉnh Lai Châu liên
hệ với các đô thị là trung tâm huyện lỵ các huyện trực thuộc tỉnh Lai Châu gồm
có huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên, Tân Uyên.
Do đó, thành phố Lai Châu có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch, đặc biệt là thương mại, dịch vụ và an ninh
quốc phòng khu vực biên giới phía Bắc và Tây Bắc tổ quốc và trở thành một
trong những đô thị trung tâm của khu vực miền núi vùng Tây Bắc.
Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc huyện Phong Thổ, cách thành
phố Lai Châu khoảng 50km về phía Đông Bắc. Với vai trò là khu cửa khẩu quốc
tế, Ma Lù Thàng không chỉ là động lực phát triển kinh tế cho khu vực huyện
Phong Thổ mà còn là nguồn đóng góp về kinh tế không nhỏ cho tỉnh Lai Châu
từ đó có những tác động trực tiếp đến thành phố Lai Châu. Nắm bắt được tầm
quan trọng của khu vực này, trong thời gian gần đây, Chính phủ và địa phương
cũng đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách riêng để đẩy mạnh phát triển tại Khu
kinh tế cửa khẩu này. Cặp cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng (Việt Nam)-
Kim Thủy Hà (Trung Quốc) được xác định là trọng điểm phát triển và kết nối
thương mại giữa tỉnh Lai Châu (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). T

55
Tuy nhiên Thành phố Lai Châu cũng đứng trước nhiều sự cạnh tranh từ
các đô thị lân cận như : Cạnh tranh về phát triển kinh tế cửa khẩu đến từ thành
phố Lào Cai, cạnh tranh về phát triển du lịch với thị xã Sa Pa...Đối với các yếu
tố cạnh tranh này, thành phố Lai Châu đang có nhiều bất lợi, điều đó dẫn đến
việc cần phải có những định hướng để TP Lai Châu phát triển theo mô hình đô
thị tương hỗ, hạn chế cạnh tranh trên các yếu điểm, tập trung phát triển các điểm
mạnh của đô thị.
3.2. Tầm nhìn
“Thành phố Lai Châu – Sơn thủy Hữu tình – Niềm tự hào Tây Bắc”
 Sơn thủy hữu tình
- Phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên;
- Phát triển thành phố lai Châu theo mô hình đô thị sinh thái (ECO-
CITY) bảo vệ và phát triển cảnh quan đồi núi và không gian mặt
nước đô thị;
 Niềm tự hào Tây Bắc
- Tự hào có đô thị được quy hoạch đẹp bài bản và quản lý đô thị hiệu
quả;
- Tự hào là đô thị miền núi có kiến trúc cảnh quan đô thị văn hóa đặc
trưng của vùng Tây Bắc.
- Tự hào là đô thị yên bình, đáng sống: bảo vệ môi trường, khí hậu
trong lành, đảm bảo an ninh trật tự, là điểm đến cho du khách;

3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển thành phố Lai Châu
a) Quan điểm
- Phát triển thành phố Lai Châu phải phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố, của tỉnh, của quốc gia.
- Kế thừa kế quả quy hoạch phát triển đô thị trong các giai đoạn trước.

56
- Phát triển hài hòa giữa cải tạo và xây dựng mới.
- Hạn chế san gạt đồi núi; bảo tồn và phát triển không gian cây xanh,
mặt nước đô thị.
b) Mục tiêu
- Phát triển kinh tế: Thu hút đầu tư, phát triển du lịch
- Quản trị đô thị tốt: Đô thị hiện đại, ứng dụng KHCN trong việc quy
hoạch và quản lý đô thị
- Phát triển hạ tầng đồng bộ: Phát triển hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu
cầu cuộc sống của người dân.
- Xây dựng đô thị có bản sắc: Kiến trúc cảnh quan đô thị đặc trưng của
vùng Tây Bắc, Phát huy văn hóa của đồng bào Tây Bắc.
- Môi trường bền vững: bảo vệ môi trường, khí hậu trong lành, đảm bảo
an ninh trật tự, là điểm đến cho du khách;

05 Mục tiêu phát triển thành phố Lai Châu

57
3.4. Mô hình phát triển thành phố Lai Châu – Đô thị sinh thái (ECO
CITY)
a) Nguồn gốc:
Ý tưởng về đô thị sinh thái có nguồn gốc từ những năm 80 của thế kỷ XX và
đã được công bố công khai lần đầu tiên bởi các học giả Đức. Nội dung đề cập
đến chất lượng môi trường của đô thị với các tiêu chí rất cụ thể nhằm nâng cao
điều kiện sống và chất lượng sống cho dân cư.
b) Khái niệm đô thị Sinh thái: Eco – city
Có nhiều khái niệm về đô thị sinh thái, tuy nhiên có thể hiểu chung là: “Một
thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”
c) Các nguyên tắc phát triển đô thị Ecocity Lai Châu
- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.
- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt
động khác của con người. 
- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự
cân bằng. 
- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân
bằng một cách tối ưu.
d) Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái áp dụng cho Thành phố Lai Châu
(1) Kinh tế xanh: Phát triển dịch vụ, du lịch
(2) Không gian xanh:
- Phát triển các không gian cây xanh mặt nước tập trung (lâm viên, rừng
trong đô thị)
- Diện tích đất phát triển đô thị chiếm khoảng 10-15% diện tích đất tự
nhiên toàn thành phố;
- Diện tích cây xanh đô thị bình quân 10m2/người
(3) Giao thông xanh: Quy hoạch các khu chức năng hạn chế nhu cầu di
chuyển của người dân. Phát triển giao thông xe đạp, giao thông công cộng
(4) Môi trường xanh: Bảo vệ nguồn nước, xử lý nước thải, phân loại, thu
gom, xử lý, tái chế rác thải…
(5) Tiết kiệm tài nguyên: Sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước hiệu quả,
tiết kiệm điện, phát triển công trình xanh, kiến trúc xanh…
(6) Năng lượng sạch: Phát triển sử dụng điện năng lượng mặt trời tại mái các
tòa nhà trụ sở.

58
Các yếu tố phát triển đô thị sinh thái
3.5. Tính chất đô thị :
a) Các định hướng về tính chất đô thị Lai Châu
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Biên giới Việt Trung đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày
30/8/2007 xác định:
- Thành phố Lai Châu là một trong những Trung tâm kinh tế tiểu vùng
quan trọng của vùng biên giới Việt Trung và là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lai
Châu. Có các đô thị vệ tinh bao gồm: thị trấn Pa So gắn với khu kinh tế cửa
khẩu Ma Lù Thàng, thị trấn Sìn Hồ và thị trấn Tam Đường.
- Thành phố Lai Châu hiện nằm trên tuyến du lịch quốc gia Hà Nội - Lào
Cai - Sa Pa - Điện Biên. Tương lai cần phát triển thêm các tuyến du lịch qua TP.
Lai Châu, cửa khẩu Ma Lù Thàng và vùng phía Tây Nam Trung Quốc, tuyến du
lịch sinh thái dọc tuyến sông Đà hướng về phía Tây Bắc qua cửa khẩu Nậm Là.
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm
2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày
21/06/2013 Thành phố Lai Châu là một trong những cực đô thị động lực cấp
tiểu hỗ trợ các cực đô thị động lực cấp vùng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Lai Châu sẽ là trung tâm dịch
vụ, du lịch và lâm nghiệp.
b) Tính chất thành phố Lai Châu định hướng đến năm 2035

59
- Là trung tâm hành chính chính trị, trung tâm tổng hợp về kinh tế
thương mại du lịch, đào tạo, y tế, văn hoá xã hội của thành phố Lai Châu và của
tỉnh Lai Châu.
- Là đô thị đô thị loại II trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, trung tâm dịch
vụ, du lịch cấp tiểu vùng vùng Trung du miền núi phía Bắc
- Là đô thị có vị trí an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc và quốc
gia.
- Là điểm trung gian kết nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc với các
đô thị Việt Nam qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.
3.6. Dự báo phát triển đô thị
3.6.1. Dự báo dân số
a) Nguyên tắc dự báo
- Căn cứ hiện trạng phát triển dân số Thành phố Lai Châu, trong đó có phát
triển tự nhiên và cơ học.
- Căn cứ qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu và Thành phố
Lai Châu
- Căn cứ xu thế phát triển dân số chung của tỉnh và khu vực, các chương
trình xã hội dân số kế hoạch hóa gia đình...
- Căn cứ vào xu thế tăng trưởng kinh tế theo tốc độ đầu tư
- Căn cứ vào hiện trạng quĩ đất, khả năng dung nạp và nhu cầu sử dụng đất
b) Phương pháp dự báo
- Dân số được dự báo theo phương pháp toán học, mô hình tổng quát dự
báo như sau:
Nt = No x (1+α)t (1)
Trong đó : Nt : quy mô dân số năm dự báo
No : Quy mô dân số năm hiện trạng
α : Tỷ lệ tăng tổng hợp (% trung bình năm)
t : Số năm dự báo
Trong giai đoạn 2014 đến năm 2019, Tỷ lệ tăng dân số trung bình của
Thành phố Lai Châu và 03 xã Nùng Nàng, Sùng Phài, Bảng Giang là 3,4%/năm,
tính riêng thành phố Lai Châu năm 2019 là 5,96%/năm.
Trong giai đoạn 2019-2025, với việc quy hoạch thành phố được điều chỉnh,
tạo ra nhiều động lực phát triển, thu hút du lịch, phát triển các khu dân cư mới,
dự kiến tốc độ tăng trưởng của thành phố trung bình đạt khoảng 5,9%/năm như
năm 2019.
Giai đoạn 2025-2035, dự kiến phát triển đô thị của thành phố đi vào ổn
định, tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm và đạt mức trung bình là 3,4%/năm

60
tương tự như giai đoạn 2014-2019 vừa qua.
Do đó, theo cách tính của công thức nêu trên, dự báo dân số của Thành
phố Lai Châu theo bảng như sau:
Năm Dự báo dân số (người)
TT Hạng mục
2019 2025 2035
Tổng dân số thành phố Lai Châu + các xã
A Nùng Nàng, Bảng Giang (bao gồm cả dân 50.099 75.000 105.500
số quy đổi)
1 Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 4,94 5,9 3,4
Trong đó
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 2,32 2,0 1,4
+ Tỷ lệ tăng cơ học, %/năm 2,62 3,9 2
2 Dân số nội thị 34.938 67.500 97.100
3 Dân số ngoại thị 15.161 7.500 8.400
4 Tỷ lệ dân số nội thị so tổng dân số (%) 69,7 90,00 92,00

3.6.2. Dự báo lao động


Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển dịch vụ – thương mại, công nghiệp –
xây dựng, thực hiện bố trí, phân công lao động xã hội trong các ngành kinh tế
nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, phát triển các ngành nghề dịch vụ ở
nông thôn, từng bước giảm lao động nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
lao động nông nghiệp, nông thôn.
+ Lao động thương mại – dịch vụ: cùng với định hướng đẩy mạnh phát
triển lĩnh vực dịch vụ – du lịch khiến lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ,
thương mại tăng nhanh cùng với việc chuyển đổi đáng kể lực lượng lao động ở
khu vực nông thôn tham gia hoạt động trong các ngành thương mại, dịch vụ, vận
tải... Dự kiến tỷ lệ lao động trong khu vực thương mại – dịch vụ tăng lên 44%
năm 2019, 46% năm 2025 và 48% năm 2035.
+ Lao động công nghiệp: tăng lực lượng lao động công nghiệp trên cơ sở
tập trung đầu tư đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, khuyến khích phát
triển TTCN, làng nghề.... Dự kiến tỷ lệ lao động công nghiệp xây dựng chiếm
42% năm 2019, 44% năm 2025 và năm 2035.
+ Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp: với sự chuyển đổi cơ cấu
lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn sang làm dịch vụ, thương mại và CN -
TTCN dẫn đến tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm mạnh. Dự kiến tỷ lệ
lao động khu vực nông nghiệp giảm xuống còn 14% năm 2019, 10% năm 2025
và 8% năm 2035.

61
Bảng dự báo lao động Thành phố Lai Châu
Hiện Dự báo
T
Hạng mục trạng
T
(2019) 2025 2035
1 Tổng dân số 50.099 75.000 105.500
2 Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 24.800 39.750 58.025
  - Tỷ lệ % so dân số 51,74 53 55
Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế
3 (1000 người) 19.840 32.595 47.581
  - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 80 82 82
3.
1 Nông - lâm - ngư nghiệp 3.571 3.260 3.806
  - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 18 10 8
3.
2 Công nghiệp - xây dựng 7.936 14.342 20.935
  - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 40 44 44
3.
3 Thương mại - dịch vụ 8.333 14.994 22.839
  - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 42 46 48

3.6.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất


a) Nhu cầu đất xây dựng đô thị đến năm 2025:
- Theo dự báo về quy mô dân số dự kiến đến năm 2025, quy mô dân số
toàn thành phố (bao gồm cả khu vực mở rộng) đạt 75.000 người, trong đó
khu vực nội thị đạt 67.500 người.
- Dự kiến tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị bình quân /người cho đô thị sinh
thái miền núi là 150m2/người; tương ứng với nhu cầu sử dụng đất xây
dựng đô thị khu vực nội thị là: 150 x 67.500 = 10.125.000 m2 = 1.012,5ha
b) Nhu cầu đất xây dựng đô thị đến năm 2035:
Theo dự báo về quy mô dân số dự kiến đến năm 2035, quy mô dân số
toàn thành phố (bao gồm cả khu vực mở rộng) đạt 105.500 người, trong đó khu
vực nội thị đạt 97.100 người.
Dự kiến tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị bình quân /người cho đô thị sinh
thái miền núi là 150m2/người; tương ứng với nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô
thị khu vực nội thị là:

62
150 x 97.100 = 14.565.000 m2 = 1.456,5 ha
TT Hạng mục Hiện trạng Quy hoạch (dự kiến) Ghi chú
năm 2019 2025 2035
Dân số toàn thành phố
2  
(người) 50.099 75.000 105.500
Dân số nội thị (người) 34.938 67.500 97.100  
Dân số ngoại thị (người) 15.161 7.500 8.400  
Diện tích đất toàn đô thị
4 16.421,87 16.421,87 16.421,87  
(ha)
Diện tích đất khu vực nội
1,895.70 2.531,25 3.641  
thị (ha)
Chiếm khoảng
40% đất tự
Diện tích đất xây dựng đô nhiên khu vực
  700 1.012,5 1.456,5
thị (ha) nội thị; Chỉ tiêu
quy hoạch 100-
150m2/người
Diện tích đất xây dựng đô thị chiếm khoảng 40% đất tự nhiên khu vực nội
thị do đó Diện tích đất phát triển đô thị khu vực nội thị đến năm 2035 đáp ứng
cho 97.1000 người là: 3.641 ha
Diện tích đất phát triển đô thị khu vực nội thị hiện trạng là: 1.895,7ha
Do đó, nhu cầu đất phát triển đô thị khu vực nội thị tăng thêm đến năm
2035 là: 3.641 - 1.895,7= 1.745,3 (ha).
3.6.4. Chọn đất xây dựng đô thị
Đánh giá trên thực trạng sử dụng đất của thành phố Lai Châu, tại khu vực
trung tâm thành phố đã được đầu tư phát triển đô thị, trong tương lai tại khu vực
này chủ yếu tập trung cải tạo phát triển nâng cấp chất lượng hạ tầng đô thị phục
vụ người dân.
Tại khu vực phía Tây Bắc và Đông Nam có quỹ đất tương đối bằng phẳng
thuận lợi cho việc phát triển nhà ở, hạ tầng đô thị.
a) Đối với khu vực phía Đông Nam: Có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là
đất trang trạng, trồng cây lâu năm, dự kiến đường nối cao tốc Hà Nội –
Lào Cai sẽ đấu nối vào khu vực này. Do đó ưu tiên phát triển khu vực
phía Đông Nam trong giai đoạn đầu.
b) Đối với khu vực phía Tây Bắc: Địa hình tương đối bằng phẳng, tập
trung chủ yếu khu vực trồng lúa và xen lẫn bản làng, kết nối giao
thông chưa thuận tiện bằng khu vực phía Đông Nam, do đó dự kiến
làm khu vực dự trữ phát triển.
c) Đối với khu vực phía Đông Bắc (xã Sùng Phài): Đây là khu vực địa
hình đồi, có cảnh quan đồi chè đẹp xen lẫn bản làng. Thuận tiện cho

63
việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, trồng cây công nghiệp…
d) Đối với khu vực phía Tây (Xã Nùng Nàng): Có địa hình đồi núi xen
lẫn bản làng, có một số địa điểm thuận tiện phát triển du lịch trải
nghiệm.

Sơ đồ đánh giá lựa chọn đất phát triển đô thị


3.7. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu
Căn cứ vào Quy chuẩn và Tiêu chuẩn, Quy phạm của Nhà nước ban hành
đối với đô thị loại II, các chỉ tiêu sử dụng trong đồ án được dự kiến như sau:
Chỉ tiêu quy
TT Hạng mục Đơn vị tính
hoạch đến 2035
I Dân số
1.1 Dân số toàn thành phố khoảng người 105.500
- Trong đó khu vực nội thị khoảng người 97.100
1.2 Tỷ lệ tăng dân số trung bình % 3,47
Trong đó :
Tăng tự nhiên % 1,20
Tăng cơ học % 2,27
II Đất đai
2.1 Tổng diện tích tự nhiên ha 7.077,44
2.2 Đất xây dựng đô thị ha 1050-1.600
Bình quân đầu người m2/ người 100-150

64
Chỉ tiêu quy
TT Hạng mục Đơn vị tính
hoạch đến 2035
a Đất dân dụng ha 650-800
Bình quân đầu người m2/ người 65-80
a.1 Đất đơn vị ở trung bình m2/ người 40-50
a.2 Đất công trình dịch vụ đô thị m2/ người 4-5
a.3 Đất cây xanh m2/ người 8-10
a.4 Đất giao thông m2/ người 13-15
b Đất ngoài dân dụng
Bình quân đầu người m2/ người 35-70
III Hạ tầng kỹ thuật
3.1 Tỷ lệ đất giao thông chính tối thiểu % đất XDĐT 15
3.2 Mật độ đường giao thông chính tối km/km2 5
thiểu
3.3 Chỉ tiêu cấp nước tối thiểu:
- Nước sinh hoạt (Qsh) l/người/ng.đ 120
- Nước công nghiệp m3/ha-ng.đ 22
- Nước cho công trình công cộng %Qsh 20
3.4 Chỉ tiêu cấp điện tối thiểu
- Điện sinh hoạt KW/người 0,5
- Điện công nghiệp KW/ha 100
- Kho bãi KW/ha 50
3.5 Chỉ tiêu thoát nước thải tối thiểu
- Nước thải sinh hoạt l/người/ng.đ 120
- Nước thải công nghiệp m3/ha-ng.đ 22
- Nước cho công trình công cộng %Qsh 20
3.6 Chỉ tiêu tính toán thải rác tối thiểu
- Rác thải sinh hoạt kg/ng/ng.đ 1
- Rác thải công nghiệp tấn/ha/ng.đ 0,3

65
Chỉ tiêu quy
TT Hạng mục Đơn vị tính
hoạch đến 2035
IV Hạ tầng xã hội
4.1 Giáo dục
- Nhà trẻ, mẫu giáo chỗ/1000dân 45
m2/cháu 15
- Trường tiểu học hs/1000dân 65
m2/cháu 15
- Trường trung học cơ sở hs/1000dân 55
m2/cháu 15
- Trường phổ thông trung học hs/1000dân 40
m2/cháu 15
4.2 Trạm y tế m2/trạm 500
4.3 Công trình văn hoá m2/công trình 300
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
4.1. Định hướng phát triển không gian
4.1.1. Lựa chọn mô hình phát triển không gian đô thị
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam một số mô hình phát triển không
gian đô thị phổ biến như sau:
a) Mô hình phát triển đô thị theo tuyến: Các khu vực phát triển đô thị bám
theo các trục đường chính, có thể phát triển các tuyến đường xương cá và tuyến
đường tránh đô thị. Mô hình này phù hợp với các đô thị vừa và nhỏ, đô thị ở
miền núi nơi có địa hình phức tạp.
b) Mô hình phát triển đô thị theo chuỗi: Mô hình này tương tự như mô
hình phát triển theo tuyến, cơ bản các khu vực phát triển đô thị bám theo trục
đường chính của đô thị. Tuy nhiên do điều kiện địa hình hoặc do ý đồ phát triển,
xen kẽ các khu vực phát triển đô thị là các khu vực cây xanh, đồi núi, sông suối
tạo ra các chuỗi đô thị liên kết với nhau. Mỗi khu vực có chức năng tương đối
độc lập và hỗ trợ cho nhau.
c) Mô hình phát triển theo đường vành đai và hướng tâm: Mô hình này
thường phát triển cho các đô thị có quy mô lớn, có lịch sử phát triển lâu đời, khu
vực nội thành cũ là lõi trung tâm, phát triển các tuyến đường hướng tâm và các
tuyến đường vành đai cho các khu vực mới.

66
d) Mô hình phát triển đô thị vệ tinh: Mô hình này phù hợp với phát triển
cho các đô thị trung tâm của vùng, có quy mô lớn bao gồm đô thị lõi là trung
tâm và có một số đô thị nằm xung quanh hỗ trợ một phần các chức năng cho đô
thị chính.

Mô hình phát triển theo tuyến Mô hình phát triển theo chuỗi

Mô hình phát triển theo đường vành Mô hình phát triển theo đô thị vệ tinh
đai và đường hướng tâm
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển và địa hình của thành phố Lai
Châu, lựa chọn mô hình phát triển đô thị cho thành phố Lai Châu phát triển theo
tuyến trục chính theo trục đường 58m và trục đường chính mở theo hướng Đông
Nam kết nối với đường nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

67
Mô hình phát triển không gian lựa chọn cho thành phố Lai Châu

4.1.2. Định hướng phát triển không gian


a) Định hướng phát triển đô thị theo trục tuyến chính
Trục chính phát triển đô thị thành phố Lai Châu là trục đường 58m và trục
đường mới phía Đông Nam.
Dọc tuyến đường này ưu tiên phát triển các công trình công cộng, hỗn hợp
tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại cho đô thị.
Trên dọc trục tuyến chia ra các chức năng cho từng khu vực như sau:
- Khu trung tâm dịch vụ, thương mại, đào tạo
- Khu trung tâm hành chính, chính trị của thành phố
- Khu trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh
- Trung tâm thể dục thể thao, dịch vụ thương mại
- Khu vực cửa ngõ đô thị.
- Khu vực vành đai xanh nông lâm nghiệp và bản làng hiện trạng

Sơ đồ phát triển không gian theo các trục tuyến chính đô thị
b) Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị
Định hướng phát triển các trục cảnh quan chính của đô thị dọc theo các
tuyến suối trong đô thị tạo cảnh nên thơ, hữu tình và bản sắc cho đô thị miền núi
như Lai Châu.
Tạo ra các công viên, các không gian chuyên đề bám dọc theo các trục suối
tạo thành chuỗi không gian xanh liên hoàn.
Các công viên chuyên đề bao gồm: Công viên hoa Ban, Khu vui chơi giải
trí, Khu công viên trung tâm, khu dân cư ven suối, công viên hoa đào, khu trải

68
nghiệm sinh thái, công viên tổ chưc sự kiện.

Sơ đồ định hướng phát triển cảnh quan đô thị


c) Định hướng phát triển không gian du lịch thành phố Lai Châu
Định hướng phát triển du lịch thành phố là một trong những yếu tố quan
trọng nhằm phát triển cảnh quan, văn hóa, phát triển kinh tế xã hội của thành
phố. Định hướng phát triển du lịch dựa trên yếu tố cảnh quan và văn hóa địa
phương.
- Tại khu vực phía Tây Bắc (bản Gia Khâu) có địa hình đồi núi, hang động
xen lẫn ruộng lúa, bản làng thuận tiện phát triển du lịch vui chơi giải trí,
nghỉ dưỡng.
- Khu vực phía Tây (Xã Nùng Nàng) có địa hình đồi núi, bản làng hoang
sơ, chùa Linh Ứng, Tam Đường Tea (Địa điểm view thành phố)… phát
triển du lịch bản làng gắn với kiến trúc trình tường và văn hóa của người
Mông, kết nối với động Pusamcap thành một chuỗi khép kín.
- Tại khu vực phía Bắc (Xã Sùng Phài) có cảnh quan đồi chè kết hợp với
bản làng, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh cùng với các đặc trưng
văn hóa của người Giáy, chợ phiên San Thàng.
- Tại khu vực phía Đông: Có cảnh quan nông nghiệp, suối, ao cá thuận tiện
phát triển đô thị sinh thái.
- Khu vực trung tâm đô thị là nơi phát triển các công trình dịch vụ phục vụ
du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

69
Sơ đồ định hướng phát triển không gian du lịch thành phố Lai Châu
d) Định hướng phát triển các khu chức năng
Định hướng phân chia thành 06 Khu chức năng chính như sau:
- Phân khu 1: Khu trung tâm hành chính, chính trị.
- Phân khu 2: Khu đô thị nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát
triển.
- Phân khu 3: Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức
sự kiện.
- Phân khu 4: Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động.
- Phân khu 5: Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dược liệu, cây công
nghiệp.
- Phân khu 6 : Khu vực nông thôn.

70
Sơ đồ phân khu chức năng phát triển đô thị thành phố Lai Châu
4.2. Quy hoạch sử dụng đất

71
Quy hoạch đến 2025 Quy hoạch đến 2035
ST
Danh mục đất Dân số Chỉ tiêu Chỉ tiêu
T Diện tích Diện tích Dân số
(người (m2/người (m2/người
(ha) (ha) (người)
) ) )
TỔNG DIỆN TÍCH 1
  16,421.87      
NGHIÊN CỨU 75,000 05,500
  Đất khu vực nội thị 3,072.72          
  Đất khu vực ngoại thị 13,349.15          
I ĐẤT KHU VỰC NỘI THỊ 2,895.07 414.77 3,072.72 314.47
69,800 97,710
A Đất xây dựng đô thị 2,116.41          
A.1 Đất dân dụng 1,544.70 221.30 1,722.35 176.27
1 Đất ở 609.12   87.27 786.77   80.52
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 447.25     447.25    
1.2 Đất ở mới 161.87     339.52    
2 Đất công cộng 128.92   18.47 128.92   13.19
Đất công cộng khu ở, đơn
2.1 10.80   1.55 10.80   1.11
vị ở
2.2 Đất công cộng đô thị 118.12   16.92 118.12   12.09
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 423.05   60.61 423.05   43.30
4 Đất trường học 54.36   7.79 54.36   5.56
4.1 Đất trường THCS,TH,MN 34.97   5.01 34.97   3.58
4.2 Đất trường THPT 19.39   2.78 19.39   1.98
5 Đất giao thông đô thị 329.25   47.17 329.25   33.70
A.2 Đất ngoài dân dụng 571.71     571.71    
1 Đất công nghiệp, kho tàng 0.80     0.80    
Đất trung tâm nghiên cứu, đào
2 37.05     37.05    
tạo
3 Đất cơ quan 48.49     48.49    
4 Đất trung tâm y tế 16.46     16.46    
5 Đất di tích tôn giáo 5.37     5.37    
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật
6 10.48     10.48    
(bao gồm bãi đỗ xe)
7 Đất cây xanh 241.71     241.71    
7.1 Đất lâm viên 41.18     41.18    
Đất cây xanh chuyên đề
7.2 179.08     179.08    
(Bao gồm mặt nước)
7.3 Đất Trung tâm TDTT 21.45     21.45    
8 Đất hỗn hợp 120.53     120.53    
9 Đất an ninh quốc phòng 64.25     64.25    
Đất giao thông đối ngoại
10 26.57     26.57    
(QL,TL)
B Đất khác 778.66     778.66    
1 Đất dự trữ phát triển 445.85     445.85    
Đất nông nghiệp( Hoa
2 228.17     228.17    
màu,lúa…..)
3 Đất lâm nghiệp 95.75     95.75    
Kênh mương thủy lợi, mặt
4 8.89     8.89    
nước ao hồ….
ĐẤT KHU VỰC NGOẠI
II 13,349.15   13,349.15  
THỊ 5,200 7,790
1 Đất ở 292.05267.45   514.33 292.05267.45   514.33
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 273.07521.54     273.07521.54    
1.2 Đất ở mới 18.9818.98     18.9818.98    
2 Đất công cộng 20.0120.01   38.48 20.0120.01   38.48
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 11.3611.36   21.85 11.3611.36    
4 Đất trường học 19.6419.64   37.77 19.6419.64   37.77
5 Đất giao thông 144.38144.38     144.38144.38    
6 Đất công nghiệp, kho tàng 0.410.41     0.410.41    

73
7 Đất cơ quan 2.912.91     2.912.91    
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật
8 5.085.08     5.085.08    
(bao gồm bãi đỗ xe)
9 Đất hỗn hợp 85.5885.58     85.5885.58    
10 Đất du lịch 488.82488.82     488.82488.82    
11 Đất an ninh quốc phòng 11.3411.34     11.3411.34    
12 Đất nghĩa trang 22.1822.18     22.1822.18    
Đất giao thông đối ngoại
13 56.0756.07     56.0756.07    
(QL,TL)
Đất nông nghiệp( Hoa 1,741.11
14 1,741.11 1741.11        
màu,lúa…..) 1,741.11
10,367.35
15 Đất lâm nghiệp 10,367.35 10391.95        
10,391.95
Kênh mương thủy lợi, mặt 80.85
16 80.85 80.85        
nước ao hồ…. 80.85

74
4.3. Định hướng phát triển của các phân khu chức năng
4.3.1. Phân khu 1: Khu trung tâm hành chính, chính trị.
Phân khu 1 là trung tâm hiện hữu, là trung tâm hành chính, chính trị của
tỉnh Lai Châu. Tại phân khu 1 tập trung các công trình trụ sở, nhà ở, thương mại,
dịch vụ, công viên, y tế...

Bản đồ sử dụng đất Phân khu 1


Bảng tổng hợp sử dụng đất phân khu 1
KHU I
ST Quy hoạch đến 2035
Danh mục đất
T Diện tích Tỷ lệ Dân số
(ha) (%) (người)
  TỔNG ĐẤT KHU I 956.80 100
28,530
2
A ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (A.1+B.1) 956.80 100.00
8,530
A.1 Đất dân dụng 793.61 82.9  
1 Đất ở 315.90 33.0  
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 271.04    
1.2 Đất ở mới 44.86    
2 Đất công cộng 97.84 10.2  
2.1 Đất công cộng khu ở, đơn vị ở 8.43    
2.2 Đất công cộng đô thị 89.41    
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 239.80 25.1  
4 Đất trường học 20.09 2.1  
4.1 Đất trường THCS,TH,MN 12.80    
4.2 Đất trường THPT 7.29    
5 Đất giao thông đô thị 128.01 13.4  
A.2 Đất ngoài dân dụng 163.19 17.1  
1 Đất công nghiệp, kho tàng 0.80 0.1  
2 Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo 1.52 0.2  
3 Đất cơ quan 29.52 3.1  
4 Đất trung tâm y tế 14.89 1.6  
5 Đất di tích tôn giáo 5.37 0.6  
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi
6 4.10 0.4  
đỗ xe)
7 Đất cây xanh 49.52 5.2  
7.1 Đất lâm viên 41.18    
7.2 Đất Trung tâm TDTT 8.34    
8 Đất hỗn hợp 16.52 1.7  
9 Đất an ninh quốc phòng 27.47 2.9  
10 Đất giao thông đối ngoại (QL,TL) 13.48 1.4  
B ĐẤT KHÁC 0.00 0.00  

4.3.2. Phân khu 2: Khu đô thị nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát triển.
Phân khu 2 là khu vực phát triển dịch vụ, thương mại, cơ sở đào tạo và là
khu vực dự trữ phát triển cho thành phố trong tương lai.

Bản đồ sử dụng đất Phân khu 2

76
Bảng tổng hợp sử dụng đất phân khu 2
KHU II
ST Quy hoạch đến 2035
HẠNG MỤC ĐẤT
T Diện tích Tỷ lệ Dân số
(ha) (%) (người)
  TỔNG ĐẤT KHU II 1097.22 100.00
13,860
1
A ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (A.1+B.1) 586.18 53.42
3,860
A.1 Đất dân dụng 421.39 38.41  
1 Đất ở 174.65 15.92  
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 136.49    
1.2 Đất ở mới 38.16    
2 Đất công cộng 12.06 1.10  
2.1 Đất công cộng khu ở, đơn vị ở 2.32    
2.2 Đất công cộng đô thị 9.74    
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 122.91 11.20  
4 Đất trường học 13.75 1.25  
4.1 Đất trường THCS,TH,MN 6.58    
4.2 Đất trường THPT 7.17    
5 Đất giao thông đô thị 98.02 8.93  
A.2 Đất ngoài dân dụng 164.79 15.02  
1 Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo 35.53 3.24  
2 Đất cơ quan 2.37 0.22  
3 Đất trung tâm y tế 1.57 0.14  
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi
4 1.70 0.15  
đỗ xe)
5 Đất cây xanh 68.10 6.21  
Đất cây xanh chuyên đề (Bao gồm mặt
5.1 68.10    
nước)
6 Đất hỗn hợp 22.28 2.03  
7 Đất an ninh quốc phòng 29.36 2.68  
8 Đất giao thông đối ngoại (QL,TL) 3.88 0.35  
B ĐẤT KHÁC 511.04 46.58  
1 Đất dự trữ phát triển 445.85 40.63  
2 Đất nông nghiệp( Hoa màu,lúa…..) 65.19 5.94  

4.3.3. Phân khu 3: Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức sự
kiện.
Phân khu 3 là khu vực phát triển đô thị mới của thành phố Lai Châu;
Trung tâm phát triển là tuyến đường Đặng Văn Ngữ mở rộng. Phát triển đô thị
tầng cao trung bình, hiện đại tập trung dọc trục đường chính. Dự kiến phát triển
Sân vận động và Nhà thi đấu đa năng làm động lực phát triển cho khu vực.

77
Các chức năng chính của phân khu 3: Công trình TDTT, Dịch vụ thương
mại, Nhà ở,... kết hợp với nghỉ dưỡng sinh thái tại khu vực phía Đông.

Bản đồ sử dụng đất Phân khu 3


Bảng tổng hợp sử dụng đất phân khu 3
KHU III
ST Quy hoạch đến 2035
Danh mục đất
T Diện tích Tỷ lệ Dân số
(ha) (%) (người)
  TỔNG ĐẤT KHU III 1018.70 100.00
33,780
3
A ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (A.1+B.1) 751.08 73.73
3,780
A.1 Đất dân dụng 507.35 49.80  
1 Đất ở 296.22 29.08  
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 39.72    
1.2 Đất ở mới 256.5    
2 Đất công cộng 19.02 1.87  
2.1 Đất công cộng khu ở, đơn vị ở 0.05    
2.2 Đất công cộng đô thị 18.97    
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 68.37 6.71  

78
4 Đất trường học 20.52 2.01  
4.1 Đất trường THCS,TH,MN 15.59    
4.2 Đất trường THPT 4.93    
5 Đất giao thông đô thị 103.22 10.13  
A.2 Đất ngoài dân dụng 243.73 23.93  
1 Đất cơ quan 16.60 1.63  
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi
2 4.68 0.46  
đỗ xe)
3 Đất cây xanh 124.09 12.18  
Đất cây xanh chuyên đề (Bao gồm mặt
3.1 110.98    
nước)
3.2 Đất Trung tâm TDTT 13.11    
4 Đất hỗn hợp 81.73 8.02  
5 Đất an ninh quốc phòng 7.42 0.73  
6 Đất giao thông đối ngoại (QL,TL) 9.21 0.90  
B ĐẤT KHÁC 267.62 26.27  
1 Đất nông nghiệp( Hoa màu,lúa…..) 162.98 16.00  
2 Đất lâm nghiệp 95.75 9.40  
3 Kênh mương thủy lợi, mặt nước ao hồ…. 8.89 0.87  

4.3.4. Phân khu 4: Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động.
Phân khu 4 là khu vực phát triển du lịch trọng tâm của Thành phố Lai
Châu với các sản phẩm du lịch: Du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch
cộng đồng, du lịch khám phá, mạo hiểm.

Bản đồ sử dụng đất Phân khu 4


Bảng tổng hợp sử dụng đất phân khu 4

79
KHU IV
ST Quy hoạch đến 2035
Danh mục đất
T Diện tích Tỷ lệ Dân số
(ha) (%) (người)
  TỔNG ĐẤT KHU IV 1753.75 100.00 8900
1 Đất ở 15.24 0.87  
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 15.24    
2 Đất công cộng 4.24 0.24  
2.1 Đất công cộng khu ở, đơn vị ở 3.65    
2.2 Đất công cộng đô thị 0.59    
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 11.21 0.64  
4 Đất trường học 3.16 0.18  
4.1 Đất trường THCS,TH,MN 3.16    
5 Đất giao thông đô thị 21.67 1.24  
6 Đất du lịch 219.83 12.53  
7 Đất hỗn hợp 40.54 2.31  
8 Đất giao thông đối ngoại (QL,TL) 16.38 0.93  
9 Đất nông nghiệp( Hoa màu,lúa…..) 67.03 3.82  
10 Đất lâm nghiệp 1354.44 77.23  

4.3.5. Phân khu 5: Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dược liệu, cây công
nghiệp.
Phân khu 5 là khu vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với văn hóa
bản làng.

Bản đồ sử dụng đất Phân khu 5

80
Bảng tổng hợp sử dụng đất phân khu 5
KHU V
ST Quy hoạch đến 2035
Danh mục đất
T Diện tích Tỷ lệ Dân số
(ha) (%) (người)
  TỔNG ĐẤT KHU V 383.62 100.00
5,865
1 Đất ở 9.36 2.44  
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 9.36    
2 Đất công cộng 5.66 1.48  
2.1 Đất công cộng khu ở, đơn vị ở 1.96    
2.1 Đất công cộng đô thị 3.70    
3 Đất cây xanh công viên, TDTT 0.15 0.04  
4 Đất trường học 2.44 0.64  
4.1 Đất trường THCS,TH,MN 2.44    
5 Đất giao thông đô thị 14.97 3.90  
6 Đất du lịch 268.99 70.12  
7 Đất hỗn hợp 38.55 10.05  
8 Đất lâm nghiệp 41.91 10.92  
9 Kênh mương thủy lợi, mặt nước ao hồ…. 1.59 0.41  
4.3.6. Phân khu 6: Khu vực nông thôn
Phân khu 6 là khu vực tập trung phát triển phát triển nông lâm nghiệp kết
hợp cải tạo chỉnh trang các bản làng hiện hữu.

81
Bảng tổng hợp sử dụng đất phân khu 6
KHU VI
Quy hoạch đến 2035
ST
Danh mục đất Diện tích Tỷ lệ Dân số
T
(người
(ha) (%)
)
  TỔNG ĐẤT KHU VI 11211.78 100.00
7,790
1 Đất ở 267.45 2.39  
1.1 Đất ở hiện trạng cải tạo 248.47    
1.2 Đất ở mới 18.98    
2 Đất công cộng 10.11 0.09  
3 Đất trường học 14.04 0.13  
4 Đất giao thông 107.74 0.96  
5 Đất công nghiệp, kho tàng 0.41 0.00  
6 Đất cơ quan 2.91 0.03  
Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi
7 5.08 0.05  
đỗ xe)
8 Đất hỗn hợp 6.49 0.06  
9 Đất an ninh quốc phòng 11.34 0.10  
10 Đất nghĩa trang 22.18 0.20  
11 Đất giao thông đối ngoại (QL,TL) 39.69 0.35  
12 Đất nông nghiệp( Hoa màu,lúa…..) 1674.08 14.93  
13 Đất lâm nghiệp 8971.00 80.01  
14 Kênh mương thủy lợi, mặt nước ao hồ…. 79.26 0.71  
4.4. Thiết kế đô thị
4.4.1. Các vùng kiến trúc cảnh quan chủ đạo
- Tỉnh Lai Châu có nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng vùng Tây bắc: lễ hội Hoa
Ban của người Thái, lễ hội Nàng Han đồng bào người Thái Trắng, lễ hội Cơm
Mới người Si La…
- Thành phố Lai Châu có địa hình trải dài dọc thung lũng. Ý tưởng phát triển
đô thị dọc theo trục tuyến chính.
- Thành phố có hệ thống số suối nhỏ chảy qua thành phố, dòng chảy của
sông uốn theo địa hình đã tạo nhiều điểm nhìn phong phú sinh động. Hệ thống
mặt nước trong thành phố rất có giá trị về cảnh quan, khai thác du lịch sinh thái
và điều hoà vi khí hậu.
- Hệ thống núi trong ranh giới quy hoạch thành phố chiếm một tỷ lệ tương
đối lớn. Các ngọn núi với nhiều đỉnh cao từ đó có thể nhìn bao quát toàn thành
phố... có ý nghĩa cảnh quan rõ rệt, tạo sự phong phú và sinh động cho cấu trúc
không gian của Lai Châu.
- Do đặc điểm là thành phố mới các Di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo trong
thành phố đều là những công trình được xây dựng trong những năm gần đây.
Nhìn chung tất cả các công trình đều có vị trí xây dựng đẹp, có điểm nhìn tốt, có
điều kiện để tôn tạo cảnh quan xung quanh trở thành điểm nhấn không gian văn

82
hoá-tâm linh.
4.4.2. Khung thiết kế đô thị tổng thể
Về tổng quan toàn đô thị có thể phân ra các mảng chính:
- Không gian khu thương mại, dịch vụ và kinh tế gắn với trục đường
chính 58m, thiết kế đô thị điển hình cho các trục tuyến chính, tổ chức không
gian tại các nút giao thông, điểm cửa ngõ đô thị, khống chế tầng cao, màu sắc
chủ đạo từng khối công trình có cùng chức năng, nghiên cứu thiết kế mặt đứng
mảng công trình có hướng quay mặt về trục tuyến chính.
- Không gian khu hành chính, chính trị dọc hai bên trục đường Lê Lợi
(chú trọng thiết kế cho từng khu vực quảng trường, từng công trình điểm nhấn,
hệ thống cây xanh hai bên trục đại lộ).
- Không gian cây xanh, công viên dọc các tuyến suối trong đô thị: Thiết
kế đô thị điển hình các điểm, tuyến dọc trục cây xanh, bố trí các tiện ích đô thị
và loại chủng loại cây xanh phù hợp.
- Không gian các khu dân cư, khu ở chỉnh trang cải tạo.
- Không gian các khu đô thị mới.

83
Khung tổng thể thiết kế đô thị

4.4.3. Thiết kế đô thị các không gian chủ đạo


Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan chính thành phố được cơ bản xác
định theo một số khu vực trọng điểm sau:
- Khu trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh;
- Khu Trung tâm thể dục thể thao (Sân vận động, nhà thi đấu đa năng);
- Khu đô thị phía Đông Nam
- Trục không gian kiến trúc chủ đạo của đô thị
- Khu du lịch bản làng (Nùng Nàng, Sùng Phài);
- Các cửa ngõ đô thị (03 cửa ngõ).
4.5. Tổng hợp các nội dung điều chỉnh so với QHC năm 2012
4.5.1. Các căn cứ điều chỉnh
- Các vấn đề phát sinh mà đồ án QHC năm 2012 không còn phù hợp so với thực
trạng phát triển hiện nay của thành phố và định hướng quy hoạch của đồ án

84
mới;
- Căn cứ đề xuất, ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý, người dân trong quá trình
lấy ý kiến và làm việc tại địa phương;
4.5.2. Các nội dung điều chỉnh
- Đồ án Điều chỉnh QHC thành phố Lai Châu đến năm 2035 đã cập nhật các
nội dung điều chỉnh cục bộ đã được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai trong
thời gian qua;
Các nội dung điều chỉnh bao gồm:
(1) Bổ sung đường giao thông khu vực Bản Lùng Thàng và Nậm Loỏng 1;
(2) Điều chỉnh vị trí quy hoạch Sân vận động đã phê duyệt tại Quyết định
1746/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lai Châu;
(3) Điều chỉnh đất Sân vận động thành phố và trường THPT Lê Quý Đôn
(cũ) thành đất hỗn hợp, quy hoạch trường Tiểu học Đoàn Kết 2 (hiện đang bố trí
tại trường Lê Quý Đôn cũ) dự kiến bố trí tại khu vực đồi chè (giáp đường vành
đai, khu vực nhà máy gạch tuynel cũ);
(4) Điều chỉnh đất ở hiện trạng thành đất hỗn hợp tại vị trí tổ 21, phường
Tân Phong (phía sau hồ Hạ, tái định cư tại tổ 21);
(5) Điều chỉnh giao thông tại khu vực trường THCS Đông Phong;
(6) Điều chỉnh quy hoạch khu Đông Nam (khu đất đã chấp thuận cho Tập
đoàn FLC khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch).
(7) Điều chỉnh khu đất công cộng tại điểm đầu đường 58m tại khu biểu
tượng văn hóa tỉnh Lai Châu sang đất cây xanh.
(8) Điều chỉnh khu đất tại Bản Màng, phường Quyết Thắng từ đất công
cộng và đất nông nghiệp sang đất hỗn hợp (bố trí khu nhà ở xã hội cho thành
phố Lai Châu), diện tích khoảng 8 ha.
(9) Điều chỉnh lô đất bám tuyến đường 30/4 (đối diện với chợ đầu mối và
bến xe khách tỉnh) từ đất công cộng sang đất hỗn hợp.
(10) Điều chỉnh mở rộng chợ San Thàng từ đất nông nghiệp sang đất chợ
và khu ẩm thực truyền thống.
(11) Điều chỉnh đất công cộng thành đất ở tại vị trí điểm cuối Đại lộ Lê Lợi
(Tổ 10, phường Tân Phong).
(12) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở làm việc Trung tâm Kiểm định
chất lượng công trình xây dựng cũ) sang đất thương mại, dịch vụ.
(13) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân TP Lai

85
Châu cũ) sang đất thương mại, dịch vụ.
(14) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực
Tây Bắc, địa chỉ 171 phường Đoàn Kết) sang đất thương mại, dịch vụ.
(15) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở Kho bạc Nhà nước cũ) sang đất
thương mại, dịch vụ.
(16) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở liên cơ quan: Các đơn vị sự
nghiệp Sở Tư pháp, Thư viện tỉnh, Trung tâm phát hành sách) sang đất thương
mại, dịch vụ.
(17) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở làm việc Sở Tài chính cũ) sang
đất thương mại, dịch vụ.
(18) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở làm việc cơ quan: Trung tâm
khuyến công Sở Công thương; Chi cục PTNN sở NN; Trung tâm GDTX Sở
Giáo dục) sang đất thương mại, dịch vụ.
(19) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở làm việc cơ quan: Trung tâm
khuyến nông Sở Nông nghiệp; Quỹ bảo chợ trẻ em, Sở Lao động TB&XH;
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT, Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh cũ) sang đất
thương mại, dịch vụ.
(20) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh cũ)
sang đất thương mại, dịch vụ.
(21) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở làm việc của BQLDA – Sở Giáo
dục; Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường...) sang đất thương mại, dịch
vụ.
(22) Điều chỉnh từ đất công cộng (Trụ sở làm việc của các đơn vị thuộc Sở
Nông nghiệp) sang đất thương mại, dịch vụ.
(23) Điều chỉnh đất quy hoạch Cụm công nghiệp tại phường Tân Phong
sang đất hỗn hợp.
Vị trí, ranh giới được thể hiện trong bản vẽ quy hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, các nội dung các dự án đã được các cấp các ngành có thẩm quyền
phê duyệt, triển khai đầu tư thực hiện từ năm 2012 đến nay, đã được rà soát cập
nhật vào nội dung đồ án điều chỉnh.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DMC)

86
4.6. Giao thông
4.6.1. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế
a) Cơ sở
- Bản đồ hiện trạng giao thông và nền địa hình đo đạc tỷ lệ 1/10.000
- Sơ đồ định hướng phát triển giao thông đồ án Quy hoạch chung xây
dựng thành phố Lai Châu được phê duyệt năm 2012;
- Các thông tư quyết định, các tài liệu về địa chất và các tài liệu liên quan
khác.
- Các tiêu chuẩn quy phạm đường đô thị Việt Nam hiện hành.
b) Nguyên tắc
- Tận dụng tối đa hệ thống giao thông hiện có kết hợp cải tạo xây dựng
mới tạo nên mạng lưới đường hợp lý phục vụ tốt cho nhu cầu vận tải hành khách
và hàng hoá trong đô thị hiện tại cũng như lâu dài, phải gắn liền với sự phát triển
các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị.
- Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và giao
thông đối ngoại nhằm đảm bảo tốt sự liên hệ giữa đô thị với các vùng phụ cận và
các đô thị bên ngoài.
- Mạng lưới đường đơn giản. Phân cấp đường chính, đường phụ rõ ràng
nhằm tạo cho công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt.
- Mạng lưới đường đô thị phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu
kinh tế kỹ thuật cũng như bảo vệ cảnh quan, môi trường đô thị.
4.6.2. Định hướng phát triển giao thông
a) Giao thông đối ngoại:
- Quốc lộ 4D nối Thành phố Lai Châu với Lào Cai đóng vai trò là giao
thông vành đai dọc biên giới và cũng là tuyến đường quan trọng trong việc phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lai Châu. Hiện nay hướng tuyến đã được
điều chỉnh mở lên phía bắc, ôm trọn lấy phạm vi thành phố vừa mở rộng tạo
thành tuyến đường vành đai phía Bắc của thành phố. Vị trí hướng tuyến cụ thể
được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch giao thông. Quy mô của tuyến đường qua
nội thị vẫn giữ nguyên theo đồ án được duyệt, cụ thể mặt cắt đường 4D qua
Thành phố (đường vành đai) có mặt cắt rộng 20,5m.
- Nâng cấp đường tỉnh lộ DT128 nối Thành phố Lai Châu với huyện Sìn
Hồ, các tuyến đường liên xã nối Thành phố với các xã xung quanh, thúc đẩy
giao lưu kinh tế văn hóa giữa Thành phố Lai Châu với các khu vệ tinh xung
quanh. Tuyến đường này xây dựng với quy mô mặt cắt 16,5m.
- Tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai dự kiến cải tạo nâng cấp
tuyến đường Đặng Văn Ngữ để đáp ứng là tuyến đường quan trọng nối Lai Châu
về Lào Cai và Hà Nội. Đây cũng là tuyến đường đô thị quan trọng để mở rộng
thành phố về phía Đông Nam trong tương lai, vì thế quy mô mặt cắt đoạn vào đô
thị lên đến 58m.
- Đường liên xã, là tuyến đường nối trung tâm Thành phố đến các xã. Cải
tạo nâng cấp đường với quy mô tuyến dự kiến mặt cắt là 13,5m.

87
- Quy định chỉ giới xây dựng trên các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ quan
trọng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu từ 3-5m để đảm bảo an toàn giao thông
cho người và phương tiện.
 Giao thông nội thị:
* Mạng lưới đường:
+ Tổ chức mạng lưới đường kết nối với các tuyến quốc lộ và hệ thống
đường hiện có, phục vụ các khu chức năng trong thành phố.
+ Do đặc thù thành phố Lai Châu là dạng đô thị trải dài dọc theo trục
đường chính 58m, nên sẽ tố chức mạng đường dạng xương cá bám dọc theo
tuyến đường trục chính với các trục đường lớn cắt ngang đô thị và tuyến đường
vành đai bao quanh kết hợp đường tự do liên hoàn và phương án thiết kế kiến
trúc.
+ Tập trung cải tạo nâng cấp hệ thống đường đã có, kết hợp xây dựng mới
tạo thành mạng lưới đường liên hoàn phục vụ cho nhu cầu phát triển thành phố.
* Xác định quy mô phân cấp đường:
+ Đường giao thông đối ngoại: quy mô mặt cắt 6-6 (Lộ giới 20,5m), mặt
cắt 3-3 (Lộ giới 40,0m);
+ Đường đô thị: Mặt cắt 1-1 (Lộ giới 60,0); Mặt cắt 2-2 (Lộ giới 58,0);
Mặt cắt 3-3 (Lộ giới 40,0); Mặt cắt 4-4 (Lộ giới 32,0).
+ Đường liên khu vực: quy mô mặt cắt 5-5 (Lộ giới 22m); Mặt cắt 6-6
(Lộ giới 20,5m).
+ Đường khu vực: quy mô mặt cắt 7-7 (Lộ giới 18,5m); Mặt cắt 8-8 (Lộ
giới 16,5m)
 Cơ sở phục vụ giao thông:
Bến xe hiện tại của thành phố Lai Châu nằm ở trung tâm thành phố đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của Thành phố hiện nay và trong thời gian tới. Ngoài
ra cải tạo bến xe cũ thành bến xe buýt thành phố.
+ Hệ thống bãi đỗ xe:
- Hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố được phân thành 2 cấp, bãi đỗ
xe cấp thành phố, có quy mô 0,3-1ha và bãi đỗ xe cấp khu ở có quy mô 0,05-
0,3ha.
- Tổng quỹ đất đỗ xe trên địa bàn lấy bằng 2,5% đất xây dựng đô thị.
- Xây dựng hệ thống đầu mối giao thông, tổ chức nút giao thông tại một
số điểm giao cắt quan trọng giữa đường trục chính đô thị và đường giao thông
đối ngoại.

Bảng tổng hợp hệ thống giao thông theo loại đường


Dải
Chiều Hè Lòng Tổng
phân Diện tích Ghi
TT Hạng mục dài đường đường MC
cách (m2) chú
(m) (m) (m) (m)
(m)
1 Mặt cắt 1-1 1580.97 1212 2131 2717 60 94858.2  
2 Mặt cắt 2-2 17174 12 37 9 58 996092  

88
3 Mặt cắt 3-3 3447.83 12 23 5 40 137913.2  
4 Mặt cắt 4-4 12836.7 12 15 5 32 410774.72  
5 Mặt cắt 5-5 5073 10 12   22 111606  
6 Mặt cắt 6-6 53794.3 10 10.5   20.5 1102782.33  
7 Mặt cắt 7-7 1500625 8 10.5   18.5 27761562.5  
8 Mặt cắt 8-8 190667 9 7.5   16.5 3146005.5  

c. Định hướng phát triển hệ thống GTCC:


+ Cơ sở thiết kế dựa trên những tài liệu sau:
- Sơ đồ định hướng phát triển giao thông.
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị.
- Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội hiện tại cũng như định
hướng phát triển trong tương lai của TP.
+ Phương án thiết kế:
Xuất phát từ tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống GTCC cho TP, tiến
hành lập mạng lưới GTCC. Hệ thống giao thông công cộng được quy hoạch đảm
bảo vận chuyển 30% nhu cầu đi lại của người dân tới năm 2035. Dựa trên cơ sở
phương tiện xe buýt, mạng lưới GTCC sẽ giúp lưu thông đi lại của người dân ở
mọi khu giao thông trong TP.

Sơ đồ các tuyến xe buýt công cộng


d. Tổ chức đầu mối giao thông cấp khu vực, logistic
- Cải tạo nâng cấp bến xe hiện có thành khu vực đầu mối giao thông chính
của thành phố cũng như của tỉnh. Đây là khu vực kết hợp đầu mối vận chuyển
hành khách liên tỉnh cũng như là trạm trung chuyển của các loại hình giao thông

89
khác như xe buýt, xe điện…
- Phát triển khu vực đất hạ tầng kỹ thuật tại phía Đông Nam thành phố (gần
trung tâm thể thao) làm khu vực hỗn hợp vừa định hướng làm khu vực đỗ xe
vừa sử dụng làm khu vực bố trí Logistic, thu gon chung chuyển hàng hóa.
e. Các giải pháp phát triển giao thông xanh (phát triển giao thông bảo vệ
môi trường)
- Phát triển tuyến vành đai, hạn chế xe tải trọng lớn đi vào lõi đô thị
- Phát triển tuyến giao thông công cộng dọc trục tuyến chính (Đường 58m).
- Phát triển hệ thống công trình dịch vụ, thương mại, hạ tầng xã hội theo
từng khu vực đảm bảo khoảng cách thuận tiện cho việc đi xe đạp, đi bộ, hạn chế
phương tiện cơ giới.
- Định hướng các tuyến đường xe đạp, ưu tiên cho người đi bộ

4.6.3. Ước tính kinh phí xây dựng hệ thống giao thông
Xây dựng hệ thống giao thông đô thị hiện đại, phát triển bền vững. Kết hợp
giữa giao thông công cộng, xe đạp và đi bộ cần đầu tư nguồn lực về tài chính
phù hợp.
Bảng ướng tính kinh phí đầu tư
Chiều Kinh
Chiều rộng (m) Diện tích
dài phí
T
Hạng mục Lòng Phâ
T Hè Lộ Tỷ
(m) đườn n m2
đường giới đồng
g cách
I Giao thông đối ngoại              
Mặt cắt 6-6 (Quốc lộ 4D 18, 20.
1 10.5 0 5+5 377,098 453
và đoạn tránh TP ) 395 5
2 Mặt cắt 4-4 (Đoạn nối 5,489 15 5 6+6 32 175,648 211

90
Chiều Kinh
Chiều rộng (m) Diện tích
dài phí
T
Hạng mục Lòng Phâ
T Hè Lộ Tỷ
(m) đườn n m2
đường giới đồng
g cách
đường cao tốc )
Cải tạo đường tỉnh lộ 15,
3 7 0 0 7 105,700 127
128 100
II Giao thông đô thị              
6+3+3+ 8
1 Mặt cắt 1-1 1,197 2131 2117 60 71,820
6 6
14,04
2 Mặt cắt 2-2 37 9 6+6 58 814,320 977
0
3 Mặt cắt 3-3 307 23 5 6+6 40 12,280 15
Mặt cắt 4-4 (đoạn trong 13,
4 15 5 6+6 32 444,576 533
đô thị) 893
5 Mặt cắt 5-5 6,661 12 0 5+5 22 146,542 176
Mặt cắt 6-6 (đoạn trong 36, 20.
6 10.5 0 5+5 749,665 900
đô thị ) 569 5
18.
7 Mặt cắt 7-7 7,971 10.5 0 4+4 147,464 177
5
16.
8 Mặt cắt 8-8 7,971 7.5 0 4.5+4.5 131,522 158
5
1,00
9 Xây dựng đường nội bộ            
0
III Giao thông tĩnh và bus              
1 Bến xe khách           13,286 16
2 Hệ thống hạ tầng xe bus             200
5,02
Tổng cộng
            8

4.7. Chuẩn bị kỹ thuật


4.7.1. Đánh giá việc thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Thành
phố Lai Châu đã được phê duyệt
a) Về san nền:
- Nền thành phố Lai Châu cũ giữ nguyên
- Nền khu vực dự kiến xây mới: Phần đất ven chân đồi chỉ san gạt cục bộ để
giảm khối lượng san ủi, đảm bảo cảnh quan.
b) Về thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh cho khu mới
xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước đã có tạo nên hệ thống thoát nước
đồng bộ.

91
4.7.2. Cơ sở thiết kế:
- Các tài liệu chung (niên giám, QH phát triển kinh tế xã hội của thành phố,
các văn bản, nghị quyết, QH chung được duyệt 2012.…) để phục vụ
nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung
- Các tài liệu về quy hoạch thủy lợi
- Các tài liệu về tình hình thoát nước của thành phố
- Các tài liệu liên quan
4.7.3. Nguyên tắc thiết kế
- Những nghiên cứu định hướng đã được duyệt điều gì vẫn phù hợp sẽ tuân
thủ
- Những khu vực dự kiến mở rộng trong giai đoạn nghiên cứu này sẽ hài
hòa với những khu vực đã xây dựng, song phải tuân thủ theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng Việt nam hiện hành.
- Về san nền: Tôn trọng địa hình hiện có, đảm bảo đô thị không bị ảnh
hưởng của thiên tai như ngập do lũ, sạt lở …
- Về thoát nước mưa: Tiếp tục xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn
chỉnh. Hoạt động trên nguyên tắc tự chảy là chính, thoát nhanh, thoát hết
nước mưa trên lãnh thổ thành phố ra các trục tiêu.
4.7.4. Giải pháp thiết kế chuẩn bị kỹ thuật:
a) San nền:
- Các khu vực đã xây dựng: ít tác động đào đắp chỉ giữ nguyên địa hình.
Khi xây dựng các công trình mới trong khu vực này cần hài hòa với các
công trình liền kề, phải đảm bảo không gây cản trở công tác thoát nước
của khu vực.
- Các khu vực dự kiến phát triển mở rộng: Do địa hình đồi núi nên không
phá vỡ địa hình tự nhiên để hạn chế tối đa đào đắp đối với những dự án
mới. Cố gắng cân bằng đào đắp cục bộ.
b) Thoát nước mưa:
- Lựa chọn hệ thống thoát nước mưa: hệ thống thoát nước riêng.
+Các khu vực xây mới tập trung: xây dựng hệ thống cống thoát nước
riêng.
+ Các khu vực xây dựng rải rác: sử dụng cống thoát nước chung, song bắt
buộc các công trình cần được xử lý cục bộ trước khi xả ra cống thoát nước
chung.
- Hướng thoát: trực tiếp ra các con suối chảy qua trên từng lưu vực thoát
nước.
- Lưu vực:
+Toàn thành phố chia thành hai lưu vực chính: Lưu vực phía Tây Bắc và
Lưu vực phía Đông Nam;
Kết cấu: tại những khu vực xây mới, do lựa chọn hệ thống thoát nước

92
mưa riêng kiến nghị chọn kết cấu là mương xây nắp đan dọc các trục đường,
mương xây hở đón nước ở các sườn đồi không cho nước mưa tràn vào khu vực
xây dựng, mương tiêu năng tại những vị trí tuyến cống cắt ngang địa hình hoặc
có độ dốc lớn.
- Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác: Kè các hồ, các đoạn suối chảy qua
đô thị để tránh sạt lở, lấn chiếm và tạo cảnh quan. Mái kè nên chọn giải
pháp thân thiện với môi trường.
c) Các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa chống biến đổi khí hậu
- Toàn bộ các khu vực chân đồi đoạn tiếp giáp với khu đô thị phải có các
giải pháp chống sạt lở do thay đổi điều kiện tự nhiên của địa hình.
- Các khu vực thường xuyên bị sạt lở phải tiến hành kè, gia cố mái dốc để
đảm bảo an toàn trong điều kiện diễn biến khí hậu thay đổi ngày càng lớn.
- Khơi thông, mở rộng các dòng chảy tự nhiên đang bị lấn chiếm, bị tắc kết
hợp với quy hoạch mạng lưới suối và cây xanh (cụ thể trong bản vẽ) tạo
thành hệ thống suối kết hợp hồ điều hòa để ngăn hạ chế lũ quét trong các
tình huống thiên tai sảy ra.
- Các suối, hồ điều hòa đều bố trí cây xanh cảnh quan cũng là khu vực cách
ly dân cư khi lưu lượng nước lớn. Bố trí theo quy định, đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật trong việc tiêu thoát lũ.
- Dọc các suối, hồ, các khu vực trũng thấp có giải pháp gia cố bờ như kè,
trồng cỏ…

4.7.5. Ước tính kinh phí xây dựng


Bảng ước tính kinh phí đầu tư
Thành tiền
TT Hạng mục Quy mô
(triệu đồng)
Hoàn thiện, cải tạo hệ thống thoát
1   50,000
nước mưa cũ
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa,
2 các công trình đầu mối, kè mương, 1,180,385
san nền
  Tổng cộng   1,230,385
4.8. Cấp nước
4.8.1. Căn cứ thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng QCXDVN
01:2008/BXD.
- Các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan.
4.8.2. Nguồn nước
Nước mặt : Hiện tại thành phố Lai Châu nguồn nước mặt chủ yếu từ các

93
suối chảy qua như suối Tả Lèeng, Nậm Se, Nậm Mu, Gia Khâu…
- Lượng nước tại các con suối phụ thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, nói
chung lượng nước mặt sử dụng làm nguồn nước cấp cũng rất hạn chế, chưa tính
đến việc khó khăn bảo vệ nguồn nươc của địa phương. Trong tương lai nếu dẫn
nước từ Giang Ma về sẽ giải quyết được vấn đề nguồn nước mặt của Thành Phố
Lai Châu.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại của thành phố đang bị ô nhiễm
khá nghiêm trọng, quá trình đô thị hóa dẫn đến việc phát thải ô nhiễm ngấm vào
lòng đất và đi vào các mạch nước ngầm.
Phân tích lựa chọn nguồn nước
- Hiện tại các nhà máy nước đang sử dụng nguồn nước mặt vẫn đáp ứng được
nhu cầu dùng hiện tại của địa phương mặc dù rất khó khăn nhưng không thể dùng
nguồn nước ngầm đang ô nhiễm để cấp nước sinh hoạt cho người dân được.
- Trong tương lai, nguồn nước mặt từ Giang Ma cấp về cho Thành Phố sẽ
giải quyết được nhu cầu của người dân, sẽ dần thay thế các nguồn nước mặt
đang sử dụng từ các suối trong khu vực.
4.8.3. Tiêu chuẩn và nhu cầu
- Nước sinh hoạt :150 l/người.ngày đêm
- Tỷ lệ dân số được cấp : 100%
- Nước CTCC : lấy bằng 10 % Qsh
- Nước cho sản xuất thủ công nhỏ, tiểu thủ công nghiệp lấy bằng 8 % Qsh
- Nước tưới cây rửa đường lấy bằng 8 % Qsh
- Nước tưới cây, rửa đường : lấy bằng 8% Qsh
- Nước dự phòng rò rỉ :lấy bằng 25%

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC


LƯU LƯỢNG(M3/ GHI
Dân số (người) CHỈ TIÊU
T Ng.đêm) CHÚ
LOẠI NHU CẦU
T (L/Người -
2025 2035 2025 2035
Ng.đêm)
1 Nước sinh hoạt 75,000 105,500 150 11250.00 15825.00
Nước cho công trình công 10% nước
2 cộng, dịch vụ 1125.00 1582.50
SH
8% nước
3 Nước tưới cây rửa đường 900.00 1266.00
SH
Nước cho sản xuất thủ công 8% nước
4 nhỏ, tiểu thủ công nghiệp 900.00 1266.00
SH
5 Tổng cộng 14175.00 19939.50
6 Nước dự phòng, rò rỉ 20% 2835.00 3987.90
Nước cho bản thân khu xử 4% tổng
7 lý 567.00 797.58
công suất

94
Tổng công suất cấp nước
  cho khu vực 17577.00 24724.98

4.8.4. Phương án cấp nước


- Cấp nước theo hình thức tập trung với các công trình xử lý nước hoàn
chỉnh. Tổng nhu cầu sử dụng nước toàn thánh phố Lai Châu: 26.000 M3/
Ng.đêm
- Giải pháp cấp nước các giai đoạn:
- Giai đoạn đến năm 2025: Sử dụng các nhà máy nước hiện có, cải tạo nâng
công suất để phục vụ nhu cầu của người dân.
- Giai đoạn đến năm 2035: Lấy nguồn nước mặt từ Giang Ma cấp cho nhà
máy nước Tà Lèeng để xử lý, trạm Nùng Nàng chuyển thành trạm bơm.
- Cụ thể như sau:
- Nhà máy nước Nung Nàng: lấy nước mặt, công suất hiện tại : 2.000
m3/ngđ, giữ nguyên công suất khai thác, khi có nguồn nước mặt từ Giang Ma
thì chuyển thành trạm bơm tăng áp.
- Trạm Quyết Thắng: trước đây là trạm xử lý nước cấp tuy nhiên hiện tại đã
chuyển thành trạm bơm tăng áp nước từ trạm Tà Lèeng đến.
- Nhà máy nước Tà Lèeng: lấy nước mặt, công suất hiện tại : 8.000
m3/ngđ, Cải tạo nâng cấp tăng công suất của nhà máy nước lên 24.000 m3/ngđ
theo từng giai đoạn. Là nhà máy cung cấp nước sạch chính cho toàn đô thị.
4.8.5. Mạng lưới đường ống
- Mạng lưới đường ống bố trí dạng vòng, cụt kết hợp thuận tiện cho việc
phân phối nước đến các điểm tiêu thụ.
- Vật liệu ống cấp nước: sử dụng ống gang, độ sâu đặt ống: Tối thiểu 0,7m,
bố trí hố van tại các điểm nút tính toán.
4.8.6. Cấp nước chữa cháy
- Với số dân là 105.500 người, số đám cháy đồng thời là 3 đám cháy. Lưu
lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bảo ≥15l/s. Tổng lượng nước cần
dung để chữa cháy đồng thời Qch = 45 l/s. Hệ thống nước chữa cháy dung áp
lực lực thấp. Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo
≥10m.
4.8.7. Bảo vệ vệ sinh nguồn nước
- Đối với nguồn nước ngầm: trong khu đất có bán kính 25m tính từ giếng,
Cấm xây dựng; đào hố phân, rác, hố vôi; chăn nuôi, đổ rác. Giếng nước dùng
cho các hộ gia đình phải cách xa nhà xí, nơi chăn nuôi. Đối với các giếng
nước công cộng, phải chọn nơi có nguồn nước tốt, xây thành giếng cao và lát
xung quanh.
- Đối với nguồn nước mặt: trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về
phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, Cấm xây dựng; xả nước thải, nước
nông giang; chăn nuôi; tắm giặt
- Khu vực bảo vệ nhà máy, trạm cấp nước : trong phạm vi 30m kể từ chân
tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảovệ bao quanh khu vực xử

95
lý nước. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui
chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được
chăn nuôi súc vật.
- Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước tối thiểu là 0,5m.
4.8.8. Ước tính kinh phí xây dựng
Bảng ước tính kinh phí đầu tư
Thành tiền
TT Hạng mục Quy mô
(triệu đồng)
1 Công trình đầu mối 111,800
- Cải tạo nâng cấp NMN Nùng Nàng 2.000m3/ngđ 8,600
- Nâng công suất NMN Tà Lèeng 24.000m3/ngđ 103,200
2 Mạng lưới đường ống F110 - F400 590,193
3 Dự phòng 20%(1+2) 140,399
  Tổng cộng 842,391

4.9. Cấp điện


4.9.1. Cơ sở :
- Quy hoạch cấp điện thành phố Lai Châu được lập trên các cơ sở sau:
- Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam
- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu
4.9.2. Dự báo phụ tải điện:
a) Chỉ tiêu cấp điện
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt của thành phố Lai Châu lấy theo tiêu chuẩn đô thị
loại II. Theo quy chuẩn Bộ xây dựng ban hành năm 2008
* Điện sinh hoạt dân dụng : 330 W/ng
* Phụ tải điện công cộng, thương mại dịch vụ : 40% phụ tải điện sinh hoạt
* Phụ tải điện du lịch : 10% phụ tải điện sinh hoạt
* Chiếu sáng đường:
- Đường chính : 1 - 1,2Cd/m2.
- Đường khu vực : 0,8 - 1Cd/m2.
- Đường khu ở : 0,4 – 0,6Cd/m2.
b) Tính toán phụ tải điện

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU CẤP ĐIỆN


HS HS Dân số (người) CÔNG SUẤT (KVA)
STT LOẠI NHU CẦU CHỈ TIÊU ĐỒNG CÔNG
THỜI SUẤT 2025 2035 2025 2035
1 Cấp điện sinh hoạt 330 w/ng 0.80 0.85 75,000 105,500 23294.12 32767.06
%
2 Cấp điện du lịch 10 điện 0.80 0.85     2329.41 3276.71
SH
3 Cấp điện công trình 40 % 0.80 0.85     9317.65 13106.82

96
công cộng, thương điện
mại, Dịch vụ SH
  Tổng             34941.18 49150.59
Tổng nhu cầu cấp
              35,000 50,000
điện cho khu vực
Nhu cầu cấp điện được tính toán theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng 01/2008/QD-BXD
4.9.3. Định hướng cấp điện
a) Nguồn điện:
- Nguồn điện cấp cho thành phố Lai Châu là trạm 110/35/22kV Phong Thổ
công suất 2x16MVA, dự kiến đến giai đoạn 2020 sẽ được thay thế bằng 2 máy
công suất 2x25MVA khi các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu được
đưa vào hoạt động .
- Giai đoạn 2035 nguồn điện cấp cho thành phố Lai Châu là trạm
110/35/22kV Phong Thổ công suất 1x25+1x63MVA.
- Đề xuất sử dụng điện mặt trời (điện mặt trời áp mái) cho các hộ gia đình
sử dụng để giảm tải cho lưới điện.
b) Lưới điện:
- Lưới điện phân phối trung áp đảm bảo điều kiên ổn định nhiết, thỏa mãn
được yêu cầu chuyển đổi điện áp và các tuyến đường dây trung áo được lựa
chọn hạn chế căt qua khu vực dân cư thương mại hoặc công nghiệp.
- Các đường trục có phụ tải lớn kết cấu theo dang lưới kín vận hành hở, các
dây dẫn trên trục đường chính chọn dây ≥ 120mm2. Các trục cấp điện cho khu
vực chọn dây dẫn ≥ 95 mm2, các nhánh rẽ dùng dây ≥ 70 mm2
- Trên các trục đường chính sử dụng cáp ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị.
Lưới điện 35kV
- Chủ yếu cấp điện cho khu vực ngoại thị và một số trạm khách hàng.
- Cải tạo nâng cấp lộ 374 dây dẫn AC - 120
Lưới 22kV
- Xây dựng mới 2 lộ 22kV từ trạm 110kV Phong Thổ đi dọc theo chiều dài
của thị xã để cấp điện.
- Lộ 472 cấp điện dọc trục chính của thị xã sẽ được hạ ngầm.
- Lộ 474 dây dẫn AC – 95
Lưới điện hạ áp.
- Đối với các tuyến 0,4 kV hiện có cần cải tạo lại để đảm bảo chất lượng
điện năng.
- Mạng lưới 0,4 kV xây dựng mới bố trí đi nổi (trong điều kiện kinh tế cho
phép có thể bố trí đi ngầm ).
- Lưới 0,4 kV tổ chức theo mạng hình tia dùng cáp vặn xoắn ABC
- Đường trục : dùng dây ABC (4x70) đến dây ABC (4x120)
- Đường nhánh : dùng dây ABC (4x50) đến dây ABC (4x70)
- Các tuyến đường dây 0,4 KV trục chính không dài quá 400m .
Lưới điện chiếu sáng.
- Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng đường đô thị, chiếu sáng công

97
viên, vườn hoa, chiếu sáng trang trí (trang trí đường phố, cây xanh, thảm cỏ,
trang trí cầu bắc qua sông lớn), chiếu sáng bề mặt các công trình kiến trúc,
tượng đài, đài phun nước (chiếu sáng mỹ thuật, quảng cáo, thông tin, tín hiệu).
- Chiếu sáng đường đô thị gồm: chiếu sáng đường phố, quảng trường dành
cho xe cơ giới, vỉa hè và đường dành cho người đi xe đạp, đi bộ.
- Các vỉa hè đường có mặt cắt ngang nhỏ hơn 5m tổ chức chiếu sáng chung
với chiếu sáng đường, các vỉa hè có mặt cắt ngang lớn hơn 5m phải tổ chức
chiếu sáng riêng.
- Tất cả các loại đường trong đô thị có mặt cắt ngang lòng đường từ 1,5m
trở lên đều được chiếu sáng nhân tạo.
- Các đường dành cho xe cơ giới có mặt cắt ngang lòng đường từ 3,5m trở
lên phải đảm bảo độ chói tối thiểu qui định .
- Chiếu sáng đường giành cho người đi xe đạp, đi bộ, các vỉa hè đường có
mặt cắt ngang lớn hơn 5 m phải đảm bảo độ chói tối thiểu qui định.
- Chiếu sáng công viên, vườn hoa gồm: chiếu sáng cổng ra vào, chiếu sáng
các sân tổ chức các hoạt động ngoài trời, chiếu sáng đường trong công viên,
vườn hoa.
- Chiếu sáng bề mặt các công trình kiến trúc:
- Chiếu sáng trang trí: chỉ áp dụng ở một số trục đường chính, nơi công
cộng như công viên, vườn
c) Trạm phân phối.
- Địa điểm đặt trạm biến áp tốt nhất là ở khu vực trung tâm phụ tải, tại vị trí
khô ráo, an toàn. Ngoài ra, các yếu tố về mỹ quan, giao thông,… cũng được xem
xét để bố trí đặt trạm hợp lý.
- Công suất máy biến áp được tính toán, lựa chọn sao cho có thể đáp ứng
yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, với chất lượng đảm bảo đối với nhu cầu phát triển
của phụ tải khu vực trong thời hạn 5 năm, có tính đến quy hoạch dài hạn tới 10
năm; đồng thời có thể đảm bảo côn g suất sử dụng không dưới 30% vào năm
thứ nhất và không dưới 60% vào năm thứ ba để tránh non tải lâu dài cho máy
biến áp.
- Dùng các gam máy thông dụng 160, 250, 400, 560kVA. Các trạm biến áp
chuyên dùng của khách hàng được đặt vơi công suất theo quy mô của phụ tải.
4.9.4. Ước tính kinh phí xây dựng
Bảng ước tính kinh phí đầu tư
Thành tiền
TT Hạng mục Quy mô
(tỷ đồng)
1 Xây dựng trạm biến áp 22/0.4Kv 37 65
Xây dựng hệ thống cáp điện truyền dẫn,
2 chiếu sáng ngầm, các công trình hạ tầng 354,116
điện liên quan
Tổng cộng 354,181

98
4.10. Định hướng phát triển hệ thống thông tin liên lạc
4.10.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
a) Quan điểm
- Phát triển công trình, hạ tầng thông tin liên lạc bảo đảm nhu cầu theo chiến
lược phát triển theo định hướng chung.
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng
khác. Phát triển viễn thông và internet trong xu thế hội tụ với công nghệ
thông tin và truyền thông.
- Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, độ phủ
rộng khắp, tốc độ và chất lượng cao.
- Phát triển mạng lưới và phát triển dịch vụ gắn kết với phát triển du lịch, phát
triển công nghiệp, phát triển kinh tế ...trên địa bàn Thành phố Lai châu
- Phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu xã
hội
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu
quả.
- Phát huy mọi nguồn lực mở rộng, phát triển hạ tầng thông tin liên lạc.
- Phát triển hệ thống thông tin phải đi đôi với đảm bảo an ninh - quốc phòng,
an ninh thông tin, an toàn mạng lưới và bảo vệ quyền lợi người dân góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
b) Mục tiêu phát triển
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại, an toàn có
dung lượng lớn, tốc độ cao, tín hiệu, thông tin đến từng người dân, góp
phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân.
- Cung cấp các dịch vụ, tín hiệu thông tin liên lạc với chất lượng tốt, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch
vụ ứng dụng thông tin trên cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhằm phát huy
tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
- Phát triển hạ tầng thông tin liên lạc, cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho
các thành phần kinh tế tham gia khai thác dịch vụ thông tin liên lạc.
- Ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân
thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên.
- Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng
dụng viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, đặc biệt là trong việc thúc
đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử trên địa bàn thành phố
Lai Châu

99
4.10.2. Chỉ tiêu và dự báo nhu cầu
a) Chỉ tiêu thông tin liên lạc
Hiện nay chỉ tiêu về hệ thống thông tin liên lạc trong đồ án quy hoạch chưa có
cơ sở để áp dụng cho từng đồ án quy hoạch cụ thể. Nên trong đồ án quy hoạch
này sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Sử dụng chỉ tiêu trong các đồ án tương tự quy mô và tính chất đô thị Lai
Châu
- Tổng hợp số liệu quy hoạch chuyên ngành (Bưu chính, Viễn Thông,
Internet...)
- Dự báo theo kinh nghiệm của các chuyên gia, có điều chỉnh theo tốc độ tăng
trưởng dân số, kết cấu hộ gia đình, tỷ lệ độ tuổi lao động, số các cơ quan, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp, thu nhập bình quân cá nhân, xu hướng tiêu dùng,
hình thức cung ứng dịch vụ...để đưa ra chỉ tiêu chung cho khu vực nghiên
cứu quy hoạch.
- Trên cơ sở đó chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu sau:
Thuê bao di động: 170 thuê bao/ 100 dân
Thuê bao cố định: 30 thuê bao/ 100 dân
Thuê bao internet: 60 thuê bao/ 100 dân
4.10.3. Giải pháp quy hoạch thông tin liên lạc
a) Tổ chức mạng hệ thống theo định hướng sau
Truy nhập vô tuyến
- Sử dụng mạng đa dịch vụ
- Mở rộng mạng thông tin di động
- Phát triển các dịch vụ mạng thông tin di động, công nghệ thông tin thế hệ sau.
- Tiếp tục mở rộng, tận dụng các Host và tổng đài vệ tinh ở những chỗ chưa có
yêu cầu dịch vụ mới. Nâng cấp các tổng đài vệ tinh có giao diện ATM/IP tại
những vùng mạng có nhu cầu dịch vụ mới.
Truy nhập hữu tuyến
- Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng công nghệ truy
nhập cáp quang công nghệ ATM/IP và ADSL.
- Thiết bị truy nhập thuê bao phải có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ:
Dịch vụ thoại, số liệu và thuê kênh riêng tốc độ cao, các loại hình dịch vụ
băng rộng IP và ATM cho thuê bao.
- Các tuyến truyền dẫn quang ở lớp truy nhập được triển khai theo dạng Ring
cáp quang.. Việc nâng cấp mạng truyền tải ở lớp truy nhập diễn ra theo 3 giai
đoạn tương ứng với nầng cấp tuyến trục như sau:

100
+ Giai đoạn 1: nâng cấp các thiết bị truyền dẫn, thêm các modun xử lý tín
hiệu gói vào những điểm có như cầu xen rẽ lưu lượng kiểu gói. Nâng cấp
dung lượng theo phương án tận dụng sợi.
+ Giai đoạn 2: Khi dung lượng lớn như ở trung tâm và nơi tập trung đông
dân cư, sử dụng công nghệ mới để tăng dung lượng khi cần thiết.
+ Giai đoạn 3: sử dụng khả năng mới nhất tại thời điểm đó.
d) Về chuyển mạch
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc Lai Châu theo định hướng chung của
tỉnh Lai Châu. Hệ thống này đồng bộ với hệ thống tỉnh cũng như hệ thống
vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Phát triển mạng chú trọng ứng dụng công nghệ, chất lượng, xây dựng mạng
đồng bộ theo mô hình mạng thế hệ mới (NGN). Khu vực nào còn công nghệ
cũ dần chuyển đổi sang công nghệ mới theo từng giai đoạn.
e) Truyền hình, truyền thanh và dịch vụ khác
- Kết hợp truyền tín hiệu vô tuyến và hữu tuyến.
- Vô tuyến: Hệ thống hiện nay được giữ nguyên, đồng thời nâng cấp và thay
thế thiết bị mới.
- Hữu tuyến: Tín hiệu được các nhà khai thác cung cấp cho các thuê bao dựa
trên hạ tâng dùng chung với các hạ tầng kỹ thuật khác.
f) Bưu chính
Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3 cấp như hiện nay, gồm bưu
cục cấp I, cấp II và cấp III. Giữ nguyên số lượng bưu cục, Các bưu cục được
nâng cấp đầu tư các thiết bị hiện đại, linh động trong việc khai thác nhằm sử
dụng tài nguyên hiệu quả.
g) Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý đô thị (hướng tới đô thị thông
minh)
Trước mắt thành phố Lai Châu chủ động hướng tới ứng dụng công nghệ
cao vào các lĩnh vực như giao thông, y tế, hành chính công... nhằm từng bước
cải thiện hiệu quả công tác quản lý đô thị.
Ví dụ như việc lắp đặt camera giám sát, kết nối với các trung tâm điều
khiển tín hiệu đèn để điều hành hướng giao thông. Ngoài ra, hệ thống camera
còn phục vụ công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm giao thông trên các
tuyến phố chính và quanh khu vực các bến xe, nhà ga.
Trong lĩnh vực hành chính công, hiện nay các thủ tục cơ bản như: Cấp
giấy khai sinh; cấp đổi giấy phép lái xe… cũng đều được thực hiện thông qua
internet. Thay vì phải chờ đợi, xếp hàng tại các bộ phận một cửa như trước đây,
người dân có thể thực hiện kê khai, đăng ký tại nhà, tiết kiệm thời gian, công
sức và chi phí đi lại. Tương tự, lĩnh vực y tế hiện cũng được hưởng lợi rất nhiều
từ ứng dụng CNTT. Bệnh nhân có thể đặt lịch khám qua internet, được hẹn giờ

101
thăm khám…; vừa góp phần giảm tải cho bệnh viện vừa nâng cao chất lượng
dịch vụ, tạo sự hài lòng cho người bệnh.
Ngoài ra còn trong nhiều lĩnh vực khác như xây dựng bản đồ số, thông tin
về các điểm ngập úng, hay các ứng dụng tìm xe buýt, mật độ giao thông.
Các dự án ưu tiên đầu tư và ước tính kinh phí giai đoạn đầu
h) Truyền dẫn
Các tuyến truyền dẫn quang ở lớp truy nhập được triển khai theo dạng
Ring cáp quang. Nâng cấp mạng truyền tải ở lớp truy nhập diễn ra theo 3 giai
đoạn tương ứng như sau:
- Giai đoạn 1: Nâng cấp các thiết bị truyền dẫn, thêm các modul xử lý tín hiệu
vào những điểm có nhu cầu. Nâng cấp dung lượng theo phương án tận dụng
sợi.
- Giai đoạn 2: Khi dung lượng lớn như ở trung tâm và nơi tập trung đông dân
cư, sử dụng công nghệ mới để tăng dung lượng khi cần thiết.
- Giai đoạn 3: Sử dụng khả năng mới nhất tại thời điểm đó.
i) Điểm phục vụ Bưu chính
Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3 cấp như hiện nay, gồm bưu cục
cấp I, cấp II và cấp III. Giữ nguyên số lượng bưu cục. Các bưu cục được nâng
cấp đầu tư các thiết bị hiện đại, linh động trong việc khai thác, có thể khai thác
dịch vụ khác ngoài bưu chính khi điểm dịch vụ hoạt động kém hiệu quả.
4.10.4. Ước tính chi phí thực hiện
Bảng ước tính kinh phí đầu tư
Thành tiền
TT Hạng mục Quy mô
(triệu đồng)
1 Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin liên 236,077
lạc, các công trình đầu mối
  Tổng cộng   236,077
Ghi chú: Kinh phí xây dựng hệ thống thông tin liên lạc được tính toán cụ thể bởi
các nhà khai thác ở bước dự án sau.
4.11. Thoát nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang
4.11.1. Căn cứ thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng QCXDVN
01:2008/BXD.
- Các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan.
4.11.2. Các chỉ tiêu tính toán:
a) Nước thải sinh hoạt: (lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước)
b) Chất thải rắn:
- Đối với khu vực nội thị : 1 kg/người,ngày; chỉ tiêu thu gom 90%

102
- Chất thải rắn công cộng, thương mại dịch vụ : lấy bằng 25% chất thải rắn
sinh hoạt
- sản xuất thủ công nhỏ, tiểu thủ công nghiệp: lấy bằng 8% chất thải rắn
sinh hoạt
- Chất thải rắn du lịch: lấy bằng 10% chất thải rắn sinh hoạt

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU THẢI NƯỚC


LƯU LƯỢNG (M3/
DÂN SỐ (Người) CHỈ TIÊU
Ng.đêm)
TT LOẠI NHU CẦU
(L/Người -
2025 2035 2025 2035
Ng.đêm)
Nước thải sinh
1 150
hoạt 75,000 105,500
11250.00 15825.00
Nước thải công
2 trình công cộng,     8% nước
dịch vụ SH 900.00 1266.00
Nước thải tiểu thủ 8% nước
3    
CN, kho tàng SH 900.00 1266.00
6 Tổng cộng     1 18,
 
3,050 357
7 Tỷ lệ thu gom       90% 90%
Tổng công suất
  xử lý nước thải       19,
cho khu vực 16,000 000
Nhu cầu thải nước lấy bằng nhu cầu cấp nước được tính toán theo quy chuẩn quy
hoạch xây dựng 01/2008/QD-BXD

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU CHẤT THẢI RẮN


DÂN SỐ LƯU LƯỢNG
CHỈ TIÊU
LOẠI NHU (Người) (Tấn/ngày)
TT
CẦU (Kg/người/
2025 2035 2025 2035
ngày)
1 CTR sinh hoạt 75000 105500 1.0 75.00 105.50
CTR công trình
công cộng, dịch 25% CTR
2 vụ     SH 18.75 26.38
3 CTR sản xuất     8% CTR 6.00 8.44
thủ công nhỏ, SH
tiểu thủ công

103
nghiệp
10% CTR
4 CTR du lịch     SH 7.50 10.55
6 Tổng cộng       107.25 150.87
Tổng lượng
  chất thải rắn      
khu vực 130 150
Nhu cầu thải nước lấy bằng nhu cầu cấp nước được tính toán theo quy chuẩn
quy hoạch xây dựng 01/2008/QD-BXD

4.11.3. Giải pháp


a) Thoát nước thải:
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng cho toàn bộ thành phố
- Đối với nước thải sinh hoạt ở các hộ gia đình và công trình công cộng sẽ
được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn trước khi cho xả vào hệ
thống thoát nước chung.
- Nước thải sinh hoạt từ các khu vực sẽ được đưa về 02 nhà máy xử lý nước
thải sinh hoạt của thành phố.
- Tổng công suất của hai nhà máy xử lý nước thải là Q = 19.000 m3/ngày
đêm. Cụ thể như sau
+ Nhà máy xử lý nước thải số 1 Qsh 1 = 9.000 m3/ngày đêm.
+ Nhà máy xử lý nước thải số 2 Qsh 1 = 10.000 m3/ngày đêm.
- Vị trí nhà máy xử lý nước thải số 1 được đặt ở tây bắc của thành phố
- Vị trí nhà máy xử lý nước thải số 2 được đặt ở phía đông nam thành phố
- Nước thải của khu vực ngoại thị (khu vực làng xóm ) sẽ được được xử lý
cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn và được xử lý bằng phương pháp
làm sạch tự nhiên (hồ sinh học)
(Vị trí nhà máy xử lý nước thải được thể hiện trên sơ đồ định hướng thoát nước
thải, quản lý CTR, nghĩa trang)
b) Chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nội thị sẽ được phân loại thành chất thải
rắn vô cơ và hữu cơ, sau đó thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn
của thành phố.
- Chất thải rắn nông thôn : Tại các xã ngoại thành sẽ bố trí các điểm tập
trung trung chuyển chất thải rắn. Chât thải rắn sẽ được thu gom và vận chuyển
đến khu xử lý chất thải rắn của thành phố.
- Chất thải rắn công nghiệp : Chất thải rắn của khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố sẽ được phân loại, thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn
của thành phố và xử lý riêng.
- Chất thải rắn nguy hại: sẽ được thu gom và xử lý riêng tại các công trình
như bệnh viện
- Chất thải rắn được thu gom về nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt và

104
tận dụng nhiệt làm nhiệt điện (được cụ thể hóa ở giai đoạn sau).
c) Nghĩa trang:
- Tiêu chuẩn đất xây dựng nghĩa trang : 0.06 ha/1000 người
- Nhu cầu đất phục vụ cho đất nghĩa trang là : 6,33ha
Diện tích của nghĩa trang thành phố hiện tại là 20,7ha, do đó đủ đáp ứng
nhu cầu hiện tại và tương lai.
Các nghĩa trang hiện tại trong nội thị thành phố sẽ đóng cửa, chuyển toàn
bộ ra nghĩa trang chung của thành phố.
Nghĩa trang của Thành phố tương lai sẽ được quy hoạch riêng, sử dụng
các biện pháp để tránh ô nhiễm môi trường.
Xây dựng lò thiêu tại khu vực nghĩa trang.
4.11.4. Ước tính kinh phí xây dựng
Bảng ước tính kinh phí đầu tư
Thành tiền
TT Hạng mục Quy mô
(triệu đồng)
1 Công trình đầu mối 133,000
- Xây dựng TXL số 1 9.000m3/ngđ 63,000
- Xây dựng TXL số 2 10.000m3/ngđ 70,000
2 Mạng lưới đường ống 590,193
Tổng cộng   723,193
4.12. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình quy hoạch:
4.12.1. Mục tiêu và tiêu chí môi trường:
a) Mục tiêu tổng quát
- Kiểm soát ô nhiễm các khu vực phát triển
- Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, xử lý triệt để chất thải rắn, lỏng, khí
- Đảm bảo chất lượng không khí trong lành
- Cải thiện chất lượng nguồn nước
- Cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất
- Giảm thiểu tai biến môi trường, hạn chế thiên tai lũ lụt
- Bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ rừng, các thảm thực vật, bảo vệ phát
triển các hệ sinh thái tự nhiên.
- Đảm bảo các điều kiện xã hội tại các khu nghèo đô thị, khu tái định cư,
vùng ven đô
b) Các tiêu chí
- Chất lượng nước : Xử lý triệt để nước thải sinh hoạt tại đô thị, điểm dân

- Chất lượng không khí: Xử lý triệt để khí thải các khu công nghiệp, đảm
bảo chất lượng không khí tại đô thị, điểm dân cư .
- + Chất lượng đất: Đảm bảo chất lượng đất canh tác

105
- + Chất thải rắn: 100% tổng lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom và
xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi
năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
- + Tai biến môi trường, lũ lụt: Đảm bảo các khu vực trên địa bàn thành
phố không ngập úng.
- + Xã hội: Cung cấp đầy đủ hạ tầng xã hội như nhà ở, dịch vụ, thông tin,
giáo dục, chăm sóc y tế, việc làm... cho 100% người dân đô thị, KCN,
90% cho người dân nông thôn.
4.12.2. Đánh giá tác động của phương án chọn
a) Tác động của các phương án chọn đất và hướng phát triển đô thị
Do định hướng phát triển đất đô thị của thành phố Lai Châu dựa vào việc
chuyển đổi đất trang trại, nông nghiệp ở phía Tây Bắc và Đông Nam, nên diện
tích đất canh tác nông nghiệp sẽ bị giảm xuống. Ảnh hưởng tới mặt kinh tế xã
hội có thể thấy ngay được là việc làm cho lực lượng sản xuất nông nghiệp dôi
dư. Về sản lượng lương thực ở khu vực này không lớn do đó không ảnh hưởng
nhiều về an ninh lương thực.
Các giải pháp để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực trên được đề ra như sau:
- Tăng cường công tác áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất nông
nghiệp, nâng cao năng suất.
- Chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ
b) Tác động của quy hoạch phát triển không gian đô thị
* Tác động của các khu ở đô thị và các khu trung tâm
- Phát triển mở rộng Thành phố mà chủ yếu là về phía Tây Bắc và Đông
Nam sẽ sử dụng chủ yếu tài nguyên đất để xây dựng đô thị trong đó phần lớn là
chuyển đổi từ đất trang trại, nông nghiệp, điều này ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp trong khu vực.
Mặc dù đô thị cũng đã đưa ra các giải pháp xây dựng các trạm xử lý nước
thải tập trung để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp nhằm giải quyết vấn
đề ô nhiễm nước trong tương lai và xây dựng khu xử lý chất thải rắn để đảm bảo
xử lý khối lượng chất thải rắn phát sinh trong lâu dài cho đô thị nhưng với quy
mô dân số đến năm 2035 là 105.500 người nếu không kiểm soát ô nhiễm tại các
khu ở đô thị thì khu vực này có thể dẫn đến suy giảm môi trường do gia tăng
nhanh dân số đô thị và các hoạt động dịch vụ thương mại, phát sinh chất thải
Các loại môi trường tự nhiên có thể bị ô nhiễm là:
- Ô nhiễm do nước thải đô thị có thể ảnh hưởng đến các nguồn nước
mặt của thành phố
- Ô nhiễm do chất thải rắn đô thị làm suy giảm chất lượng môi
trường sống trong các khu dân cư.
- Ô nhiễm không khí-tiếng ồn từ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng,
dân sinh và giao thông.
Ngoài ra việc phát triển xây dựng đô thị sẽ làm giảm đất sản xuất nông
nghiệp và các hệ sinh thái do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Đô thị hoá làm thay đổi lối sống, nghề nghiệp, tăng thu nhập cho

106
người dân.
- Ô nhiễm tiếng ồn và bụi, tai nạn do hoạt động giao thông; ô nhiễm
do đất cát bùn thải... từ hoạt động xây dựng.
* Các tác động do phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
Một số tác động tiêu cực không tránh khỏi khi xây dựng hệ thống hạ tầng,
bao gồm:
- Việc phát triển giao thông đô thị không tránh khỏi những vấn đề ô
nhiễm môi trường do gia tăng lưu lượng của các phương tiện giao thông gây
nên.
- Quá trình đào xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ làm thay đổi lớp đất
bề mặt.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là việc san lấp mặt bằng làm thay đổi
địa hình dẫn đến thay đổi thuỷ văn nước mặt và nước ngầm tại các khu vực
trong thành phố.
- Nếu không kiểm soát có thể ô nhiễm nước từ bãi chôn lấp, bùn thải của
nhà máy xử lý nước, hệ thống thoát nước tự nhiên... hoặc khí mêtan tạo thành từ
việc phân huỷ các chất hữu cơ
- Có thể xuất hiện xung đột về sử dụng đất do xây dựng hạ tầng, xung đột
về tài nguyên nước tại nguồn nước cấp, xung đột xã hội tại các khu vực xử lý
chất thải rắn.
Tổng hợp đối tượng môi trường và quy mô chịu tác động
Quy mô chịu tác động
Giai đoạn xây dựng Giai đoạn hoạt động
Đối tượng chịu tác động
Mức Phạm Thời Mức Phạm Thời
độ vi gian độ vi gian
Các yếu tố vi khí hậu - Cục Ngắn - Cục bộ Ngắn
bộ
Chế độ thủy văn - Cục Ngắn - Rộng Dài
bộ
Môi trường không khí - Cục Ngắn -- Rộng Ngắn
bộ
Môi trường nước mặt - Cục Ngắn -- Rộng Ngắn
bộ
Nước ngầm - Cục Ngắn -- Cục bộ Dài
bộ
Môi trường đất - Cục Ngắn -- Cục bộ Dài
bộ
Hệ sinh thái trên cạn - Cục Ngắn -- Cục bộ Ngắn
bộ
Hệ sinh thái dưới nước - Cục Ngắn -- Cục bộ Ngắn
bộ
Tai biến môi trường -- Rộng Dài
Cảnh quan, di sản thiên nhiên, di tích - Cục Ngắn + Cục bộ Dài

107
văn hóa – lịch sử bộ
Phát triển kinh tế - xã hội ++ Rộng Dài
Đời sống dân cư - Cục Ngắn + Rộng Dài
bộ
Việc làm + Cục Ngắn + Rộng Dài
bộ
Văn hóa, giáo dục - Cục Ngắn + Rộng Dài
bộ
Sức khỏe cộng đồng -- Cục Ngắn - Cục bộ Dài
bộ
Ghi chú:
- Tác tiêu cực nhẹ.
-- Tác tiêu cực mạnh
--- Tác động tiêu cực rất mạnh
( O ) Không có tác động
+ Tác động tích cực nhẹ
++ Tác động tích cực mạnh
+++ Tác động tích cực rất mạnh
4.12.3. Dự báo và xu hướng môi trường phương án chọn
a) Môi trường kinh tế, văn hóa và xã hội
Việc quy hoạch chung thành phố Lai Châu sẽ có tác động tích cực đến mỹ
quan đô thị, cải thiện hệ thống giao thông, cấp thoát nước và điện chiếu sáng đô
thị… Cùng với phát triển hạ tầng kỹ thuật là sự hình thành các công trình hạ
tầng xã hội như các công trình dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí, các trung
tâm y tế giáo dục... nhưng bên cạnh đó việc quy hoạch sẽ ảnh hưởng lớn đến
nhiều hộ dân cư ở khu vực này. Tuy nhiên với sự phát triển của các trung tâm
thương mại, các công trình dịch vụ công cộng, công nghiệp... sẽ thu hút nhiều
lao động có trí thức và tay nghề dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng có trình độ cao, làm tăng thu nhập bình quân đầu người. Về mặt môi
trường sẽ được cải thiện rất đáng kể khi các dự án cơ sở hạ tầng được xây dựng.
b) Môi trường đất
Đến năm 2035 cùng với sự phát triển du lịch, đô thị sẽ tạo ra một số tác
động xấu đến môi trường đất của khu vực:
- Một phần không nhỏ nước thải, rác, khí thải, chất hóa học, chuyển tải
xăng dầu, hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện sịnh hoạt của dân cư ... sẽ
làm môi trường đất bị ô nhiễm.
- Đất nông nghiệp sẽ giảm đáng kể do chuyển qua đất chuyên dùng và xây
dựng cơ bản như: Giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, xây dựng… đó là chưa kể
đến một số lượng diện tích mất khả năng canh tác do thiếu nguồn nước.
- Trong thi công các công trình giao thông, xây dựng nhà ở, công trình
công cộng… thì việc san ủi sẽ phải diễn ra với một diện tích khá rộng cùng một
khối lượng lớn đất cần di chuyển. Tất cả những công việc này có thể làm cho

108
môi trường đất thay đổi.
- Nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con
người nếu không qua xử lý có thể ngấm trực tiếp xuống đất cũng là một trong
những nguyên nhân gây cho đất bị ô nhiễm.
- Mật độ dân cư cao do đô thị hóa cũng là nguyên nhân làm cho môi trường
đất bị thu hẹp và bị bê tông hóa.
Ngoài tác động tiêu cực, thì cũng có nhiều tác động tích cực được mang
lại như: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ làm gia tăng giá trị sử dụng
đất, gia tăng việc làm trong các ngành dịch vụ, tăng thu nhập cải thiện đời sống
kinh tế người dân và giúp cho họ có nhiều cơ hội hơn trong việc cải thiện điều
kiện nhà ở.
Như vậy, việc quy hoạch chung thành phố Lai Châu không những đẩy
mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, tạo được không gian cảnh quan đẹp, mà còn thúc
đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn thi công sẽ có một số tác động
xấu tới môi trường đất như: mất đất, thay đổi cơ cấu và chất lượng đất, xói mòn
và ô nhiễm đất bởi các loại chất thải sinh hoạt và phế thải xây dựng… nhưng
những tác động đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đất trong khu vực này có
giá trị kinh tế không lớn nên việc thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ mang lại
hiệu quả cao hơn.
c) Môi trường nước
Tác động lớn nhất đến môi trường nước trong quá trình phát triển thành
phố Lai Châu chính là làm gia tăng một khối lượng lớn nước sạch sinh hoạt
được tiêu hàng ngày và kéo theo tương ứng là lượng nước thải cần phải được xử
lý từ các hoạt động của đô thị...
Các hoạt động của quá trình xây dựng các công trình giao thông diễn ra
trên một phạm vi rộng sẽ có tác động tới môi trường nước như làm thay đổi mặt
đệm tự nhiên của những nơi tuyến đường mới sẽ được xây dựng (thay đổi lớp
che phủ, thay đổi hệ số thấm) dẫn tới sự thay đổi quá trình hình thành dòng chảy
mặt cũng như thay đổi chế độ bổ cập nước ngầm trong khu vực.
Theo phương án quy hoạch thì giai đoạn từ nay đến năm 2035 sẽ xây
dựng 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt xử lý được toàn bộ khối lượng nước thải
của thành phố, đảm bảo giữ sạch nguồn nước.
d) Môi trường không khí - tiếng ồn
Việc phát triển hệ thống giao thông đô thị không tránh khỏi những vấn đề
ô nhiễm do gia tăng số lượng và lưu lượng phương tiện giao thông gây nên nhất
là trên các tuyến đường chính.
Theo thiết kế sẽ có các dải cây xanh phân cách tại trục tuyến lớn sẽ có tác
động tích cực đối với môi trường, đó là giảm thiểu ô nhiễm khí thải, tiếng ồn
giao thông .
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các khu vực trên địa bàn thành phố
cần áp dụng các biện pháp sau:
- Nâng cấp, cải tạo đường sá sao cho đường rộng thoáng, đảm bảo không
gây hiện tượng ùn tắc giao thông, không có chất ô nhiễm dễ khuếch tán.

109
- Đường phố có vỉa hè rộng tạo khoảng cách cần thiết từ mặt nhà tới luồng
xe chạy.
- Mặt đường phải được rải bê tông nhựa, thường xuyên được dọn sạch và
tưới nước để hạn chế bụi.
- Bắt buộc các xe vận chuyển đất cát, vật liệu xây dựng và những vật liệu,
phế liệu dễ gây bụi phải có bạt che chắn khi tham gia giao thông và hạn
chế đi vào khu vực trung tâm.
- Xe ô tô trước khi vào thành phố cần được rửa sạch để không mang theo
đất cát từ ngoài vào thành phố.
- Dọc theo các đường phố đều trồng các dải cây xanh, xây dựng các khu
công viên, vườn hoa. Cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ mặt
trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn.
- Cần nghiêm cấm không cho lưu hành những xe quá cũ, quá thời hạn sử
dụng, gây tiếng ồn lớn và xả khí thải ô nhiễm.
e) Quản lý chất thải rắn
Về cơ bản, sau khi thực hiện quy hoạch thì các nguồn phát sinh chất thải
rắn trong khu vực nghiên cứu không thay đổi. Các chất thải rắn phát sinh bao
gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế. Tuy
nhiên, thành phần, tính chất và khối lượng các loại chất thải đều có sự thay đổi.
* Tác động do phát triển dân số
Dự báo đến năm 2035 dân số thị trấn sẽ là 105.500 người. Theo dự báo,
phát sinh chất thải rắn là 150 tấn. Ngoài chất thải rắn sinh hoạt, cần phải kể đến
lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, xây dựng công trình công cộng…cũng tạo ra một khối lượng lớn
chất thải rắn xây dựng. Tuy nhiên nguồn phát sinh chỉ mang tính chất tạm thời
và sẽ chấm dứt khi dự án kết thúc nhưng chúng cũng có thể gây tác động xấu
đến môi trường như làm tăng nồng độ bụi trong không khí, gây cản trở giao
thông và mất mỹ quan trong đô thị nếu không được tổ chức thu gom triệt để.
* Vấn đề xử lý chất thải rắn
Khu xử lý chất thải rắn của thành phố được đầu tư xây dựng với công
suất 150 tấn /ngày và được xây dựng tại khu vực bãi chôn lấp CTR hiện tại,
nằm phía Tây nam thành phố. Diện tích khu xử lý chất thải rắn là 4 ha.
f) Đa dạng sinh học:
Việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố , phát triển không gian và hạ
tầng đô thị có thể tạo ra một số tác động bất lợi sau đến hệ sinh thái khu vực như:
+ Các loại chất thải nếu không được xử lý có thể gây ô nhiễm hệ thống
sông, hồ và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trong đó.
+ Đối với thuỷ vực dạng sông, suối, hồ khả năng bị phì dinh dưỡng là có
thể xẩy ra. Với loại hình thuỷ vực bị phì dinh dưỡng, hiện tượng nở hoa thực vật
nổi (algal bloom), đặc biệt là nhóm tảo lam (Cyanophyta) như Microcystis spp,
Spirullina spp… thường xẩy ra ở các hồ điều hoà sẽ gây mùi khó chịu cho dân
cư xung quanh, đồng thời sẽ làm chết tôm, cá và các nhóm thuỷ sinh vật khác.
Bên cạnh đó quy hoạch sẽ có nhiều tác động tốt đến môi trường sinh thái

110
như: trong tương lai thành phố sẽ là khu vực có cảnh quan hết sức đặc biệt. Với
hệ thống mặt nước khá nhiều, hệ thống các điểm nhấn không gian cảnh quan đô
thị bao gồm một số vị trí có tầm bao quát không gian lớn, có điểm nhìn đẹp … gắn
liền với hệ thống cây xanh đã cho thấy nơi đây sẽ là một đô thị hấp dẫn làm việc,
hoạt động kinh doanh và ở.
Nhìn chung, quy hoạch chung thành phố Lai Châu sẽ có tác động tích cực
đến nền kinh tế, xã hội của địa phương và là động lực quan trọng thúc đẩy cải thiện
chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tạo ra tiền đề cho việc thay đổi diện mạo,
kiến trúc cảnh quan đô thị.
4.12.4. Giải pháp bảo vệ môi trường:
- Về mùa khô, các kênh mưa thoát nước trong đô thị có lưu lượng nhỏ nên
bắt buộc phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho nước thải dẫn về trạm xử lý.
- Bảo vệ và mở rộng các khu vực mặt nước hiện có, thường xuyên cải tạo
và bảo vệ khỏi nguy cơ ô nhiễm do chất thải đô thị. Giảm nhẹ tác động lũ lụt,
phòng ngừa sự cố và bảo vệ sinh thái.
- Tăng cường mật độ cây xanh ở những nơi còn đất trống để đạt diện tích
cây xanh lớn nhất trong đô thị: Tổ chức không gian cây xanh và các không gian
mở trong đô thị, tổ chức không gian cây xanh đường phố, khu nhà ở, các vườn
hoa nhỏ, công viên, vườn ươm cây, hoa...
- Việc cải thiện vi khí hậu trong đô thị gắn liền với công tác trồng và bảo
vệ rừng trên phạm vi toàn tỉnh. Vì vậy tỉnh cần xây dựng và thực hiện chương
trình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm cải thiện khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất,
nước, sinh vật.
- Địa phương cần xây dựng quy hoạch tổng thể về khai thác và bảo vệ tài
nguyên, môi trường nhằm khai thác hợp lý tài nguyên nước, đất... bảo vệ các hệ
sinh thái đặc trưng như khu vực sông, suối, khu vực rừng....
5. DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI
ĐOẠN ĐẾN 2025
5.1. Cơ sở đề xuất các chương trình dự án ưu tiên
- Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố, dựa trên
các tiềm năng và bối cảnh phát triển
- Các chiến lược ưu tiên phát triển đô thị gồm: Ưu tiên phát triển khu vực
phía Đông Nam thành phố, tập trung thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, phát
triển du lịch, phát triển đô thị, các dự án tạo động lực cho phát triển kinh tế của
thành phố.
- Các giải pháp cụ thể về không gian, đất đai và HTKT đô thị
- Các quy hoạch, kế hoạch của Tỉnh và Quốc gia đã được xác định và phê duyệt
- Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý phát triển đô thị gồm quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý, quy định…
- Chương trình xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, gắn
với cải tạo cảnh quan đô thị, cải tạo môi trường đô thị.

111
- Hoàn thiện các dự án đang triển khai dở dang;
5.2. Các chương trình dự án ưu tiên
a) Dự án sử dụng ngồn vốn ngân sách
(1) Mở rộng tuyến đường Đặng Văn Ngữ và các tuyến đường chính của đô thị
tại khu vực phía Đông Nam với quy mô mặt cắt 40-58m chiều dài tuyến
khoảng 5km.
(2) Sân vận động + Nhà thi đấu đa năng của tỉnh với quy mô khoảng 13,06ha
(3) Phát triển bản du lịch Nùng Nàng, Sùng Phài;
(4) Xây dựng cảnh quan các tuyến suối, hồ và các công viên chuyên đề.
(5) Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải thành phố
quy mô 2 trạm xử lí phía Tây Bắc và Đông Nam khoảng 4,77ha.
(6) Cải tạo chỉnh trang các khu vực đô thị cũ.
(7) Xây dựng Nhà máy xử lý rác thải với quy mỗ bãi rác khoảng 3,4ha
(8) Xây dựng nhà tang lễ.
(9) Xây dựng bổ sung các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đô thị (Trường
học, trạm y tế...)
b) Dự án sử dụng ngồn vốn xã hội hóa
(10) Hoàn thiện chùa Linh Ứng;
(11) Các dự án khu đô thị, khu dân cư khu vực phía Đông Nam.
6. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
Nhằm phát triển thành phố Lai Châu theo các định hướng quy hoạch đề ra
và phát triển bền vững, cần thực hiện các chiến lược cụ thể như sau:
(1) Chiến lược về tổ chức lễ hội du lịch;
(2) Chiến lược về bảo vệ môi trường;
(3) Chiến lược về quản trị đô thị thông minh;

6.1. Chiến lược 1: Tổ chức lễ hội thu hút du lịch (Ngày hội Lai Châu)
a) Mục đích
- Thu hút khách du lịch;
- Tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa phương;
- Tạo sức hút, nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị, thu hút đầu tư.

112
b) Hình thức tổ chức
Tổ chức sự kiện thường niên hàng năm, quy mô lớn thu hút khách du lịch
trong nước và quốc tế. (Thời gian phù hợp vào mùa xuân hoặc mùa thu). Tham
khảo mô hình tổ chức lễ hội của các tỉnh: Lễ hội Hoa Ban – Điện Biên; Lễ hội
Thành Tuyên – Tuyên Quang; Carnaval – Lễ hội đường phố Hạ Long; Lễ Hội
pháo Hoa Quốc tế - Đà Nẵng...
c) Nội dung
Kết hợp giữa tính độc đáo của lễ
hội truyền thống địa phương: Lễ hội
Gàu Tào; Hội Đền Lê Lợi; Lễ hội
văn hóa Động Tiên Sơn; Lễ hội
Nàng Han; ngày hội Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Lai Châu; Lễ hội té
nước Khổng Lào - Phong Thổ...;
Các hoạt động văn hóa truyền
thống: Ném còn, chợ tình, té nước,
chọi trâu, múa khèn… và các yếu tố
mới lạ hiện đại: Bắn pháo hoa; Tổ
chức thi hoa hậu; Lễ hội đường
phố; Rước đèn; Leo núi; Chạy
Maraton; Vẽ tranh; Liên hoan
phim…

6.2. Chiến lược 2: Bảo vệ môi trường


a) Mục đích
- Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của người dân thành phố để
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
- Tạo môi trường sống tốt thu hút người dân đến sinh sống và làm việc.
b) Nội dung thực hiện
Triển khai thực hiện chiến lược về bảo vệ môi trường theo mô hình 3R
(3T). 3R là viết tắt của các chữ:
- Reduce (tiết giảm) là việc giảm lượng chất thải phát sinh bằng việc thay
đổi lối sống, cách tiêu dùng, cải tiến quy trình sản xuất…
- Reuse (tái sử dụng) là việc sử dụng lại sản phẩm
- Recycle (tái chế) là sử dụng rác thải, vật liệu thải để làm ra các vật chất,
sản phẩm mới có ích.
Lợi ích của 3R Kết quả thực hiện 3R ở nhiều nước trên thế giới đã cho
thấy đây là một giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả và mang lại những lợi ích
lớn về kinh tế, xã hội

113
c) Các hành động
- Tuyền truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường
- Tiến hành các chiến dịch về thu gom rác thải, làm sạch môi trường
- Phát động ngày hội tái chế
- Tổ chức thu gom, phân loại rác
- Tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon…

6.3. Chiến lược 3: Quản trị đô thị - Đô thị thông minh


a) Mục đích
- Quản trị đô thị một cách hiệu quả, công khai, minh bạch;
- Người dân được tham gia quản trị đô thị và đóng góp ý kiến xây dựng
thành phố.
- Các vấn đề bất cập được cập nhật thường xuyên. Tiết kiệm thời gian,
nhân sự quản trị đô thị và ít xảy ra các bức xúc trong xã hội không được
giải quyết kịp thời.
b) Nội dung thực hiện
Ứng dụng khoa học công nghệ, tin học trong việc quản lý quy hoạch và quản
lý đầu tư phát triển đô thị theo các mô hình dưới đây:

114
c) Các hành động
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý, phát triển đô thị
- Xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu, thiết bị phục vụ phát triển đô thị thông
minh
- Xây dựng đội ngũ cán bộ sử dụng công nghệ để quản lý
- Xây dựng chính quyền điện tử
7. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
7.1. Về vốn đầu tư
- Vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và tỉnh) dành chủ yếu
cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Ngân sách thành phố ưu
tiên cho đầu tư giải quyết các vấn đề cấp bách, chỉnh trang đô thị...

115
Giải pháp: Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện quy chế đấu
giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng,
các khu đô thị mới, khu công nghiệp...Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ
sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Rà soát thu hồi các khu đất
không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.
- Vốn ngoài nhà nước: Tăng cường thu hút vận động các nguồn vốn từ
nhân dân, các doanh nghiệp cho phát triển kinh doanh, dự án dân doanh nhỏ và
vừa, xã hội hóa đầu tư phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thể
thao...; Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài
nước đầu tư trực tiếp vào các dự án lớn, các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ
cao hoặc sử dụng nhiều lao động.
Giải pháp: Đa dạng hóa các hình thức công cụ huy động vốn như huy
động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...có mức lãi suất thích hợp và bảo
hiểm tiển gửi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trực tiếp.
- Vốn ưu đãi nước ngoài: Huy động ODA đầu tư cho các công trình hạ
tầng đô thị lớn thuộc các lĩnh vực giao thông, môi trường, cấp, thoát, xử lý nước
thải, rác thải...trong đó quan tâm đến các nhà tài trợ lớn cho Việt Nam như WB,
ADB, JICA, AFD,...tranh thủ các dự án NGO để đầu tư cơ sơ hạ tầng và hỗ trợ
kỹ thuật cho nông dân, người nghèo.
Giải pháp: Xây dựng danh mục các dự án và lộ trình vận động rõ ràng
trên cơ sở bám sát các chương trình, dự án của các tổ chức tài chính quốc tế, các
nhà tài trợ.
7.2. Về phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành
phố. Lập kết hoạch, hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tọa mới và đào
tạo lại đội ngũ doanh nhân, quản trị doanh nghiệp. Có chính sách thỏa đáng
nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân
lành nghề, các nghệ nhân. Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo có uy
tín trong và ngoài tỉnh để đạo tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các
doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tọa
và liên kết đào tạo. Xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp với điều kiện và yêu
cầu thực tế. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục – đào tạo, huy động mọi
nguồn lực trong xá hội để phát triển giáo dục – đào tạo.
7.3. Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường
Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung đầu tư cải tiến công
nghiệp sản xuất. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá
về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đào tạo lại đội ngũ các bộ khoa
học trong lĩnh vực công nghệ, quản trị kinh doanh , bảo vệ môi trường. Liên kết
với các viện nghiên cứu, các trường địa học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình
nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.
7.4. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách: trọng tâm là cải cách thủ tục
hành chính hoàn thiện và giám sát việc thực hiện bộ thủ tục hành chính áp dụng

116
cấp thành phố xã, phường, tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch,
kế hoạch.
7.5. Lao động, việc làm và các chính sách xã hội
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về đào
tạo, lao động, việc làm, các chính sách và biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế
và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Nghiên cứu, xây dựng, ban
hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển mạng lưới dạy
nghề cho người lao động, nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội như: chăm sóc người có công, bảo trợ xã
hội, phòng, chống tệ nạn xã hội... theo hướng xã hội hoá.
7.6. Phát triển kinh tế đối ngoại
Mở rộng hợp tác, liên kết kinh tế với các vùng trung du và miền núi bắc
bộ, các vùng kinh tế trọng điểm, mở rộng hợp tác với huyện Vân Nam (Trung
Quốc). Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Hợp
tác về trao đổi thông tin và xú tiên thương mại, tổ chức hội chợ và triển lãm.
Khai thông thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tinh
chủ động với tiên trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tạo môi trường thông
thoáng để thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài.
8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1. Kết luận:
Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lai
Châu và vùng phụ cận đến năm 2035 được nghiên cứu lập theo các quy định
hiện hành và bám sát nhiệm vụ đồ án đã được phê duyệt.
Các giải pháp, phương án đề xuất bám sát thực trạng điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của thành phố Lai Châu.
Đồ án đã được lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia, của cộng đồng
dân cư và được cộng đồng dân cư thống nhất cao.
8.2. Kiến nghị:
Kính đề nghị Sở Xây dựng thẩm định, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt
đồ án để làm cơ sở và tạo động lực phát triển kinh tế cho thành phố.

117

You might also like