Thực hành tốt nhà thuốc 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược


----------

HỌC PHẦN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC


TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỪ ĐỐI THỦ


CẠNH TRANH TỚI KINH DOANH CỦA NHÀ THUỐC

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Sinh viên thực hiện:
Đoàn Diệp Anh : 1852010002
Nguyễn Văn Anh : 185201000
Trần Lan Anh : 185201000
Nguyễn Tiến Ánh : 1852010008
Trần Thị Nguyệt Ánh : 1852010009
Nhóm - Tổ - Lớp : Nhóm 1 - tổ 1 - D4K5

HÀ NỘI – 2022
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược
----------

HỌC PHẦN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC

TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỪ ĐỐI THỦ


CẠNH TRANH TỚI KINH DOANH CỦA NHÀ THUỐC

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Sinh viên thực hiện
Đoàn Diệp Anh :1852010002
Nguyễn Văn Anh :185201000
Trần Lan Anh :185201000
Nguyễn Tiến Ánh :1852010008
Trần Thị Nguyệt Ánh :1852010009
Nhóm - Tổ - Lớp : Nhóm 1 - tổ 1 - D4K5

HÀ NỘI – 2022
PHÂN CHIA LÀM TIỂU LUẬN
Điểm Điểm
Phần làm Người làm Chữ ký
chung riêng
Đặt vấn đề Nguyễn Văn Anh
Chương I Đoàn Diệp Anh
Tài liệu tham khảo Nguyễn Tiến Ánh
Chương II Trần Lan Anh
Kết luận - Kiến nghị
Trần Thị Nguyệt Ánh
Trình bày
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện để trở thành người Dược sĩ Đại Học, đặc
biệt là nghiên cứu để thực hiện tiểu luận này chúng tôi đã nhận được không ít sự hướng
dẫn, chỉ bảo nhiệt tình từ Thầy giáo của mình.

Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Văn Quân –
giảng viên môn Thực hành tốt nhà thuốc đã dành cho chúng tôi những giờ giảng trên lớp
thực sự quý báu, cần thiết với chúng tôi bây giờ và cả sau này, là hành trang mới để chúng
tôi tự tin làm các đề tài nghiên cứu trong tương lai. Là người Thầy đã từng làm rất nhiều
các đề tài ở các cấp khác nhau, dìu dắt các anh chị sinh viên khóa trên làm khóa luận tốt
nghiệp, những giờ giảng trên lớp của Thầy không đơn thuần chỉ là lý thuyết mà còn là sự
chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên chúng tôi. Chúng tôi thực sự cảm ơn trước sự nhiệt tình
và tâm huyết của Thầy dành cho những bài giảng.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt
Nam và các Thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã tạo điều kiện cho chúng
tôi được học môn học này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022


Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. NGUYỄN VĂN QUÂN. Các kết quả, số liệu trong tiểu luận là trung
thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên,
chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022


Sinh viên
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.............................................................................................. 2

1. Tổng quan chung .................................................................................................... 2


1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu .................... 2
1.1.2. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay ............................................... 3
1.1.3. Vị trí, vai trò của các cơ sở bán lẻ thuốc ......................................................... 4
1.1.4. Các mô hình bán lẻ thuốc ................................................................................. 5
1.1.4. Địa bàn hoạt động của nhà thuốc .................................................................... 6
1.1.5. Chức năng của mạng lưới bán lẻ trong mạng lưới cung ứng thuốc ................. 6

1.2. Một số hoạt động của cơ sơ bán lẻ thuốc [9] .................................................... 7


1.2.1. Các hoạt động của nhà thuốc ........................................................................... 7

1.3. Một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc . 11
1.3.1. Quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ
thuốc 12

1.4. Tổng quan về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc ............................................. 13


1.4.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 13
1.4.2. Mục đích, nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP ở Việt Nam ....................................... 14

1.6 . Thực trạng hoạt động bán lẻ thuốc............................................................... 16


1.6.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 16
1.6.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 20
2.2.1. Xác định phương pháp nghiên cứu................................................................. 20

2.3. Các biến trong nghiên cứu ............................................................................... 21


2.3.1. Các biến số về nhà thuốc ................................................................................ 21
2.3.2. Các biến số về ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến kinh doanh thuốc của
nhà thuốc .................................................................................................................... 22

2.4. Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 23

2.5. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 23

2.6. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 24

2.7. Xử lí số liệu ........................................................................................................ 24

2.8. Loại bỏ sai số ..................................................................................................... 25

2.9. Hạn chế trong nghiên cứu ................................................................................ 25

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................ 25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 28

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 31


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Chỉ số khối cơ thể
CCHN : Chứng chỉ hành nghề
CSBL : Cơ sở bán lẻ
CSSK : Chăm sóc sức khoẻ
GDP : Thực hành tốt phân phối thuốc
GPO : Tổ chức dược phẩm nhà nước
GPP : Thực hành tốt nhà thuốc
GSP : Thực hành tốt bảo quản thuốc
KH : Khách hàng
NT : nhà thuốc
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu ................................................. 20
Bảng 2.2. Biến số về nhà thuốc .............................................................................. 22
Bảng 2.3. Biến số về đối thủ cạnh tranh của nhà thuốc ......................................... 23
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc chữa bệnh là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, liên
quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Với sự phát triển của xã hội
cùng với nền kinh tế đang đi lên, con người luôn hướng đến sự tiện lợi và hiệu quả
khi sử dụng thuốc. Điều đó kéo theo sự phổ biến của các cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt
Nam, đặc biệt là mô hình kinh doanh quầy thuốc, nhà thuốc.
Nhà thuốc là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới cung ứng thuốc
quốc gia nhằm bảo đảm việc sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Do đó, hoạt động tại các nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức
khỏe nhân dân. Ở nước ta, người dân thường có thói quen đến CSBL để mua thuốc
vì đến bệnh viện thăm khám khi gặp các vấn đề về sức khỏe. Đó là lí do vì sao nhà
thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phân phối thuốc quốc gia và chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Và hoạt động kinh doanh nhà thuốc cũng nhờ đó mà phát
triển ngày càng nhanh kèm theo sự cạnh tranh nhau cải tiến không ngừng.
Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà
thuốc. Có thể kể đến như chủ cơ sở bán lẻ, điều kiện cơ sở vật chất, khách hàng,…và
đối thủ cạnh tranh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong kinh doanh, bất kể
ngành nghề nào cũng đều xuất hiện những đối thủ cạnh tranh và các nhà thuốc cũng
không ngoại lệ. Đối thủ cạnh tranh luôn là mối đe dọa, là yếu tố ảnh hưởng đến
doanh thu của các nhà thuốc nhưng nếu biết phân tích đối thủ cạnh tranh để khai
thác, tìm hiểu, vận dụng các điểm mạnh, điểm yếu của họ thì chúng ta có thể rút ra
nhiều bài học, kinh nghiệm cho chính bản thân và cơ sở bán lẻ thuốc mình đang làm
việc.
Trên thế giới và Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này mà chỉ
dừng lại ở các báo cáo chưa chi tiết, cụ thể. Vì vậy chúng tôi quyết định làm đề tài:
“Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh tới kinh doanh thuốc
của nhà thuốc” trên địa bàn quận Hà Đông với 2 mục tiêu:
1. Tổng quan các yếu tố đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến kinh doanh
thuốc của nhà thuốc.
2. Khảo sát, đánh giá các yếu tố đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến kinh
doanh nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội.

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Tổng quan chung
1.1. Tổng quan chung về mạng lưới bán lẻ thuốc tại Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu
Thuốc: là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm
mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều
chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người người bao gồm thuốc Hóa Dược, thuốc Dược
liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [19].
Hành nghề Dược: là việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh
doanh dược và hoạt động dược lâm sàng [28].
Cơ sở bán lẻ thuốc: gồm có Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của
doanh nghiệp và Tủ thuốc của Trạm y tế xã [28].
Hành nghề y, dược tư nhân: là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký để thực hiện
khám bệnh chữa bệnh, kinh doanh dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế
theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan [2].
Cơ sở y, dược tư nhân: là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh và quản lý, điều hành [28].
Thực hành tốt nhà thuốc: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả
là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam.
Mọi nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu
hết đều trực tiếp qua hoạt động của cơ sở bán lẻ. “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good
Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản
trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của Dược sỹ và nhân sự Dược trên cơ sở tự
nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu
pháp lý tối thiểu [3].
Tiếp cận thuốc: là một khái niệm đa chiều. Các phương diện của tiếp cận
thuốc bao gồm sự tiếp cận thuốc về địa lý, tính sẵn có, khả năng chi trả, và sự chấp
nhận của người dân. Như vậy tiếp cận thuốc là khả năng mà người cần thuốc
có thể mua được hoặc nhận được thuốc để chữa bệnh, phòng bệnh. Khi nơi bán thuốc
hoặc cấp phát thuốc quá xa, người dân khó có thể có được thuốc cho dù ở đó đủ thuốc
có nghĩa là khả năng tiếp cận thấp [25]. Khi nơi bán hoặc cấp phát thuốc tuy ở gần,
người dân có thể đến dễ dàng nhưng vì giá quá đắt hoặc không đủ loại thuốc hoặc thái

2
độ người bán, người cấp thuốc gây khó dễ khiến người dân khó chấp nhận cũng có
nghĩa là khả năng tiếp cận thấp [28].
Khái niệm về bán lẻ hàng hóa: [28]

− Tiếp cận góc độ khoa học kỹ thuật - công nghệ: Bán lẻ hàng hóa là một tổ hợp
các hoạt động công nghệ, dịch vụ phức tạp được tính từ khi hàng hóa được
nhập vào doanh nghiệp bán lẻ, hàng hóa được chuyển giao danh nghĩa cho người
tiêu dùng cuối cùng, biến giá trị cá biệt của hàng hóa thành giá trị xã hội, biến
giá trị sử dụng tiềm năng thành giá trị thực hiện của hàng hóa.
− Tiếp cận góc độ kinh tế: Bán lẻ là bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu
dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hóa từ hàng sang tiền nhằm mục đích
thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán
hàng.
− Tiếp cận ở góc độ Marketing: Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của
quá trình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa
hàng, một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi
hàng hóa và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của
cá nhân, gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội [25].

1.1.2. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay


Mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay có sự tham gia của 2 hệ thống bao gồm: “Hệ
Thống Dược Nhà Nước” và “Hệ Thống Dược Tư Nhân”. Trong đó các doanh nghiệp
Nhà nước (hoặc các doanh nghiệp Nhà nước mới thực hiện cổ phần hóa) vẫn giữ vai
trò chủ đạo. Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và biển đảo
những nơi mà hoạt động Dược tư nhân hầu như chưa phát triển. Với phương thức vừa
đảm bảo lợi nhuận kinh tế để kinh doanh, vừa làm nghĩa vụ công
ích, cho dù phải bù lỗ để phục vụ người dân ở những vùng xa xôi, nhiều doanh nghiệp
đã phát triển mạng lưới sâu rộng tới các xã. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng
các doanh nghiệp vẫn đảm bảo đủ nhu cầu thuốc thiết yếu cho nhân dân, đủ cơ số
thuốc dự trữ cho bệnh dịch, thiên tai, lũ lụt [25],[13]

3
Hình 1.1. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc tại Việt Nam

1.1.3. Vị trí, vai trò của các cơ sở bán lẻ thuốc

4
Sức khỏe luôn là vốn tất yếu của con người. Từ ngàn xưa đến nay, thuốc phòng
và chữa bệnh đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người. Thuốc đóng vai trò
quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và nói rộng hơn là một
trong những yếu tố chủ yếu nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe của mọi người.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các cơ sở
bán lẻ thuốc đã góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Việc đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị là một nhiệm vụ chủ yếu và
hàng đầu của toàn ngành Dược, trong đó các CSBL thuốc chính là một thành phần làm
nhiệm vụ cung ứng bảo đảm nhu cầu thuốc. Các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán
thuốc và tủ thuốc của trạm y tế là đầu mối trực tiếp đưa thuốc đến cộng đồng. Mọi
nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết
đều trực tiếp qua hoạt động của các CSBL thuốc.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường, mạng lưới bán lẻ thuốc có điều kiện hình thành, mở rộng và phát triển.
Nhờ đó người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các loại thuốc theo yêu cầu, nhanh
chóng đáp ứng nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh. Với chính sách quốc gia về thuốc
thiết yếu, các CSBL đã tập trung cung ứng thuốc thiết yếu cho nhân dân mọi lúc, mọi
nơi, đặc biệt là ở vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít
người. Điều đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe cho người dân.
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn có hiệu quả là một trong hai mục tiêu
cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Thực tế trình độ hiểu biết của
người dân về thuốc, sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan đến CSSK còn hạn chế,
đồng thời người dân lại có thói quen tự mua thuốc chữa bệnh mà không cần sự thăm
khám và kê đơn của bác sỹ. Chính vì những lý do này mà vai trò của dược sĩ tại các
CSBL rất là quan trọng, từ việc cung cấp thông tin thuốc
cần thiết cho đến tư vấn sử dụng thuốc đầy đủ, đúng liều đúng thời gian để người dân
có thể tự điều trị và nâng cao sức khỏe.

1.1.4. Các mô hình bán lẻ thuốc

5
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về địa bàn được mở cơ sở bán lẻ thuốc theo các
hình thức quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và tủ thuốc của trạm y tế phù
hợp với điều kiện kinh tế
1. Cơ sở bán lẻ thuốc gồm có:

a) Nhà thuốc;

b) Quầy thuốc;

c) Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

d) Tủ thuốc của trạm y tế.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở bán buôn thuốc muốn bán lẻ thuốc phải
thành lập cơ sở bán lẻ thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về địa bàn được mở cơ sở bán lẻ thuốc theo các hình
thức quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và tủ thuốc của trạm y tế phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ y tế và nhu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân trong từng giai đoạn.

1.1.4. Địa bàn hoạt động của nhà thuốc


Địa bàn hoạt động của các CSBL được quy định cụ thể như sau:

− Nhà thuốc được mở tại mọi địa điểm trong tỉnh.

− Quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế được mở
tại xã, thị trấn thuộc thị xã, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
− Đối với các thành phố trực thuộc tỉnh nếu chưa đủ một nhà thuốc hoặc một quầy
thuốc phục vụ 2000 dân thì cho phép các doanh nghiệp đã có kho đạt GSP (nếu
tại tỉnh chưa có doanh nghiệp đạt GSP thì cho phép doanh nghiệp đạt GDP)
được tiếp tục mở mới các quầy thuốc đạt GPP tại phường của quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh.

− Đối với địa bàn xã, thị trấn nếu đã có đủ một CSBL thuốc phục vụ 2000 dân
thì không được phép tiếp tục mở mới đại lý bán thuốc của doanh nghiệp.

1.1.5. Chức năng của mạng lưới bán lẻ trong mạng lưới cung ứng thuốc

6
Mạng lưới bán lẻ thuốc hiện nay bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán
thuốc cho các doanh nghiệp và tủ thuốc trạm y tế. Tuy tên gọi các loại hình bán lẻ
thuốc khác nhau nhưng đều có chức năng cơ bản là đơn vị cuối cùng của hệ thống lưu
thông, phân phối trực tiếp chuyển thuốc đến tay người bệnh.

1.2. Một số hoạt động của cơ sơ bán lẻ thuốc [9]


1.2.1. Các hoạt động của nhà thuốc
1.2.1.1. Mua thuốc
a) Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.

b) Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh;
c) Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có
số đăng ký được phép nhập khẩu). Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói
của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ hóa đơn,
chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;
d) Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với
các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản;

1.2.1.2. Bán thuốc


a) Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:

− Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà
người mua yêu cầu;
− Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng
dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn
thuốc kèm theo, Người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách
viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
− Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc các
thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại
thuốc.
− Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm
yết.

7
b) Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:

− Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quá điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng;
− Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông
tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn;
− Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa
thích hợp hoặc bác sĩ điều trị;
− Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán
thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng
bệnh;
− Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua
coi thuốc là hàng hóa thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc
nhiều hơn cần thiết.
c) Bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc:
− Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình
độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của
Bộ Y tế về bán thuốc kê đơn.
− Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có
sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh,
Người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
− Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo
đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc
nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.
− Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

8
− Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua
thực hiện đúng đơn thuốc.
− Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất người bán lẻ
phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.

1.2.1.3. Bảo quản thuốc


a) Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;

b) Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;

c) Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn.
Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
d) Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các
thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ
lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy
và các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp
bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan.
đ) Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm
sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản tách biệt, không được để
cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.

1.2.1.4. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp

a) Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:

− Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân;

− Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng
thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
− Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh
tật, các thông tin người bệnh yêu cầu;
− Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh;
− Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược;

9
− Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế;

b) Đối với người quản lý chuyên môn:

− Giám sát hoặc trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người
mua.
− Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc theo đơn tại nhà thuốc.
− Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huống xảy ra.
− Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.

− Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật
về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng
thuốc.
− Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như đạo
đức hành nghề dược.
− Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, tham gia
cấp phát thuốc bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu, phối
hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục cho cộng
đồng về các nội dung như: tăng cường chăm sóc sức khỏe bằng biện pháp
không dùng thuốc, cách phòng tránh, xử lý các bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe
ban đầu, các nội dung liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc và các hoạt động
khác.
− Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của
thuốc.
− Phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở. Trường hợp người quản
lý chuyên môn vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho người có Chứng chỉ
hành nghề dược phù hợp để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.
− Nếu thời gian vắng mặt trên 30 ngày thì người quản lý chuyên môn sau khi ủy
quyền phải có văn bản báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
tại nơi cơ sở đang hoạt động.
− Nếu thời gian vắng mặt trên 180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm thủ
tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn

10
khác thay thế và đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc cho cơ sở bán lẻ thuốc. Cơ sở chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mới.
c) Các hoạt động khác:

− Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi;
− Có thông báo thu hồi cho khách hàng đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc
kê đơn. Biệt trữ các thuốc thu hồi để chờ xử lý;
− Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về
khiếu nại hoặc thu hồi thuốc;
− Đối với thuốc cần hủy phải chuyển cho cơ sở có chức năng xử lý chất thải để
hủy theo quy định
− Có báo cáo các cấp theo quy định

1.3. Một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc
Với quan điểm đổi mới từ cơ chế “Doanh nghiệp chỉ được làm những gì mà
pháp luật cho phép” sang cơ chế “Doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật
không cấm”. Từ chủ trương đổi mới này của Luật doanh nghiệp, những quy định về
kinh doanh, sản xuất trong ngành Dược phải thay đổi phù hợp. Về cơ bản, ngành Dược
đã có những chuyển biến rõ rệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề là cung ứng
đủ thuốc cho công tác CSSK nhân dân với chất lượng ngày càng cao. Bước vào thời
kỳ đổi mới có rất nhiều vấn đề được đặt ra với ngành đòi hỏi được quan tâm.
Sự ra đời của Luật Dược 2016, trải qua những lần sửa đổi và bổ sung cùng với
các Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đã giúp ngành Dược giải quyết căn
cơ nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dược nảy sinh như vấn đề
quản lý giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc, các hoạt động hành nghề dược, hoạt động
đầu tư của các thành phần kinh tế đã có những đóng góp rất lớn thực hiện thành công
hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam: Bảo đảm cung
ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho
nhân dân; Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả
− Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 thông tư này hướng dẫn chi tiết
thi hành một số quy định về điều kiện kinh doanh thuốc

11
− Thông tư 10/2013/TT-BYT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư
02/2007/TT-BYT
− Thông tư số 03/2009/TT-BYT ngày 1/6/2009 của Bộ Y Tế, quy định về tổ
chức, quản lý và hoạt động của chuỗi nhà thuốc GPP
− Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y Tế, quy định về tổ chức
và hoạt động của CSBL thuốc trong Bệnh viện
− Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ
Y Tế, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện quản lý nhà
nước về giá thuốc dùng cho người.
− Thông tư 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y Tế, về việc ban hành
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” thay cho Quyết định số
11/2007/QĐ-BYT
Với các quy định pháp lý trên, ngành Dược được xác định là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, yêu cần hoạt động phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh và
giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược. Trách nhiệm của dược sĩ ngày càng
lớn hơn, đặc biệt là tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, là người cung cấp thuốc đảm
bảo chất lượng, luôn cập nhật kiến thức nâng cao trình độ. Ngoài ra còn tham gia vào
các chương trình giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao sử dụng thuốc an toàn, hợp lý góp
phần trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
[9,4,5,6,7,22,24,23 ]

1.3.1. Quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ
thuốc

Theo thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định
về điều kiện kinh doanh thuốc, thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ
Y tế sửa đổi một số điều của thông tư 02/2007/TT-BYT và thông tư số 43/2010/TT-
BYT ngày 15/12/2010 quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành
tốt nhà thuốc GPP”; địa bàn và phạm vi hoạt động của CSBL thuốc. [7], [10], [9].
Quy định chung:

- Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người quản lý chuyên môn về Dược của
sơ sở kinh doanh thuốc phù hợp với từng hình tổ chức kinh doanh, mỗi cá nhân chỉ
được cấp một CCHN và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổ chức kinh

12
doanh thuốc.
- Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hành nghề trong phạm vi cho phép và đúng
địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc

- Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc
theo đơn. Nhà thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục
thuốc không kê đơn ban hành theo Thông tư 08/2009/TTBYT ngày 1/6/2009 của Bộ
Y Tế [5].
- Quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, quầy thuốc
chưa đạt tiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn
ban hành theo Thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 1/6/2009 của Bộ Y tế.
- Đại lý bán thuốc của Doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc
thiết yếu tuyến C (trừ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
và các thuốc kê đơn).
- Tủ thuốc của trạm y tế được bán lẻ thuốc thiết yếu thuộc danh mục thuốc
thiết yếu tuyến C (trừ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
và các thuốc kê đơn).

- Cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán lẻ thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu.

1.4. Tổng quan về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc


1.4.1. Một số khái niệm cơ bản
Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề
tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử
dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an toàn và có hiệu quả cho
người sử dụng thuốc.
Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm
việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp
với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.
Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung
cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng
dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.

13
Tồn tại là sai lệch so với nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc hoặc với quy định khác của pháp luật về quản lý dược.
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được
dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”.

1.4.2. Mục đích, nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP ở Việt Nam
Quy định về thực hành tốt nhà thuốc được đưa ra nhằm góp phần thực hiện hai
mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc đó là:
− Cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến mọi người dân;

− Đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

− Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.

− Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
− Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.

− Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng
thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
− Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, có hiệu quả
1.5 . Yếu tố đối thủ cạnh tranh trong bán lẻ thuốc:
Theo nghĩa rộng: Đối thủ cạnh tranh là một người, doanh nghiệp, nhóm hoặc tổ chức
cạnh tranh với bạn hoặc công ty của bạn. Nếu ai đó đang cố gắng đánh bại bạn trong
một cuộc đua, người đó là đối thủ của bạn. Còn theo nghĩa hẹp trong lĩnh vực bán lẻ
thuốc, đối thủ cạnh tranh chính là các nhà thuốc, quầy thuốc, chuỗi bán lẻ dược phẩm
xung quanh phạm vi kinh doanh của bạn, có ảnh hưởng tới doanh thu của bạn.
Các yếu tố cạnh tranh trong bán lẻ thuốc:
• Vị trí địa lý : Vị trí nhà thuốc( NT) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nhà thuốc của khách hàng(KH). Hầu hết KH cho rằng vị trí NT thuận
lợi có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của họ . Điều này có thể được giải thích KH
thường có xu hướng lựa chọn một NT thuận tiện gần nơi làm việc hoặc gần nhà. Do

14
đó việc thuận lợi về vị trí địa lý là rất quan trọng trong sự cạnh tranh, quyết định 1
phần không nhỏ doanh thu của nhà thuốc.

• Yếu tố cơ sở vật chất : Để khách hàng đến mua thuốc có cảm giác an toàn, tin tưởng
và thoải mái thì: cần phải có chỗ để xe, nhân viên giúp coi chừng xe; diện tích nhà
thuốc cần phải tạo cảm giác thoáng mát và thoải mái; ánh sáng cần đầy đủ; việc trưng
bày thuốc ngăn nắp, bắt mắt và chuyên nghiệp; cần một số vật dụng như chỗ để ngồi
chờ, cân sức khỏe, những tờ rơi để đọc trong lúc chờ…

• Kiến thức chuyên môn : Khác với hàng hóa thông thường khác, thuốc thường được
quyết định bởi người bán chứ không phải người mua. Vì vậy, khách hàng rất tin tưởng
vào sự tư vấn cũng như hướng dẫn của nhân viên bán thuốc. Họ có xu hướng trung
thành với những nhà thuốc mà “mua thuốc về uống thấy khỏi liền” hay “hợp với người
bán”. Độ tuổi của nhân viên bán thuốc quá trẻ sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không
an tâm, ngược lại những người trung niên hoặc lớn tuổi thì được cho là có nhiều kinh
nghiệm.

• Kỹ năng của dược sĩ : Thường người tiêu dùng không để ý là mất bao lâu để hoàn tất
việc mua thuốc, tuy nhiên thao tác nhanh nhẹn, chuyên nghiệp của nhân viên bán thuốc
kết hợp với quy trình bán thuốc hợp lý sẽ tăng sự tin tưởng. Nếu người tiêu dùng thường
xuyên phải đợi sẽ tạo tâm lý ngại đến mua khi có nhu cầu gấp hoặc những lúc mệt mỏi,
điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, còn một số
yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc như: uy tín thương hiệu, giới
tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập … Trong các yếu tố kể trên thì thái độ của
nhân viên bán thuốc; trình độ chuyên môn/kỹ năng phối hợp thuốc; địa điểm thuận tiện
và giá cả cạnh tranh là những yếu tố hàng đầu mà khách hàng thường sử dụng để đánh
giá giữa các nhà thuốc, các yếu tố còn lại mang tính bổ sung nâng cao mức độ gắn bó
với nhà thuốc.

• Giá cả : Giá cả là hình thức biểu hiện đồng tiền của giá trị hàng hóa và dịch vụ được
xác định dựa trên giá trị sử dụng và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
mà mình sử dụng. Khách hàng có nhiều thông tin hơn vì vậy có xu hướng so sánh giá
cả giữa các nhà thuốc, đồng thời so sánh với các yếu tố khác từ đó lựa ra một nhà thuốc
có mức giá tốt nhất. Để so sánh giá cả giữa các nhà thuốc, thông qua một số loại thuốc
quen thuộc (từng uống nhiều lần) khách hàng sẽ có sự so sánh giá giữa các nhà thuốc

15
hoặc là dựa trên số tiền với số liều thuốc cho cùng một triệu chứng bệnh. Mức giá tốt
nhất ở đây không có nghĩa là rẻ nhất mà là mức giá cạnh tranh nhất (đáng giá đồng
tiền). Thông thường khách hàng chỉ so sánh giá trong những trường hợp họ chưa tin
tưởng vào nhà thuốc hoặc nhà thuốc chỉ mới mua được một vài lần, còn các nhà thuốc
họ đã tin tưởng hoặc thường xuyên mua thì họ không hề nghi ngờ về giá thuốc.

• Số lượng và chủng loại thuốc : Tâm lý khách hàng thích tìm đến những nhà
thuốc có nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng bởi vì tại nhà thuốc này khách hàng
sẽ không phải tốn nhiều thời gian để tìm loại thuốc mà họ cần, Khách hàng sẽ
rất yên tâm khi bước vào nhà thuốc mà cung cấp đầy đủ các loại thuốc, họ không
phải lo là vào mua không có thuốc đúng nhãn hiệu. Nếu vào nhà thuốc và được
nhân viên bán thuốc đề nghị đổi sang nhãn hiệu khác thì khách hàng sẽ cảm thấy
không an tâm và nghi ngờ vào việc kinh doanh của nhà thuốc từ đó làm giảm độ
tin cậy cũng như thói quen đến mua thuốc tại nhà thuốc đó và có xu hướng
chuyển sang nhà thuốc mới mà lúc nào cũng đầy đủ thuốc.

Ngoài ra góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng toàn ngành dược nhất là ngày nay đã
phát triển mô hình hiện đại như các chuỗi nhà thuốc thương hiệu. Sự cạnh tranh góp
phần giúp các cơ sở bán lẻ cải thiện về: cơ sở vật chất, kĩ năng chuyên môn, dịch vụ
bán hàng, …

1.6 . Thực trạng hoạt động bán lẻ thuốc


1.6.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dược trên thế giới phát triển hết
sức mạnh mẽ. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người mới chỉ biết 3-4 loại thuốc
kháng sinh thì ngày nay đã có tới hàng trăm thuốc kháng sinh được sử dụng, hàng
ngàn thuốc kháng sinh đang được nghiên cứu. Sản phẩm của thuốc hết sức đa dạng
và phong phú, nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả điều trị cao nhưng tác dụng
phụ cũng rất nhiều. Do đó cần phải hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, phải
hạn chế các phản ứng có hại của thuốc. Càng ngày các nước có xu hướng lựa chọn và
chỉ sử dụng một số các loại thuốc có độ an toàn cao hơn, phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của nước mình.
Ở hầu hết các quốc gia, đa số người dân mua thuốc từ hệ thống cung cấp thuốc
tư nhân gồm bán buôn, bán lẻ thuốc. Ở một số nước, hệ thống cung cấp thuốc của nhà

16
nước được ký kết với tư nhân nhằm mục đích kết hợp tính hiệu quả của tư nhân và nhà
nước về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển như Anh, Thụy Điển, Pháp
người dân sử dụng thuốc qua hệ thống y tế công [12].
Tại các nước EU, đứng sau chi phí cho chăm sóc nội trú và ngoại trú, thuốc là
thành phần lớn thứ 3 trong chi tiêu trong y tế. Năm 2016, sử dụng thuốc chiếm 17%
tổng chi phí y tế ở các nước EU. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng thuốc tương
đương rẻ tiền hơn thay cho thuốc biệt dược gốc để tiết kiệm chi phí [21]
Quản lý cạnh tranh trong phân phối dược phẩm của các nước trên thế giới:
Từ năm 1965, Nam Phi đã ban hành Đạo luật số 101 quy định bác sĩ phải kê
đơn theo tên hoạt chất (generic) và quy định bán thuốc một giá cho mọi đối tượng
khách hàng trừ nhà nước. Tuy nhiên, Nam Phi các công ty đầu tư nước ngoài và liên
doanh các nhà phân phối y dược phẩm tham gia phân phối dẫn đến tình trạng lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường tạo ra câu kết chiều ngang phản cạnh tranh rất khó
kiểm soát giá thuốc.

Liên minh châu Âu cho phép cạnh tranh trong cùng một nhãn hiệu (intra-brand) bằng
thương mại song song (cùng một nhãn hiệu được bán từ quốc gia này sang quốc gia
khác qua nhiều nguồn khác nhau) giúp kiểm soát giá trong nước. Nhập khẩu song song
là giải pháp hữu ích cần tăng cường để giảm giá thành thuốc.

Ở Thái Lan, có 3 thành phần tham gia sản xuất dược: nước ngoài, tư nhân và nhà nước
(Tổ chức dược phẩm nhà nước - GPO). Nhà nước quy định các cơ sở y tế công phải mua
80% lượng thuốc từ GPO giúp ổn định nguồn cung. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng ưu tiên
và đơn giản hóa thủ tục cho việc đăng ký các thuốc generic và quy định ngặt nghèo về
đăng ký với các thuốc còn trong bản quyền. Quy định bắt buộc các công ty đa quốc gia
phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho các công ty sản xuất trong nước đồng thời
cho phép nhập khẩu thuốc generic làm đối trọng với các loại thuốc còn trong patent.[20]

Hiện nay, một tỷ lệ lớn bệnh nhân tự điều trị là nguy cơ không thể tránh khỏi
dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý. Có khoảng 80% bệnh nhân bỏ qua việc khám
bệnh và đến thẳng các cơ sở bán thuốc để mua thuốc mà không cần đơn. Điều này đã
dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc nhất là kháng sinh hoặc dùng thuốc không đúng
theo quy định tại nhiều quốc gia [12].
Theo Đại học Oxford, kháng thuốc kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu

17
người tử vong mỗi năm. Dự báo đến năm 2050, mỗi năm có tới 10 triệu người tử vong
mà nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh không còn ngăn ngừa hiệu quả các
bệnh thông thường. Các bác sĩ cảnh báo nếu không có những hành động kịp thời sẽ
ngày càng có nhiều bệnh nhân phải nằm viện, thậm chí tử vong vì không có thuốc nào
cứu chữa [2]
Theo kết quả nghiên cứu thị trường của tổ chức IMS, thị trường dược phẩm Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng rất đáng kể so với các nước trong khu vực. Dự báo năm
2015, giá trị tổng thị trường dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 2,9
tỷ USD và tốc độ phát triển sẽ được duy trì ở mức 15 - 17% ở các năm tiếp theo [8].

1.6.2. Tại Việt Nam


Theo ước tính của BMI, tiêu thụ dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt 7,27 tỉ USD
vào năm 2019, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,4%/năm. Thị trường
bán lẻ dược phẩm sôi động với sự tham gia của các chuỗi nhà thuốc hiện đại như
Phano, Eco, Pharmacity, Phúc An Khang, ... Tuy nhiên, nếu biết tận dụng những lợi
thế vốn có lâu đời, len lỏi vào từng ngóc ngách đường phố và cải thiện dịch vụ nhà
thuốc tư nhân, nhà thuốc truyền thống vẫn có sức cạnh tranh nhất định [17].
Ví dụ điển hình của sự cạnh tranh: Số lượng cửa hàng của chuỗi nhà thuốc Long
Châu đã tăng gần gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái lên 600 trong quý 1-2022. Tuy nhiên,
Long Châu cũng giống nhiều đơn vị dược phẩm khác, gặp phải không ít thách thức trong
thời gian qua. Dẫu vậy, nhìn thấy tiềm năng lớn của thị trường, các chuỗi cửa hàng dược
phẩm vẫn nỗ lực gia tăng sự hiện diện. Chính sách của Chính phủ như ra mắt cơ sở dữ
liệu y học quốc gia hay nền tảng khám chữa bệnh từ xa cũng có tác động tích cực đến
ngành. Theo Hãng phân tích Ken Research, thị trường bán lẻ dược phẩm VN dự kiến
ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu lên tới 8,1%/năm trong giai đoạn dự báo
2019-2025. Nhưng tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi
hiện chưa chuỗi nào đạt được thị phần vượt trội. Chiếm ưu thế áp đảo vẫn là kênh truyền
thống với hiệu thuốc tư nhân không có thương hiệu. Nhìn chung, sự cạnh tranh trên thị
trường còn phân mảnh, các chuỗi nhà thuốc chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ tổng doanh thu toàn
ngành và tổng số cửa hàng. Ngoài mở rộng mạng lưới, các chuỗi hiện đại còn cố gắng
thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường bằng các dịch vụ khác như tích hợp cửa
hàng với công nghệ mới nhất để có trải nghiệm tại cửa hàng tốt hơn, các chương trình
khuyến mãi, mua thuốc online, tư vấn trực tuyến với dược sĩ, tải đơn thuốc, lưu trữ hồ

18
sơ bệnh án, tính chỉ số BMI…[27]
Thị trường Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức thu hút lớn đối
với các doanh nghiệp nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên thị trường có khoảng
20.000 số đăng ký thuốc còn hiệu lực với hơn mười ngàn số đăng ký nước ngoài
(khoảng 1.000 hoạt chất) và khoảng mười ngàn số đang ký trong nước (khoảng 500
hoạt chất). Tuy nhiên, công cuộc cải cách kinh tế đã làm cho sự phân hóa giàu nghèo
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội tăng lên. Mặc dù hệ thống phân phối dược phẩm
quốc doanh vẫn còn tồn tại và phát triển nhưng nền kinh tế thị trường đã làm cho việc
cung ứng thuốc cho nhân dân sống ở các vùng xa, vùng sâu, vùng núi cao gặp nhiều
khó khăn. Lớp người có nguy cơ mắc bệnh cao, có nhu cầu cao về thuốc chữa bệnh
lại phải chịu thiệt thòi trong chăm sóc sức khỏe và cung ứng thuốc. [10] [13] [15]
Năm 2014, tác giả Nguyễn Duy Thực tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động cung ứng thuốc không kê đơn trên địa bàn Hà Nội và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đó như thế nào. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng tại nhà thuốc
đó là: Nhân viên nhà thuốc, Cơ sở vật chất, Giá thuốc và uy tín nhà thuốc; trong đó,
yếu tố nhân viên nhà thuốc có ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác
mới chỉ nghiên cứu ở 12 nhà thuốc thuộc 5 quận nội thành Hà Nội nên hạn chế tính
tổng quát. [14]
Nhằm đảm bảo sự công bằng trong cung ứng thuốc, Nhà nước đã có nhiều quy
định và những quy định này luôn luôn được củng cố và ngày càng hoàn thiện như [18]
[25] [26]
− Nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia việc cung ứng thuốc cho
nhân dân.
− Nhà nước cấp kinh phí mua thuốc cho công tác phòng chống dịch, sốt rét, các
bệnh xã hội, sinh đẻ có kế hoạch và cấp cứu chấn thương.

− Nhà nước cấp kinh phí mua thuốc phòng chống sốt rét cho nhân dân, trợ phí
tiêm dầu lipiodol cho phòng chống bướu cổ.
− Nhà nước trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao, miền núi, vùng
sâu.
- Nhà nước trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội thay cho
việc trợ cấp qua giá, thực hiện cơ chế một giá thuốc trong cả nước nhằm đáp ứng nhu
cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành dược [10]

19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các nhà thuốc không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Thông tin Quận Hà Đông
Số đơn vị hành chính 17
(phường)
Số cơ sở bán lẻ thuốc 224
Số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ 1736
Diện tích 49,64 km2
Dân số 388.970
Mật độ dân số 7836 người/km²
Đặc điểm kinh tế xã hội khác Có nhiều trường đại học tập
trung đông sinh viên.
Có nhiều bệnh viện.
Bảng 2.1. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu
[1,16]
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2022

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Xác định phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành
những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát
hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được
đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu
tố bộ phận ấy.
- Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá
trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

20
- Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy
đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên
cứu.
- Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung
cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của
bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại
làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan
trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết
quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt
được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
2.2.1.2. Phương pháp điều tra

− Điều tra là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm
thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người
được điều tra (ở đây là học sinh, sinh viên).
− Phương pháp này có 2 hình thức cơ bản:
+ Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi
miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những
thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự
kiện hoặc vấn đề được hỏi. Đây là hình thức điều tra cá nhân – cá nhân,
được nhóm em sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm đề tài.
+ Phương pháp sử dụng phiếu khảo sát: là một phương pháp định lượng để
thu thập thông tin từ một nhóm người tham gia (nhóm mẫu) bằng cách
đặt nhiều câu hỏi khảo sát.
1. Phương pháp quan sát trực tiếp
Là một phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm việc quan sát đối tượng nghiên cứu
trong một tình huống cụ thể. Điều này được thực hiện mà không can thiệp hoặc thay đổi
môi trường mà đối tượng mở ra. Nếu không, dữ liệu thu được sẽ không hợp lệ.

2.3. Các biến trong nghiên cứu


2.3.1. Các biến số về nhà thuốc
STT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến Phương pháp
thu thập

21
1 Độ tuổi Nhỏ hơn 20/Từ Định lượng Phiếu điều tra
20-30/Từ 30-40/
Lớn hơn 40
2 Giới tính Nam/Nữ Định lượng Phiếu điều tra
Trình độ chuyên môn DSĐH/ Định lượng Phiếu điều tra
3 DSCĐ/DSTC/
khác
4 Thâm niên Nhỏ hơn 5 năm/ Định lượng Phiếu điều tra
Từ 5-10 năm/ Từ
10-20 năm/ Lớn
hơn 20 năm
5 Trong chuỗi hay không? Có/ Không Định lượng Phiếu điều tra
6 Mật độ các nhà thuốc Định tính Quan sát
xung quanh
7 Nằm trong khu vực đông Định tính Quan sát
dân cư đường lớn nhiều
người qua lại hay không
8 Cơ sở vật chất của nhà Định tính Quan sát
thuốc
9 Dịch vụ chăm sóc, tư vấn Định tính Quan sát
cho bệnh nhân
Bảng 2.2. Biến số về nhà thuốc
2.3.2. Các biến số về ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến kinh doanh
thuốc của nhà thuốc
STT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến Phương pháp
thu thập
1 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
Nhà thuốc đối thủ vốn lớn, cơ thang mức độ
sở vật chất đẹp, hiện đại ảnh hưởng từ 1
đến 5
2 Địa điểm trong khu dân cư Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
đông đúc, mặt đường lớn thang mức độ

22
ảnh hưởng từ 1
đến 5
3 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
Mật độ các nhà thuốc xung thang mức độ
quanh nhiều ảnh hưởng từ 1
đến 5
4 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
Giá bán ưu đãi và số lượng thang mức độ
mặt hàng phong phú, đầy đủ ảnh hưởng từ 1
đến 5
5 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
Nhân viên nhà thuốc có kinh thang mức độ
nghiêm dày dặn ảnh hưởng từ 1
đến 5
6 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
Thâm niên hoạt động của đối thang mức độ
thủ lâu ảnh hưởng từ 1
đến 5
7 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
Uy tín của đối thủ trong khu thang mức độ
vực cao ảnh hưởng từ 1
đến 5
8 Đánh giá theo Định lượng Phiếu điều tra
thang mức độ
Nhà thuốc đối thủ trong chuỗi
ảnh hưởng từ 1
đến 5
Bảng 2.3. Biến số về đối thủ cạnh tranh của nhà thuốc

2.4. Phương tiện nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin bao gồm: phiếu khảo sát và
phiếu quan sát. (Phụ lục 2)

2.5. Mẫu nghiên cứu


*Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ:

23
𝛼 𝜌(1−𝜌)
Công thức: n = Z2 (1- ).
2 𝑑2

Trong đó:
- n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu của nghiên cứu.
- p là giá trị tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó hoặc là nghiên cứu
thử. (=0,5)
-z: hệ số tin cậy (= 1,96)
- α: độ tin cậy (=0,05)
- d: độ chính xác tương đối (=0,05)
* Phương pháp lấy cỡ mẫu: Lấy mẫu cả khối.
Hiện nay Hà Nội có khoảng 4600 nhà thuốc và quầy thuốc (trung bình mỗi quận
là 280 nhà thuốc). Chúng tôi tiến hành khảo sát 224 nhà thuốc, lựa chọn ngẫu nghiên 40
nhà thuốc từ danh sách 224 nhà thuốc tại quận Hà Đông (Phụ lục 1), chiếm 40/224 >
16,7% đáp ứng yêu cầu về tính đại diện trong toán kinh tế (1/6 trở lên) thông qua kỹ thuật
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống phân tầng 5:1 để tiến hành khảo sát yếu tố đối thủ cạnh
tranh ảnh hưởng đến thái độ và hành vi bán hàng của nhân viên cơ sở bán lẻ thuốc.

2.6. Quy trình nghiên cứu

BƯỚC 1: Kiểm tra điều tra viên về


đạo đức và kiến thức

BƯỚC 2: Tiến hành thu thập dữ


liệu

BƯỚC 3: Làm sạch dữ liệu

BƯỚC 4: Trình bày kết quả


nghiên cứu, đưa ra kết luận

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.7. Xử lí số liệu
− Số liệu thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2016.

24
− Sử dụng hệ thống bảng và sơ đồ để khái quát số liệu đánh giá.
2.8. Loại bỏ sai số
− Đánh giá những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến biến nghiên cứu. Nếu phát
hiện số liệu bất thường, phiếu sẽ được xử lí kiểm tra tính xác thực của số
liệu. Những thông tin còn nghi ngờ trong quá trình điều tra sẽ được kiểm tra
lại.
− Nghiên cứu theo từng bước chặt chẽ, đúng quy trình.
− Tổng kết những mẫu không đạt bằng cách sử dụng tập tin kiểm tra để làm
sạch số liệu.
2.9. Hạn chế trong nghiên cứu
− Quá trình nghiên cứu là quá trình đi thực tập nên hay bị gián đoạn trong quá
trình thu thập số liệu.
− Kết quả của nghiên cứu phụ thuộc vào kinh nghiệm của điều tra viên.
− Thời gian nghiên cứu ngắn.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
− Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là tập hợp về các nguyên tắc, quy định,
các chuẩn mực mà người thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học phải
tuân thủ
− Nó mô tả trách nhiệm và hành vi cần có của người nghiên cứu với thực thể
nghiên cứu.
− Chuẩn mực đạo đức không phải là luật pháp, mà là những quy ước hay điều
lệ về hành xử được người có chuyên môn cao trong nghề xem như kim chỉ
nam hành nghề, bao gồm 6 nguyên tắc sau:
+ Thành thật tri thức
+ Cẩn thận
+ Tự do tri thức
+ Cởi mở và công khai
+ Ghi nhận công trạng thich hợp
+ Trách nhiệm trước công chúng

25
− Các quy ước này cho phép nghiêm cấm hay đề ra thủ tục về cách hành xử
trong các tình huống khác nhau.
* Ví dụ: Mỗi ngành, nghề trong xã hội đặc biệt những nghề liên quan đến sự an
sinh của con người (kiểm nghiệm thuốc, xử lí rác thải, nhà Dược học, nhà nghiên cứu
khoa học...) đều có những chuẩn mực đạo đức nhất định.

26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng từ đối thủ cạnh
tranh tới kinh doanh thuốc của nhà thuốc” đã được triển khai thực
hiện, nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:
❖ Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc
quyền, tuy nhiên cạnh tranh cũng là động lực cho sự phát triển kinh
tế.
❖ Các yếu tố ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh tới kinh doanh thuốc
của nhà thuốc gồm 6 yếu tố:
− Vị trí địa lý
− Yếu tố cơ sở vật chất
− Kiến thức chuyên môn
− Kỹ năng của dược sĩ :
− Giá cả
− Số lượng và chủng loại thuốc
➢ Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thuốc là các nhà thuốc, quầy
thuốc, chuỗi bán lẻ dược phẩm xung quanh phạm vi kinh doanh của bạn.
➢ Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng tới doanh thu của bạn.
2. KIẾN NGHỊ
Cạnh tranh là con dao hai lưỡi, nó có là động lực cho sự phát triển hay
không còn phụ thuộc vào sự ứng phó với các tác động của nó trong việc
kinh doanh nhà thuốc. Nhà thuốc cần có những chiến lược cụ thể để khai
thác triệt để những lợi ích mà cạnh tranh đem lại và hạn chế những tác
động không tốt từ đối thủ cạnh tranh.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [https://giathuecanho.com/update-ban-do-hanh-chinh-quan-ha-dong-kho-lon-
nam-2022#content2 đọc ngày 15/10/2022
2. Báo điện tử VTV (2022). “Tình trạng kháng thuốc trên thế giới gia tăng nhanh
hơn dự báo”
3. Bộ Y tế (2007). Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y
Tế về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc".
4. Bộ Y tế (2007). Thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn chi tiết thi hành một
số quy định về điều kiện kinh doanh thuốc.
5. Bộ Y tế (2009). Thông tư số 08/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2009 Ban
hành danh mục thuốc không kê đơn.
6. Bộ Y tế (2010). Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 quy định lộ
trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc GPP”.
7. Bộ Y tế (2013). Thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ Y tế sửa
đổi một số điều của thông tư 02/2007/TT-BYT.
8. Bộ Y tế (2014). Báo cáo tổng quan Ngành Y tế năm 2014.
9. Bộ Y tế (2018). Thông tư số 02/2018/TT-BYT Quy định về thực hành tốt cơ
sở bán lẻ thuốc.
10.Bùi Thanh Nguyệt (2020). Phân tích tính khả thi trong việc thực hiện tiêu
chuẩn "Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc" theo thông tư 02/2018/TT-BYT của
các nhà thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại
học Dược Hà Nội.
11.Cục quản ý dược (2009). Báo cáo thường niên.
12.Đàm Lê Thuỳ Dương (2015). Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc cộng đồng tại địa bàn tỉnh Bình Dương năm
2015, Luận văn DSCK I, Đại học dược Hà Nội.
13.Đàm Thị Hiền (2015). Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại địa
bàn tỉnh Cao Bằng năm 2015, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà
Nội.

28
14. Nguyễn Duy Thực (2014). Đánh giá của khách hàng về một số yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc cộng
đồng trên địa bàn Hà Nội năm 2014, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học
Dược Hà Nội.
15. Dương Thanh Huyền (2018). Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành
tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm Thành
phố Hà Nội năm 2018, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
16. https://hadong.hanoi.gov.vn/portal/index.html#!/tin-tuc/4131#content-main1
đọc ngày 15/10/2022]
17.KiotViet (2021). “Kinh doanh nhà thuốc, cạnh tranh bằng cách nào”
18.Ninh Thị Thu Hà (2017). Khảo sát việc thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn thực
hành tốt nhà thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
19.Quốc hội (2015). Luật số 105/2016/QH2013 Luật Dược.
20.Quốc Túy – Văn Tiến, Sức khỏe và đời sống (2009). “Quản lý cạnh tranh trong
phân phối dược phẩm: Bài học kinh nghiệm”
21.Sở Y tế tp. HCM (2019). “Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc generic để giảm
chi tiêu cho y tế tại các nước trên thế giới”
22.Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y Tế, quy định về tổ chức
và hoạt động của CSBL thuốc trong Bệnh viện
23.Thông tư 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y Tế, về việc ban hành
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” thay cho Quyết định số
11/2007/QĐ-BYT
24.Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ
Y Tế, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện quản lý nhà
nước về giá thuốc dùng cho người.
25.Trần Thị Phương (2016). Khảo sát thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số
cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2016, Khoá
luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.

29
26.Trần Thị Thùy Linh (2019). Khảo sát việc thực hiện quy định về thực hành tốt
cơ sở bán lẻ thuốc tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh năm 2019, Luận
văn chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội.
27.Tuổi trẻ cuối tuần (2022). “Bán lẻ dược: hấp dẫn và cạnh tranh”
28.Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2003). Pháp lệnh 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày
25 tháng 2 năm 2003 về Hành nghề Y, Dược tư nhân.

30
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH 224 NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ
ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
(Các nhà thuốc in đậm là các nhà thuốc tiến hành làm khảo sát)
STT Tên nhà thuốc Địa chỉ
1 Nhà thuốc Thảo Minh Đường tỉnh lộ 72, phường Dương Nội
2 Nhà thuốc Quang Anh 98, đường Chiến Thắng
3 Nhà thuốc GPP 80 Quang 80, đường Quang Trung
Trung
4 Nhà thuốc Linh Trang DS XPHW+HQ2, La Hội, tdp Hoành Hanh,
Nguyễn Hị Huyền phường Dương Nội
5 Nhà thuốc Hùng Hồng Đường 70, phường Phúc La
6 Nhà thuốc Hiếu Huyền Tdp Thống Nhất, phường Dương Nội
7 Nhà thuốc Trí Thiện 157, phường Kiến Hưng
8 Nhà thuốc Hồng Phúc 79, tổ 2, đường 19/5, phường Văn Quán
9 Nhà thuốc Hà Lê 154, đường Ngô Quyền
10 Nhà thuốc Đức Phúc 45, đường 19/5
11 Nhà thuốc Ánh Dương Tdp Thống Nhất, phường Dương Nội
12 Nhà thuốc Tâm Đức 48, Khu tập thể K5, đường Ao Sen,
phường Mỗ Lao
13 Nhà thuốc Ban Mai 214, Phùng Hưng, phường Phúc La
14 Nhà thuốc Minh Tiến VI 298, đường Quang Trung
15 Nhà thuốc số 9 chuyên XQ88+RGC, Chợ Bông Đỏ, Ngô Thì
bán lẻ thuốc thành phẩm Nhậm, Phường La Khê
16 Nhà thuốc Tuấn Anh DS LK 12, KDT Văn Phú, 31, phường Phúc
Phùng Thị Huyền La
17 Nhà thuốc Thanh Bình 37, đường 19/5
18 Nhà thuốc Mình Khuê 10, Lương Ngọc Quyến
19 Nhà thuốc Ngân Linh 210, Phùng Hưng, phường Phúc La

31
20 Nhà thuốc số 5 Hà Đông 1, phố Ao Sen, phường Mộ Lao
21 Nhà thuốc Trang Anh 105, đường Chiến Thắng
22 Nhà thuốc Gia Đình XQ98+JQ6, Nguyễn Viết Xuân, Hà Cầu
23 Nhà thuốc Minh Quang 203, đường Chiến Thắng
24 Nhà thuốc Văn Phú 19, Liền kể 11, Cửa Quán
25 Nhà thuốc FPT Long 27, đường Vạn Phúc
Châu
26 Nhà thuốc An Toàn 38, phường Vạn An
27 Nhà thuốc Ỷ La 37, đường Ỷ La
28 Nhà thuốc Quốc Tế 29, Bế Văn Đàn, phường Quang Trung
29 Nhà thuốc Pharmacity 108, tầng 1 tòa CT2, kdt Văn Khê
30 Nhà thuốc FPT Long 216, đường Quang Trung
Châu
31 Nhà thuốc Tân dược 21, thôn Bắc Lãm, phường Phúc Lương
32 Nhà thuốc Minh An Tổ 13, phường Phúc Lương
phường Phúc Lương
33 Nhà thuốc Tây XQHV+VHJ, đường 19/5
34 Nhà thuốc Vương Thúy Số 18-TT4A, kdt Văn Quán
Vân
35 Nhà thuốc Đức Minh 140, Phùng Hưng, phường Phúc La
medical
36 Nhà thuốc 27 192, đường Phùng Hưng
37 Nhà thuốc Ngọc Phú 29, Đa Sỹ
38 Nhà thuốc Anh Đức DS 116, Thôn Bắc Lãm, tổ 19, phường Phúc
Nguyễn Hồng Hải Lương
39 Nhà thuốc Pharmacity 191, đường Phùng Hưng
40 Nhà thuốc Tuệ Minh 13, phường Bà Triệu
41 Nhà thuốc Minh Chí XQGQ+W4M, Nguyễn Khuyến
42 Nhà thuốc Ngân Hà 212, đường Phùng Hưng

32
43 Nhà thuốc 37 37, Nguyễn Trãi
44 Nhà thuốc Châm Chiến 29, phường Bế Văn Đàn
45 Nhà thuốc Chiến Thắng 133, đường Chiến Thắng
46 Nhà thuốc Nam Anh 55, đường Trần Phú
47 Nhà thuốc Minh Hòa 12, đường Thanh Bình
48 Nhà thuốc 10A Quang 10A, đường Quang Trung
Trung
49 Nhà thuốc 17A 159, đường Phùng Hưng
50 Nhà thuốc An Hòa 11, phố An Hòa
51 Nhà thuốc Tư Nhân 12 12, Phùng Khoang
52 Nhà thuốc Ánh Dương XPJX+23R, tdp Thống Nhất, phường
Dương Nội
53 Nhà thuốc Tùng Anh 103, đường Chiến Thắng
54 Nhà thuốc Thanh Hà 117, đường Tô Hiệu
55 Nhà thuốc Hà Tây 5, phố Ao Sen
56 Nhà thuốc Tâm Anh 88, phố Vũ Trọng Khánh
57 Nhà thuốc Minh Hà 2 6, Đa Sỹ
58 Nhà thuốc Hà Phương Kios 2, chợ Mậu Lương, phường Kiến
Hưng
59 Nhà thuốc Hương Giang XQJQ+MRG, phố Ao Sen
60 Nhà thuốc Minh Ngọc 119, Phan Đình Giót
61 Nhà thuốc Hữu Nghị 80, phố An Hòa
62 Nhà thuốc Hà Ngân 91, đường 19/5
63 Nhà thuốc Việt Hùng XQ6V+PC2, Lê Trọng Tấn
64 Nhà thuốc Trường Hải 9, Đa Sỹ
65 Nhà thuốc Hoàng Phúc 200, Ngô Quyền
66 Nhà thuốc Đỏ Sinh 6, Ngô Thì Nhậm
67 Nhà thuốc Vạn Phúc 29, đường Vạn Phúc
68 Nhà thuốc Bạch Đăng 236, phố Vũ Trọng Khánh

33
69 Nhà thuốc Xanh Pharma B40 TT9, kdt Văn Quán
2
70 Nhà thuốc Hiếu Hiền 202, đường Quang Trung
71 Nhà Thuốc 40 194, đường Phùng Hưng
72 Nhà thuốc Hiếu Ngân 38, phố Văn Phú, phường Phú La
73 Nhà thuốc Minh Hằng 115, đường Tô Hiệu
74 Nhà thuốc Châm 2 XQ6V+F5W, Lê Trọng Tấn
75 Nhà thuốc Quang Anh 198, đường Chiến Thắng
76 Nhà thuốc Huyền Anh Ngách 1/1, phố Vũ Trọng Khánh
77 Nhà thuốc Nguyễn Tùng XQGP+FRC, phường Văn Quán
78 Nhà thuốc Nga Minh 34, đường Phùng Hưng
79 Nhà thuốc Pharmacity 108, tầng 1-tòa CT2, KĐT Văn Khê
80 Nhà thuốc số 27 3, KDT Xa La, phường Phúc La
81 Nhà thuốc 12B 251, đường Phùng Hưng
82 Nhà thuốc 700 700, đường Quang Trung
83 Nhà thuốc Minh Đức 41, phố Vũ Trọng Khánh
84 Nhà thuốc Thiện Nhân 110, phố Nguyễn Văn Trỗi
85 Nhà thuốc 20 Cường Chí 134, đường Phùng Hưng
86 Nhà thuốc Nhất Nhất XQMH+QV5, ngõ 13, phường Mộ Lao
87 Nhà thuốc 7A Quang 41, đường Phùng Hưng
Vinh
88 Nhà thuốc Hoàng Anh 5, KĐT Xa La
89 Nhà thuốc Hoàng Hiệp XQFQ+W5Q, đường 19/5
90 Nhà thuốc Thanh Hương 29, đường Quang Trung
91 Nhà thuốc Pharmacy 27 42, đường Chiến Thắng, phường Văn
Quán
92 Nhà thuốc số 1 128, đường Quang Trung
93 Nhà thuốc Mạnh Quân 40, phường Xa La
94 Nhà thuốc số 20 88, đường Phùng Hưng

34
95 Nhà thuốc Huy Ánh 188, đường Phùng Hưng
96 Nhà thuốc Đại học Dược 28, phố An Hòa
HN
97 Nhà thuốc 60 60, đường Phùng Hưng
98 Nhà thuốc An Tâm 8, phố Nguyễn Văn Trỗi
99 Nhà thuốc An Tâm 82, Ngô Quyền
100 Nhà thuốc Dược Hà Nội 3, phố Văn La
101 Nhà thuốc tư nhân Hồng 49, đường Phùng Hưng
Loan
102 Nhà thuốc Nam Anh 422, đường Quang Trung
103 Nhà thuốc Hưng Thịnh XQ88+C7J, Phan Đình Giót
104 Nhà thuốc Tư Hà số 19 54, Ngô Quyền, phường Quang Trung
105 Nhà thuốc Phong Thu 253, đường Phùng Hưng
106 Nhà thuốc Khánh An 344, đường Quang Trung
107 Nhà thuốc Tâm Dược Kiot 8, CT4B, kdt Xa La
108 Nhà thuốc Phương Hoa 154, Ngô Quyền, phường Quang Trung
109 Nhà thuốc Hataphar 80, đường Quang Trung
110 Nhà thuốc Huệ Vinh 2 140, phố Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi
111 Nhà thuốc số 1 Xuân 19, đường Vạn Phúc
Hòa
112 Nhà thuốc 595 595, đường Quang Trung
113 Nhà thuốc 18 18, Hà Trì, Hà Cầu
114 Nhà thuốc 68 Đạt chuẩn 70, phố Bạch Thái Bưởi, phường Phúc
GPP La
115 Nhà thuốc Hải Anh 35, đường Lê Trọng Tấn
116 Nhà thuốc Minh Trí XQJF+4VJ, làng Vạn Phúc
117 Nhà thuốc Yến Châu XQ6V+JPR, Lê Trọng Tấn
118 Nhà thuốc Mai Xuân Hội 625, đường Quang Trung
119 Nhà thuốc Tâm Minh 12, đường Quang Trung

35
120 Nhà thuốc Mặt Trời 94, đường Phùng Hưng
121 Nhà thuốc Minh Huy Đường Nguyễn Viết Xuân, Hà Cầu
122 Nhà thuốc Đa Khoa Anh 147, Vạn Phúc
Đức
123 Nhà thuốc Khánh Huyền XQ7G+F6M, đường Tô Hiệu
124 Nhà thuốc 22 184, đường Phùng Hưng
125 Nhà thuốc FPT Long 62 Tổ 3, phố Xốm, Phú Lâm
Châu
126 Nhà thuốc 161 161, đường Quang Trung
127 Nhà thuốc Vi Nhung 89, phố Lê Lợi
128 Nhà thuốc Tâm Phúc 106, Trần Đăng Ninh, Hà Cầu
129 Nhà thuốc Đức Chí 154, đường Cầu Bươu
130 Nhà thuốc DH Dược Hà 45 Ng. 108 đường Trần Phú, phường
Nội Mộ lao
131 Nhà thuốc Xuân Anh 11, Nguyễn Viết Xuân, Hà Cầu
132 Nhà thuốc Mai Hạnh 43, phố Văn Phú, Phú La
133 Nhà thuốc Cầu Đơ 38A, Lê Hồng Phong
134 Nhà thuốc Ngọc Trâm Số 49, Lê Hồng Phong
135 Nhà thuốc Ỷ La 37, đường Ỷ La
136 Nhà thuốc Pharmacity 143, phố Ba La, phường Phú Lương
137 Nhà thuốc Tuấn Trang 2, phố Văn La, Phú La
138 Nhà thuốc Tây Hà Anh Kdt Xa La, kiot 46, CT6C, Tân Triều
139 Nhà thuốc Thiện Tâm 64, phố Cầu Am, phường Vạn Phúc
140 Nhà thuốc Hùng Hồng 10, Kđt Xa La, phường Phúc La
141 Nhà thuốc Đỏ Sinh 2A, Ngô Gia Tự, Hà Cầu
142 Nhà thuốc Tâm Đức Số 1, Hà Trì, Hà Cầu
143 Nhà thuốc Dược Hà Nội 158, Nguyễn Viết Xuân
144 Nhà thuốc Y Khoa 6, Ngô Thì Nhậm
145 Nhà thuốc Thái Bình 114, Nguyễn Khuyến, Văn Quán
146 Nhà thuốc 86 66, Trương Công Định
147 Nhà thuốc Huệ Vinh XQCQ+X99, KĐT Văn Quán
148 Nhà thuốc Minh Hà XQ98+VVC, Ngô Gia Tự

36
149 Nhà thuốc Anh Thư 61, đường Vạn Phúc
150 Nhà thuốc số 29 WPVR+F58, QL6, Yên Nghĩa
151 Nhà thuốc Tư Nhân 700, Quang Trung
152 Nhà thuốc Bắc bác sĩ Hoa 4, đường Bế Văn Đàn, phường Quang
Trung
153 Nhà thuốc Hà Linh XQ6W+X39, Lê Trọng Tấn
154 Nhà thuốc Hải Anh 59, đường Lê Trọng Tấn
155 Nhà thuốc Số 1 52 đường Tô Hiệu
156 Nhà thuốc Bích Phượng 126, Thanh Lãm
157 Nhà thuốc Châu Anh- Vạn Gold Silk, kiot tầng 1, tòa J, kđt Văn Khê
Phúc
158 Nhà thuốc Dược Hà Nội 2 8, Phan Đình Giót
159 Nhà thuốc Quang Ngọc Lô 23, Liền kề 4, kdt Văn Khê
160 Nhà thuốc A1 A1, Khu Đấu Giá, Ngô Thì Nhậm
161 Nhà thuốc Anh Minh 39, phố Xa La, phường Phúc La
162 Nhà thuốc Chính Hãng 31, phố Bế Văn Đàn
163 Nhà thuốc Tư nhân Nhất 13, phố Bà Triệu
Tín
164 Nhà thuốc Minh Cường 113A, Lê Lai
165 Nhà thuốc Đăng Khoa 5, đường La Nội
166 Nhà thuốc Dược Hà Nội 89, đường Lý Thường Kiệt
167 Nhà thuốc FPT Long Tầng 1, lô TM03, CT6, kđt Văn Khê
Châu
168 Nhà thuốc nhà Oanh XQ59+253
169 Nhà thuốc Thu An 15, Phan Đình Giót
170 Nhà thuốc Quang Trung 26, Phan Đình Giót
171 Nhà thuốc 322 322, đường Quang Trung
172 Nhà thuốc Linh Anh 50, đường Tô Hiệu
173 Nhà thuốc Song Châu XQJG+FJX, làng Vạn Phúc
174 Nhà thuốc Độ Linh 172, Nguyễn Viết Xuân
175 Nhà thuốc Tâm Đức 2 101, đường Tô Hiệu
176 Nhà thuốc Tây Đông Hà Kdt Xa La, kiot 16, CT4C, phường Phúc La
177 Nhà thuốc An Thư 17, đường Chiến Thắng
178 Nhà thuốc Hưng Thịnh CT2-G2-02HYUNDAI HILL STATE, Hà
Cầu
179 Nhà thuốc phòng khám 10, Lương Ngọc Khuyến
Minh Khuê
180 Nhà thuốc Hương Cung 1 23, phố Bế Văn Đàn
181 Nhà thuốc 24H Yên Lộ 3, phố Yên Lộ
182 Nhà thuốc Nam Cường 54, phố Lê Lợi

37
183 Nhà thuốc Dũng Thắm 10A, ngõ 32, Ngô Quyền, phường La Khê
184 Nhà thuốc Thành Trung XQJG+77R, đường Vạn Phúc
185 Nhà thuốc Ngọc Thanh 18, phường Ba La
186 Nhà thuốc Nhân dân La Khê 31, tổ 3, La Khê
187 Nhà thuốc 46 46 Nguyễn Trực, Phú Lương
188 Nhà thuốc Đồng Tâm 94, Chiến Thắng
189 Nhà thuốc Hằng Tuyến XQ58+2GR, Liền kề 12, Phú La
190 Nhà thuốc An Hoàng Sinh Tòa nhà 18 , tầng 4, Phùng Hưng
191 Nhà thuốc An Sinh Phú 80, phố Xốm, Phú Lâm
Lãm
192 Nhà thuốc Quỳnh Hương XQ7R+9P2, kđt Xa La
193 Nhà thuốc Nhất Tín Lô 05, Tòa CT2, Ngô Thì Nhậm
194 Nhà thuốc Minh Phương Tổ 10, Yên Nghĩa
195 Nhà thuốc Bình An 2, Phan Đình Giót
196 Nhà thuốc Test XPHX+GFR, Dương Kinh
197 Nhà thuốc Pharmacity V7-B08 Lô TTDV 01 Kđt An Hưng
198 Nhà thuốc Phương Anh 103 143, Thanh Lãm
199 Nhà thuốc Nguyên Phong 32, Tố Hữu, phố Nguyễn Thanh Bình
200 Nhà thuốc Tâm An Tầng 1, CT7G, Dương Nội
201 Nhà thuốc Phương Anh 64, phố Cầu Am, phường Vạn Phúc
202 Nhà thuốc Cường Thơ 93, đường La Nội
203 Nhà thuốc Tuệ Minh 5 TM05, CT6, KĐT Văn Khê
204 Nhà thuốc Thắng Oanh 152, Phùng Hưng, phường Phúc La
205 Nhà thuốc Lâm Tín Kiot 39, CT6C, Kiến Hưng
206 Nhà thuốc Nhật Quang XQGF+WQ, Vạn Phúc
207 Nhà thuốc Hồng Nhung 147, đường 19/5
208 Nhà thuốc Song Huyền XQ8M+927, phố Bà Triệu, Hà Cầu
209 Nhà thuốc Minh Thái 114, QL21B, Phú Lâm
210 Nhà thuốc Hồng Ân 69, đường Đoàn Kết
211 Nhà thuốc số 39 XQ88+Q23, Phan Đình Giót
212 Nhà thuốc Chính An ĐT70, Tân Triều
213 Nhà thuốc Đình Anh XP2X+CWX, QL6, Phú Lâm
214 Nhà thuốc Tuấn Lâm KĐT Văn Quán, Phúc La
215 Nhà thuốc Mạnh Tùng WQR7+CC6, Phú Lương
216 Nhà thuốc Cường Hiền LK 448, DV09, kdt Kiến Hưng
217 Nhà thuốc Hải Yến số 9 CT2A, kđt Xa La, kiot 9
218 Nhà thuốc Hân Phố Cao Thắng, phường Yết Kiêu
219 Nhà thuốc Uy Tín 24h V8 the Vesta, Phú Lâm

38
220 Nhà thuốc Pharmacity Lô 03B, Tầng 1-Tòa H, dự án HH2 kđt
mới
221 Nhà thuốc Tâm Lan 126, Chiến Thắng
222 Nhà thuốc Phương Linh 2 85, phố Trần Quang Diệu
223 Nhà thuốc Anh Tú 30D1- Yên Phúc, Phúc La
224 Nhà thuốc Việt Cường XQ9G+MX, Hà Cầu

39
PHỤ LỤC 2. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỪ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
ĐẾN KINH DOANH THUỐC CỦA NHÀ THUỐC
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nhà thuốc:…………………………………………………………………
2. Họ và tên dược sĩ bán hàng tại nhà thuốc:……………………………………..
3. Mặc quần áo blu và đeo biển hiệu ghi rõ chức năng: Có Không
4. Ngày thu thập thông tin:……………………………………………………….
5. Người thu thập thông tin:………………………………………………………
II. NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN
Kính thưa Quý Anh/Chị.

Chúng tôi là sinh viên khoa Dược của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
muốn tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh tới kinh doanh thuốc của
nhà thuốc. Những thông tin thu thập hỏi chỉ mang tính đánh giá, không yêu cầu số liệu cụ
thể để đảm bảo bí mật kinh doanh của Nhà thuốc. Chúng tôi cam kết tất cả các thông tin
mà quý anh/chị giúp đỡ chúng tôi được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng phục vụ cho mục
đích cuộc nghiên cứu này.

Xin quý anh/chị đánh dấu (x) vào mức độ ảnh hưởng mà mô tả ý kiến của anh/chị:
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Giới tính của anh/chị
 Nam
 Nữ
2. Độ tuổi của anh/chị
 Dưới 20 tuổi
 Từ 20- 30 tuổi
 Từ 30- 40 tuổi
 Lớn hơn 50 tuổi

3. Trình độ chuyên môn của anh/chị:


DSĐH
DSTC, CĐ
Khác

40
4. Anh/chị đã làm việc trong lĩnh vực bán lẻ thuốc được bao nhiêu năm?
 Ít hơn 5 năm
 5- 10 năm
 10- 20 năm
 Nhiều hơn 20 năm
5. Anh/chị có đang làm việc trong chuỗi nhà thuốc hay không?
 Có
 Không
Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh
doanh thuốc 4 5
1 2 3
của nhà thuốc từ nhà thuốc đối
thủ

Nhà thuốc đối thủ vốn lớn, cơ sở vật


chất đẹp, hiện đại

Địa điểm trong khu dân cư đông đúc,


mặt đường lớn
Mật độ các nhà thuốc xung quanh
nhiều

Giá bán ưu đãi và số lượng mặt


hàng phong phú, đầy đủ

Nhân viên nhà thuốc có kinh


nghiêm dày dặn
Thâm niên hoạt động của đối thủ lâu

Uy tín của đối thủ trong khu vực cao

Nhà thuốc đối thủ trong chuỗi

41
PHIẾU QUAN SÁT
1. Mật độ các nhà thuốc xung quanh:
……………………………………………………………………………
2. Nhà thuốc có trong khu vực đông dân cư, đường lớn nhiều người qua lại:
…………………………………………………………………………....
3. Cơ sở vật chất của nhà thuốc:
……………………………………………………………………………
4. Dịch vụ chăm sóc, tư vấn cho bệnh nhân của nhân viên nhà thuốc:
…………………………………………………………………………….

42

You might also like