Lâm Đồng - HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Chuyên đề:

TUYÊN TRUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC

Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu kilomet vuông, có 9 nước tiếp giáp
với biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia,
Singapo, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Là khu vực có
tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương và các cường quốc trên thế giới.
- Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á. Đây được
coi là tuyến dường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới sau Địa Trung
Hải.
+ Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó
có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ
30.000 tấn trở lên.
+ Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên
thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung
Quốc. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45%
khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Dông.
Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của
Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.
- Về tài nguyên: Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên
nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung
quanh, đặc biệt là thuỷ sản; và dầu khí, Biển Đông được coi là một trong năm bồn
trũng chứa dầu khí lớn của thế giới.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính
trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ
biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc
gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong 63 tỉnh, thành phố
của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các
tỉnh, thành ven biển.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện
tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng
3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân
bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như
một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo
ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển
để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam.
1
Cũng theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
các quốc gia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường
cơ sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có
chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới
350 hải lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên.
Biển Đông nằm trong tuyến phòng thủ hướng Đông của Việt Nam. Các đảo
và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
chính là mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia. Không chỉ có ý nghĩa trong việc
kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ
chiến lược quan trọng. Biển đảo, thềm lục địa hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều
lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến liên hoàn bảo vệ Tổ quốc từ hướng đông.
* Quần đảo Hoàng Sa.
- Gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, trên vùng biển có diện tích
khoảng 30.000 km2 (Cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 hải lý,
cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi
của quần đảo khoảng 8 km2.
- Dưới thời Pháp thuộc nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và
thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp thua trận ở Điện
Biên Phủ, buộc phải ký hiệp định Genevơ, trong đó trao trả lại toàn bộ cho Việt
Nam, trong đó có 2 QĐ TS, HS, và Trung Quốc cũng là 1 bên ký hiệp định.
- Tháng 4/1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ nhóm đảo
phía Đông quần đảo (do VNCH quản lý). Tháng 01/1974 Trung Quốc đưa quân
đội đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo. Và thực hiện chiếm đóng trái phép
cho đến ngày nay
* Quần đảo Trường Sa.
- Nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo
Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển Malaixia, Brunây và
Inđônêxia.
- Từ trung tâm quần đảo Trường Sa cách đảo Hải Nam (Trung Quốc)
khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh (Khánh
Hòa) 243 hải lý, cách Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 440 hải lý.
- Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi đá, san hô với diện
tích vùng biển rộng khoảng 410.000km2.
* Cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước thế kỷ 17, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là các hòn đảo vô chủ.
Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm
cả Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung một tên
nôm là “Bãi cát Vàng”
2
Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất
quản lý liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay từ nửa đầu Thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn nước ta đã tổ chức “Đội
Hoàng Sa” (Đội Cát Vàng), lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng
Ngãi nay là tỉnh Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa của các tàu
bị đắm, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp triều đình, đồng thời đo vẽ,
trồng cấy và dựng mốc trên đảo. Lúc bấy giờ, địa danh quần đảo Hoàng Sa liền
một giải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
Đến nửa đầu Thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” lấy
người thôn Tư Chính, xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận nay là tỉnh Bình Thuận,
cấp giấy phép ra đảo Trường Sa làm nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt động
của nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại không chỉ trong tài liệu
lịch sử của nhiều tác giả trong nước như “Toàn tập Thiên nam tứ chi lộ đồ thư” của
Đỗ Bá tự Công Đạo (1686) hay “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn ( 1776) mà
còn được người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến sinh sống làm ăn tại Việt Nam.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã có nhiều hoạt động củng cố
chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách là người thừa kế
danh nghĩa chủ quyền của triều đình phong kiến Việt Nam. Từ năm 1925 và 1927,
Pháp đã tổ chức duy trì tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa. Trong các năm 1930-
1933, Pháp đã đưa quân đội ra đóng ở Trường Sa.
Năm 1938, Pháp đã dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa, trên bia có dòng chữ
tiếng Pháp dịch là: “Cộng hòa Pháp, Đế chế An Nam, quần đảo Hoàng Sa năm
1816 - 1938”. Trong đó, năm 1816 là năm vua Gia Long xác lập chủ quyền trên
quần đảo Hoàng Sa và năm 1938 là năm dựng bia.
Ngày 14/10/1950, Pháp chính thức chuyển giao lại việc quản lý Hoàng Sa
cho chính phủ Bảo Đại. Tại Hội nghị quốc tế về Hiệp ước hòa bình San Francisco
(năm 1951). Ngoại trưởng Chính phủ Bảo Đại, ông Trần Văn Hữu đã khẳng định
chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
đại biểu của Trung Quốc và các nước tham dự không phản đối và không có ý kiến
Tiếp đó, Việt Nam Cộng hoà cho đóng quân trên hai quần đảo, đảm nhiệm
việc quản lý hai quần đảo theo đúng Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam trao
cho quản lý tạm thời nửa nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi
thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do.
Tháng 4/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong khi chưa kịp triển
khai đưa lực lượng ra thay thế quân Pháp, Trung Quốc đã bí mật đưa lực lượng ra
chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 01/1974, Trung Quốc dùng lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm đảo
phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trước sự kiện này, Chính phủ Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
Sau khi giải phóng Miền Nam (tháng 4/1975), Chính phủ Cách mạng lâm
3
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo do quân đội ngụy quyền
Sài Gòn đóng giữ, tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ năm 1976 đến nay, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo, Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng
liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
Thực tiễn lịch sử chứng minh Việt Nam là quốc gia đầu tiên chiếm hữu thật
sự hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất từ thế kỷ 17 khi nó chưa thuộc chủ
quyền của bất kỳ quốc gia nào và Nhà nước Việt Nam thực hiện thật sự chủ quyền
của mình một cách liên tục, hoà bình cho đến khi nó bị nước ngoài dùng vũ lực
xâm chiếm.
Bên cạnh các văn bản liên quan đến quá trình khai phá, xác lập và thực thi
chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, còn có các bản
đồ của Phương Tây, của Việt Nam và đặc biệt cả bản đồ do Trung Quốc vẽ cũng
xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đặc biệt là Hoàng Triều Trực
Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ, là bản đồ hành chính đầu tiên của Trung Quốc do nhà
Thanh vẽ và xuất bản năm 1904, trên bản đồ này điểm cực nam của Trung Quốc
cũng chỉ giới hạn tới đảo Hải Nam. Điều đó chỉ ra rằng Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam và được thể hiện rõ ràng trên các bản đồ của chính Trung Quốc.
Như vậy, lịch sử xa xưa cho tới nay và mãi mãi về sau hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa là chủ quyền thiêng liêng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ về lịch sử, pháp lý và thực tế để khẳng định điều đó.
Báo các các các thầy cô giáo và các em học sinh!
Tình hình biển đảo đang hàng ngày, hàng giờ với những con sóng ngầm,
sóng lừng và ngày một nóng lên (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) khi mà hiện
nay mỗi nước đều có sự can dự vào khu vực biển Đông, kể cả những nước tưởng
chừng như không liên quan. Biển Đông hiện nay cơ bản đều có sự hiện diện, tranh
giành ảnh hưởng của các cường quốc, các nước lớn trên thế giới và khu vực.
Trung Quốc: Mục tiêu và tham vọng của TQ là độc chiếm Biển Đông. Điều
này không còn ai hoài nghi hay bàn cãi gì thêm nữa và tất cả chúng ta đều đã biết.
Họ xác định "Biển Đông là sống còn, là bàn đạp để Trung Quốc vươn ra đại dương,
là một thử nghiệm về chính sách vươn lên thành một cường quốc thế giới”. Thực
hiện theo lộ trình 3 bước: kiểm soát, làm chủ và độc chiếm biển đông. Họ tự vẽ ra
cái gọi là đường lưỡi bò, hay mới đây là yêu sách Tứ Sa, chiếm tới 90 % diện tích
Biển đông, lấn rất sâu vào vùng biển của các nước trong khu vực, trong đó có Việt
Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhất là công ước về luật biển 1982
Đặc biệt, hiện nay, họ thúc đẩy tổng thể các công cụ pháp luật, ngoại giao,
quân sự, sử dụng sức mạnh mềm như kinh tế, văn hóa để chi phối chính sách của
các quốc gia trong khu vực. Chia rẽ các nước ASEAN trong giải quyết vấn đề hòa
bình, an ninh, trong đó có Biển Đông.Thời gian qua, lợi dụng việc các nước phải
4
tập trung chống dịch Covid-19, Trung Quốc liên tục có các hoạt động nhằm hiện
thực hóa yêu sách “Tứ Sa” gây phức tạp tình hình tại Biển Đông
Chúng ta có thể khẳng định rằng: Chủ trương của Trung Quốc là nhất quán
(âm mưu độc chiếm Biển Đông là không hề thay đổi). Mục tiêu và hành động của
Trung Quốc là rất rõ ràng. Các hành động của Trung Quốc tưởng chừng là ngẫu
nhiên nhưng lại được tính toán rất cẩn thận cả về không gian và thời gian nhằm
theo đuổi một chiến lược cụ thể theo hai định hướng chính là: cố gắng xác lập chủ
quyền trên thực địa và khẳng định chủ quyền trên mặt pháp lý.
Tham vọng của TQ là bá chủ Biển Đông và tiến ra Ấn Độ Dương, làm chủ
TBD, bất chấp Công ước luật biển quốc tế 1982 và sự phản đối của dư luận Quốc
tế. Điều này chỉ làm xấu đi hình ảnh của họ trong mắt bạn bè thế giới.
Âm mưu của Mỹ:
Với các động thái của Mỹ, đây cũng là vấn đề vừa qua được dư luận trong
nước và quốc tế rất quan tâm. Một số ý kiến cho rằng nên liên minh hay xác lập
mối quan hệ cao hơn nữa để có thể nhờ Mỹ bảo vệ chủ quyền biển đảo và đối trọng
lại với TQ. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm, bởi vì:
Bản chất và tham vọng của Mỹ không hề thay đổi. Đó là sự khẳng định vị trí
siêu cường số 01, giữ vai trò lãnh đạo thế giới. Theo đó, Mỹ sẽ sắp đặt trật tự thế
giới theo cách có lợi nhất cho mình mà bất kỳ quốc gia, dân tộc, khu vực nào trên
thế giới đều phải tuân phục. Nói cách khác, Mỹ sẽ giữ vai trò là người đặt luật
chơi, điều khiển chơi theo luật của mình và giành phần thắng, điều đó phản ánh rõ
bản chất và tham vọng chưa bao giờ vơi cạn của Mỹ để duy trì vai trò lãnh đạo thế
giới trong bất luận hoàn cảnh nào. Trước tác động và lôi kéo của các đối tác trong
trường quốc tế đa chiều phức tạp hiện nay, nếu không tỉnh táo, chúng ta sẽ lâm vào
tình trạng mất độc lập, tự chủ và lệ thuộc; Hậu quả cuối cùng là trở thành quân bài
để trao đổi lợi ích của các nước lớn (chúng ta đã có bài học này).
Mỹ can thiệp vào vấn đề BĐ mục đích chỉ là để bảo đảm lợi ích của Mỹ mà
thôi. Mỹ sẽ không can thiệp khi lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị ảnh hưởng
Và chúng ta cũng thống nhất với nhau một điều: không và sẽ không bao giờ có
chuyện Mỹ can dự vào Biển Đông để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển, đảo
như một số quan điểm đưa ra.
Phần thứ hai:
MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG


Năm 2021 là một năm hết sức quan trọng đối với Việt Nam cả trong lĩnh
vực đối nội lẫn đối ngoại. Chính vì thế, vấn đề giữ vững hoà bình, ổn định ở Biển
Đông và khu vực là điều kiện quan trọng giúp chúng ta có thể hoàn thành các mục
tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra. Đảng, Nhà nước đã xác định quan điểm nhất quá và đề ra
các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay, đó là:
5
a) Quan điểm
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ; Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất
nước; Giữ vững quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.
b) Giải pháp
Thứ nhất, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Thứ hai, tăng cường quan hệ với Trung Quốc trên tất cả các kênh.
Thứ ba, Tiếp tục tăng cường đường lối đối ngoại rộng mở, Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước.
Thứ tư, Có kịch bản xử trí phù hợp với tình hình.
II. KẾT QUẢ XÂY DỰNG HQNDVN TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,
trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân Việt Nam
đang được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức quản lý,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tác chiến có hiệu quả trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc:
- Hiện nay Hải quân đã có đủ lực lượng, gồm 5 lực lượng cơ bản:
(1)Tàu mặt nước; (2) Tàu ngầm; (3) Tên lửa-pháo bờ biển; (4) Không quân
HQ; (5) Đặc công Hải quân và Hải quân đánh bộ; có thể phát huy tối đa sức mạnh
tổng hợp của các thành phần, lực lượng trong đội hình chiến đấu.
Ngoài các loại VKTB chúng ta mua của nước ngoài thì hiện nay ta tự đóng
mới, đưa vào biên chế sử dụng các tàu tên lửa tấn công nhanh 12418, tàu tuần tiễu
pháo TT400TP và nhiều tàu bảo đảm, phục vụ khác như tàu khảo sát đo đạc; tàu
bệnh viện; các tàu kiểm ngư, tàu chở quân, cứu hộ...
- Đã đầu tư xây dựng các Lữ đoàn Tên lửa bờ nhằm tăng khả năng răn đe,
đánh bại hành động của đối phương dùng vũ lực đánh chiếm biển, đảo của ta.
- Xây dựng lực lượng Không quân Hải quân, có thể tham gia đánh bại hành
động dùng vũ lực xâm chiếm biển đảo của ta, thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, trinh
sát, thả quân đổ bộ đường không, tìm kiếm - cứu nạn trên biển. Được trang bị các
loại máy bay:
- Ngoài ra, còn có nhiều loại vũ khí khác, hệ thống quan sát, thông tin, tác
chiến điện tử hiện đại, trinh sát quản lý vùng biển được đầu tư mua sắm đủ sức
theo dõi, nắm chắc mọi diễn biến tình hình trên biển... các loại VKTB cũ hiện nay
vẫn được các đơn vị trong Quân chủng quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả, sẵn
sàng cho nhiệm vụ chiến đấu khi có tình huống.
Quân chủng Hải quân là một trong số các đơn vị được ưu tiên tiến thẳng lên
hiện đại. Để xây dựng Quân chủng hiện đại, có 2 yếu tố đặc biệt quan trọng đó là
con người hiện đại và VKTBKT hiện đại

6
Dẫn dắt sang giới thiệu về HVHQ

Học viện Hải quân thông báo tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình
độ đại học năm 2021, như sau:
1. Thông tin trường
- Mã trường: HQH.
- Mã ngành: 7860202.
- Tên ngành: Chỉ huy tham mưu hải quân
- Địa chỉ: 30 Trần Phú, Phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang
2. Đối tượng tuyển sinh
- Nam thanh niên ngoài Quân đội tuổi từ 17 đến 21;
- Tuyển sinh trong cả nước.
3. Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên TNCS HCM; Có lý lịch chính trị
gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam
theo Điều lệ Đảng.
- Tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy
hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp
nghề. Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ
sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hoá trung học
phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Về thể lực:
+ Cao từ 1,65m trở lên (riêng thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên
thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số từ 1,62m trở lên; Thí
sinh thuộc các dân tộc rất ít người (gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, Lô Lô,
Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Ngái) đạt chiều
cao từ 1,60m trở lên).
+ Cân nặng từ 50kg trở lên;không mắc tật khúc xạ cận thị.
+ Các tiêu chuẩn khác về sức khỏe theo Điểm 1 và Điểm 2, Thông tư liên tịch
số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của liên Bộ Y tế - Quốc phòng, về việc
khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (ở các chỉ tiêu Nội khoa, tâm thần kinh,
ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòng ngực).
4. Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh năm 2021
* Chỉ tiêu: 197
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú miền Bắc 128
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú miền Nam 69
7
* Tổ hợp các môn tuyển sinh:
- A00: Toán, Lý, Hóa.
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh.
(Trong đó có 15 chỉ tiêu gửi đào tạo ở nước ngoài, 02 chỉ tiêu gửi đào tạo
trường ngoài quân đội).
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại họccủa Bộ
GD&ĐT và quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
- Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
* Điểm trúng tuyển:Thực hiện một điểm chuẩn chung đối với hai tổ hợp xét
tuyển A00 và A01.Điểm trúng tuyển được xác định theo chỉ tiêu của khu vực Miền
Nam và Miền Bắc.
Điểm trúng tuyển là tổng điểm các bài thi theo thang điểm 10 của từng tổ
hợp môn xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (theo Quy chế của
Bộ GD&ĐT).Các thí sinh có điểm bằng nhau ở cuối danh sách, sẽ áp dụng các tiêu
chí phụ theo thứ tự như sau:
+ Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 2: Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 3: Thí sinh có điểm thi môn Hóa học hoặc môn Tiếng Anh cao
hơn sẽ trúng tuyển.
Nếu xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Học viện sẽ báo cáo Ban Tuyển
sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án tuyển.
5. Đăng ký sơ tuyển
- Thời gian đăng ký sơ tuyển: Từ 01/3/2021 đến ngày 25/4/2021.
- Thí sinh là học sinh đang học THPT, thanh niên, quân nhân đã xuất ngũ:
Đăng ký sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã nơi đăng ký HKTT.
Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ, đăng ký sơ tuyển tại đơn vị (cấp trung đoàn và
tương đương). Thời gian các đơn vị, địa phương tổ chức khám sức khỏe cho thí
sinh đăng ký sơ tuyển chia thành 2 đợt:
+ Đợt 1: Vào tuần 3 và tuần 4 tháng 3 năm 2021.
+ Đợt 2: Vào tuần 2 tháng 4 năm 2021.
6. Đăng ký xét tuyển
- Thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi Trung học phổ thông năm 2021 và đăng
ký nguyện vọng xét tuyển đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Thí sinh tham gia sơ tuyển, và nhận Giấy báo kết quả sơ tuyển tại Ban chỉ
huy quân sự quận (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hoặc đơn vị cấp trung đoàn
và tương đương (đối với quân nhân tại ngũ).
-Thí sinh có thể điều chỉnh các nguyện vọng xét tuyển theo quy định của Bộ
8
GD&ĐT. Việc điều chỉnh nguyện vọng 1 trong các trường quân đội được thực
hiện trong nhóm trường theo quy định của Bộ Quốc phòng (các trường trong nhóm
của HVHQ gồm: Các Học viện: Hậu cần, Biên phòng, Phòng không – Không quân
(hệ Chỉ huy tham mưu) và các Trường Sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị,
Đặc công, Pháo binh, Tăng – Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
- Sau khi xét tuyển đợt 1, nếu còn thiếu so với chỉ tiêu, thì Học viện có thể tổ
chức xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
8. Chính sách ưu tiên
- Chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực: Thực hiện theo Quy chế của
Bộ GD&ĐT.
– Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Chỉ tiêu xét tuyển thẳng, ưu tiên xét
tuyển sẽ trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh. Khi có hướng dẫn về tuyển thẳng và ưu tiên
xét tuyển của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, Học viện sẽ công bố các
tiêu chí tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tại Website: hocvienhaiquan.edu.vn.
9. Một số vấn đề tuyển sinh năm 2020
Chỉ tiêu:
- Điểm trúng tuyển:
- Thủ khoa:
10. Về đào tạo tại Học viện Hải quân và chế độ tiêu chuẩn được hưởng
- Đào tạo cán bộ có trình độ đại học các ngành (thời gian 5 năm):
+ Chỉ huy Tham mưu Hải quân
+ Điều khiển tàu biển
+ Kỹ thuật điện - điện tử
+ Vận hành khai thác máy tàu thủy
+ Công nghệ kỹ thuật điện tàu thủy
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: chuyển loại cán bộ tàu, cán bộ chính trị; bổ túc
kiến thức Hải quân; bồi dưỡng nâng cao trình đội ngoại ngữ; huấn luyện nghiệp vụ
tìm kiếm cứu nạn trên biển; chỉ huy tàu Cảnh sát biển, Biên phòng…
- Liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các trường trong và ngoài Quân
đội, đào tạo hải quân quốc tế…
Học viên HVHQ ra trường công tác ở các đơn vị Hải quân, Cảnh sát biển,
Biên phòng…; phục vụ trên các tàu quân sự trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ chủ
quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều học viên của Học
viện đã trở thành Anh hùng LLVT, cán bộ cao cấp, tướng lĩnh trong Quân đội,
chuyên gia các ngành kinh tế biển và các nhà quản lý trong nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội. HVHQ được tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.

9
* Các chế độ, chính sách đối với học viên, sĩ quan Hải quân:
- Học viên HVHQ được hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước,
Quân đội về giáo dục và đào tạo theo quy định hiện hành. Được đảm bảo cơ sở vật
chất, các trang thiết bị phục vụ cho học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
Được đảm bảo dân chủ, được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định. Được đảm
bảo quân trang, tiền ăn, phụ cấp và không phải đóng học phí.
- Học viên có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ được lựa chọn đi học
tập ở nước ngoài; có kết quả học tập, rèn luyện tốt sẽ được xét cấp học bổng mỗi
học kỳ. Học viên kiêm chức lớp trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy
định.
- Học viên tốt nghiệp được cấp bằng đại học (kỹ sư, cử nhân) thuộc hệ thống
văn bằng quốc gia và được xem xét đề nghị khen thuởng theo chế độ của Bộ
GD&ĐT và Bộ Quốc phòng.
- Học viên tốt nghiệp khá, giỏi được phong quân hàm sỹ quan cấp trung úy.
- Học viên tốt nghiệp xuất sắc hoặc loại giỏi mà được tặng thưởng Huân
chương Chiến công trở lên thì phong quân hàm sỹ quan cấp thượng úy.
- Học viên sau khi tốt nghiệp được phân công công tác; trường hợp tốt
nghiệp loại xuất sắc, giỏi được lựa chọn đơn vị công tác.
- Bố mẹ của học viên được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh theo
quy định.
* Một số chế độ, chính sách và quyền lợi của sĩ quan Hải quân
- Sĩ quan Hải quân được hưởng các chế độ quyền lợi theo Luật sĩ quan Quân
đội Nhân dân Việt Nam và các chế độ đặc thù theo môi trường hoạt động và ngành
nghề công tác.
- Sĩ quan được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc theo
quy định. Lương của sĩ quan căn cứ theo cấp bậc quân hàm, chức vụ được quy
định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ Quân đội là ngành lao động đặc biệt. Thâm
niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.
- Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có
cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp đặc thù quân sự.
- Sĩ quan tốt nghiệp ra trường được tạo điều kiện để tiếp tục học tập các bậc
học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ và được bổ nhiệm các chức vụ theo quy định.
- Hệ số bảng lương sĩ quan hiện nay: Thiếu úy: 4,2; Trung úy: 4,6; Thượng
úy: 5,0; Đại úy: 5,4; Thiếu tá: 6,0; Trung tá: 6,6; Thượng tá: 7,3; Đại tá: 8,0;
Chuẩn Đô đốc: 8,6; Phó Đô đốc: 9,2; Đô đốc 9,8.
- Thân nhân của sĩ quan được hưởng các chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà
nước, Bộ Quốc phòng (bảo hiểm y tế, trợ cấp ốm đau, thiên tai đột xuất…).

10
11

You might also like