Bài giảng môn học Môi trường và con người (download tai tailieutuoi.com)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

-1-

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG §¹i häc KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÀI GIẢNG

MÔI TRUỜNG VÀ CON NGƯỜI


Số đơn vị học trình: 02

Bậc đào tạo: §¹i häc

Năm 2007
-2-

MỞ ĐẦU VỀ MÔN HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


I. Khái niệm về khoa học môi trường
Cách đây khoảng vài thập kỷ đã xuất hiện môn khoa học liên ngành mới gọi là khoa học
môi trường. Thật ra, khoa học môi trường xuất hiện từ lâu nhưng chưa được nói đến rõ ràng
như hiện nay. Con người nghiên cứu để khai thác tối đa cho mình các tài nguyên thiên nhiên,
xây dựng những ngôi nhà ở tốt nhất cho đời sống và sức khoẻ của mình… Nhưng gần đây do
xuất hiện rất nhiều vấn đề về môi trường nên khoa học môi trường mới được chú ý bởi nhiều
người có nghề nghiệp khác nhau, ở các nước khác nhau thậm chí đến cả giới tính và lứa tuổi
khác nhau. Những vấn đề về môi trường được nêu ra ở mọi nơi, mọi lúc như: Tài nguyên khai
thác đang trở nên cạn kiệt, dân số đang bùng nổ ở nhiều nơi, nguồn năng lượng không còn
dùng được bao lâu, ô nhiễm đất, nước, không khí và các chất độc hại xảy ra xung quanh chúng
ta…
Khoa học Môi trường ở trên thế giới và ở Việt Nam
Kể từ sau hội nghị quốc tế về bảo vệ môi trường ở Stockholm 1972, khoa học môi
trường ở trên thế giới đã được phát triển mạnh mẽ. Nhiều viện nghiên cứu về môi trường đã
được thành lập, nhiều trường đại học đã được xây dựng các khoa, các bộ môn chuyên đào tạo
cán bộ khoa học công nghệ môi trường. Nhiều tạp chí về khoa học công nghệ và công nghệ
môi trường đã được xuất bản. Tương tự như vậy chúng ta đã có trong tay nhiều sách giáo
khoa, sách chuyên khảo về khoa học môi trường và công nghệ môi trường. Trung bình hằng
năm có khoảng 30 hội nghị quốc tế có liên quan đến môi trường.
Ở Việt Nam, nhận thức về sự cần thiết bảo vệ môi trường cũng đã có từ khá sớm. Giáo
trình sinh thái học được giảng dạy ở đại học từ các năm 60. Vườn quốc gia Cúc Phương được
thành lập từ năm 1960. Bác Hồ kêu gọi nhân dân trồng cây mỗi khi Tết đến từ những năm
cuối thập kỷ 50. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở ta được thành lập từ năm 1987. Luật
bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua năm 1993. Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước
về bảo vệ môi trường được thực hiện liên tục từ năm 1980 đến nay. Bộ khoa học công nghệ và
môi trường chính thức chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý môi trường từ năm 1992.
Công tác bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có:
- Nhận thức đầy đủ và dẫn liệu môi trường luôn cập nhật
- Một đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật giỏi về khoa học môi trường và công
nghệ môi trường.
- Một đường lối chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường.
- Một sự đầu tư thích đáng về vật chất, tiền bạc và nhân lực cho công tác bảo vệ môi
trường
Một nước nghèo và kém phát triển như nước ta đòi hỏi phải cố gắng hết sức mới giải
quyết được các vấn đề môi trường.
II. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học môi trường
Hiểu môi trường là gồm tất cả những cái bao quanh chúng ta như không khí đại dương
lục địa cũng như những sinh vật sống ở đó, cũng có nghĩa môi trường là của tất cả chúng ta,
của cả loài người trên Trái đất. Cần giới hạn môi trường hẹp hơn liên quan đến một cộng
đồng, một điểm dân cư, một vùng, một quốc gia… Sinh thái học là môn khoa học thuộc sinh
học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường bao quanh nó. Khoa học môi trường
là khoa học nghiên cứu tổng thể môi trường liên quan đến đời sống phát triển kinh tế xã hội
của con người. Ta có thể coi khoa học môi trường như là sinh thái học nhân văn cũng được.
Tất nhiên khoa học môi trường có đầy đủ ý nghĩa hơn: Lấy tổng thể tự nhiên đất, nước, không
-3-

khí, sinh vật kinh tế xã hội của con người làm đối tượng nghiên cứu của mình. Môi trường
trong một giới hạn nào đấy cùng nghĩa với hệ sinh thái. Sinh thái học định nghĩa hệ sinh thái
là một đơn vị tự nhiên ở đó có mối quan hệ thống nhất một quần xã sinh vật với môi trường
vô sinh của nó.
Nhiệm vụ của khoa học môi trường là phải tìm ra các biện pháp giải quyết về vấn đề
môi trường ở thời đại ngày nay, thời đại tương ứng với xã hội công nghiệp và hậu công
nghiệp. Đó là các vấn đề:
- Gia tăng dân số hợp lý
- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp vùng biển
- Phòng chống xử lý ô nhiễm cho các môi trường
- Xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, điểm dân cư vững bền
- Khai thác hợp lý và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
- Quản lý tốt môi trường, phòng tránh các rủi ro của môi trường
III. Mối quan hệ của khoa học môi trường với các khoa học khác
Trước hết cần phân biệt khoa học môi trường và công nghệ môi trường. Công nghệ môi
trường là công nghệ xử lý ô nhiễm các loại. Công nghệ môi trường có thể hiểu một cách rộng
rãi hơn là các công nghệ khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ phục hồi các hệ
sinh thái, công nghệ quản lý môi trường…Phải nghiên cứu đầy đủ về môi trường mới lựa chọn
được công nghệ thích hợp và hiệu quả. Các phân môn của khoa học môi trường gồm sinh học
môi trường, địa học môi trường, hoá học môi trường, kinh tế xã hội học môi trường, y học môi
trường…
Khoa học môi trường là một khoa học liên (gian) ngành. Giải quyết vấn đề môi trường
cần đến rất nhiều ngành khoa học khác nhau do đó khoa học môi trường cần có quan hệ chặt
chẽ với nhiều ngành khoa học khác.
Trước hết là mối quan hệ với các ngành khoa học tự nhiên: Sinh học là khoa học nghiên
cứu về sự sống các sinh vật, sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối tương quan giữa sinh
vật và môi trường. Các khoa học trái đất như địa lý học, địa chất học, hải dương học, thuỷ văn
học… là các khoa học nghiên cứu về những thành phần của môi trường tự nhiên.
Tiếp đến là các ngành khoa học xã hội, kinh tế, nhân văn. Giải quyết các vấn đề môi
trường không thể thiếu các khía cạnh của các ngành khoa học này. Các ngành khoa học như
chính trị, pháp luật cũng được đề cập tới.
Sau cùng là các ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật cũng cần được sử dụng mỗi khi
phải giải quyết vấn đề môi trường.
-4-

Chương 1: Các khái niệm cơ bản về sinh thái học


1.1. Sinh vật và môi trường
1.1.1. Sinh vật
Sinh vật và thế giới vô sinh xung quanh (môi trường) có quan hệ khăng khít với nhau và
thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Sinh vật gồm có:
a) Các nhóm thực vật chính
- Thực vật bậc thấp: Có tảo nước mặn và tảo nước ngọt
- Thực vật bậc cao: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín
b) Động vật
- Sự giống nhau giữa động vật và thực vật:
Cơ thể động vật có cấu tạo tế bào, có các hoạt động sống như dinh dưỡng, hô hấp,
sinh trưởng thường xuyên được diễn ra trong cơ thể như ở thực vật.
- Sự khác nhau giữa động vật và thực vật:
Thực vật tổng hợp được chất hữu cơ từ CO2 và H2O bằng năng lượng mặt trời còn
động vật chỉ có thể dùng chất hữu cơ có sẵn lấy từ động vật và thực vật khác. Ngoài ra động
vật còn có cơ quan di chuyển, có hệ thần kinh, các giác quan mà ở thực vật không có.
c) Vi khuẩn, nấm và địa y
- Vi khuẩn: Là những sinh vật hết sức đơn giản c¬ thể chỉ gồm một tế bào, chưa có nhân
và không có chất diệp lục, chúng sống hoại sinh và kí sinh
- Nấm: Nấm khác với tảo ở chỗ không có chất diệp lục nê đời sống chúng là hoại sinh
hoặc kí sinh giống như vi khuẩn.
- Địa y: (Là những mảng vảy màu xanh xám bám vào vỏ cây)
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loại tảo và
nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chât diệp lục sử
dụng được những chất đó để tạo thành những chất dinh dưỡng nuôi sống cả hai bên, thành ra
trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào phụ thuộc vào
bên nào. Hình thức sống này được gọi là sống cộng sinh.
1.1.2. Môi trường
Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu
sinh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
Mỗi sinh vật đều sống trong môi trường và chịu tác động của các nhân tố sinh thái của
môi trường
Sinh vật có khả năng thích nghi nhất định và phong phú với các điều kiện khác nhau của
môi trường. Khả năng thích nghi của sinh vật đã tạo điều kiện cho sinh vật phân bổ trong các
môi trường khác nhau.
- Về mặt vật lý trái đất được chia thành các quyển sau:
Thạch quyển – Môi trường đất : Bao gồm vỏ trái đất có độ dày 60 – 70 km và 2- 8 km
dưới đáy đại dương . Thành phần và tính chất của thạch quyển tương đối ổn định và ảnh
hưởng đến sự sống trên trái đất
Thuỷ quyển – Môi trường nước : Đại dương, sông ngòi, ao hồ, nước ngầm, băng
tuyết, hơi nước. Thuỷ quyển đóng vai trò duy trì sự sống và cân bằng khí hậu toàn cầu.
-5-

Khí quyển – Môi trường không khí: Từ mặt đất đến độ cao 100 km là lớp không khí
tầng đối lưu bao quanh trái đất. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống
và quyết định tính chất khí hậu và thời tiết toàn cầu
- Về mặt sinh học – Môi trường sinh quyển : Bao gồm sâu 100 m trong Thạch quyển và
cao 20 km trong khí quyển, sâu 8 km trong thuỷ quyển.
Sinh quyển bao gồm các thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh có quan hệ chặt
chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Trong sinh quyển, ngoài vật chất năng lượng còn có thông
tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ thể tồn tại phát triển của các vật sống. Dạng thông tin
phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người , có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự
tồn tại và phát triển của trái đất.
- Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu khái niệm chung về “ môi trường của con
người” được phân thành: Môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
Môi trường thiên nhiên gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học và sinh học tồn
tại khách quan bên ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người .
Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa con người với con người
Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học xã hội do con người tạo nên
và chịu sự chi phối của con người.
Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn nhau và tương tác chặt chẽ lẫn nhau.
Các thành phần của môi trường không tồn tại ở dạng tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá trong
tự nhiên , diễn ra theo chu kỳ và thông thường ở dạng cân bằng. Sự cân bằng này đảm bảo cho
sự sống trên trái đất phát triển ổn định. Các chu trình phổ biến như C, N, P … Khi các chu
trình này không giữ được ở trạng thái cân bằng thì sự cố về môi trường sẽ xảy ra tác động đến
sự tồn tại của con người và sinh vật.
Môi trường gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
 Nhân tố vô sinh: Bao gồm tất cả các nhân tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng
đến cơ thể sinh vật như khí hậu, nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió, hướng gió,
các nhân tố về thổ dưỡng, thuỷ văn, khí tượng, lưu tốc dòng chảy.
 Nhân tố hữu sinh: Bao gồm các sinh vật và mọi tác động của chúng lên cơ thể sinh vật.
Nhân tố con người bao gồm mọi tác động trực tiếp của con người lên cơ thể sinh vật.
Môi trường sống của con người – Môi trường nhân văn là tổng hợp các điều kiện vật lý,
kinh tế xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cộng
đồng con người. Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và
trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Trong môi trường sống này luôn tồn
tại sự tương tác giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh.
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái hữu sinh lên đời sống sinh vật
Các sinh vật đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến nhau. ảnh hưởng gián tiếp là ảnh
hưởng thông qua các yếu tố sinh thái khác của môi trường. Ảnh hưởng trực tiếp giữa các sinh
vật chủ yếu dưới dạng quan hệ về nơi ở và tổ sinh thái.
Hai cá thể sống ở tự nhiên (cùng một nơi) có thể có 8 kiểu quan hệ với nhau tuỳ theo
mức độ lợi hại khác nhau mà ta goi là:
- Bàng quan: Khi cả hai loài không ảnh hưởng gì đến nhau. Ví dụ cây rừng và con Hổ.
- Cạnh tranh: Khi cả hai loài đều bị hại. Ví dụ cá Chuối và cá Vược cạnh tranh nhau vì
thức ăn.
- Cộng sinh: Khi cả hai loài đều có lợi khi cần thiết phải sống bên nhau như cây Cam
và con Kiến, Tảo và Nấm.
-6-

- Hợp sinh: Cả hai loài đền có lợi nhưng không nhất thiết phải sống bên nhau như con
Sáo và con Trâu.
- Hội sinh: Khi một loài có lợi còn loài kia không có gì như cây họ đậu (có lợi) và vi
khoẩn cố định đạm sống ở rễ.
- Hãm sinh: Khi một loài không bị ảnh hưởng gì còn một loài bị hại như Nấm và vi
khuẩn (hại)
- Ký sinh: Khi một loài có lợi còn loài kia bị hại trong mối quan hệ sống bắt buộc như
con sán và con lợn.
- Vật ăn thịt và con mồi: Khi một loài được lợi còn loài kia bị hại như con Sáo và con
Châu Chấu.
Yếu tố sinh thái hữu sinh cần nói tới là các sinh vật làm thức ăn. Thức ăn (chất và lượng)
ảnh hưởng quan trọng đến đời sống động vật. Động vật có thể ăn thực vật (như côn trùng,
bò,…) hoặc có thể ăn động vật khác (như chim ăn côn trùng…). Thưc vật hay động vật dùng
làm thức ăn lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố vô sinh hay hữu sinh khác của môi trường nên
mối quan hệ này(giữa vật đi ăn và vật bị ăn – vật ăn thịt và con mồi) rất phức tạp. Trong quá
trình tiến hoá cả vật ăn thịt và con mồi đều có các thích nghi để tồn tại. Số lượng của chúng
cũng vậy: Dao động lên xuống chịu hậu quả của nhau trong một trạng thái cân bằng tương đối
mà ta gọi là cần bằng động.
Yếu tố sinh thái hữu sinh tiếp cần nói đến là sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh có thể là giữa
các cá thể của cùng một loài hoặc các loài khác nhau. Sự canh tranh cùng loài được thể hiện
như tập tính chiếm cứ lãnh thổ ăn thịt lẫn nhau… như cá Vược mẹ ăn thịt cá Vược con. Mật
độ quần thể càng lớn thì sự cạnh tranh trong loài càng gay gắt. Sự cạnh trạnh trong loài đưa
đến sự phân hoá về tổ sinh thái và nơi ở và như vậy đã đóng góp vào sự tiến hoá của loài. Sự
cạnh tranh khác loài được định nghĩa và sự cạnh tranh của hai hay nhiều loài cùng sống trong
một hệ sinh thái (một nơi) để đảm bảo cho sự tồn tại của mình. Các loài càng gần nhau (về vị
trí phân loại ) thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Sự cạnh tranh khác loài có thể dẫn đến loài này
bị loài kia tiêu diệt. Đó là nguyên lý huỷ diệt trong cạnh tranh. Sự cạnh tranh khác loài ảnh
hưởng đến sự phân bố địa lý, sự phân hoá tổ sinh thái, nơi ở … và như vậy là nguồn gốc tiến
hoá của sinh vật.
1.2. Quần thể, quần xã sinh vật
1.2.1. Quần thể sinh vật
Khái niệm quần thể sinh vật: Tập hợp tất cả các cá thể của cùng một loài và cùng sống
chung trong một nơi gọi là quần thể sinh vật
Quần thể là một nhóm cá thể của một loài, khác nhau về kích thước, lứa tuổi, giới tính…phân
bổ trong vùng phân bổ của loài, chúng tự giao phối với nhau để tạo nên cá thể mới. Quần thể
là một tổ chức của sinh vật cao hơn cá thể có đặc trưng riêng về cấu trúc, mức sinh sản, mức
tử vong, biến động về số lượng cá thể, điều chỉnh vùng phân bổ của mình. Mỗi quần thể có
một kích thước (hay số lượng cá thể, sinh khối) xác định sự “cân bằng”với khả năng “ dung
nạp” (chứa) của môi trường. Nghiên cứu về quần thể thì điều quan trọng nhất là phải xác định
được kích thước của nó, phải tính được số lượng cá thể của nó.
Mỗi quần thể có sự phân bổ theo không gian những cá thể của nó. Có 3 kiểu phân bổ:
Phân bổ đều, phân bổ ngẫu nhiên, và phân bổ theo nhóm. Phân bổ theo nhóm là kiểu phân bổ
phổ biến. Phân bổ đều thường xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất như ở nước,
đồng cỏ hay vùng cực.
-7-

Mỗi quần thể đều có cấu trúc về thành phần tuổi, về tỷ lệ giới tính riêng. Cấu trúc tuổi
của mỗi quần thể phản ánh tỷ lệ của từng nhóm tuổi trong quần thể ra sao. Cấu trúc giới tính là
tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái. Cấu trúc tuổi và giới tính có ảnh hưởng quan trọng
đến tỷ lệ sinh tử và biến động số lượng của quần thể. Ta thường dùng tháp tuổi để biểu thị đặc
trưng này.
Mỗi quần thể có đặc trưng riêng về tốc độ tăng trưởng, về kích thước (số lượng) và sự
biến động về số lượng cá thể theo thời gian. Sự thay đổi về số lượng cá thể phụ thuộc vào hai
yếu tố: tỷ lệ sinh tức là số cá thể được sinh ra (trên một kích cỡ quần thể). Có hai yếu tố khác
là số cá thể di cư sang sống ở ngoài quần thể và số cá thể từ ngoài quần thể nhập vào.
Một đặc trưng nữa của quần thể là sự biến động số lượng cá thể theo mùa và theo thời
gian nhiều năm. Biến động theo mùa là do mùa sinh sản nhiều, và mùa tử vong nhiều và
những mùa này mang tính chất chu kỳ. Biến động theo chu kỳ nhiều năm phụ thuộc vào nhiều
yếu tố môi trường mà quần thể chịu tác động như kẻ địch, dịch bệnh, cơ sở thức ăn, thời tiết,
khai thác bởi con người….
Tồn tại và phát triển trong các điều kiện môi trường nhất định , mỗi quần thể đều có
những thích nghi riêng. Nếu sự thay đổi về điều kiện vẫn nằm trong giới hạn thích ứng thì
quần thể tồn tại và phát triển, nếu vượt ra khỏi giới hạn đó thì quần thể sẽ đi đến tiêu diệt.
1.2.2. Quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là tổ hợp của quần thể của ít nhất hai loài phân bổ trong một nơi nhất
định (mà ta gọi là sinh cảnh). Chúng tương tác với nhau và với môi trường tạo nên chu trình
dòng vật chất và năng lượng. Sự thống nhất của một phức hợp động vật, thực vật và vi sinh vật
trong một quần xã với môi trường vô sinh bao quanh chúng hình thành nên một hệ sinh thái.
Ví dụ trong ao có quần thể cá, tôm, cua, hến, beo, ...
- Quần xã rõ ràng là một tổ chức sinh vật cao hơn quần thể. Quần xã có các đặc trưng
sau:
- Cấu trúc thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài. Đặc trưng này xác định tính
đa dạng của quần xã. Những quần xã mà số lượng loài ít, thì thường số lượng cá thể các
loài rất nhiều.
- Cấu trúc về không gian tức là sự phân bổ theo không gian của các sinh vật trong quần
xã.
- Cấu trúc về dung lượng.
- Theo thời gian các quần xã đều có sự biến đổi.
1.3. Hệ sinh thái
1.3.1. Định nghĩa
Mỗi quần xã sinh vật (bao gồm nhiều quần thể sinh vật) cùng với khu vực sống của quần
xã thường tạo thành một hệ thống tương đối ổn định và hoàn chỉnh được gọi là hệ sinh thái.
Hệ sinh thái = Quần xã sinh vật + môi trường vô sinh
Các hệ sinh thái được xếp vào 3 nhóm:
- Nhóm hệ sinh thái trên cạn. VD: rừng nhiệt đới, sa mạc,…
- Nhóm hệ sinh thái nước mặn. VD: sinh thái ven biển, sinh thái vùng khơi:
- Nhóm hệ sinh thái nước ngọt. VD: ao hồ, sông, suối,…
1.3.2. Cấu trúc hệ sinh thái
Mỗi một hệ sinh thái bao giờ cũng có 2 bộ phận cấu thành đó là: Thành phần hữu sinh
(thành phần sống) và thành phần vô sinh (thành phần không sống)
-8-

a. Thành phần hữu sinh


- Sinh vật sản xuất: Là các sinh vật tự dưỡng, chủ yếu là cây xanh có khả năng tự tổng
hợp các hợp chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể
- Sinh vật tiêu thụ: bao gồm các động vật, không có khả năng tạo ra thức ăn nuôi dưỡng
chính mình mà sử dụng các cơ thể khác. Sinh vật tiêu thụ được chia ra thành các loại sau:
Loài ăn cỏ – vật tiêu thụ bậc 1: là sinh vật chỉ ăn cây cỏ
Loài ăn thịt – vật tiêu thị bậc 2,3,..n là sinh vật tiêu thụ chỉ ăn các loài động vật
Loài ăn tạp – vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2,3,…n là loài ăn cả cây cỏ và động vật
- Vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mốc,… có khả năng phân huỷ các chât hữu cơ thành các
chất vô cơ đơn giản
b. Thành phần vô sinh: gồm các chất hoá học được chia làm 2 nhóm như sau:
- Nhóm hợp chất vô cơ: C, H, CO2, O2…
- Nhóm hợp chất hữu cơ đựơc sản xuất từ các cơ thể sống: Hidro cácbon, chất béo,
protein…
Ngoài ra còn các yếu tố vật lý: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, gió…tham gia vào vòng tuần
hoàn vật chất.
1.3.3. Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
a. Sơ đồ hệ sinh thái với vòng tuần hoàn vật chất và dòng dịch chuyển năng lượng
Hệ sinh thái là đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học. Ta biết Hệ sinh thái bao gồm
sinh vật và môi trường vô sinh, trong đó cả 2 đều có tác động qua lại với nhau, duy trì sự sống
tồn tại trên trái đất.
Sinh vật muốn tồn tại trên trái đất phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. ở thực
vật có khả năng tự tổng hợp nên chất hữu cơ để nuôi dưỡng cơ thể mà động vật không có
được. Quá trình tổng hợp đó là quá trình quang hợp của cây xanh.
ánh sáng MT
CO2 + 6H2O  C6H12O6 + 6O2
Clorphyll
-9-

Dßng vËt chÊt


Dßng n¨ ng l­ î ng

C¸ c yÕu tè V« sinh
®Êt , n­ í c , H/c' VC , H/c' HC

SVSX ( P )

SVTT
C1
Sinh vËt ph©n huû
( D)

SVTT
C2

SVTT
Cn

S¬ ®å HST ví i dßng vËt chÊt vµ dßng n¨ ng l­ î ng


gi÷a c¸ c bËc dinh d­ ì ng
Dòng dịch chuyển năng lượng:
Bất kỳ hệ sinh thái nào cũng có một dòng dịch chuyển năng lượng từ ánh sáng mặt trời
(dạng quang năng) vào cơ thể sinh vật, qua quá trình quang hợp + muối khoáng dưới lòng đất,
chúng tạo thành năng lượng hoá năng dự trữ trong cây và nuôi dưỡng chúng. Khi sinh vật tiêu
thụ ăn sinh vật sản xuất thì năng lượng trong sinh vật sản xuất được chuyển sang cho sinh vật
tiêu thụ hấp thụ. Khi các sinh vật tiêu thụ chết đi, sinh vật phân huỷ thực hiện chức năng của
mình là phân huỷ tạo thành một phần năng lượng nuôi dưỡng sinh vật sản xuất, phần còn lại
phân tán vào môi trường.
Như vậy, nhìn vào sơ đồ ta thấy, dòng năng lượng là dòng hở, một chiều, chuyển dịch từ
bậc nọ sang bậc kia (từ SVSX sang SVTT).
- 10 -

Vòng tuần hoàn vật chất:


Tất cả các sinh vật đều cần những chất nhất định để tồn tại. CO2 và H2O là những chất
vô cơ quan trọng cho sự quang hợp ở thực vật từ đó cung cấp năng lượng thực phẩm đến sinh
vật. Dưới tác dụng của ánh sáng và diệp lục, các chất vô cơ đó tạo thành đường Glucozơ
(C6H12O6) nuôi dưỡng chúng. Các SVTT ăn SVSX, các chất dinh dưỡng trong SVSX được
chuyển sang cho SVTT. Khi SVTT chết đi, các vi sinh vật phân giải thực hiện chức năng phân
giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ, trong quá trình phân huỷ chúng thải ra các chất thải
của mình, các chất thải này một phần được tái tạo phục vụ cho sự tồn tại các sinh vật trên trái
đất, một phần phát tán trở lại môi trường.
Tóm lại: Dòng dịch chuyển năng lượng xảy ra đồng thời với dòng tuần hoàn vật chất ở
hệ sinh thái. Dòng năng lượng không được sử dụng lại mà chúng phân tán, mất đi dưới dạng
nhiệt (dòng năng lượng là dòng hở), còn dòng vật chất là dòng khép kín, nhiều vòng. Dòng vật
chất đã nói lên Định luật bảo toàn khối lượng: “Vật chất không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi,
mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi”.
b) Chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn
Các thành phần của quần xã sinh vật gắn bó với nhau bằng những mối quan hệ và quan hệ
dinh dưỡngcó vai trò cực kì quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn.
- Chuỗi thức ăn: Là một dãy nhiều loài sinhvật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là
một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau
tiêu thụ.
Trong chuỗi thức ăn thường có: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ
Ví dụ: Cỏ châu chấu rắn đại bàng vsv phân huỷ
- Mạng lưới thức ăn: Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích chung của
nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành mạng lưới thức ăn.
VD: sâu bọ chim sẻ

Cỏ châu chấu rắn đại bàng vsv phân huỷ

Thỏ cáo

1.3.4. Chu trình Cacbon và chu trình Nitơ trong tự nhiên


Tất cả các cơ thể đều cần những chất nhất định để sống. Cacbon đioxit và nước là vật
liệu thô quan trọng cho sự quang hợp – quá trình mà qua đó tất cả các cơ thể thu được năng
lượng thực phẩm. Nitro là một thành phần của chất protein, chất đặc trưng của cây cối động
vật, photpho và canxi rất cần cho xương và răng.
Với những chất đó có từ đâu? Mặc dù trái đất có một nguồn năng lượng liên tục –mặt
trời – nhưng nó không có được nguồn vật chất vô hạn. Với tất cả mục đích thực tiễn, số lượng
vật chất trên trái đất là cố định và có giới hạn. Nhưng đã hàng triệu năm nay các vật chất cần
thiết cho đời sống liên tục được quay vòng và tái tuần hoàn trong hệ sinh thái của trái đất.
Theo cách này, c¸c cơ thể sống không chỉ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn
đóng vai trò chủ yếu trong việc tái tuần hoàn chung.
Khác với nguồn năng lượng một chiều qua các mạng lưới thực phẩm, sự vận động của
các vật chất trong hệ sinh thái được hoàn thiện qua một loạt các chu trình phụ phức tạp, liên
kết với nhau và giới hạn bởi trái đất.
- 11 -

a) Chu trình cácbon

a. hoµ
®¸ v«i Ph©n
®¸ CO2 trong không khí tan
huû CO2 ®¹i
phiÕn Ph©n Gi¶i d­¬ng
®«l«mit huû phãng

Hô hấp và Đốt cháy


thối rữa

Động vật Thối rữa và Quang hợp Than


đốt cháy

Động vật ăn thực vật Thực vật Phân huỷ dưới đất

Ta có thể mô tả chu trình các bon trong tự nhiên như sau:


Dưới tác dụng của ánh sáng, cây xanh hấp thụ khí CO2 trong khí quyển biến nó thành
cacbonhydrat để cây phát triển. Động vật sống bằng thức ăn từ thực vật. Bị vùi lấp dưới dất và
trong điều kiện thiếu không khí động thực vật bị phân huỷ thành than. Than gỗ khi bị đốt cháy
nhả lại khí CO2 cho khí quyển.
Chu trình C bao gồm nhiều chu trình phụ:
- Sự trao đổi các bon giữa cơ thể và khí quyển. Các cây xanh nhận CO2 từ không khí rồi
qua quá trình quang hợp nó tổng hợp C vào thực phẩm. Cả sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu
thụ chuyển một phần chất các bon này trong thực phẩm trở lại thành CO2 như một sản phẩm
phụ của sự hô hấp.
Chất CO2 này sau đó được thải ra khí quyển. Chất C thấm vào cây cối và động vật
chết cũng được quay trở về khí quyển dưới tác dụng của vi sinh vật phân huỷ. Ngoài ra cây
chết và xác động vật vùi lấp lâu năm tạo thành than đá,dầu và khí đốt. Các vật chất này khi bị
đốt cháy cho năng lượng để thực hiện công việc và C có trong nhiên liệu kết hợp với oxi trong
không khí tạo thành CO2 rồi đi vào khí quyển.
- Sự trao đổi chất CO2 giữa khí quyển và đại dương: Sự trao đổi xuất hiện giữa bề mặt tiếp
giáp nước và không khí và sự trao đổi này tăng thêm do tác động của gió và sóng biển. Tại đây
nguồn CO2 xuất hiện theo hai hướng. Một sự tăng chất CO2 trong khí quyển có khuynh hướng
được làm cân bằng bởi các đại dương tăng cường hấp thụ cacbon dioxit và điều này giữ mức
cacbon cân bằng trong khí quyển. Ngược lại, tức là khi hàm lượng CO2 trong khí quyển giảm
thì đại dương sẽ giải phóng lượng CO2 cần thiết vào khí quyển để bù lại.
- Sự hình thành đá vôi, đolomit và đá phiến sét có chứa than: Qua nhiều quá trình hình
thành đá, chất cacbon được kết hợp thành vôi các thành phần này của nền đá. Sau đó là các
quá trình hoá học và lý học (sự phong hoá) có thể phân ly các chất đó và giải phóng CO2 vào
khí quyển.
- 12 -

b) Chu trình Nitơ


- Nitơ là một thành phần của protein, chất nitơ rất cần thiết đối với tất cả các dạng của sự
sống.
- Các quá trình chuyển hoá nitơ tự do thành hợp chất:
Dưới tác dụng của tia chớp (điện năng của sét) nitơ và oxi trong khí quyển kết hợp với
nhau tạo thành các oxit rồi chuyển thành axit nitric, axit nitric theo nước mưa vào trong đất
thành nitrat, dạng này được cây cối hấp thụ

Nitơ tự do trong khí quyển

Tổng hợp NH3 Vi khuẩn Vi khuẩn tia sét

Amoniac Vi khuẩn trong đất Nitrat Tan trong nước Oxit của nitơ

Thải ra Thối rữa Rễ cây hấp thụ

Protein động vật ĐV ăn Protein thực vật


T.Vật
Một quá trình tự nhiên khác làm cho nitơ dễ bị hấp thụ bởi cây cối đó là sự hoá hợp sinh
học. ở trong đất có các loại vi sinh vật đặc biệt kết hợp được khí nitơ với hydro để tạo thành
NH3. Sau đó qua sự tổng hợp sinh học của một số vi khuẩn đặc biệt khác như vi khuẩn sống
trong nốt sần ở cây họ đậu chất NH3 trở thành chất nitrat.
Các nitrat nhanh chóng bị các rễ cây hấp thụ. Ở trong cây, nitrat được kết hợp trong các
hợp chất hữu cơ khác nhau, kể cả các loại protein và trong các dạng này nitơ đi qua các mạng
lưới thực phẩm. Khi cây cối động vật chết đi và phân huỷ, chất nitơ lại trở thành amoniac và
trở về trái đất.
Kết luận : Nói đến HST là nói đến những tác động qua lại giữa các cơ thể sống tạo nên
HST đó. Nói đến năng lượng, nguồn vật chất ta phải thấy được mỗi một chu trình có ảnh
hưởng và tác động đối với các chu trình khác xung quanh nó. Khi ta xác định sự ổn định của
môi trường thì ta phải nghiên cứu sự cân bằng của hệ sinh thái
- 13 -

Chương 2: Ô nhiễm không khí và bảo vệ


môi trường không khí
2.1. Ô nhiễm không khí
2.1.1. Khái niệm:
Khí quyển: là lớp mỏng ngoài cùng bao quanh trái đất và rất cần thiết cho sự sống: Oxy
cần thiết cho sự hô hấp của động vật và thực vật; Cacbonic cần thiết cho quá trình quang hợp;
Nitơ là một trong những nguyên tố cơ bản của protein và Ozon bảo vệ chúng ta tránh các tia tử
ngoại có hại của ánh sáng mặt trời
Tầng khí quyển có độ cao khoảng 2.000 km phía trên bề mặt trái đất và thường xuyên chịu
ảnh hưởng của vũ trụ và mặt trời. Tầng khí quyển được chia thành 4 vùng chính (tầng đối lưu,
bình lưu, tầng giữa và tầng nhiệt lưu)
Tầng đối lưu chứa tới 90% phân tử không khí gồm 78% N2, 21% O2, 0.03 CO2 và còn lại
là các khí khác. Tại vùng này, các phản ứng hoá học thường diễn ra nhanh trong đó bao gồm
cả quá trình quang hợp và cố định Nitơ.
Tầng bình lưu dầy khoảng 17-18 km; phần thấp của tầng này là lớp Ozon (O3). Ozon tạo
thành lớp màng mỏnghấp thụ các bức xạ tử ngoại có hại của ánh sáng mặt trời, bảo vệ sự sống
trên trái đất
Tầng giữa
Tầng nhiệt
Ô nhiễm không khí: Môi trường không khí bị coi là ô nhiễm khi các thành phần bị biến đổi
khác với trạng thái bình thường. Chất gây ô nhiễm là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao
hơn nồng độ bình thường của nó trong không khí hoặc chất đó thường không có trong không
khí
Sự ô nhiễm không khí là kết quả của việc thải ra các khí, hơi, giọt và các lượng khí khác
có nồng độ vượt quá thành phần bình thường trong không khí gây nên các tác động có hại
hoặc gây sự khó chịu (do mùi, do bụi…).
2.1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh về ô nhiễm môi trường không khí
Trong tiêu chuẩn vệ sinh ở nước ta thường sử dụng đơn vị đo lường nồng độ chất độc hại
là số mg chất độc hại trong 1m3 không khí (mg/m3). Cách dùng đơn vị đo này rất thuận lợi,vì
dù chất độc hại ở thể khí, thể lỏng hay thể rắn đếu có thể đo lường qua trọng lượng là mg.
Đồng thời đơn vị đo lường này còn có thể dễ dàng đánh giá liều lựơng độc hại đưa vào cơ thể
đi qua đường hô hấp.
Đối với khu vực đô thị các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí được sử dụng làm
cơ sở pháp lí để Nhà nước và nhân dân kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lí các vi phạm môi
trường và đánh giá các tác động môi trường…Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
bao gồm:
- Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy, xí nghiệp, giao
thông,… đó là chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải (khí thải từ ống khói của nhà máy, từ ống xả của
xe…)
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nghiên cứu vệ sinh y học, người ta cũng được thiết
lập các tiêu chuẩn đảm bảo cho môi trường không khí xung quanh tương đối sạch. Mức độ
trong sạch của không khí được đo bằng nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị trọng
- 14 -

lượng hay thể tích không khí, đơn vị đo lường thường là trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong
1 m3 không khí (mg/m3) hoặc tỉ lệ bách phân theo thể tích hay trọng lượng (ppm – một phần
triệu).
* Theo sự phân loại của Liên Xô, mức độ ô nhiễm không khí như bảng 2.1

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với môi trường không khí
Khu vực ô nhiễm không khí Nồng độ chất ô nhiễm
Bụi SO2
Trong sạch 0.25 0.011
Hơi bị ô nhiễm 1.0 0.023
Bị ô nhiễm vừa 2.0 0.03
Bị ô nhiễm nặng 3.0 0.04
Bị ô nhiễm rất nặng  5.0  0.8

Hàm lượng tối đa của bụi và SO2 trong các khu vực như sau:
- Trong khu vục dân cư: SO2 < 0.05 mg/m3
Bụi < 2 mg/m3
- Trong công nghiệp: SO2 < 0.3 mg/m3

* Phân loại độ sạch của không khí theo vi sinh vật và các chất độc hại ở Mỹ được trình bày
ở bảng 2.2 và bảng 2.3
Bảng2.2. Phân loại độ trong sạch của không khí theo vi sinh vật
Lượng VSV trong 1 m3 không khí
Không khí Mùa hè Mùa đông
VSV tổng số Cầu khuẩn VSV tổng số Cầu khuẩn
Bẩn > 2500 >36 >7000 >124
Sạch < 1500 <16 <4500 <36
Bảng 2.3. Bảng tiêu chuẩn tối đa về nồng độ các chất trong không khí
Chất ô nhiễm Thời gian trung bình Nồng độ
NO2 1 giờ 0.1 ppm
200 g
CO 12 giờ 10 ppm = 11mg/m3
1 giờ 40 ppm = 46 mg/m3
SO2 24 giờ 0.04 ppm = 105 g/m3
1 giờ 0.5 ppm = 1310 g/m3
Bụi lơ lửng 24 giờ 100 g/m3
Chì (dạng bụi) 30 ngày 1.5 g/m3
H2S 1 giờ 0.03 ppm = 42 g/m3
CH4 3 giờ -

* Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh của Việt Nam được thể
hiện ở bảng 2.4
- 15 -

Bảng 2.4. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
STT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ
1 CO 40 10 5
2 NO2 0.4 - 0.1
3 SO2 0.5 - 0.3
4 Pb - - 0.005
5 O3 0.2 - 0.06
6 Bụi lơ lửng 0.3 - 0.2
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
a. Do các phương tiện giao thông có động cơ
Ở các nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm không khí do động cơ ô tô gây ra chưa đến
mức nghiêm trọng như ở các nước công nghiệp phát triển cao. Các chất gây ô nhiễm không
khí do hoạt động của phương tiện xe cộ là chất oxyt cacbon và hợp chất của chì, ngoài ra còn
có các khí khác như Hydrocacbon và Oxyt Nitơ. Các chất này dưới tác dụng của năng lượng
mặt trời, tạo nên những chất gây thành sương mù, kích thích mắt, làm tổn hại cây cối.
Động cơ ô tô còn sinh ra những chất có thể gây ung thư thực nghiệm trên động vật.
Lượng khí xả ra do các phương tiện ô tô như sau:

Loại khí thải Lượng chất thải kg/ngày chạy xe


HCHO 0.69810-3
CO 5810-3
CO2 510-3
NO2 2.910-3
SO2 0.210-3
Bụi 0.310-3
Bảng 2.5. Thành phần của khí thoát ra tuỳ vào từng loại trạng thái khởi động động cơ
Cacbuahydro Thể tích Thể tích Thể tích Thể tích Thể tích
Loại vận
không cháy CO NO Hydro(%) CO2 (%) H2O(%)
hành
(1/106) (%) (1/106)
Khởi động tại
750 5.2 30 1.7 9.5 13
chỗ
Tàu thuỷ 300 0.8 1500 0.2 12.5 13.1
Xe tăng tốc
400 5.2 3000 1.2 10.2 13.2
nhanh
Xe giảm tốc
4000 4.2 60 1.7 9.5 13.0
nhanh
b. Nguồn ô nhiễm công nghiệp
Từ các nhà máy điện: Nguồn chủ yếu do sự đốt than. Các hạt bụi từ quá trình đốt than
bao gồm số lượng lớn là C, silicat (SiO2), nhôm (Al2O3) và Fe2O3 hoặc Fe3O2 được phát ra
dưới dạng tro bay. Các chất khí đồng thời cũng được bốc ra từ quá trình đốt than.
- 16 -

Từ công nghiệp khác: Như các nhà máy hoá chất, cơ khí, luyện kim, sản xuất vật liệu
xây dựng, điện nguyên tử phát ra các chất phóng xạ…
Bảng 2.6. Các thành phần khí xả
Chất ô nhiễm Nguồn xả
Từ nhà máy điện Từ các ngành công nghiệp khác
(kg/tấn than đốt) (kg/tấn than đốt)
HCHO 0.023 0.023
CO 0.23 1.38
CH4 0.1 0.46
NO2 9.1 9.1
SO2 34.5 34.5

c. Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt của con người:


- Nguồn ô nhiễm này do các bếp đun nấu, các lò sưởi sử dụng nhiên liệu than, củi, dầu,
khí đốt…
- Các khí thải xả ra từ đun nấu và sưởi bao gồm:

Adehyt (HCHO) 0.005 lb/tấn than đốt = 0.002 kg/tấn than đốt
CO 50 lb/tấn = 22.7 kg/tấn than đốt
CH4 10 = 4.54 kg/tấn than đốt
NO2 8 = 3.63 kg/tấn than đốt
SO2 76 = 34.5 kg/tấn than đốt
- Lượng độc hại này toả ra không nhiều song gây ô nhiễm cục bộ vì ở sát con người nên
tác hại của nó lớn và nguy hiểm
Với khu nhà có đông người ở (tập thể) khu bếp xen lẫn với khu ở, hệ thống thoát khí
không tốt gây ảnh hưởng xấu đến con người
2.2. Tác động của ô nhiễm không khí
2.2.1. Ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết
a. Mưa axit
Bình thường nước mưa có pH khoảng 5,6 do sự có mặt của CO2 tạo thành H2CO3 trong
khí quyển.
Sự tạo thành mưa axit là do quá trình oxy hoá trong không khí của SO2 và NOx. Hai
loại khí này hoà tan với hơi nước trong không trung thành các hạt axit sunfuric, axit nitơric và
các muối kim loại. Khi trời mưa, nước mưa đem theo những hạt axit trên tạo thành mưa axit.
Nước mưa có độ PH < 5,6 là mưa axit
Người ta đưa ra quy định phân loại nước mưa như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng nước mưa
PH nước mưa Tính chất mưa
<4 Mưa axit nặng
4 – 4.9 Mưa axit
5.0 – 5.5 Mưa axit nhẹ
5.6 Trung tính
5.6 – 6.0 Mưa kiềm nhẹ
6.0 – 7.0 Mưa kiềm
- 17 -

>7.0 Mưa kiềm cao

Những trận mưa axit rơi gây nhiều hậu quả khác nhau đối với môi trường:
- Các axit trong mưa hoà tan đá vôi, cẩm thạch, vữa làm các công trình kiến trúc trở nên
lỗ trỗ, yếu đi về mặt cơ học
- Tác động đến nông lâm nghiệp: phá hoại cây cối mùa màng, làm giảm năng suất. Tạo
ra sự quá dư thừa phân bón trong đất và trong nước
Do các lượng khí này quá cao trong không khí nhất là trong các thành phố công nghiệp.
Sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng xấu đến con người. Các nitơ oxit cũng đóng góp vào quá trình
tạo ra các chất oxi hoá làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hại cây cối thực vật, chính các nitơ
oxit có thể làm cho cây cối bị cằn cỗi kếm phát triển.Sự bốc hơi amoniac từ các khu vực nông
nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào sự axit hoá môi trường .
Sự axit hoá đất, nước và rừng ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên giữa các sinh vật và
môi trường . Khi môi trường bị axit hoá thì các vi sinh vật phân huỷ, các thực vật sẽ không thể
tồn tại được . Sự axit hoá này gây khó khăn cho việc chuyển hoá các chất dinh dưỡng và làm
chậm quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Việc chuyển hoá các chất dinh dưỡng kém làm cho
thực vật bị vàng , vi sinh vật yếu đi, nếu sự axit hoá quá thì một số loài sẽ không tồn tại.

Hình 1: Một cánh rừng thông của Czech bị huỷ hoại bởi mưa axit

Một môi trường đất nhiều axit cũng giải phóng ra kim loại, mà những kim loại này đang
nằm trong đất. Các kim loại này có thể có một hiệu ứng độc hại với rễ cây và làm cho quá
trình chuyển hoá chất dinh dưỡng khó khăn hơn. Sự biến đổi nhanh của các kim loại ở mặt đất
do aixit hoá gây nên thiếu các chất dinh dưỡng tự nhiên như Ca và Mg. Thuỷ ngân nằm trong
các hạt được giải phóng ra thành các loại có hoá trị cao hơn và khi sự axit hoá tăng thì có thể
làm cho nồng độ thuỷ ngân trong cả ao hồ phần nào cũng tăng lên. Thuỷ ngân là một thành
phần tự nhiên của trái đất nhưng ở thế kỷ trước lượng thuỷ ngân tăng do công nghiệp phát
sinh.
Mưa axit không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên axit hoá. Mặt đất còn bị axit hoá
do cây cối trong quá trình phát triển hấp thụ chất dinh dưỡng . Khi cây cối chết và bị phân
- 18 -

huỷ, các hợp chất cơ bản được giải phóng ra và duy trì sự cân bằng trên trái đất. Khi thu hoạch
mùa màng trên đồng ruộng và khi khai thác các cánh rừng vật chất sinh học bị mang đi nơi
khác và không bị phân huỷ tại chỗ, sự cân bằng bị ảnh hưởng. Hầu hết sự axit hoá có thể giải
thích bằng cái gọi là axit hoá sinh học. Sự axit hoá ở các tầng sâu hơn trong lòng đất cũng có
thể giảng giải bằng quá trình mưa axit.
Để giảm bớt hiệu quả của mưa axit trong một khoảng thời gian ngắn, người ta có thể cho
thêm vôi xuống các hồ đầm. Nhưng về lâu dài thì vấn đề axit hoá phát sinh ra phải được giảm
bớt. Từ trước tới nay việc điều chỉnh lưu lượng H2S thải ra dễ hơn việc điều chỉnh lượng nitơ
oxit vì nito oxit thải ra từ các phương tiện giao thông rất nhiều.
b. Hiệu ứng lồng (nhà )kính

Hình 2: Sơ đồ mô phỏng hiệu ứng lồng kính


Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp khí quyển.
Ngược lại bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất phản xạ lại không trung là bức xạ sóng dài bị một số
khí trong khí quyển giữ lại và hấp thụ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. hiện tượng này gọi là hiệu
ứng nhà kính.
Các hoạt động của con người trong thế kỷ trước đã làm tăng lượng khí lồng kính trong
khí quyển. Thật khó có thể ước tính được hiệu quả của sự gia tăng này. Nhiều người đã lo lắng
trước sự tăng lên rõ ràng của nhiệt độ kéo theo sự thay đổi về khí hậu.
Hiệu ứng lồng kính có thể gia tăng hơn các vùng đất bỏ hoang và làm phức tạp hơn cho
điều kiện trồng trọt ở nhiều nơi trên thế giới. Khắp đó đây vấn đề này là vấn đề lớn. Hệ thống
sinh thái của trái đất vô cùng phức tạp và thật khó có thể thấy được những gì thay đổi trong
khoảng thời gian mà ta xem xét. Lượng CO2 ngày càng cao hơn bất kỳ thời gian nào trong quá
khứ.
- 19 -

Hình 3: Băng tan do nhiệt độ bề mặt trái đất nóng lên


Nhiều loại khí lồng kính khác có khả năng giữ nhiệt trong không khí tốt hơn CO2 nhưng
lượng của các khí đó thấp hơn nên dẫn tới tổng hiệu ứng của các loại khí này thấp hơn. Một số
loại khí lồng kinh quan trọng hơn CO2 là Metan, NO2, Ozon và CFC
Một số hoạt động của con người phát sinh khí lồng kính như:
- CO2, Metan: Do sự đốt cháy, than, xăng, dầu, củi và các nhiên liệu; trong nông nghiệp:
sản sinh ra từ động thực vật, trồng trọt lúa.
- NO2: Do phân đạm, sự đốt cháy
- Ôzon: Do các phản ứng quang hoá
- CFC: Do bơm nhiệt, tủ lạnh, sản xuất bột plastic
Biện pháp phòng ngừa là giảm khí lồng kính trên hành tinh xuống (đến năm 2005 phải
giảm khí CO2 xuống 20%)
c. Sự phá vỡ tầng Ôzôn (O3)
Trong tầng bình lưu ở độ cao khoảng 25km trên bề mặt trái đất có một tầng mỏng ozon
, tầng khí này có tác dụng như một bộ lọc để lọc các bức xạ cực tím phát ra từ mặt trời. Phá vỡ
tầng Ôzôn sẽ dẫn đến tăng bức xạ cực tím xuống trái đất. ở bề mặt trái đất khi bức xạ tăng có
thể làm nhiệt độ tăng gây nên nhiều ung nhọt ở thân thể con người. Bức xạ này có thể làm hại
cây cối hoa màu cũng như các loài động vật. Nếu không có tầng Ozon thì sự sống trên trái đất
không thể tồn tại.
- 20 -

Hình 4: Lỗ hổng tầng ozon ở Nam cực (ảnh chụp năm 2006)

Tầng Ozon bị phá thủng bởi một số khí nhân tạo và khí tự nhiên song khí nhân tạo tác
động mạnh mẽ nhất. Hầu hết các hợp chất bị clo hoá và brom hoá gây ảnh hưởng đến tầng
Ozon. Hợp chất được biết nhiều nhất là CFC (Freon) . CFC như là các tác nhân làm lạnh trong
máy lạnh và bơm nhiệt.
Ozon là một loại khí vừa có lợi vừa có hại đối với môi trường. Ngoài chưc năng như là
một bộ lọc để lọc bức xạ cực tím trong tầng bình lưu, nó còn hoạt động như là một loại khí
lồng kính ở các tầng thấp hơn trong khí quyển. Lượng Ozon gia tăng cũng góp phần vào việc
tăng nhiệt độ trái đất. Trên bề mặt trái đất Ozon sinh ra khí hydro cacbon và NO2 phản ứng
dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Khí Ozon gây hại cho cây cối và sức khỏe con người.
Khí Ozon phá huỷ các hợp chất nào lưu lại lâu dài trong khí quyển. Điều này có nghĩa là nếu
như việc sản sinh các hợp chất này có thể chấm dứt hoàn toàn hôm nay thì việc phá vỡ tầng
Ozon vẫn tiếp tục trong một thời gian dài.
Biện pháp bảo vệ tầng Ozon. Nhiều hội nghị của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế
giới yêu cầu các quốc gia hạn chế và ngừng hẳn việc chế bán khí Freon đề ra biện pháp thu hồi
phân huỷ Freon và sử dụng các khí CFC ít nguy hiểm hơn hoặc thay thế bằng các sản phẩm
khác.
2.2.2. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động thực vật:
a. Đối với con người:
* Các loại bụi:
Bụi là tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hưu cơ, có kích thước nhỏ bé tồn tại trong
không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng, hơi, khói và sương mù.
Người ta thường dựa vào các đặc tính khác nhau của bụi để phân loại
+ Theo nguồn gốc: bụi hữu cơ, bụi vô cơ, bụi tự nhiên, bụi nhân tạo
+ Theo kích thước : > 10 m : bụi
0,110 m : sương mù
< 0,1 m : khói
+ Theo tác hại của bụi: bụi gây viêm mũi, ung thư, nhiễm trùng, xơ phổi,…
Tác hại bụi: gây bệnh phổi, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hoá…
* Các chất độc hại trong không khí :
Nguồn gốc: do sản xuất công nghiệp và quá trình đốt cháy nhiên liệu thải ra môi trường
không khí các chất độc hại
Phân loại : Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc
+ Nhóm 1: gây bỏng da, kích thích da
Gây bỏng: nặng nhẹ do hoá chất đặc hay loãng. HNO3 gây bỏng nhanh làm cho
người choáng, khó thở, sốt cao gây chết người.
Gây bỏng niêm mạc: hít chất độc , hoá chất dây vào mồm, mũi mắt làm bỏng rộp,
sưng đỏ niêm mạc và đau đớn. Nếu ở mắt dẫn tới giảm thị lực gây mù
+ Nhóm 2: chất kích thích đường hô hấp.
Cl2, NH3, SO3, SO2, NO, HCl...
Các chất này hoà tan trong niêm dịch tạo ra axit gây phù phổi
+ Nhóm 3: chất gây ngạt
Gây ngạt đơn thuần: CO2, CH4, C2H6....
- 21 -

Gây ngạt hoá học : CO hoá hợp chất khác làm mất khả năng vận chuyển O2 của hồng
cầu làm cho hô hấp bị rối loạn
+Nhóm 4: Chất tác dụng hệ thần kinh trung ương , gây mê, gây tê như các loại rượu
mạnh, H2S, CS2, xăng...
+ Nhóm 5 : chất gây độc : hidrocacbua halogen, CH3Cl, CH3Br...
Gây tổn thương cho hệ thống tạo máu: C6H6, Pb, As, Cd, Hg,...
Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, đường tiêu hoá,
thấm qua da, qua các tuyến mồ hôi, lỗ lông chân..
b. Đối với động thực vật:
* Động vật:
Nói chung, động vật được chăn nuôi cũng như động vật hoang dại đều rất nhạy cảm
với ô nhiễm môi trường không khí lớn hơn con người. Ở một số nước công nghiệp lớn, một số
loài động vật đã diệt vong vì ô nhiễm môi trường. Người ta đã biết lợi dụng tính nhạy cảm đó
để phát hiện và đánh giá ô nhiễm môi trường không khí. Ví dụ như người ta đã dùng chim
Bạch Yến để phát hiện khí độc hại trong mỏ than, cũng như trên tàu chở than. Các loài động
vật ăn rau - cỏ còn bị bệnh vì ăn phải rau - cỏ có bám bụi hơi khí độc hại hoặc các thực vật đã
bị nhiễm độc hại. Sau đó, con người sẽ bị nhiễm độc vì ăn các loài động vật và thực vật đã
chứa đựng các chất ô nhiễm độc hại. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí đối với các
loài bò sát và các loài chim rất nhạy cảm.
* Thực vật:
Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường không khí đều có tác dụng xấu đến thực
vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề làm vườn. Biểu hiện chính của nó là làm
cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là sương khói quang hoá đã gây tác hại khốc liệt đối
với các loại rau như rau diếp, đậu Hà Lan, lúa, ngô, các loại cây ăn quả và các loại phong lan
Những thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như sulfurơ (SO2), hydro
florua (HF), natri clorua (NaCl), các hơi, bụi từ công nghiệp luyện đồng, chì, kẽm, nhuộm.
v.v… đặc biệt là hơi khí bốc ra từ các lò nung vôi, nung gạch thủ công, ngay cả khi nồng độ
của chúng còn thấp cũng đã làm chậm quá trình sinh trưởng của thực vật, nồng độ cao làm
vàng lá, làm hoa quả bị lép, bị nứt, bị thui và mức độ cao hơn thì lá cây cũng như hoa quả đều
bị rụng, bị hoại.
Các loại bụi đất, đá bám vào cây là nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực
vật, vì làm giảm quá trình lục diệp hoá quang hợp của cây.
Những loài cây có nụ hoa quay đầu xuống dưới đất thì ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm bụi
hơn và so với các loại cây có nụ hoa hướng lên trời.
Theo báo cáo điều tra của chính quyền các tỉnh Hải Hưng cũ và Quảng Ninh thì các
năm 1986-1987, ô nhiễm môi trường không khí do Nhà máy xi măng Hoàng Thạch hoạt động,
khi thiết bị lọc bụi tĩnh điện bị hư hỏng, đã gây ra thiệt hại làm giảm sản lượng lúa ở vùng
xung quanh tới 20%. Nhà máy gạch Cầu Đuống, khi chưa có thiết bị xử lý ô nhiễm môi
trường, hàng năm nhà máy phải chi hàng trục triệu đồng để đền bù nông dân vì khí SO2 và
CO2 của lò nung gạch thải ra đã làm táp lúa, hoặc lúa ra đòng nhưng bị lép.
Tuy vậy, cá biệt cũng có những chất ô nhiễm có tác dụng tốt đối với thực vật, có tác dụng
tăng cường sinh trưởng cây, đặc biệt là đối với các loại tảo như là các chất photpho, nitơ và
cacbon.
2.2.3. Các chất độc hại
Loài người và tất cả loài sinh vật khác luôn luôn phải tiếp xúc với các chất độc hại.
Một số chất như thuỷ ngân, chì luôn được sử dụng với lượng nhỏ. Nhưng ngày nay các quá
- 22 -

trình công nghệ đã sử dụng chúng với mức nguy hiểm và thải chúng vào môi trường. Một số
sản phẩm bao gồm thuốc diệt côn trùng và các loại hoá chất công nghiệp mà chỉ một lượng
nhỏ đã gây chết người đã được tìm thấy trong không khí, nước, đất và trong thực phẩm. Rất
nhiều hoá chất có tính gây ung thư, đột biến gien, quái thai
Độc tính là khả năng mà hoá chất có thể gây bệnh tật và giết người. Một đơn vị đo của
độc tính là LD50 liều lượng của một chất mà có thể giết chết 50% số dân thử nghiệm. Độc tính
được đo bằng các đơn vị chất độc trên mỗi kg trọng lượng thân thể. Ví dụ : Loại hoá chất giết
chết người có thể gây chứng ngộ độc thịt, một loại chất độc thực phẩm, có lượng LD50 là
0,0014 miligam/Kg trong các người nam giới đã trưởng thành. Có nghĩa là nếu liều lượng này
chỉ là 0,14 miligam tương đương với vài hạt muối mà cho mỗi người nam giới trưởng thành ăn
(mà mỗi người nặng 100 Kg), thử nghiêm 100 người thì khoảng 50 người trong số ấy sẽ chết.
Các liều lượng nguy hiểm chết người tuy nhiên không phải từ các độc chất. Ngày nay
các ngành công nghiệp và chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến các liều dùng có hại nhỏ nhất,
hoặc các liều dùng theo nguồn độc tố cũng như các ảnh hưởng phụ.
Độc tính tương đối của một hoá chất độc phụ thuộc và lứa tuổi, giới tính và sức khoẻ của
người tiếp xúc, một liều dùng có thể gây nguy hại cho người này nhưng lại chỉ gây triệu chứng
nhẹ cho người khác. Độc tính hơn nữa phụ thuộc và trường hợp chất đó thâm nhập vào cơ thể
con đường nào. Nói chung các hoá chất thâm nhập qua da chậm hơn so với đường hô hấp và
tiêu hoá. Vì vậy khi chất độc này dây vào da thì ít gây ốm đau hơn là khi người ta không may
nuốt và hít phải. Việc tiếp xúc lâu dài với độc tố làm cho việc xác định các chỉ số độc tố phức
tạp hơn . Sự tiếp xúc bộc phát là một lần tiếp xúc kéo dài từ vài giây đến vài ngày. Sự tiếp xúc
lâu dài là sự tiếp xúc liên tục hoặc cách nhật nhưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần,
nhiều tháng hoặc nhiều năm. Sự tiếp xúc bộc phát thường là nguyên nhân của tai nạn bất ngờ.
Ví dụ khi Clo thoát ra từ một toa xe téc bị phá vỡ và tức thì gây chết người và làm nhiều người
mang bệnh suốt đời. Sự tiếp xúc đột xuất thường được mọi người biết đến nhưng sự tiếp xúc
lâu dài với liều lượng nhỏ hoá chất độc hại gây hại lớn cho sức khỏe của cộng đồng nhưng lại
ít được quan tâm. Ví dụ hàng triệu người dân thành phố liên tục bị tiếp xúc với mức độ thấp
các chất ô nhiễm trong không khí như SO2 sinh ra do việc đốt than và dầu mỡ. Nhiều người
đã chết vì bệnh phù phổi hoặc bệnh tim mạch mà những bệnh ấy có thể do tiếp xúc lâu dài với
lượng nhỏ chất ô nhiễm không khí.
Việc sử dụng các chỉ số độc tính để xác định mức độ an toàn cho con người tiếp xúc
với độc tố hiện nay vẫn còn khó khăn: Một số viện khảo sát nghiên cứu đã được tiến hành.
Các nhà khoa học phải dựa vào các thông số từ những sự tiếp xúc trực tiếp đột xuất của con
người với độc tố, hoặc thường xuyên hơn dựa trên thông số từ các cuộc thử nghiệm trên súc
vật Nhưng các chuyên gia y tế cũng không thể hoàn toàn tin cậy dựa vào kết quả thử nghiệm
trên động vật để áp dụng cho người. Vì vậy rất khó xác định mức độ tiếp xúc an toàn cho bất
kỳ hoá chất nào.
Nhưng chúng ta đã chú ý các chất độc không chỉ gây ra ngộ độc trực tiếp mà còn gây ra
ung thư, quái thai hoặc đột biến gen. Trong các cuộc thử nghiệm trên động vật, một số lớn
chất được biết có thể gây ung thư có thể tìm thấy lẫn trong không khí, nguồn nước và thực
phẩm, chúng bao gồm các sợi amiăng, kim loại cadimi, niken và các hợp chất của crôm, vinyl
clorit và các tác nhân của các loại chất dẻo tổng hợp, chất “hắc ín” trong khói thuốc lá. Tia
phóng xạ từ các vật liệu phóng xạ và các thiết bị phát tia X, các tia cực tím cũng có thể gây
ung thư. Ngay cả ánh mặt trời cũng gây ung thư: Tia cực tím từ mặt trời được cho là nguyên
nhân gây ung thư da. Sợi amiăng là khoáng chất chịu lửa được sử dụng nhiều trong công
nghiệp xây dựng và ngành chế tạo các sản phẩm như các lớp đệm phanh ô tô rõ ràng là nguyên
nhân gây tử vong ung thư hơn bất kì chất nào mà ta gặp ở nơi làm việc.
- 23 -

Một số chất gây ô nhiễm môi trường không những gây ra ung thư mà còn gây quái thai,
tử vong ở trẻ sơ sinh. Các tác nhân gây quái thai đựơc biết đến là thuỷ ngân metyl, các tia X và
tia phóng xạ được phát ra từ các chất phóng xạ. Người mẹ mang thai mà hút thuốc cũng là
nguyên nhân gây khuyết tật cho đứa con. Các hợp chất thuỷ ngân, chì, tia cực tím, các tia X và
các tia phóng xạ phát ra từ những vật liệu phóng xạ là những tác nhân gây ra xảy thai, chết
thai, đần độn, bệnh tim, dị dạng về xương, khớp và các khuyết tật khác.
Có nhiều nỗ lực để xác định mức độ an toàn đối với các chứng ung thư, quái thai biến
đổi gen, nhưng cũng gặp nhiều điều cản trở như trước đây người ta thường gặp phải khi xác
định mức độ LD50. Các thí nghiệm cho ra các kết quả khác nhau phụ thuộc từng lứa tuổi, giới
tính, sức khoẻ, chủng tộc và thời gian tiếp xúc cũng như con đường mà chất độc thâm nhập
vào cơ thể. Một điều khó khăn lớn trong việc nghiên cứu khả năng gây bệnh ung thư là bệnh
ung thư chỉ phát ra sau 10 đến 20 năm tiếp xúc với chất có tính chất ung thư
2.3. Giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường không khí:
2.3.1. Giải pháp qui hoạch:
Việc quy hoạch đô thị nông thôn, bố trí khu công nghiệp khu dân cư nói chung, hoặc
quy hoạch bố trí một công trình cụ thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng chống ô
nhiễm môi trường không khí.
Cần bố trí sắp xếp các công trình hợp lí theo mặt bằng, theo địa hình, theo không gian,
phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường.
Một số nguyên tắc trong việc thiết lập mặt bằng chung khu công nghiệp để phòng chống
ô nhiễm môi trường không khí.
- Hình thành các nhà máy với các tổ hợp công nghệ độc lập
- Hợp khối
- Phân khu hợp lí theo các giai đoạn phát triển mở rộng.
- Tập trung các đường ống công nghệ (nghĩa là: trong nhà máy: phân định rõ khu sản
xuất, khu phụ trợ, kho hàng, khu hành chính… Cần sắp xếp để khi mở rộng quy mô không ảnh
hưởng đến sản xuất, tạo điều kiện khai thác nhà máy thuận lợi, dễ dàng tập trung các nguồn
thải, các thiết bị sạch, các hệ thống xử lí không khí, các thiết bị kiểm tra kiểm soát và báo
động ô nhiễm môi trường.
2.3.2. Giải pháp cách li vệ sinh làm giảm sự ô nhiễm:
- Tuỳ theo công nghệ sản xuất và khối lượng chất thải gây ra ô nhiễm môi trường không
khí xung quanh mà thiết kế cách li vệ sinh giữa khu nhà máy và khu dân cư. Thường thì dải
cách ly ở trong khoảng 50 – 1000m.
- Dải cách ly này nhằm đảm bảo để nồng độ chất độc hại ở khu vực dân cư không vượt
quá nồng độ cho phép.
Bảng 2.7. Khoảng cách vệ sinh theo mức độc hại của xí nghiệp công nghiệp
Mức độc hại I II III IV V
Chiều rộng vùng cách ly (m) 1000 500 300 100 50
2.3.3 Giải pháp công nghệ kỹ thuật
Mục đích hoàn thiện công nghệ SX, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ SX
kín, giảm các khâu thủ công, áp dụng cơ giói hoá và tự động hoá trong dây chuyền SX, tăng
năng suăt lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn cho người lao động và vệ sinh môi
trường.
- 24 -

Với giải pháp này thì chất độc hại không toả ra hoặc toả ra rất ít vào môi trường không
khí xung quanh, các khí thải được thu gom tập trung theo đường ống kín thải ra ngoài.
2.3.4 Giải pháp kỹ thuật làm sạch khí thải
Căn cứ vào thành phần, tính chất, kích thước và khối lượng chất thải mà sử dụng các
công nghệ làm sạch khác nhau.
Ví dụ : thu gom và lọc bụi trước khi thải khí ra ngoài thì dựa vào kích thước hạt bụi ,
vận tốc tách các hạt bụi ra khỏi không khí… ( lọc li tâm, lưới lọc kim loại…)
2.3.5. Giải pháp sinh học
Mục đích là đảm bảo hệ sinh thái cân bằng quan trọng nhất là cây xanh (có tác dụng điều
hoà khí hậu, ban ngày cây xanh hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời, hút CO2 và thải O2. Nơi có
nhiều cây xanh nhiệt độ thấp, có tác dụng che nắng, giảm bớt tiếng ồn gây cảm giác thoải mái
dễ chịu. Ngoài ra không khí có bụi khi đi qua lùm cây thì một số bụi bị giữ lại giúp cho không
khí sạch hơn. Ngoài ra cây xanh còn có phản ứng với các chất độc hại nhanh hơn người và
động vật)
2.3.6. Giải pháp quản lí, luật bảo vệ môi trường không khí :
- Có luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn vệ sinh, thành lập các cơ quan kiểm tra kiểm
soát quản lí về môi trường cụ thể.
- Nếu đơn vị sản xuất nào không chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường thì sẽ bị
ngừng sản xuất, đền bù thiệt hại.
- Khuyến khích các nhà máy áp dụng công nghệ dây chuyền hiện đại
- Tổ chức kiểm soát chất thải
- 25 -

Chương 3: Ô nhiễm nước và bảo vệ môi trường nước


3.1. Nguồn nước
3.1.1. Các nguồn nước trên trái đất
Nước được phát sinh từ trong lòng đất, từ các thiên thạch và lớp trên của khí quyển trái
đất.
Nước chủ yếu trên trái đất (nước ngọt, nước mặn và hơi nước) đều bắt đầu từ lòng đất
(nước hình thành trong quá trình này là khi thoát dần ra lớp vỏ ngoài thì biến thể thành chất
khí, bốc hơi cuối cùng ngưng tụ lại thành nước. Các khối nước ban đầu thoát ra và ngưng tụ
lại tràn ngập tại miền trũng tạo nên đại dương và sông hồ nguyên thuỷ). Như vậy nước trong
tự nhiên luôn vận động và thay đổi trạng thái.
Nước trên trái đất được chia thành 3 nguồn chủ yếu: nước mặt, nước ngầm và hơi nước
Nguồn nước sông, ngòi, ao hồ,... chiếm thể tích rất nhỏ trong tổng số lượng nước trên
trái đất nhưng là nguồn nước chính cung cấp cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Và nguồn
nước này luôn luôn được tái tạo nhờ chu trình thuỷ lực.
3.1.2. Chu trình thuỷ lực
Sự vận động của nước trên mặt đất và trong khí quyển thực hiện một cách tự nhiên theo
5 dạng cơ bản: Mưa – dòng chảy – thấm bốc hơi – ngưng tụ và thành mưa.
Nước vận động trong chu trình này là nhờ bức xạ sóng ngắn của mặt trời. Năng lượng
mặt trời chuyển nước từ đại dương và đất liền vào khí quyển bằng 2 quá trình: bay hơi và
thăng hoa
+ Quá trình bay hơi: Do các tia bức xạ mặt trời tới trái đất và và chúng bị hấp thụ 1
phần và chuyển đổi thành nhiệt năng làm cho khí quyển nóng lên và từ đó hâm nóng lớp nước
bề mặt ở đại dương và đất liền trong các thể lỏng khác nhau làm chúng bay hơi.
+ Quá trình thăng hoa: là quá trình chuyển thể từ rắn sang thể hơi; đóng tuyết, băng
mất dần ngay cả khi dưới nhiệt độ thành khói
Như vậy nước thu nhận từ năng lượng mặt trời và bốc hơi (như ta biết: trên khí quyển có
sự khác nhau về nhiệt độ các vùng tạo ra mật độ không khí không đồng đều làm cho không khí
chuyển động tạo thành gió và hơi nước bốc lên với không khí nóng tới tầng cao khí quyển thì
ngưng tụ lại thành trạng thái lỏng (dạng hạt nhỏ). Sau đó lại rơi xuống mặt đất và đi đến các
vùng trên trái đất.
3.1.3. Tầm quan trọng của nước:
- Nước là tài nguyên rất cần thiết cho sự sống trên trái đất. Được coi là nguồn “khoáng
sản” đặc biệt vì tàng trữ một nguồn năng lượng lớn phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con
người.
- Chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người. Nước chiếm 80% của trọng lượng các cơ.
- Ngày nay đã khám phá thêm nhiều khả năng to lớn của nước đảm bảo cho nền văn minh
nhân loại. VD: dùng trong chế biến thực phẩm, sản xuất điện…
- Nước tham gia vào các mắt lưới trong lưới thức ăn. Cây hút nước từ đất. Các sinh vật tiêu
thụ khác nhau đều sử dụng nước và qua quá trình trao đổi chất, một phần nước lại quay về đất
hoặc khí quyển.
Vì vậy nước không thể thiếu được đối với đời sống con người và sinh vật.
3.1.4. Những vấn đề về nguồn nước:
- 26 -

* Thiếu nước ngọt:


Chỉ một phần rất nhỏ từ nguồn nước phong phú trên hành tinh mà chúng ta có thể sử
dụng được là nước ngọt. Có khoảng 97% là nước biển mặn chỉ còn lại khoảng 3% nước ngọt
trong đó có tới 2.997% lượng nước nàybị đóng băng và chôn sâu ở các vùng Bắc cực, chỉ còn
lại 0.003% của tổng thể tích nước trên Trái đất là để sử dụng. Phần này bao gồm nước ngầm,
hơi nước, nước mặt từ các sông hồ và độ ẩm từ đất. Số lượng nước ngọt có thể sử dụng luôn
được tuần hoàn trong chu trình hydro. Về định lượng và định tính, nước giữ vai trò chính
trong việc chuyển đổi những hệ sinh thái do con người tạo ra và trong việc ổn định hoá những
hệ sinh thái này.
Có bốn nguyên nhân của sự khan hiếm nước ngọt:
- Do khí hậu khô
- Do hạn hán
- Do sự làm khô hạn
- Do áp lực sử dụng nước
* Quá nhiều nước: Một số quốc gia có đủ nước mưa hàng năm nhưng hầu hết lại nhận
được trong cùng một thời gian. Ví dụ ấn Độ, 90% cử lượng mưa hàng năm đổ xuống vào mùa
mưa khoảng từ tháng bẩy đến tháng chín. Những cơn mưa kéo dài như trút xuống kéo dài làm
ngập đất, lấy đi các chất dinh dưỡng của đất, làm trôi lớp đất mặt và là nguyên nhân gây ra các
cơn lụt. Sự đô thị hoá làm tăng các cơn lụt là do việc thay thế cây xanh và đất bởi các công
trình, đường cao tốc,…điều đó dẫn đến tăng tốc độ dòng chảy của các dòng nước mưa. Nừu
mực nước biển tăng trong các thế kỉtới như dự báo thì một số vùng thấp ven biển, vùng đất ẩm
ướt, các vùng đất trồng sẽ bị chìm xuớng dưới mực nước biển.
3.2. Ô nhiễm nguồn nước và sự ảnh hưởng của nó tới môi trường
3.2.1. Các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước
a. Nguồn nhân tạo
* Nguồn thành thị: Bao gồm nước thải ra từ các khu sinh hoạt của dân cư có thể đã
được thu bởi hệ thống thoát nước, qua các trạm xử lý trước khi xả ra nguồn.
Nguồn thành thị cũng bao gồm hỗn hợp nước thải và nước mưa chảy trực tiếp ra
nguồn nước mà không qua xử lý.
* Nguồn nông nghiệp: Bao gồm các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…. Là
những nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Tổng số các chất thải nông nghiệp xả vào nguồn nước khá
lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp đã phát triển.
b. Nguồn tự nhiên: bao gồm các loại sau:
* Nước mưa: xả vào nguồn một lượng lớn các chât hữu cơ từ quá trình phân huỷ
động vật và thực vật, các chất hữu cơ từ xói mòn đất. Đôi khi trong đất mùn còn chứa nhiều
chất mềm và mầu.
* Các sinh vật nước đồng thời cũng là nguồn tự nhiên gây ô nhiễm. Thông thường,
sự phát triển của động vật và thực vật trong nước phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong
nguồn. Khi chất dinh dưỡng trong nguồn quá nhiều thì các sinh vật sẽ phát triển mạnh và khi
chết đi gây ô nhiễm cho nguồn.
3.2.2. Các chất gây ô nhiễm môi trường nước
* Các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật: Là nguồn chất gây ô nhiễm
chủ yếu trong các nguồn nước. Các chất này thường chiếm tỷ lệ cao trong nước thải sinh hoạt
đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm. Thành phần hữu cơ của của nước thải sinh
hoạt và nước thải của một số ngành sản xuất được nêu trong bảng 3.1 và 3.2.
- 27 -

Bảng 3.1. Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Nồng độ (mg/lít)
Chất ô nhiễm trong nước thải
Loại mạnh Loại yếu Trung bình
Tổng chất rắn (TS) ≥ 1 200 350 700
Chất rắn lơ lửng (SS) ≥ 350 100 250
Nitơ tổng số ≥ 85 20 40
Nhu cầu oxy hoá (BOD5) ≥ 300 100 200
Nhu cầu oxy hoá học (COD) ≥ 1000 250 500
Phốt phát tổng số ≥ 20 6 10
Dầu, mỡ ≥ 150 50 100
Nitơrit NO2- 0 0 0
Nitơrat NO3- 0 0 0

Bảng 3.2. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm trong nước thải nồng độ (mg/lít)
Chế biến sữa Tổng chất rắn 4.516
Chất lơ lửng 560
Nitơ hữu cơ 73,2
BOD5 1890
Lò mổ
Chất rắn lơ lửng 820
Nitơ hữu cơ 122
BOD5 996
Mổ lợn Chất rắn lơ lửng 717
Nitơ hữu cơ 122
BOD5 1045
Hỗn hợp Chất rắn lơ lửng 929
Nitơ hữu cơ 324
BOD5 2240
Thuộc da Tổng chất rắn tan 6000-8000
BOD5 9000

Các chất hữu cơ có nguồn gốc từ đọng thực vật đặc biệt là hợp chất hữu cơ chứa nitơ
rất dễ bị oxy hoá sinh hoá thành CO2, H2O dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí. Sau đó
- 28 -

tác dụng với NO3 để tạo thành N2, CO2, H2O thực hiện quá trình khử Nitrat dưới tác dụng của
các vi khuẩn khử Nitơ. Sau đó là quá trình phân huỷ yếm khí tạo ra CH4, H2S gây nên sự ô
nhiễm.
Sự có mặt của các hợp chất chứa nitơ và phốt pho với hàm lượng lớn trong nguồn nước
như mặt sông, hồ gây nên hiện tượng nở hoa của nước.
Hiện tượng nở hoa của nước là sự phát triển quá mức của các loài tảo lam, tảo lục trong
nước ngọt khi trong nước có quá nhiều chất hữu cơ Nitơ và phốt pho, tạo nên sự "phú dưỡng"
trong các sông hồ. Sự tích luỹ các chất dinh dưỡng này sẽ khiến cho các loài tảo sinh sôi nảy
nở nhanh chóng, làm cho hệ sinh thái thuỷ sinh trong nước bị phá hoại nghiêm trọng. Sau đó
khi tảo chết đi, trong quá trình phân huỷ cần tới một lượng oxy hòa tan trong nước khiến cho
độ thiếu hụt oxy tăng lên và nước ở trạng thái yếm khí gây mùi khó chịu.
Hiện tượng nở hoa của nước không những phá hoại chất lượng nguồn nước mà còn làm
ảnh hưởng tới cảnh quan mặt nước.
* Các chất hữu cơ tổng hợp
+ Các hoá chất hữu cơ từ nước thải công nghiệp: Các tác nhân gây ô nhiễm điển
hình từ nước thải các ngành công nghiệp được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các chất gây ô nhiễm điển hình từ nước thải công nghiệp

Công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ


Chế biến sữa
Màu, tổng P, N, TOC, độ
BOD, pH, SS đục, to
BOD, COD, pH, SS, TDS Màu, tổng P, N, TOC, to
Chế biến đồ hộp, rau quả
đông lạnh
Chế biến bia, rượu BOD, COD, pH, SS, chất rắn có TDS, màu, độ đục, bọt nổi
thể lắng
Chế biến thịt BOD, COD, pH, SS, chất rắn có NH4+, TDS, P, màu
thể lắng, dầu mỡ, độ đục

Xay bột BOD, SS, to COD, pH, TOC, TDS


Luyện thép Clo, SO42-
Dầu mỡ, pH, NH4+, CN-, phenol,
SS, Fe, Sn, Cr, Zn, to
Cơ khí
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Zn, Ni,
Pb, Cd
Thuộc da BOD5, COD, SS, màu, kim loại N, P, TDS, tổng colirorm
nặng, NH4+, dầu mỡ, phenol,
sulphua
Sản xuất phân hoá học
pH, PO3-, SO42-, hợp chất
+ -
NH4 , TDS, NO3 , SO42-, urê, TDS, hữu cơ, kẽm, Al, Fe, Hg, N,
F, pH, P, SS Rranium
- 29 -

Hoá chất hữu cơ BOD, COD, pH, TSS, TDS, dầu


nổi độ đục, clo hữu cơ, P, kim
loại nặng, phenol, to
Hoá dầu
NH4+, BOD, Crom, COD, dầu, pH, Cl-, CN, Pb, N, P, TOC,
phenol, SS, to Zn, độ đục
Nhiệt điện Cu, Fe, TDS, Zn
NH4+, BOD, Crom, COD, dầu, pH,
phenol, SS, to

+ Thuốc bảo vệ thực vật chiếm một vị trí độc đáo trong số những chất gây ô nhiễm
môi trường. Ngược lại với những chất gây ô nhiễm khác, thuốc trừ sâu được người ta phân tán
ra môi trường tự nhiên để diệt một số loài sâu hại. Người ta phân ra 3 loại sau đây:
Các loại thuốc trừ sâu: Bao gồm chủ yếu:
- Các hợp chất clo hữu cơ được điều chế bằng cách clo hoá các phân tử vòng thơm
hoặc các phân tử dị vòng (DDT, lindan). Những chất này không tan trong nước và bền tới 10
năm.
- Các hợp chất photpho hữu cơ là những este của rượu và axit photphoric
(paration, malation) nhanh chóng bị phân giải sinh học trong nước.
- Những cacbonat là những este của axit N-metyl cacbamic. Những loại này ít độc
hại đối với các động vật máu nóng.
Các loại thuốc trừ nấm: Thông dụng nhất là những loại thuốc trừ nấm thuỷ ngân
hữu cơ. Chúng được dùng phối hợp với thuốc trừ sâu clor hữu cơ để bảo quản hạt giống.
Các loại thuốc trừ cỏ: Những loại chính là:
- Các dẫn xuất của axit phenoxy axetic.
- Các triazin.
Các loại thuốc trừ sâu thể hiện những tác động khác nhau lên môi trường:
- Những tác dụng độc hại trực tiếp đối với các loài động vật và thực vật.
- Làm giảm tiềm năng sinh vật của những loài bị nhiễm thuốc.
- Làm biến mất nhiều loài và như vậy làm mất cân bằng của các quần thể đồng
thời làm tăng nhanh chóng nhiều loài do mất kẻ đi săn chúng làm mồi.
Hiện nay trên thế giới có tổng cộng, khoảng 31 triệu ha trồng trọt đã nhận hàng năm:
-100.000 tấn chất hữu cơ tổng hợp.
- 60.000 tấn lưu huỳnh.
- 7.500 tấn đồng, thông qua hơn 500 chế phẩm thương mại.
* Các chất vô cơ độc hại
* Các vi sinh vật gây bệnh
* Các chất phóng xạ
* Các chất gây lắng đọng và bồi lấp dòng chảy
3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm nước
a/ Chỉ tiêu vật lí
Nhiệt độ, màu, mùi vị, độ đục, độ dẫn điện (chủ yếu đánh giá về mặt định tính độ
nhiễm bẩn của nước do các loại chất thải công nghiệp)
b/ Chỉ tiêu hoá học
- 30 -

+ Độ PH, hàm lượng cặn lơ lửng, các chỉ tiêu nitơ (amoni NH4, nitơrit NO-2, nitơrat
NO-3…), chỉ tiêu phôtphat (PO43-). Những chỉ tiêu này đánh giá mức độ phì nhưỡng của nguồn
nước do nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc tưới tiêu tràn vào sông hồ
+ Chỉ tiêu dầu mỡ, các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ, thuốc trừ sâu…
Đặc biệt trong chỉ tiêu hoá học người ta hay dùng các chỉ số BOD, COD và chất lơ lửng
+ BOD (nhu cầu oxi sinh hoá): là lượng oxi cần thiết để oxi hoá sinh hoá (bởi vi sinh
vật hiếu khí) các chất bẩn hữu cơ trong nước trong 1 khoảng thời gian nhất định
+ COD (nhu cầu oxi hoá học): Là lượng oxi cần thiết để oxi hoá các chất bẩn hữu cơ
trong nước, với lượng oxi có trong các chất oxi hoá mạnh KMnO4, K2Cr2O7.
+ Chất lơ lửng: là các chất không tan trong nước được xác định bằng cách lọc mẫu
nước qua giấy lọc chuẩn. Cặn thu được sấy ở 105OC cho đến khi khối lượng không đổi và đem
cân xác định khối lượng chất lơ lửng đó thì ta được khối lượng chất lửng trong mẫu nước phân
tích
c/ Chỉ tiêu sinh học (chỉ tiêu vi khuẩn)
Chỉ số Coli (coliforrms) đánh giá mức độ nhiễm bẩn các chất hữu cơ, tổng số vi khuẩn
hiếu khí đánh giá khả năng phân huỷ các chất hữu cơ
Như vậy: dựa trên cơ sở chất lượng nước của từng vùng để đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội, tiêu chuẩn gây hại cho con người thì mỗi quốc gia đều đưa ra bảng tiêu chuẩn chất
lượng nước riêng.
3.2.4. Ảnh hưởng của việc ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống
a. Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cung cấp nước
* Ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm: Việc tưới tiêu, thuỷ lợi trong nông nghiệp đã
làm cho các nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các loại phân hoá học, các thuốc trừ sâu diệt
cỏ thấm qua đất vào từ nước tưới. Trên thế giới có khoảng 225x106 ha diện tích đất đai được
tưới, và nguồn nước bẩn do tưới tiêu cũng rất đáng kể.
Ngoài ra, do sự ăn ở mất vệ sinh ở các khu vực nông thôn, các nguồn phân người, rác,
phân gia súc không được xử lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất vào nước ngầm cũng
làm cho chất lượng nước ngầm bị thay đổi.
Khi nước ngầm bị nhiễm bẩn, nó không có khả năng tự làm sạch như nguồn nước mặt
có thể làm được nếu nguồn không bị quá tải. Dòng chảy trong nước ngầm rất chậm và không
phải dòng chảy rối vì thế nên các chất bẩn gây ô nhiễm không thể bị pha loãng hay pha tán.
Trong nước ngầm cũng có một số lượng nhỏ các vi sinh vật có khả năng chuyển hoá
hợp chất dễ bị oxy hoá sinh hoá, tuy nhiên số lượng và chủng loài các vi sinh vật này ít hơn rất
nhiều so với trong nguồn nước mặt và phản ứng phân huỷ diễn ra cũng chậm hơn. Do vậy nó
sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian rất lâu có thể tới hàng trăm năm để tự làm sạch các chất
gây ô nhiễm có khả năng bị phân huỷ.
* Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt: Theo các dòng chảy như các dòng sông, do
qúa trình xáo trộn, pha loãng tốt và quá trình phân huỷ các chất gây ô nhiễm với sự tham gia
tích cực của các vi sinh vật hiếu khí, hàm lượng chất bẩn được giảm xuống. Những quá trình
phục hồi tự nhiên này sẽ rất có hiệu quả nếu như dòng chảy không bị quá tải các chất gây ô
nhiễm, hoặc dòng chảy không bị cạn kiệt do hạn hán, do tưới tiêu.
Trong các hồ, ao thì sự pha loãng thường có hiệu quả thấp hơn so với trong sông bởi vì
trong hồ thường có dòng chảy tầng, dòng này rất ít bị xáo trộn theo phương đứng và vì vậy sự
hoà tan oxy trong nước hồ cũng thấp hơn rất nhiều so với dòng sông đặc biệt ở tầng dưới sâu.
Do đó chất lượng nước hồ, ao rất dễ bị suy thoái khi bị nhiễm bẩn bởi các chất dinh dưỡng
- 31 -

thực vật, dầu, phân vô cơ, các kim loại nặng như thuỷ ngân, asenic, selen, chì v.v... ngoài ra
một số loại hoá chất rơi từ khí quyển xuống như DDT, PCBs hoặc một số đồng vị phóng xạ.
Các chất này đi vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thuỷ vực và gây ra những tác động nguy
hại tới hệ thực vật và động vật nước.
b. Ảnh hưởng tới sự biến đổi của hệ sinh thái
Hoạt động của con người đã từng làm biến đổi các hệ sinh thái: Phá rừng lấy đất trồng
trọt là thay đổi một hệ sinh thái phức tạp và vững chắc bằng một hệ sinh thái đơn giản và ít
bền vững hơn. Việc xây kè, đắp đập cũng làm ảnh hưởng tới dòng chảy sẽ tác động đến hệ
sinh thái sông, hồ và phức hệ động thực vật vùng ven, kể cả con người. Hoang mạc cũng một
phần không nhỏ do tác động của con người gây ra.
* Ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp (Hệ sinh thái đất):
Sử dụng nhiều nhất trong hệ sinh thái nông nghiệp là thuốc trừ sâu. Điều này một mặt
đem lại lợi ích là tăng năng suất cây trồng nhưng mặt khác chúng làm cho hệ sinh vật đất nói
chung cũng bị huỷ hoại, một số các sinh vật tiêu thụ phân, rác hữu cơ, đảm bảo độ phì cho đất
cũng bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo, nấm mốc… dẫn đến làm biến
đổi tính chất của đất, giảm độ phì của đất.
Cùng với thuốc trừ sâu, các chất diệt cỏ cũng có tác hại không nhỏ cho những quần
thể động vật mà sự sống của chúng phụ thuộc vào các loại cây cỏ bị tiêu diệt, đặc biệt đối với
hệ sinh vật đất, nồng độ độc hại đã làm ức chế mọi hoạt động của chúng.
* Ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông hồ và đại dương:
Môi trường nước bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn: nước thải thành phố, công nghiệp, thuốc
trừ sâu, phân bón hoá học… đặc biệt đối với biển và đại dương là ô nhiễm dầu chủ yếu do
những sự cố chuyên chở gây nên.
Đặc biệt, phân bón hoá học với lượng đạm và phốt pho cao gây nên hiện tượng phì
dưỡng. Hiện tượng phì dưỡng (Eutrophication) là hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng
tăng tới mức tạo ra sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, rong trong nguồn nước.
Quá trình phì dưỡng hoá đóng vai trò quan trọng trong dây chuyển thực phẩm của hệ
sinh thái nước
Trong nước, tảo sử dụng cacbon dioxit, nitơ vô cơ, orthophosphat và các chất dinh
dưỡng khác với lượng vết để phát triển. Tảo lại là thức ăn của động vật phù du (zooplankton).
Một số loại cá nhỏ ăn động vật phù du và rong tảo. Một số loại cá lớn lại ăn cá nhỏ. Như vậy
năng suất của dây chuyền thực phẩm là phụ thuộc vào lượng N và P. Khi nồng độ N và P cao
rong tảo phát triển mạnh tạo ra khối lượng lớn đến mức các loài động vật phù du không thể
tiêu thụ hết, dẫn đến việc làm đục nước. Đặc biệt trong nguồn nước tù (ao, đầm) có thể tạo ra
nước chứa đầy tảo như nước xúp. Việc phân huỷ tảo sẽ tạo mùi và tạo ra các chất cặn lắng,
gây giảm oxy hoà tan trong nước, từ đó gây cản trở cho việc phát triển hầu hết các loài cá.
Trong điều kiện đó chỉ có một số loài cá dữ có thể sống được.
Với mật độ rong tảo, chất lượng nước sẽ bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến công tác
cấp nước sinh hoạt (lắng lọc nước rất khó khăn), ảnh hưởng mỹ quan và tạo trở ngại cho du
lịch, thể thao dưới nước.
Vì do sự ô nhiễm của N và P dẫn đến sự phát triển và sinh trưởng tối đa của tảo,
chúng phủ trên một diện tích lớn của mặt hồ rồi chết hàng loạt, tiếp đó là sự phát triển của các
vi sinh vật sống trong các tảo mục nát, tiêu thụ một lượng lớn oxy làm oxy hoà tan trong nước
bị giảm nhanh chóng dẫn đến việc thiếu oxy nghiêm trọng tới các loài cá và các vi sinh vật
khác.Mặt khác, tảo thối rữa lại chìm xuống đáy hồ với lớp bùn đáy ngày càng dày, lớp này
chứa nhiều N và P và gây nên hiện tượng yếm khí.
- 32 -

Không chỉ sông, hồ mà đại dương cũng bị ô nhiễm bởi các chất sản sinh ra từ đất liền
như chất trừ sâu DDT làm giảm quang hợp của các thực vật phù du (tảo, diamotic), chỉ cần
một lượng nhỏ 1 ppb (1/109) của DDT là đã gây ảnh hưởng rõ rệt. Thuỷ ngân cũng gây cản trở
quá trình quang hợp của tảo.
Ô nhiễm dầu tự nhiên phun ra từ đáy biển hoặc do các tàu chuyên chở gây ra, gây tác
hại lớn đối với các sinh vật biển: Năm 1969, một àu chở dầu bị vỡ ở lãnh hải bang
Maxachuxet (Hoa Kỳ) làm 95% quần thể cá, tôm… bị chết. Trong nước biển, nồng độ dầu cho
phép là ≤ 0,5 mg/l.
Ô nhiễm môi trường nước biển gây ra bởi việc xả thải các hợp chất cacbua hydro vào
môi trường biển (thuỷ triều đen). Các hợp chất cacbua hydro tồn tại dưới dạng hợp chất:
- Alcan hay parafin
- Naphten với 1 hay nhiều vòng 5 hoặc 6 cácbon.
- Các hợp chất thơm, hàm lượng không lớn nhưng độc hại rất cao (toluen, benzen,
benzopyren).
Ngay sau khi được xả vào môi trường biển, cacbua hyđrô bị biến đổi dưới tác dụng của
tự nhiên theo các quá trình sau:
Quá trình vật lý
Lan truyền - Di chuyển: Dầu mỏ lan truyền cho đến khi hình thành một màng mỏng
trên bề mặt nước. Sức chống lại lan truyền tăng lên cùng thời gian và tính chất đặc trưng của
dầu mỏ ( tỷ trọng, độ nhớt, sức căng bề mặt).
Bay hơi: Cho phép làm giảm rất nhanh từ 30 đến 40% cacbua hydro từ dầu thô. Gió và
sóng tạo ra sự hình thành những bọt khí và mang đi xa hàng trăm km.
Hoà tan: Mặc dầu độ hoà tan của dầu mỏ trong nước rất ít, song một thể tích rất lớn
cho phép hoà tan cacbua hydro nhẹ nhất.
Trong quá trình phân giải, những dẫn xuất oxy hoá được tạo ra dễ hoà tan hơn chất ban
đầu.
Sự tạo ra huyền phù: Tính chất không trộn lẫn của dầu với nước tạo ra một sự phân
mảnh trên mặt nước và hình thành huyền phù khi mặt biển xao động. Bọt đó có thể chứa tới
80% nước. Đó là một hỗn hợp rất bền và ít bị phân giải sinh vật.
Trầm lắng: Dầu mỏ khi chuyển xuống gần đáy biển sẽ xảy ra chủ yếu quá trình hấp thụ
của những giọt dầu nhỏ bởi các hạt lơ lửng trong nước (phù sa, đất sét, canxi) và làm tăng lên
dần của tỷ trọng của những dầu vốn rất nhẹ ban đầu.
Quá trình hoá học: Là những phản ứng oxy hoá xảy ra với tác dụng xúc tác của ánh sáng
và các kim loại. Những phản ứng đó dẫn tới sự tạo thành các alđehyd, xeton, axit cacboxilic.
Thêm vào đó, những hiện tượng cao phân tử hoá tham gia vào sự tạo ra những đám nhựa
đường.
Quá trình sinh học: Trong nước, lớp trầm tích có các vi sinh vật, nấm tấn công cacbua
hydrô, biến dần chất này thành những chất đơn giản (rượu, axit, kèm theo đó là khí cacbonic
và nước) bằng những quá trình oxy hoá hiếu khí.
Các tác động của ô nhiễm cacbua hydro: Động vật và thực vật là những nạn nhân đầu tiên
của dạng ô nhiễm đó. Nhiều cuộc quan sát tiến hành nhân dịp các vụ tai nạn khác nhau cho
thấy thực vật phù du ít biểu hiện những điều bất thường nhưng còn thiếu hụt động vật phù du
ban đầu rất nghiêm trọng nhưng nhanh chóng được lấp đầy.
Những hư hại đối với lớp đá ( tảo, động vật) có sự trái ngược nhau: rất nhiều tảo xanh,
các loài động vật ăn thực vật biến mất phần lớn… Việc sử dụng những chất tẩy rửa để rửa đá
đưa tới sự nhiễm chất độc đối với các loài đó. ở tầng của quần thể những loài dưới đáy, các
loài cầu gai (nhím biển), những loài vỏ kén, trai, sò (đốm), sò cát.
- 33 -

Đối với loài cá tôm cua, người ta nhận xét thấy rằng sau một loạt chết ban đầu, các
quần thể đó lại phục hồi nhưng hậu quả gây lâu dài: gầy, ốm, lở loét,… Sực tích tụ cacbua
hydro ở lớp đáy gây ra những hậu quả nghiêm trọng trung và dài hạn.
Một trong những hiện tượng bi đát nhất của sự ô nhiễm là cái chết của các oài chim bị
dính vào nhựa đường, hắc ín, đặc biệt là những loài chim bổ nhào tìm mồi và những loài chim
sống trên biển (chim cánh cụt, cò, vạc…). Thêm vào đó, cần phải kể tới sự mất mát các loài có
vú sống ở biển (hải cẩu, cá voi, cá heo…). Cuối cùng cần phải chú ý rằng ô nhiễm cacbua
hydro khối lượng lớn, trong một số trường hợp có thể gây độc hại cho người về đường hô hấp.
Những hợp chất bay hơi, tan mạnh trong chất béo, tấn công vào màng phổi. Có những triệu
chứng khác nhau đã được phát hiện, đặc biệt là ở những người có nhiệm vụ chống thuỷ triều
đen: buồn nôn, chóng mặt…
3.3. C¸c gi¶i ph¸p b¶o vÖ nguån n­íc
3.3.1.Giải pháp làm giảm ô nhiễm nước bề mặt
Đối với các nguồn ô nhiễm không xác định địa điểm của nước (chủ yếu là nông
nghiệp) người nông dân có thể làm giảm rõ rệt dòng chảy phân bón vào nước bề mặt và từ đó
thấm xuống tầng ngậm nước nhờ việc sử dụng vừa phải lượng phân bón – và không sử dụng
nếu trên các vùng đất dốc cheo leo. Người nông dân cũng có thể yêu cầu trồng các cây xanh
bền vững nằm giữa vùng trồng trọt và vùng nước mặn.
Các dòng chảy thuốc trừ sâu và sự thấm của nó cũng có thể được giảm bớt sự áp dụng
phân bón khi cần. Nông dân cũng giảm sự cần thiết phân bón vô cơ nhờ việc sử dụng việc điều
khiển sinh học hoặc quản lý đồng bộ các loại sâu bọ.
Những người chăn thả có thể điều khiển các dòng chảy và sự rò rỉ của phân từ các bãi
chăn và bãi nuôi nhờ việc quản lý mật độ động vật, các vùng đệm cây trồng, và bố trí các vùng
chăn thả không nằm ở các vùng đất dốc gần với nước mặt. Chuyển hướng các dòng chảy vào
các lưu vực sẽ cho phép lượng nước giàu chất dinh dưỡng này được lấy ra và làm phân bón
cho đất trồng và đất rừng.
Nói một cách khác, để giảm các nguồn ô nhiễm không xác định địa chỉ, đặc biệt với
đất bị xói mòn là việc trồng rừng ở các nơi chứa nước bị nguy hiểm, bên cạnh việc giảm ô
nhiễm nước do quá trình lắng đọng, trồng lại rừng sẽ giảm được xói mòn và sự khốc liệt của
các con lũ, đồng thời điều này cũng là giảm hiện tượng ấm lên trên toàn cầu, và sự mất môi
trường sống của nhiều loài hoang dã.
Còn đối với các nguồn ô nhiễm có địa chỉ xác định thì luật pháp là công cụ tốt nhất để
khống chế ô nhiễm nguồn nước.
3.3.2. Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Hiện tại con người chưa thể can thiệp được vào sự cân bằng nước trong thiên nhiên. Vì
khả năng tác động của con người đến lượng nước rơi trên bề mặt các lục địa còn quá nhỏ bé:
90% lượng nước rơi có nguồn gốc từ biển và chỉ 10% nhờ sự thoát hơi nước của lớp phủ thực
vật và sự bốc hơi của các thuỷ vực. Vì vậy, tăng cường lớp phủ thực vật chỉ có thể làm tăng
không đáng kể lượng nước rơi. Nói một cách khác, con người chưa có thể điều khiển thời tiết
và khí hậu, mà mới chỉ có khả năng tác động có hiệu quả đến sự phân bố của nước rơi (do
mưa) như tác động đến hệ thực vật, canh tác lớp đất mặt, tạo ra vi địa hình (mương máng), xây
dựng các hồ chứa, đắp đê ngăn lũ lụt, khai thác nước ngầm. Con người chỉ có thể tạo ra các hệ
thống xử lý chất thải bị ô nhiễm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo theo đúng các yêu
cầu chất lượng dòng xả mà nhà nước ban hành. Mối liên quan giữa nguồn tiếp nhận, đảm bảo
theo đúng các yêu cầu chất lượng dòng xả mà nhà nước ban hành.
- 34 -

Việc xử lý nước thải là một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ nguồn nước, loại
bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải, để khi xả ra sông hồ nước
thải không làm nhiễm bẩn nguồn nước.
Do việc được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên yêu cầu về chất lượng mức độ
và biện pháp xử lý cũng khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp xử lý còn phụ thuộc vào lưu
lượng, thành phần tính chất nước thải, vị trí xả nước thải so với điểm dừng nước hạ, khả năng
tự làm sạch của sông hồ tiếp nhận nước thải, điều kiện tự nhiên khu vực .v.v…
Mặt khác, do nước thải có thành phần đa dạng, phức tạp, khả năng tự làm sạch của các
loại nguồn nước khác nhau nên cũng có nhiều biện pháp xử lý nước thải khác nhau. Hiện nay,
theo yêu cầu xử lý nước thải người ta chia ra các mức: Xử lý sơ bộ (bậc 1), xử lý tập trung
(bậc 2), và xử lý triệt để (bậc 3). Theo bản chất quá trình làm sạch, người ta chia ra các
phương pháp xử lý cơ học, phương pháp xử lý hoá lý, phương pháp xử lý sinh học.v.v… Do
nước thải chứa nhiều tạp chất không hoà tan và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, về nguyên tắc,
nước thải cần phải được tách cặn và khử trùng trước khi xả ra nguồn.
3.3.3. Giải pháp cung cấp nước nhiều hơn
Phương pháp điều hành nguồn nước: Một cách để điều hành nguồn nước để tăng cường
cung cấp trong các vùng đặc biệt nhờ xây dựng các đập, các bể chứa, hút vào nước bể mặt ở
các vùng khác, hay hút nước ngầm lên. Một hướng khác là tăng cường hiệu quả sử dụng nước.
Xây dựng đập và bể chứa: Một đập hay bể chứa có những lợi điểm và yếu điểm. Lượng
nước từ phía dưới thượng lưu của sông có thể được lưu giữ trong một bể nước lớn được tạo
bởi các đập chắn ngang nước dòng chảy. Lượng nước này có thể được giải phóng như mong
muốn để tạo điện năng tại vị trí đập, để tưới đất phía dưới đập, để điều khiển các cơn lũ lụt các
vùng phía dưới bể chứa, cung cấp nước cho các thành phố nhờ các cống. Các vùng hồ chứa
cũng dùng cho du lịch giải trí như bơi, câu cá, bơi thuyền. Khoảng 25%- 50% các dòng chảy ở
lục địa đều được điều khiển bởi đập chắn và hồ nước, và rất nhiều dự án đang được lập kế
hoạch.
Hút nước ngầm: ở Mỹ 23% nguồn nước ngọt sử dụng được lấy từ nước ngầm. Khoảng
một nửa nước uống ở các thành phố (96% ở các vùng làng quê , 20% ở các vùng thành phố)
và 40% của nước tưới được bơm từ tầng ngầm nước.
Sự lạm dụng nước ngầm có thể là lý do hay sự nổi trội của một số vấn đề: Sự cạn kiệt
của tầng ngầm nước. Sự lún của tầng ngậm nước (sự lún đất khi nước ngầm được hút lên), và
sự xâm nhập của nước mặn vào tầng ngậm nước.
Cách để làm giảm thấp sự cạn kiệt của nước ngầm là điều chỉnh phát triển dân số,
không trồng các loại cây háo nước trong các vùng khô, phát triển các loại cây yêu cầu ít nước
và có khả năng chịu nhiệt cao, ít tốn nước.
Khi nước ngầm nằm trong các tầng ngậm nước không bị hạn chế nó được hút lên
nhanh hơn nó được bổ xung, lớp water table hạ xuống và đất nằm phía trên lớp ngậm nước có
thể bị lún hay chìm xuống. Sự lún này có thể hư hại đến các đường ống, đường xá, đường xe
lửa, nhà cửa. Trường hợp nước ngọt ở vùng ngậm nước nằm gần ven biển thì khi hút lên
nhanh hơn, lượng nạp lại thì nước biển sẽ ngấm vào tầng ngậm nước. Sự thâm nhập này đe
doạ nước uống của một số thành phố ven biển.
Sự khử muối (Desalination): Sự loại bỏ muối trong nước biển hoặc trong nước ngầm hơi
mặn được gọi là sự khử muối - đó là một cách để tăng nguồn cung cấp nước ngọt. Sự chưng
cất và sự thẩm thấu ngược lại là hai cách sử dụng rộng rãi nhất. Sự chưng cất liên quan đến
việc đun nước muối cho đến khi nó bay hơi và ngưng tụ lại ta được nước ngọt, tách muối ra ở
thể rắn. Trong phương pháp thẩm thấu ngược lại, nước muối được đun ở áp suất cao qua một
- 35 -

màng mỏng mà các lỗ của nó chỉ cho phép các phân tử nước qua nhưng không cho các phân tử
muối hoà tan.
Khoảng 7500 nhà máy khử muối trên 120 quốc gia cung cấp khoảng 0,1 % lượng nước
sạch được sử dụng bởi con người.
Sự khử muối lấy nước cũng có những mặt trái. Nó sử dụng rất nhiều điện năng, và do
vậy giá của nó sẽ gấp ba đến năm lần nước từ nguồn bình thường. Việc phân phối nước từ các
nhà máy ở ven biển giá rất cao. Sự khử muối sẽ tạo ra một lượng lớn muối biển có hàm lượng
muối cao và các khoáng chất khác. Việc tập trung khối lượng lớn muối này gần nhà máy sản
xuất có vẻ hợp lý nhưng nó sẽ làm tập trung muối cục bộ, đe doạ các nguồn thức ăn tại cửa
sông. Nếu nó tập trung trên mặt đất có thể làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Việc khử muối để lấy nước ngọt có thể được sử dụng để cung cấp nước ngọt cho các
thành phố ven biển của các nước khô cạn. Nhưng nó không thể rẻ tới mức có thể dùng để tưới
cây, trừ trường hợp năng lượng mặt trời phát triển.
Người ta ước tính rằng, trên phạm vi toàn cầu nước dùng cho sinh hoạt chiếm khoảng
6% tổng số, cho công nghiệp 21%, số còn lại dùng cho nông nghiệp. Những nhu cầu sinh học
của con người và động vật về nước được quy định là 10 tấn/1 tấn tế bào sống. Còn ở thực vật,
lượng nước thoát hơi phụ thuộc vào từng loài cây. Cây rừng thoát hơi khoảng 4.000
gallon/ngày hoặc 500.000 gallon cho một mùa sinh trưởng; cây gỗ sồi trưởng thành khoảng
100 gallon/ngày ( 1 US gallon = 0,8268 gallon của Anh = 3,785 lít). Trong công nghiệp, ví dụ,
để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước; 1 tấn phân đạm cần 600 tấn nước. Còn trong nông
nghiệp, để có được 1 tấn đường, hoặc 1 tấn ngô, thực vật phải sử dụng tới 1.000 tấn nước. Như
vậy, trong sản xuất, nguồn nước này không chỉ lấy từ sông, hồ mà còn rút ra từ nước ngầm.
Hiện nay, lượng nước ngầm được hút lên trên toàn cầu tăng hơn 35 lần so với 3 thập kỉ trước
và theo dự kiến, nước ngầm được hút lên sẽ tăng thêm 30-35% vào năm 2000 (IUCN, UNEP –
1993). Sự thiếu hụt nước còn xảy ra do sự suy thoái của rừng, đất bị ô nhiễm, do hoạt động
của con người.
- 36 -

Chương 4: Ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường đất

4.1. Đặc điểm môi trường đất và các tác nhân gây ô nhiễm:
4.1.1. Đặc điểm môi trường đất:
* Sự hình thành đất: Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của
quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí
hậu địa hình và thời gian (Docutraiép, 1879). Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ
sung thêm một số yếu tố khác cho định nghĩa về đất, đặc biệt là con người. Chính do tác động
của con người, nhiều tính chất của đất thay đổi, tạo nên những đặc tính mới.
Sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi các yếu tố nêu trên. Đá là nền
móng của đất. Do đá bị phá huỷ vụn nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng
lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều kali thì dất giàu kali.v.v…
Chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất. Nhờ có vòng tuần hoàn sinh học đá vụn mới
biến thành đất. Sinh vật chết đi, để lại chất hữu cơ, gọi là chất mùn tạo độ phì nhiêu cho đất.
Chính nhờ chất mùn này mà các thế hệ thực vật kế tiếp nhau lấy chất dinh dưỡng, tồn tại phát
triển và chết đi. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn sinh học này. Trong
mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích luỹ một lượng
lớn các nguyên tố dinh dương hoà tan trong quá trình phong hoá, đặc biệt là đưa vào đất nitơ
phân tử (N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa nitơ của bản thân chúng. Mặt khác chính
chúng lại phân giải chất hữu cơ từ thực vật đưa vào đất rồi tổng hợp nên chất hữu cơ đặc biệt -
chất mùn trong đất. Cùng với vi sinh vật, động vật nguyên sinh và các động vật không xương
khác trong đất cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành đất. Mỗi gam đất chứa tới vài
chục vạn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống.
Khí hậu, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động đến
sinh vật và sự phá huỷ của đá. Nhờ có năng lượng ở dạng nhiệt và có vai trò của nước, sinh
vật mới sinh trưởng, phát triển được và đá mới bị phá huỷ.
Nước trong đất và nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất. Nước là dung
môi hoà tan các chất hoá học (trong đó có chất dinh dưỡng). Và ngược lại nếu nước ra khỏi
đất, nó sẽ mang theo nhiều chất khác nhau, trong đó có các chất khoáng cần thiết cho cây
trồng.
Địa hình đóng vai trò tái phân phối những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt
đất. Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở núi
cao thì lạnh, ở dưới đất thì nóng. Cùng một lượng mưa như nhau, vùng trũng bị lụt, vùng cao
lại hạn…
Thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra
trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định. Vả lại bản thân chúng cũng biến đổi theo thời
gian, khí hậu thời kì này nóng, thời kì sau lạnh, rừng thời kì này âm u thời kì sau là hoang
mạcv.v.. Vì vậy đất cũng biến đổi, tiến hoá theo thời gian.
Vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành
tựu khoa học, con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này
có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước,
tiêu tưới, bón phân cho đất xấu, trồng rừng cho đồi trọc.v.v… hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm
đất bởi các chất độc hoá học, phá rừng gây xói mòn đất v.v…
- 37 -

* Thành phần và tính chất của đất: Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Các chất
vô cơ là thành phần chủ yếu của đất, chiếm 97-98% trọng lượng khô. Các nguyên tố Oxy và
Silic chiếm tới 82% trọng lượng đất. Ngoài ra còn có nhôm, sắt và một số nguyên tố khác. Các
nguyên tố cần thiết cho cây trồng như H.C.S.P.N chỉ chiếm 0,5% trọng lượng đất. Các chất
khó hoà tan trong đất như SiO2, AL2O3 tạo nên bộ xương, phần chủ yếu của đất.
Chất hữu cơ trong đất bị biến đổi theo hai quá trình: Quá trình mùn hoá - tạo nên chất
mùn từ xác sinh vật và tổng hợp một số chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ vi khuẩn và quá trình
khoáng hóa phân hủy chất hữu cơ thành các chất vô cơ như muối khoáng, NH3, H2O, CO2
v.v… trong đó có những chất khoáng hoà tan, cần thiết cho cây trồng.
Đất có tính hấp phụ cao nhờ các hạt nhỏ đường kính < 0,001 mm có diện tích bề mặt
lớn và mang một lớp ion tích điện quanh hạt. Quan hệ giữa tính hấp phụ của đất và nồng độ
ion ngoài dung dịch đất là quan hệ trao đổi. Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ nước,
giữ chất dinh dưỡng và điều hoà dinh dưỡng cho cây trồng. Thường thường đất nào có nhiều
mùn nhiều sét thì khả năng hấp phụ cao.
Độ chua của đất - kiềm, axit hay trung tính, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của vi
sinh vật, cây trồng và nhiều tính chất khác của đất. Khi pH < 7 là đất chua. Đất chua do nhiều
nguyên nhân như do mưa cuốn trôi các chất kiềm thổ Ca, Mg… chỉ còn lại các chất gây chua
H+, Al3+ v.v… do bón nhiều phân hoá học (NH4)2SO4; hoặc do cây hút NH4 còn lại SO42- làm
chua đất; do mưa axít v.v…
Thành phần cơ giới của đất - cát d≥ 0,02 - 2 mm, bụi d= 0,002 - 0,02 mm và sét d< 0,002
mm - ảnh hưởng nhiều đến cây trồng và các tính chất khác như độ thấm nước, khả năng hấp
phụ, độ thoáng… của đất.
* Vai trò của đất đối với con người: Con người và các sinh vật ở cạn đều sống ở trên
hoặc trong đất. Vì vậy đất ẩm ướt hay khô ráo, đất tốt hay đất xấu, đất bẩn hay sạch đều ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống còn con người. Nếu sống ở những nơi quá ẩm ướt
con người dễ bị sốt rét, giun sát, thấp khớp v.v… đất thiếu iot gây bệnh bướu cổ v.v…
Đất là nền móng cho toàn bộ công trình xây dựng của con người. Xã hội loài người
càng văn minh nhu cầu xây dựng càng lớn. Đường sá, cầu cống, đập nước, nhà cửa ngày càng
nhiều… tất cả các công trình này đều phải xây dựng trên đất.
Đất cung cấp cho con người, trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết các nhu cầu thiết yếu cho
cuộc sống như khoáng sản, vật liệu xây dựng, lương thực v.v… Đất còn có giá trị cao về mặt
lịch sử, tâm lý và tinh thần với con người. "Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu
nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của
hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau" (Mác - Tư bản luận tập III)
Tài nguyên đất của Việt Nam. Tổng số vốn đất đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu
ha, đứng hàng thứ 58 trên thế giới, nhưng dân số đông cho nên bình quân đất theo đầu người
thấp, khoảng 0,6 ha, trở thành một trong số 40 nước có số bình quân đất trên đầu người thấp
nhấp hiện nay trên thế giới.
Trong tổng số vốn đất, đất vùng đồi núi, dốc, cụ thể từ đất đỏ vàng trở xuống chiếm
70%. Ở đó đất loại tốt (đất bazan) có diện tích 2,4 triệu ha chiếm 7,2% tổng diện tích. Trên
vùng đồng bằng, đất phù sa là loại tốt chiếm gần 3 triệu ha (8,7% tổng diện tích). Tổng diện
tích đất tốt các vùng khác nhau của nước ta khoảng 20%, còn lại là các loại đất có nhiều trở
ngại cho sản xuất như quá dốc, khô cạn, úng, mặn phèn, nghèo chất dinh dưỡng, quá mỏng
v.v…
Đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam thấy rằng, đất Việt Nam phong phú và đa
dạng. Do ở trong vùng nhiệt đới ẩm nên đất cho phép trồng được nhiều loại cây, một số nơi có
- 38 -

thể trồng nhiều vụ. Cũng do khi hậu nhiệt đới ẩm đất dễ bị xói mòn, mùn dễ khoáng hoá, các
chất dinh dưỡng dễ bị hoà tan và rửa trôi nên đất thoái hoá nhanh, đất xấu nhiều hơn đất tốt.
Tài nguyên đất Việt Nam (đất rừng và đất nông nghiệp) là rất có hạn, vì vậy mấy năm
gần đây vấn đề khai thác, sử dụng cải tạo và bảo vệ đất đã trở thành vấn đề quan tâm lớn, vấn
đề chiến lược trong hoàn cảnh thiếu hụt về lương thực và nhịp độ tăng nhanh của dân số. Do
quá trình đô thị hoá và sự phát triển của nền kinh tế thị trường những vùng đất phì nhiêu và
thuần thục nhất thì cũng đồng thời là nơi có mật độ dân số cao và tốc độ xây dựng nhà ở lớn.

4.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất


a. Từ các hoạt động công nghiệp
Các hoạt động công nghiệp xả vào môi trường đất một lượng lớn các phế thải của
chúng ta quá các ống khói, bãi rác tập trung... Các phế thải này rơi xuống đất làm thay đổi
thành phần của đất, pH, quá trình nitơrát hoá... Hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các
loại phế thải này.
Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức độ nghiêm
trọng nhất. Do khai thác mỏ, một lượng lớn phế thải, quặng… từ lòng đất đưa lên trên bề mặt.
Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Một
lượng lớn phế thải, xỉ quặng theo khói và bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể
làm nhiễm bẩn đất ở quy mô rộng hơn.
Các loại phế thải rắn được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và trong quá
trình sử dụng sản phẩm. Các loại phế thải này được tập trung tại nhà máy hoặc vận chuyển
khỏi khu vực, rồi bằng cách này hay cách khác quay trở lại môi trường đất.
Theo đặc tính lý hoá, các chất thải rắn công nghiệp gây nhiễm bẩn đất được chia thành
4 nhóm sau đây:
- Chất thải vô cơ từ các nhà máy, xí nghiệp mạ điện, thuỷ tinh, công nghiệp giấy, cặn
xỉ các trạm xử lý nước…
- Chất thải khó phân huỷ: như dầu mỡ trong nước, sợi nhân tạo, phế thải công nghiệp
da…
- Chất thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa xe máy, sản xuất máy lạnh, thực
phẩm…
- Chất thải mang tính độc hại: Các chất thải mang tính ăn mòn, chất thải đồng vị
phóng xạ…
Đặc điểm của chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất là đa dạng về thành
phần và kích thước, không tập trung, đa nguồn gốc… Vì vậy việc chọn phương pháp xử lý
chúng cũng rất phức tạp.
Ngoài tác động trực tiếp các hoạt động còn gây ô nhiễm gián tiếp đến môi trường đất.
Việc xả các khí độc H2S, SO2.. từ các ống khói nhà máy xí nghiệp là nguyên nhân gây hiện
tượng mưa axit, làm chua đất, kìm hãm sự phát triển của thảm thực vật v.v…
Các hoạt động xây dựng công nghiệp như xây dựng bến bãi, đường sá, nhà máy… Sẽ
phá huỷ thảm thực vật và cảnh quan khu vực, làm thay đổi địa hình, cản trở dòng chảy, tạo
điều kiện xói mòn đất v.v…

b. Từ sinh hoạt của con người


Đất thường dùng làm chỗ tiếp nhận rác, phân và các chất thải rắn khác ở các thành
phố và khu công nghiệp. Hàng ngày con người xả một lượng lớn các phế thải sinh hoạt rắn
- 39 -

vào môi trường. Sau đó theo các con đường khác nhau như vận chuyển rác thải, hệ thống thoát
nước… Các phế thải sẽ tập trung trong đất.
Khối lượng chất thải rắn bình quân cho một người/ngày, phụ thuộc vào đặc điểm riêng
của từng đô thị dao động từ 0,4 kg/người/ngày đến 1,80 kg/người/ngày. Lượng phân xả vào
môi trường theo hệ thống thoát nước tính theo hàm lượng chất lơ lửng là 65-100 g/người/ngày
đêm. Thành phần rác và phế thải rắn sinh hoạt thay đổi theo mùa, đặc điểm xây dựng thành
phố. Thành phần kích thước cỡ hạt phế thải rắn sinh hoạt có thể lấy như sau: 250-350mm; 4-
10%; 150-250mm; 11-15%, 100-150mm; 18-22%; 50-100mm; 30-33%; dưới 50mm; 30-40%.
Trong rác và phế thải rắn sinh hoạt có phế thải thực phẩm, lá cây, vật liệu xây dựng, các loại
bao bì, phân người và súc vật.v.v..
Trong rác, phân và phế thải sinh hoạt đô thị hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao.
Đó là môi trường cho các loại vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
c. Từ các hoạt động nông nghiệp

Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất từ các hoạt động này chủ yếu do sử dụng trong
nông nghiệp những sản phẩm hoá học như phân bón và các loại chất diệt côn trùng, diệt cỏ...
và các chất độc hoá học trong chiến tranh.
4.1.3. Các chất gây ô nhiễm môi trường đất.

* Các chất hoá học: Các chất hoá học thường thấy trong môi trường đất bao gồm các
loại phân hoá học và các chất diệt côn trùng, diệt cỏ, đặc biệt trong các chất diệt cỏ chứa các
sản phẩm clo của phenol khi vào đất, các chất này làm cho số lượng các trực khuẩn tích tụ
phenol phát triển mạnh. Ngoài ra các hợp chất của chì, thuỷ ngân hợp thành trong đất những
chất cặn lắng bền vững và truyền vào cây trồng.

Đa số các loại hoá chất trừ sâu, diệt cỏ đều làm ô nhiễm cây trồng, làm các rễ cây bị
cằn cỗi trong đất và cây không phát triển được. Thí dụ thuốc bảo vệ thực vật DDT sau 5 năm
sử dụng vẫn còn tìm thấy 4-5% sót lại trong đất do khó bị hấp phụ vào các cấu tử của đất.
DDT ở nồng độ thấp (24 mg/l) gây nên sự thay đổi sinh lý ngược của cá, làm chết các loài
chim. DDT rất dễ dịch chuyển vào nước. DDT khi vào cơ thể sẽ tích tụ thành các khối u ác
tính. DDT thường tích tụ trong đất, nước, không khí, sau đó rơi vào biển và được các thuỷ sinh
vật hấp thụ gây ô nhiễm thực phẩm.
Các chất hoá học mang tính độc hại cao đối với môi trường đất là Asen, Flo và chì.
Sau khi được hấp phụ, các chất này qua con đường thực vật, sữa bò và vào đến người. Hàm
lượng các chất này trong đất ở khu vực nhà máy thường cao gấp 5-6 lần so với vùng đất xa
cách 500m.
Các chất thải công nghiệp mang tính nguy hại: Các phế thải công nghiệp rắn tạo nên
nguồn quan trọng các chất gây ô nhiễm đất do các sản phẩm hoá học độc hại gây ra. Theo ước
tính, trong số 50% các phế thải công nghiệp có tới 15% có khả năng gây độc hại nguy hiểm. Ở
Mỹ, gần 106 tấn chất thải bỏ không cháy, axit ăn mòn hoặc gây độc hại được xả bừa bãi ra môi
trường xung quanh. Nếu tính theo đầu người là 20kg chất thải công nghiệp/năm. Những chất
hoá học độc hại thường gặp ở trong đất là asen, flo, chì…
* Các chất phóng xạ: Các chất phóng xạ từ các vụ nổ bom hạt nhân hoặc các chất thải
phóng xạ phát ra từ các trung tâm công nghiệp hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học lắng
xuống mặt đất và được tích tụ lại trong đất như các C14, Sr90, Cs…Ngoài ra còn có các yếu tố
vi lượng như Be, Bo, Se…
- 40 -

Các chất phóng xạ xuất phát từ những vụ nổ bom hạt nhân hoặc những chất thải
phóng xạ lỏng hay rắn từ các trung tâm công nghiệp hay nghiên cứu khoa học có thể lắng
xuống mặt đất và tích tụ ở đó. Các chất phóng xạ này ví dụ C14 xâm nhập vào cơ thể động vật
và vào đất. C14 tham gia vào chuyển hoá cacbon ở cây cỏ…
* Các loại vi sinh vật gây bệnh: Gồm các trực khuẩn và nguyên sinh động vật đường
ruột, các loại này làm ô nhiễm đất do việc sử dụng phân bón lấy từ các hố xí hoặc bùn hay do
sự xả các chất thải sinh hoạt bừa bãi. Ngoài ra còn có các loại ký sinh trung như giun, sán, các
loại nấm… Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại phát triển trong đất bị nhiễm bẩn các phế
thải hữu cơ như phân, rác, phế thải công nghiệp thực phẩm v.v…Đất có thể bị ô nhiễm bởi các
loại trực khuẩn lị, thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip. Các bệnh do các vi khuẩn này gây ra
theo con đường tiếp xúc trực tiếp giữa người với đất bẩn, với nước bẩn hoặc do ruồi bọ…
Ngoài vi khuẩn gây bệnh, trong đất còn phát triển các loại côn trùng gây bệnh phụ thuộc vào
lượng mưa, nhiệt độ không khí, thực vật, ánh sáng mặt trời, độ ẩm của đất… Hiện nay người
ta thường dùng các loại vi khuẩn Coli Aerogenes và Bact perfrigens, phát triển trong môi
trường phân tươi, làm vi sinh vật chỉ thị cho độ nhiễm bẩn phân của đất.
* Các chất khác: Các chất rắn vô cơ kích thước lớn như vật liệu xây dựng, phế liệu sắt
thép… hoặc các chất nhựa tổng hợp, Polyetilen… bền vững trong đất. Chúng khó bị phân huỷ
và khi thải vào đất sẽ ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật, thay đổi cấu trúc đất và địa
hình. Vì thế người ta thường tận dụng các loại này để san nền hoặc sử dụng lại.

4.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường đất

4.2.1. Chống xói mòn đất:


Xói mòn là hiện tượng lớp đât mặn màu mỡ nhất bị mất đi do gió ở vùng khí hậu và do
nước chảy ở vùng khí hậu ẩm. Ở Việt Nam xói mòn chủ yếu xảy ra do nước vì lượng mưa rất
lớn (nhiều vùng núi lượng mưa tới 3000 mm/năm), rừng đồi bị phá nhiều và rất dốc. Hàng
năm trên những vùng đồi trọc bị xói mòn mất 200 tấn (trong đó có 6 tấn mùn) trên mỗi ha đất.
Cường độ xói mòn còn phụ thuộc độ dốc, độ che phủ của cây v.v…
Các biện pháp chủ yếu chống xói mòn đất hiện nay là giảm độc dốc và chiều dài sườn
dốc và trồng lại cây, phục hồi rừng hoặc giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc bằng các biện
pháp như san ruộng bậc thang, đào mương, đắp bờ, trồng các hàng cây để ngăn chiều dài dốc
ra nhiều đoạn ngắn hơn.
Các biện pháp thuỷ lợi như xây dựng đập, hệ thống tưới tiêu theo các đường đồng mức
để ngăn nước, xây các đập và giếng tiêu năng tại những vị trí quá dốc là một trong những biện
pháp chống xói mòn có hiệu quả cao.
Việc phục hồi và trồng lại rừng được tiến hành trên các vùng đồi, rừng bị phá do khai
hoang, khai thác gỗ và tại các vùng khai mỏ. Biện pháp lâm nghiệp che phủ kín mặt đất cụ thể
là:
- Gieo trồng theo hướng ngang với sườn dốc;
- Làm luống ngang với sườn dốc;
- Nếu là cây hàng thưa thì giữa hàng cây phải có dải cây nông nghiệp ngắn ngày;
- Chú trọng giữ rừng ở đầu nguồn và ở chỏm đồi;
- Chọn cây trồng phù hợp với đất để nâng cao năng suất cây trồng.
4.2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- 41 -

Quản lý chất thải rắn là một quá trình tổng hợp bao gồm thu gom, vận chuyển, tập
trung và xử lý chế biến rác và phế thải rắn. Để chống ô nhiễm môi trường đất, việc xử lý chất
thải rắn là rất cần thiết.
Theo công nghệ thì phương pháp xử lí được chia ra:
- Xử lí sơ bộ: Tách, phân loại..
- Phương pháp sinh học: Xử lí các phần hữu cơ nhờ vi sinh vật
- Phương pháp nhiệt: đốt rác
- Phương pháp cơ học: ép, nén phế thải để dễ xử lí và vận chuyển
4.2.3. Xử lý chất thải rắn công nghiệp
Các loại chất thải rắn tạo nên trong qúa trình sản xuất công nghiệp có thể sử dụng lại
làm nguyên liệu thứ cấp cho qúa trình sản xuất đó hoặc ở một quá trình khác. Các phế thải
không sử dụng lại được, tuỳ thuộc vào mức độ gây nhiễm bẩn và độc hại đối với môi trường
và con người, có thể xử lý theo các phương pháp nêu trong bảng 4.1
Bảng 4.1 Các phương pháp xử lý phế thải rắn công nghiệp thông dụng
Mức Đặc tính của chất thải Phương pháp xử lý
độc hại
I Không bẩn và không độc hại Dùng để san nền hoặc làm lớp phân
cách ủ phế thải sinh hoạt
II Chất hữu cơ dễ oxy hoá sinh hoá Tập trung và xử lý cùng phế thải sinh
III Các chất hữu cơ ít độc và khó hoà tan trong hoạt
nước Ủ cùng phế thải sinh hoạt
IV Các chất chứa dầu mỡ Tập trung trong các poligon đặc biệt
V Độc hại Chôn hoặc khử độc trong các thiết bị
đặc biệt

Các chất độc hại của công nghiệp như thuỷ ngân từ các ngành công nghiệp hoá clo,
xianua từ công nghiệp cơ khí, crôm từ công nghiệp crôm, chế biến dầu, chế tạo máy, luyện
kim màu, chì, từ chế tạo máy… được trung hoà, xử lý hoặc khử độc trong các công trình thiết
bị đặc biệt trong phạm vi hoặc ngoài nhà máy.
4.3. Các loại ô nhiễm khác và biện pháp bảo vệ:
4.3.1. Ô nhiễm nhiệt:
a. Các nguồn ô nhiễm nhiệt
Mọi sự hoạt động của con người trên trái đất đều sản sinh ra nhiệt, nhưng nguồn gây ô
nhiễm nhiệt chủ yếu là quá trình thiêu đốt nhiên liệu như than đá, dầu khí… trong sản xuất
công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như các nhà máy nhiệt điện, luyện kim,
sản xuất chế tạo vật liệu và cấu kiện xây dưng… Nhiệt lượng sản sinh từ quá trình sản xuất có
thể trực tiếp phát tán vào không khí hoặc gián tiếp thông qua nước làm nguội hay không khí
làm nguội.
Phương pháp làm nguội thiết bị bằng nước đã trở thành phương pháp truyền thống và
có tính phổ biến để khử lượng nhiệt thừa của nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử và
các nhà máy tương tự khác. Nước mát được bơm từ sông hồ, hay từ ngoài biển, hay từ giếng
khoan, nước chảy vào các nhà máy ngưng tụ để trao đổi nhiệt, ở đó nhiệt từ các thiết bị,
tuabin, ống khói… sẽ được nước mang đi, nước mát thu nhiệt sẽ trở thành nước nóng và chảy
lại về nguồn. Lượng nước dùng để thu nhiệt làm nguội thiết bị thường rất lớn, ví dụ đối với
- 42 -

nhà máy nhiệt điện cần 150 lít nước cho mỗi kWh, đối với nhà máy điện nguyên tử và máy
phát điện có hiệu suất kém hơn, nhiệt thừa nhiều hơn, nên nước làm nguội máy cần tới 200 lít
cho mỗi kWh.
Sản xuất càng phát triển, dân số càng đông thì tiêu hao nhiên liệu càng lớn và do đó
lượng nhiệt thải ra môi trường càng nhiều. Nhiệt lượng do hoạt động của con người sinh ra
ngày càng tăng, cùng với môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến khả năng hấp
thụ nhiệt bức xạ Mặt trời cảu khí quyển tăng lên và hiệu ứng "nhà kính" của khí thải cacbonic
sẽ làm cho nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên, đó là một nguy cơ khủng khiếp đối với
mọi sinh vật trên Trái đất.
Ô nhiễm nhiệt môi trường còn gây ra biến đổi khí hậu địa phương rất rõ rệt, nhất là
đối với vùng đô thị, do diện tích xây dựng chiếm tỷ lệ cao, diện tích cây xanh và diện tích mặt
nước ít, nên nhiệt lượng bức xạ Mặt trời sẽ làm cho nhiệt độ ở đô thị nóng hơn ở vùng nông
thôn. Mặt khác do môi trường không khí ở đô thị bị ô nhiễm các bụi khói và khí CO2, chúng
có tác dụng giữ nhiệt bức xạ Mặt trời kết hợp với nhiệt lượng do sản xuất công nghiệp thải ra
nên làm cho nhiệt độ không khí trung bình ở vùng đô thị cao hơn ở vùng nông thôn 1-30. Dự
báo đến năm 2000 lượng nhiệt sinh ra do hoạt động của con người ở các đô thị trên toàn thế
giới sẽ gần bằng 30% năng lượng Mặt trời chiếu xuống trái đất; vì vậy tất nhiên nó là nguyên
nhân chính gây biến đổi khí hậu ở đô thị.
b. Tác hại của ô nhiễm nhiệt
Bằng phương pháp dùng nước làm mát để thải lượng nhiệt thừa đã gây ra ô nhiễm
nhiệt đối với môi trường nước ở ao hồ, sông ngòi. Ô nhiễm nhiệt sẽ gây ra rất nhiều biến đổi
với nhiều sinh vật nước. Nhiệt độ của nước tăng lên tới 30-350C sẽ là nguy hiểm đối với nhiều
sinh vật dưới nước. Nhiều loại cá có nhiệt độ thích nghi để sinh sản tốt là khoảng 100C. Nhiệt
độ của nước tăng thêm 100 sẽ làm tăng gấp 2 lần rất nhiều phản ứng hoá học và sẽ làm suy
giảm chất hữu cơ trong nước, ví dụ như sắt bị gỉ nhanh hơn, tỷ lệ các loại muối hoà tan trong
nước sẽ tăng lên theo nhiệt độ tăng lên. Tác động của các độc tố trong không khí cũng như
trong nước đối với cơ thể con người cũng như đối với sinh vật khác đều mạnh lên. Nhiệt độ
môi trường tăng lên có khi còn gây tử vong, tuỳ theo loại sinh vật khác nhau mà trị số nhiệt độ
gây tử vong có khác nhau, ví dụ như cá hồi đỏ sẽ chết ở nhiệt độ 400C, còn cá Pessa mồm rộng
thì chết ở nhiệt độ 440C.
Tốc độ biến đổi nhiệt độ nhanh lên sẽ gây ra "shock" về nhiệt đối với cơ thể sống, ví
dụ như người ta đang ở ngoài trời nóng bức đột ngột bước vào phòng lạnh có điều hoà không
khí, hay ngược lại đều có thể xảy ra hiện tượng "shock" nhiệt, đôi khi dẫn đến tử vong. Khi
nhiệt độ nước đột ngột tăng thêm khoảng 10-170C thì cá gai sẽ chết trong vòng 35 giây và cá
hồi sẽ chết trong vòng 10 giây.
Nhiệt độ, tất nhiên, có tầm quan trọng sống còn đối với sinh vật, như quay vòng sinh
sản, tốc độ tiêu hoá, tốc độ hô hấp và rất nhiều hoạt động hoá sinh mang lại tác dụng trên cơ
thể sinh vật. Nhiệt độ cao, nói chung, làm tăng tốc độ phản ứng hoá học, và ảnh hưởng đến
làm tăng quá trình sinh lý 2-3 lần. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, và
động vật cần thức ăn nhiều hơn (tính trung bình trên 1 kg trọng lượng cơ thể). Cá sẽ mau lớn
nhất ở nhiệt độ 150C khi mà thức ăn được cung cấp đầy đủ và ở nhiệt độ 50C thì thức ăn có thể
cần ít hơn. Nhiệt độ cao có thể rút ngắn tuổi đời của cá. Nước bị ô nhiễm nhiệt sẽ làm cho các
loài tảo phát triển nhanh, ví dụ như tảo cát sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18-200C, tảo xanh ở
nhiệt độ 30-350C và tảo xanh da trời ở nhiệt độ 35-400C, và như vậy sẽ gây tác hại đối với
sinh vật dưới nước, bởi vì tảo xanh da trời là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng và trong một số
trường hợp còn gây ra độc hại đối với cá.
- 43 -

Ô nhiễm nhiệt môi trường không khí cũng như môi trường nước đều tạo điều kiện cho
vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh và gây bệnh.
c. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nhiệt
Có thể làm giảm ô nhiễm nhiệt bằng việc sử dụng các hồ làm mát nhân tạo và các tháp
làm mát, nhưng quan trọng hơn là tìm cách cải thiện hệ số hiệu quả của các nhà máy điện, các
thiết bị điện, thiết bị nhiệt để giảm bớt nhiệt lượng thải ra môi trường.
Hồ làm mát: Những diện tích mặt nước do con người tạo ra được sử dụng là một khả
năng làm dịu ô nhiễm nhiệt. Các dòng nhiệt được đưa vào đáy hồ, tạo ra các dòng nước đối
lưu và bốc hơi tự làm mát. Một nhà máy nhiệt điện 1000MW sẽ cần diện tích bề mặt nước
400-800 ha, mặc dù vậy diện tích yêu cầu có thể giảm đi lớn (có thể giảm tới 40 ha) nếu luồng
nhiệt được phun trên bề mặt hồ ở độ cao khoảng trên 2m. Cuối cùng nhiệt có thể thoát bằng
bốc hơi.
Tháp làm mát: Tháp làm mát có khả năng vận chuyển nhiệt từ nước vào khí, bằng
phương thức nước bốc hơi.
4.3.2. Ô nhiễm phóng xạ
a. Các nguồn gây ô nhiễm phóng xạ
Loài người không bao giờ quyên khi hai quả bom nguyên tử lần đầu tiên được sử dụng
ở 2 thành phố Nagasaki và Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 8 năm 1945. Hậu quả của việc nổ
bom nguyên tử này đã sản sinh ra những tia phóng xạ gây nguy hiểm cho con người và những
sinh vật khác trong một thời gian rất dài. Trong thiên nhiên có khoảng 105 nguyên tố hoá học
như C, O, H, N, P, K, Cu, Mn…Những nguyên tố này liên kết với nhau bằng liên kết hoá học,
tạo thành hàng nghìn hợp chất tham gia cấu tạo những cơ thể sống và vật chất vô sinh.
Nguyên tử là đơn vị cơ sở của nguyên tố mà hạt nhân tích điện dương và một điện tử
quay xung quanh hạt nhân của nó. Hạt nhân tích điện dương được gọi là proton. Số proton
trong nguyên tử của một nguyên tố được xem là số nguyên tử. Những nguyên tử của cùng một
nguyên tố, có cùng số nguyên tử nhưng nguyên tử lượng khác nhau được gọi là những đồng vị
12
C và 14C là những đồng vị của C; 235U, 238U, 239U là những đồng vị của Uradium, là những
chất phóng xạ. Trên thực tế, những chất phóng xạ nguy hiểm nhất là 131I, 32F, 60Co, 90St, 14C,
35
S, 45Ca, 98Al, 235U. Chúng thường có trong không khí dưới dạng hợp chấtt bền vững với các
chất khác.
Các nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu bao gồm:
- Từ quá trình khai thác quặng tự nhiên( các chất phóng xạ)
- Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ của vũ
khí hạt nhân (mưa phóng xạ)
- Sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị các bệnh và nghiên cứu khoa học.
- Sử dụng đồng vị phóng xạ (làm nguyên tử đánh dấu) trong nông nghiệp và công
nghiệp
- Lò phản ứng công nghiệp và thí nghiệm khoa học
- Từ quá trình vận hành của máy gia tốc thực nghiệm
b. Ảnh hưởng của các chất phóng xạ
Ảnh hưởng của chất phóng xạ với mục đích điều trị có thể gây tổn thương cho các cơ
quan của cơ thể, nếu như không áp dụng những biện pháp bảo vệ thích hợp. Khả năng phát
sinh tổn thương do phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường khác nhau, phụ thuộc
- 44 -

vào nhiều yếu tố như lượng chất tiếp xúc với cơ thể, thời gian bán phân huỷ, loại tia, mức
năng lượng của tia phát ra, sự chuyển động của nó.
Những tia phóng xạ có thể bẻ gãy liên kết hoá học của ADN trong tế bào. Những tác
động này có thể xảy ra ngay tức thời, sau một thời gian dài và chậm chạp. Turk (1984) cho
biết khi tiếp xúc từ 100 đến 250 rad (1rad = 1,07 rơngen), người không bị chết, nhưng bị mệt
mỏi, nôn mửa, rụng tóc. Ở nồng độ cao hơn từ 400-500 rad thì tuỷ xương bị tác động mạnh,
trong khi đó các tế bào máu bị giảm. Nếu nồng độ tia chiếu cao hơn xung quanh 10.000 rad,
cơ thể bị chết do các mô tim và não bị hư hại. Trong những tác động xảy ra chậm nhất là mầm
mống của bệnh ung thư. Tác động của tia gamma từ 60Co hoặc 137Cs (Cedi) đến quần xã rừng
đã được nghiên cứu ở Mĩ, ở Puetro và nhiều nơi khác cho thấy, ở nồng độ cao thực vật và
động vật chết ở gần điểm phát xạ. Ở nồng độ thấp khoảng 10 rad thì khả năng nhiễm bệnh của
rệp của cây sồi tăng cao từ 100 đến 200 lần. Tỉ lệ của chất đồng vị phóng xạ trong các cơ thể
so với nồng độ của nó ở môi trường xung quanh được gọi là hệ số cô đặc. Trong môi trường
nước ở mức 1 đơn vị nồng độ, thì nồng độ của nó trong thực vật ở nước tăng lên 300 đơn vị và
hơn 1000 lần ở động vật ăn các thực vật này. Nghĩa là đối với chất phóng xạ cũng tuân theo
quy luật "phóng đại sinh học".
Tác động của bụi phóng xạ: Bụi phóng xạ xâm nhập tới bề mặt trái đất từ khí quyển.
Nguồn gốc của bụi loại này là những vụ nổ thử vũ khí hạt nhân. Bụi phóng xạ khi rơi xuống lá
cây sẽ gây tác động có hại và qua chuỗi thức ăn, bụi này từ lá cây qua động vật rồi đến người.
Lượng bụi phóng xạ mà mặt đất thu nhận, phụ thuộc vào bản chất của đất, địa hình và loại
thảm thực vật. Odum (1971) cho biết, giữa đồng cỏ trên đất than bùn có tính chất axit, ở vùng
đồi và đồng cỏ phân bố ở thung lũng trên đất thịt màu nâu, có phản ứng gần trung tính, lượng
90
Sr được tích luỹ từ cùng một nguồn bụi phóng xạ đã rất khác nhau. Ở đồng cỏ thuộc vùng
đồi, hệ số cô đặc trong đất bằng 1, ở cỏ bằng 21 và ở xương cừu là 714. Trong khi đó ở đồng
cỏ thuộc thung lũng, các chỉ số tương ứng là : 1; 6,6 và 115. Như vậy, những động vật ăn cỏ
tích luỹ bụi phóng xạ cao hơn nhiều so với trong đất và trong cỏ.
Phương thức xâm nhập chất phóng xạ vào cơ thể người chủ yếu là qua nước. Nguồn
chất phóng xạ ở trong đất và bụi phóng xạ xâm nhập vào đất từ khí quyển, cuối cùng đều xâm
nhập vào nước bề mặt và nước ngầm. Nước bề mặt qua sinh vật phù du (plankton) hoặc qua hệ
thực vật lớn (Macrophytes) tới cá và sau đó tới người. Một phần của nước bề mặt và nước
ngầm được sử dụng làm nước uống và một phần khác sử dụng để tưới cây trồng. Như vậy, các
chất phóng xạ từ nước qua ngũ cốc và rau lại tới người.
c. Xử lý phế thải phóng xạ
Phế thải dạng lỏng: Phế thải phóng xạ dạng lỏng được chia làm 3 loại và phương pháp
xử lý cho mỗi loại có khác nhau : Đó là hoạt động thấp; hoạt động trung bình; hoạt động cao.
Những phế thải có hoạt độ thấp. Trước hết được tiến hành xử lý nước như tạo kết bông, lắng
đọng, hấp phụ, lọc và quá trình trao đổi ion. Sau đó, những loại khác nhau của vật liệu phóng
xạ được tách riêng. Những phế thải từ lò phản ứng chứa nước sôi và áp suất cao được tháo ra
bể chứa phế thải phóng xạ, từ bể này cho qua bộ phận lọc. Nước lọc sau đó cho qua bộ phận
khử khoáng chất, rồi sau đó mới tiến hành cho bay hơi trong bể bay hơi.
4.3.3 Ô nhiễm tiếng ồn
a. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
- 45 -

Tiếng ồn nói chung là những âm thanh xuất hiện không đúng lúc, đúng chỗ gây khó
chịu, quấy rối sự làm việc nghỉ ngơi của con người. Tiếng ồn là một yếu tố tự nhiên nhưng
cũng là sản phẩm của nên văn minh kĩ thuật
Khi tiếng ồn lan truyền trong không khí, chuyển động âm thanh của các phân tử khí gây ra
những biến đổi nhỏvề áp suất không khí mà người ta biểu hiện bằng áp suất âm, cường độ âm.
Hiện nay, người ta coi tiếng ồn như là một chỉ số nhiễm bẩn môi trường trong thành phố. Tình
hình ô nhiễm môi trường trên thế giới do mức độ tiếng ồn gây ra như sau:
Ở Mỹ, cường độ quá lớn của tiếng ồn mỗi năm tăng 25%
Ở Canada, trong 15 tiếng liên tục, tiếng ồn tăng 15 db mức giới hạn cho phép.
Ở Anh có 20%- 40% dân số phải sống suốt ngày đêm trong tiếng ồn quá mức quy định.
Nguồn ô nhiễm chủ yếu và lớn nhất là trong giao thông. Nó gây ảnh hưởng lớn tới việc
kế hoạch hoá và xây dựng thành phố. Khi luồng xe càng tăng lên nhiều thì các cơ cấu quy
hoạch chặt chẽ của các khu dân cư càng bị phá vỡ.
Mặt khác, người ta còn chú ý nhiều tới tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp. Có thể nói
rằng, nền công nghiệp phát triển thì tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp càng góp phần làm ô
nhiễm môi trường cùng với tiếng ồn giao thông. Theo đặc tính của nguồn ồn còn có thể phân
ra nguồn ồn cơ học, tiếng ồn cơ học… Loại tiếng ồn va chạm, cơ học được thể hiện ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Loại tiếng ồn va chạm

Loại tiếng ồn va chạm Mức ồn (db)


Xưởng rèn 98
Gò 113-114
Đúc 112
Tán 117
Nồi hơi 99
Loại tiếng cơ khí Mức ồn (db)
Máy tiện 93-96
Máy khoan 114
Máy bào 97
Máy đánh bóng 108
Loại tiếng ồn khí động Mức ồn (db)
Trục nén tuốc bin 118
Quạt gió ly tâm 105
Máy bay tuốcbin phản ứng 135
b. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ con người
Tiếng ồn thành phố là một trong những nguyên nhân làm giảm thính giác của con
người. Khi có tác động của tiếng ồn lên vỏ não thì sẽ làm tăng quá trình ức chế, làm thay đổi
phản xạ có điều kiện của con người dẫn đến làm giảm khả năng làm việc và sự thông minh.
Tiếng ồn còn là nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày do chức năng tiết chế của dạ dày
bị phá vỡ. Tất cả các rối loạn do ảnh hưởng của toàn bộ tiếng ồn trong giao thông, sản xuất,
đời sống được gọi là “triệu chứng của bệnh vì tiếng ồn”. Khi mức ồn ở 45 db (ban đêm) và 60
db (ban ngày) thì con người ở trạng thái bình thường. Khi mức ồn từ 70-80 db: Con người ở
trạng thái mệt mỏi. Khi mức ồn từ 90-110db: Bắt đầu gây nguy hiểm. Ở mức từ 120-140 db:
Đe doạ gây chấn thương.
- 46 -

Tạp âm trong các thành phố hiện đại không được vượt quá 70-75 db. Theo Liên Xô,
mức quy định tiếng ồn trong các khu công nghiệp là 50-70 db. Trong các khu dân cư là 20-50
db.
c. Các biện pháp chống ồn
Việc làm giảm tiếng ồn trong thành phố có liên quan đến đặc điểm của môi trường
bên ngoài như khả năng hấp thu âm, chắn âm. Để chống ồn, cần phải có các hàng cây xanh
trong quy hoạch đô thị. Cây xanh càng dày thì việc chắn âm càng tốt.
Phải xây dựng các khu nhà có các tường chắn âm và xa các trục giao thông chính của
thành phố, các đường xe lửa, sân bay, nhà máy…
Khi xây dựng thành phố, cần chú ý tổ chức hợp lý đến hiện tượng phản hồi âm của mặt đường,
mặt nhà…
Trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất cần phải có các biện pháp cách chấn động và
hút chấn động, các biện pháp tiêu âm để làm giảm tiếng ồn cùng với các phòng hộ cá nhân.
- 47 -

Chương 5: Sinh thái học đô thị


5.1. Khái niệm về hệ sinh thái đô thị
5.1.1. Khái niệm
Sinh thái học đô thị là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người với
môi trường xung quanh trên địa bàn đô thị để từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch đô thị, tổ
chức xây dựng và sản xuất, đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường sống.
Hệ sinh thái đô thị là một hệ sinh thái nhân tạo, do con người tạo nên, được sử dụng
như một điểm dân cư sống tập trung và thường theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp. Sự
xuất hiện của đô thị (thành phố) cách đây chừng 5000 năm đã đánh dấu bước ngoặt của nền
văn minh loài người. Ở đô thị, con người có quan hệ mật thiết hơn so với các yếu tố tự nhiên.
Những đô thị cổ xưa nhỏ và tương đối đơn giản, chúng tồn tại dựa vào việc cung cấp
kương thực, thực phẩm từ các vùng lân cận. Các đô thị hiện đại rộng lớn và phức tạp hơn
nhiều. Cuộc cách mạng trong công nghiệp thúc đẩy sự phát triẻn của các đô thị. Các nước
đang phát triển thực hiện việc đô thị hoá ở mức cao, không giống các nước đã phát triển cách
đây một thế kỷ. Ở các nước đang phát triển, dân số ở nông thôn gia tăng quá mức, khiến bình
quân đất đai giảm dii ghê gớm, kéo theo sản xuất nông nghiệp không đủ, sinh ra thất nghiệp
dẫn đến việc người dân phải đi ra đô thị đẻ kiếm sống. Ngược lại ở các nước đã phát triển, do
công nghiệp phát triển, nên đô thị thiếu nhân công và do đó thu hút lao động từ các nơi khác
đến.
5.1.2. Thành phần của hệ sinh thái đô thị
Hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phần sau:
- Thành phần hữu sinh: Con người và các loại sinh vật trong môi trường đô thị.
- Thành phần vô sinh: Môi trường đô thị, đất, nước, không khí và các yếu tố khác
- Thành phần công nghệ: Các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà
hát,…
Trong đó thành phần công nghệ quyết đinh và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh
thái.
So với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái đô thị có sự khác biệt rất nhiều. Vật cung cấp
không được sản xuất tại chỗ mà phải vận chuyển từ nơi khác tới. Đó là lương thực, thực phẩm,
rau, hoa quả,…cung cấp cho đô thị. Vật tiêu thụ quan trọng nhất là người dân đô thị. Tại đây,
thực vật, động vật hoang dã không đóng vai trò to lớn trong vật sản xuất và vật tiêu thụ.
Hoạt động của hệ sinh thái đô thị do con người điều khiển. Con người phải đảm bảo
vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng hệ sinh thái.
Môi trường đô thị là một thành phần của môi trường vùng xung quanh, nó là kêt quả của
của hoạt động vật chất của con người trong quá trình tác động đến thiên nhiên. Môi trường đô
thị luôn vận động và phát triển theo quy luật học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự
nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra.

Thành phần của hệ sinh thái đô thị được trình bày như hình vẽ sau:
- 48 -

Vô sinh Hữu sinh Công nghệ

Đất Nước Không Vi Động Thực Người Nhà Trường Bệnh


khí sinh vật vật máy học viện

Hình 5.1. Các thành phần của hệ sinh thái đô thị

Vùng đô thị (vùng trung tâm): Có mật độ tập trung dân cư lớn, làm biến đổi môi trường
sống, có quan hệ trực tiếp với hệ sinh thái chuyển tiếp. Dân cư đông đúc, dẫn đến hàng loạt
những thay đổi lớn về môi trường sống làm môi trường sống trở nên quá tải. Các khu vực ao,
hồ được chuyển thành đất xây dựng làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm.
Vùng ngoại thành (ven đô): Là vùng đệm tạo nên hệ sinh thái chuyển tiếp từ hệ sinh
thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo.
- Chức năng vùng đệm:
+ Chuẩn bị cho dòng năng lượng đi vào hệ sinh thái (nguồn nguyên vật liệu) lương
thực, thực phẩm ổn định.
+ Khắc phục năng lượng thừa, dư (nguồn năng lượng bị nhiễm bẩn)
+ Chuẩn bị cho sự phát triển đô thị bằng cách tạo cơ sở.
5.2. Đặc điểm của hệ sinh thái đô thị
Trong hệ sinh thái đô thị, môi trường rất quan trọng vì cuộc sống của chúng ta phụ
thuộc vào môi trường. Môi trường đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng ta như không khí,
nước, thức ăn. Môi trường cung cấp cho chúng ta không gian để xây dựng nhà ở. Nó cũng
cung gấp cho chúng ta vật liệu xây dựng như: Đá, san hô, gỗ, cát, đất sét, nước…Cỏ, cói giấy
và lá cây cọ được dùng để lập nhà.
- Các nhân tố vô sinh trong môi trường (MT) của hệ sinh thái đô thị khác rất nhiều so
với hệ sinh thái lân cận: bụi trong không khí thường nhiều gấp 10-25 lần, bức xạ kém hơn 10-
20%, mây phủ nhiều hơn 5-10%, nhiệt độ cao hơn 1-2 độ, độ ẩm không khí thấp hơn 3-10%,
gió kém hơn 20-30% và hàm lượng các khí CO, CO2, SO2, NOx trong không khí đều cao hơn.
- Ở các tầng nước mặt như sông hồ thuộc hệ sinh thái đô thị đều bị ô nhiễm ít nhiều.
Nguyên nhân đưa đến sự khác nhau giữa hệ sinh thái đô thị và các vùng lân cận là do hoạt
động của đô thị: các hoạt động hàng ngày của người dân, các hoạt động giao thông, sản xuất
công nghiệp.
- Tất cả các nhu cầu về vật chất, về năng lượng của đô thị đều tăng lên rất nhanh,
thường là theo hàm số mũ và tất cả các sản phảm thải ra như nước thải, chất thải rắn… đều
tăng lên tương ứng.
- Dân số đô thị (vật tiêu thụ chính của HST ĐT) tăng lên rất nhanh, không chỉ do sự
gia tăng tại chỗ, mà còn do sự di dân từ các vùng nông thôn chuyển đến. Do vậy mà hạ tầng cơ
sở của đô thị xuống cấp rất nhanh: thiếu nhà ở gay gắt, thiếu điều kiện vệ sinh và cấp nước, tắc
nghẽn giao thông, thiếu nơi đổ rác thải, sinh ra ô nhiễm không khí, nước, đất, bụi và tiếng ồn,
giảm đi các khu vực thoáng đãng, ao hồ, diện tích cây xanh và nơi giải trí.
- Tập quán sinh hoạt, cường độ hoạt động, nghề nghiệp…của người dân đô thị đều
mang sắc thái riêng, khác với người dân ở vùng nông thôn.
Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái đô thị bao gồm:
- 49 -

a) Đây là hệ sinh thái hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng lẫn
số lượng.
b) Hệ sinh thái đô thị mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể ổn
định hoặc không ổn định tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái.
c) Về cấu trúc: hệ sinh thái đô thị nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung tâm,
vùng ven nội và vùng ngoài. Sự thay đổi về cơ cấu của các vùng này mang dấu ấn thời gian và
phản ánh sự phát triển nền kinh tế xã hội qua từng thời kì.
d) Bậc dinh dưỡng cuối cùng của hệ sinh thái đô thị là con người. Con người là thành
phần ưu thế trong hệ sinh thái đô thị. Trong hệ sinh thái đô thị, ngoài các tác động của các yếu
tố tự nhiên, con người còn chịu tác động của các yếu tố xã hội. Các yếu tố xã hội tác động lên
con người rất mạnh, hơn các thành phần sinh vật khác của hệ.
e) Thành phần công nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho hệ sinh thái.
Nhờ có sự tái tạo này mà cuộc sống của con người mới được ổn định.
5.3. Quy hoạch và quản lý hệ sinh thái đô thị:
Hệ sinh thái đô thị là một hệ sinh thái nhân tạo, được xây dựng theo yêu cầu của con
người. Muốn cho hệ sinh thái đô thị tồn tại, cân bằng và phát triển lâu bền, chúng ta phải quy
hoạch cũng như quản lí chúng theo những nguyên lí của sinh thái học. Do vậy phải làm tốt các
nội dung sau:
- Tính mức tiêu thụ và gia tăng dân số cho người dân đô thị; thoả mãn các yêu cầu về
cung cấp lương thực, thực phẩm, năng lượng…cho người dân đô thị.
- Giải quyết và xử lí tốt các loại chất thải: rác, nước thải của các khu vực sinh hoạt, sản
xuất và dịch vụ…bao gồm nơi đổ, hệ thống dẫn, nơi xử lí.
- Thường xuyên kiểm soát ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
- Quy hoạch và quản lí tốt việc sử dụng đất đai; gia tăng các khu vực giải trí, công viên,
thảm cây xanh, diện tích mặt nước…
- Bảo đảm giao thông thuận lợi cho việc di chuyển của người và vật chất của đô thị.
Vấn đề đô thị hoá trên thế giới nhất là các nước đang phát triển thực sự là mối quan tâm
của chúng ta. Phát triển đô thị phải nằm trong khuôn khổ của sự phát triển bền vững.
* Một số nguyên tắc sinh thái học trong quy hoạch đô thị:
Mục đích của các nguyên tắc này nhằm giữ mức độ ổn định tương đối cho hệ sinh thái
đô thị. Nhằm đảm bảo cho các yếu tố tác động lên con người nằm trong vùng tối ưu của
chúng.
- Nguyên tắc 1: Tổ chức quy hoạch đô thị một cách hợp lí, xác định một cách rõ ràng
ranh giới của các vùng đô thị thông qua việc phân vùng theo khu vực. Sự phân vùng này phải
dựa theo các yếu tố:
+ Theo không gian
+ Theo cơ cấu chức năng
+ Theo hệ thống kĩ thuật công nghệ, để đảm bảo cho dòng năng lượng vào hệ sinh thái
được ổn định.
- Nguyên tắc 2: Tổ chức tối ưu mạng lưới giao thông đô thị hạn chế tới mức tối thiểu
việc đi lại bên trong thành phố (để giảm bớt lượng tiếng ồn và ô nhiễm không khí).
- Nguyên tắc 3: Tạo lập và giữ gìn các không gian xanh ở trong vùng trung tâm, đồng
thời bảo vệ đất rừng tự nhiên ở bên cạnh các khu đô thị.
Để đạt được mục tiêu phát triển môi trường bền vững cho các hệ sinh thái phải tiến hành
các chương trình cơ bản sau:
- 50 -

- Chương trình về củng cố và nâng cấp môi trường đô thị: Bao gồm các công việc cải
tạo thành phố hiện thời và phát triển đô thị theo đúng hướng liên quan chặt chẽ với nhau và
cần được tiến hành đồng thời. Một mặt cần nâng cấp những khu không nằm trong quy hoạch.
Mặt khác thu hút vốn đầu tư vào khu vực thích hợp cho phát triển đô thị lại vô cùng quan
trọng để tránh cho thành phố không phát triển nhiều ở những khu không thích hợp với đô thị
hoá.
- Chương trình phát triển đô thị: Chương trình này đề cập tới vấn đề phát triển đô thị
xuất phát từ môi trường. Việc phát triển này phải tuân thủ theo mục tiêu lâu dài là: Tìm ra sự
cân bằng giữa phát triển đô thị và môi trường, điều này sẽ đưa đến vấn đề sử dụng đất lâu dài
có nghĩa là các đô thị, thành phố phải cung cấp đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho dân cư của
mình mà không gây ra sự suy thoái về môi trường.
- Chương trình phát triển các khu vực nông nghiệp: Để đạt được sự cân bằng trong phát
triển đô thị cần phải nghiên cứu sự phù hợp đất với ít nhất là hai mục đích sử dụng: sử dụng
đất cho đô thị và sử dụng đất cho nông – lâm nghiệp. Ngoài ra còn phải thực hiện các chương
trình khác như: Chương trình nâng cao nhận thức của người dân, chương trình bảo vệ hồ…
5.4. Các vấn đề cấp bách phải giải quyết trong đô thị
5.4.1. Vấn đề cấp bách phải giải quyết
a) Mực nước ngầm đang xuèng quá sâu
Một vài thành phố trên thế giới, mực nước ngầm đang xuống quá sâu do việc xả nước
dưới lòng đất với khối lượng lớn phục vụ cho dân số thành thị ngày một tăng. Bombay,
Bangkok, Manila, Jakarta, Kalcutta và Thượng Hải là các thành phố điển hình trong số này.
Mực nước ngầm ở nhiều trung tâm đô thị đã xuống quá sâu và sự khan hiếm nước vẫn là mối
đe doạ nghiêm trọng ở nhiều thành phố trên thế giới.
b) Chất thải đô thị đang tích trữ ở mức báo động:
Hàng đống chất thải đô thị là một điểm tiêu cực của quá trình đô thị hoá nhanh chóng trên
toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hoá và sự phát triển của thành phố. Các thành
phố ở Ấn Độ hàng ngày thải ra khoảng 2500- 4000 tấn chất thải rắn. Còn New York thì thải ra
410.000 tấn rác thải mỗi ngày.
Khoảng 800.000 galon nước bẩn được thải ra mỗi ngày ở ấn Độ, mà trong đó dân số từ
các thành phố thải ra chiếm tới 40%. Một lượng lớn nước bẩn thải mỗi ngày từ việc tắm rửa,
giặt giũ và chất bài tiết từ các nhà vệ sinh của các căn hộ trong thành phố. Chất thải rắn cũng
gây ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mĩ. Chúng làm hỏng cảnh quan do sự bừa bộn và những đống
rác càng gây ô nhiễm hoen khi có gió, mưa. Đây cũng chính là nơi lan truyền các loại bệnh
cho con người do côn trùng tiếp xúc với rác thải gây ra.
Với việc tăng nhanh chóng của dân cư thành thị, lượng chất thải cũng tăng nhiều lần và
vượt ngoài khả năng tái sinh của bất kì hệ sinh thái nào. Trên thực tế tất cả các hệ sinh thái đô
thị đều hoàn toàn bão hoà bởi vì có quá nhiều người sống tập trung trên một vùng đất nhỏ. Và
cũng không có một hệ sinh thái nào có thể hấp thụ tất cả các loại rác thải đô thị đang ngày một
tăng. Nước thải đô thị chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và hoá chất độc hại thường xuyên
ngấm từ bề mặt trái đất xuống các tầng sâu hơn của trái đất, nơi mà rủi ro cho các nguồn nước
uống còn khó xử lý hơn.
c) Yêu cầu cao về năng lượng để duy trì HSTĐT
Một vấn đề khác cần quan tâm đến đô thị hoá đó là việc chi phí một năng lượng lớn
chưa từng thấy để duy trì sự hoạt động HST ĐT của loài người. Những căn hộ như những
chiếc đèn lồng nhỏ cần được cung cấp năng lượng để hoạt động suốt ngày bao gồm việc thắp
- 51 -

đèn, chạy quạt, TV, tủ lạnh, lò vi sóng… Cầu thang máy, thang cuốn, máy bơm nước cũng là
những thiết bị tiêu phí năng lượng lớn trong những toà nhà cao tầng. Cư dân ở thành thị còn
cần một nguồn năng lượng lớn để phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại trong thành phố hoặc ra
vùng lân cận. Ngoài ra một lượng lớn năng lượng cũng bị tiêu hao trong việc nuôi trồng và chế
biến thực phẩm phục vụ các bữa ăn hàng ngày.
d) Ô nhiễm đất, nước, không khí và tiếng ồn ở thành phố đang tăng lên
Một vấn đề môi trường lớn khác liên quan đến việc đô thị hoá nhanh chóng là ô nhiễm
đất, nước, không khí và tiếng ồn ngày càng tăng lên cả về quy mô lẫn cường độ ở các trung
tâm đô thị. ở đô thị hiện nay, những khu đất bị ô nhiễm nhân tạo được sinh ra bởi kết quả của
việc quy hoạch đô thị hiện đại. Ngày nay nhiều khu đất ở đô thị bị “bịt kín” bởi vôi vữa, bê
tông. Cần chấm dứt sự xâm phạm của bê tông trên mặt đất bởi vì như vậy sẽ làm bầu không
khí bị nóng lên. Ngày nay các đô thị và thành phố trở thành những chiếc máy phát nóng vào
bầu khí quyển.
Nhiều vùng đất của thành phố bị ô nhiễm bởi các rãnh nước thải hẹp, bẩn, bốc mùi hôi
thối, gây nguy hiểm về sức khoẻ cho người dân. Các công trình mới, đang xây dựng tạo ra
những đống đất, sỏi, đá, cát bụi bẩn tồn tại nhiều năm gây mất mỹ quan và ô nhiễm đô thị.
Hàng ngày, các ngành công nghiệp và xe cộ đặc biệt là các loại xe chạy bằng xăng ở
thành phố thải ra một vài tấn khí độc như CO, SO2, NOx và một vài trăm kg chì (Pb) vào
không khí, đồng thời chúng cũng tiêu thụ một lượng lớn Oxy để đốt cháy. Các ngành công
nghiệp thải ra hàng triệu tấn chất thải và khí độc, khí ăn mòn,chất bẩn và khói vào môi trường
đô thị. ở các thành phố của ấn Độ có một lượng lớn khí sunfua trong không khí và đây là
nguyên nhân chính gây nên mưa axit. Chỉ riêng ở Bombay người ta đã đo được 14,58 tấn
sunfua/km2/năm , cao hơn 2 lần lượng khí sunfua trung bình trên toàn châu âu. Và kết quả là
một số bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi, bệnh dạ dày, bệnh đường ruột ngày càng tăng ở các
thành phố, thị trấn. Do ô nhiễm công nghiệp và xe cộ, người dân ở Bombay, Calcutta, Delhi
hàng ngày phải hít vào một lượng khí độc tương đương với hút 10 điếu thuốc lá. Ô nhiễm
tiếng ồn cũng gây ra sự nguy hiểm cho sức khoẻ của những người dân thành thị. Người ta cho
thấy cường độ tiếng ồn cao làm tăng huyết áp, loét dạ dày. Ngày càng nhiều trường hợp bị các
bệnh về tim, và thần kinh ở thành phố có tiếng ồn cao.
f) Việc phát triển của các khu nhà ổ chuột – vết loét dạ dày của thành phố:
Nhà ổ chuột- nơi ở của ngững người nghèo khổ là một hậu quả khác của việc đô thị hoá
nhanh chóng. Đây chính là nơi nảy sinh các tệ nạn xã hội, tội phạm và bạo lực. Theo Uỷ ban
về định cư nhà ở cho con người của Liên hiệp quốc, hiện nay 40% dân số thế giới sống ở các
khu ổ chuột rất thiếu thốn về các tiện nghi và điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Người dân sống ở
các khu ổ chuột xâm phạm lối sống thành thị, làm ô nhiễm môi trường cả về mặt tự nhiên và
xã hội của thành phố. Họ là nguyên nhân chính làm mất đi lớp thực vật bao quanh thành phố
bởi vì họ chặt phá những cây ở các khu đất bị ô nhiễm của thành phố để làm chất đốt.
5.4.2. Hướng giải quyết một số vấn đề cấp bách trong đô thị
a) Đô thị hoá bền vững:
Việc đô thị hoá nhanh chóng làm nảy sinh một số vấn đề về môi trường và làm thoái
hoá môi trường của các thành phố cả về mặt tự nhiên và xã hội. Các dịch vụ ở đô thị như giao
thông, cấp nước, viễn thông, bệnh viện, trang thiết bị nhà ở… thiếu một cách trầm trọng. Dân
số trong thành phố tăng lên khiến cho nhu cầu các mặt hàng thiết yếu như rau hoa quả, gia
cầm, gia súc tăng lên. Để đáp ứng như cầu này, thành phố tiếp tục thu hút các làng quê và
ngoại ô lân cận do đó diện tích đất thuộc đô thị ngày càng tăng. Trong quá trình này diện tích
đất màu có giá trị giảm, khiến năng suất cũng giảm theo. Trên thực tế mỗi thành phố đều vừa
- 52 -

sản xuất vừa tiêu thụ. Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, một thành phố với 1 triệu
dân, tiêu thụ 625.000 tấn nước sạch và thải ra 500.000 tấn nước bẩn (nước thải) mỗi ngày.
Thành phố còn tiêu thụ 2.000 tấn thức ăn, 9.500 tấn nhiên liệu và thải ra 2.000 tấn chất thải
rắn (gồm rác và chất thải bài tiết) và 950 tấn chất thải không khí mỗi ngày.
§« thÞ ho¸ bÒn v÷ng lµ ph¸t triÓn ®« thÞ nh­ng ph¶i gi÷ sao cho kh«ng t¸c ®éng tiªu
cùc tíi m«i tr­êng: sö dông tµi nguyªn thiªn nhiªn, ®iÒu kiÖn m«i tr­êng hiÖn cã võa ph¶i vµ
®ång thêi xö lý chÊt th¶i tr¸nh lµm « nhiÔm m«i tr­êng.
b) Xây dựng đô thị sinh thái và nhà ở sinh thái
Trong khi tìm kiếm những cách thức vượt ra khỏi “sự lộn xộn về sinh thái” này, một
vài khái niệm mới về sự phát triển đô thị dựa trên nguyên tắc sinh thái của việc sử dụng đất,
tiết kiệm năng lượng, làm giảm độ nóng và tái sinh chất thải đã được các nhà hoạch định và
phát triển đô thị áp dụng. Hướng nhà, cách li, các vật liệu tạo mát, mái nhà tạo mát, cửa sổ
hình hộp…cũng góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng. Với những vật liệu có thể thoái hoá
về mặt sinh học, rẻ mà không tốn nhiều năng lượng và với những hiểu biết sinh thái, chúng ta
có thể tạo ra nhiều “nhà sinh thái” và phong cảnh vừa có tính khả thi về kinh tế vừa duy trì
được về mặt sinh thái mà những người dân thường có khả năng áp dụng. Các nhà hoạch định
và phát triển đô thị có thể kết hợp những cấu trúc của những toà nhà cổ điển và những công
trình hiện đại, là những hệ thống tiết kiệm năng lượng ở bên trong. ở đó không có quạt điện,
điều hoà nhiệt độ nhưng vẫn thoáng mát và thoải mái. Chúng rất phù hợp với khái niệm hiện
nay của chúng ta về sự phát triển đô thị lâu dài. Tất nhiên trong những ngày đầu, các nhà
hoạch định hiện đại chưa gặp phải sự hạn chế nào về đất đai và khoảng không. Một khái niệm
mới được hình thành đó là việc xây dựng các đơn vị “nhà sinh thái”. Các tổ hợp nhà sinh thái
được thiết kế nhằm mục đích:
- Xử lí chất thải trong nhà dân bằng phương pháp sinh học. Phân từ trong nhà vệ sinh có
thể được đưa qua một bể xử lí sinh học ở khu vườn ăn quả sau nhà để tạo ra khí mêtan (CH4).
- Ngăn chặn độ nóng hấp xuống nhà ở bằng cách xây những bức tường dầy và lớp bùn
dầy trên mái nhà
- Lan toả bớt độ nóng bằng cách tạo những luồng không khí lưu động.
- Hấp thụ hơi nóng bằng cách sử dụng các vật liệu hấp nóng như đá hoa trắng.
- Lấy nước mưa sạch từ mái nhà và các nhà kho để sử dụng cho việc tưới cây và các
mục đích khác.
- Dẫn nước thải từ bếp, nhắtm, toalet ra vườn thay thế ra cống. Nước thải từ bồn tắm,
bồn rửa tay có thể sử dụng lại làm đầy các thùng chứa nước để rửa toalet. Việc này có thể thực
hiện bằng cách xây bể chứa nước thấp và thiết kế toalet thấp hơn sàn nhà.
- Dùng những vật liệu xây dựng mà việc khai thác và sử dụng chúng lấy từ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên có độ an toàn hơn về mặt môi trường. Tất cả các trang thiết bị của nhà sinh
thái đều làm từ kim loại tái sinh và các chất tổng hợp.
- Lấy lại một phần năng lượng điện dùng trong thang máy ở các tầng nhà cao tầng thông
qua các máy phát điện đặt ở tầng hầm. Sự chuyển động của các dây kéo thang máy có thể phát
ra lượng điện đủ để sử dụng lại.
c) Sử dụng đất đai hiệu quả hơn
Sử dụng đất đai hiệu quả liên kết nhà ở với hệ thống giao thông là mấu chốt của việc
phát triển đô thị từng bước. Chính phủ ở các quốc gia phát triển, từ lâu đã thấy được tầm quan
trọng của lợi ích xã hội và những lợi nhuận không mang tính cá nhân trong việc sử dụng
khoảng không vào việc phát triển đô thị. Kế hoạch đô thị ở châu Âu, châu Mỹ và châu úc đang
tiến triển đến các “trung tâm đô thị đặc biệt” đặt ra những sự phát triển mới là đi bộ hoặc đi xe
đạp từ các điểm dừng giao thông công cộng tới nơi làm việc, dịch vụ.
- 53 -

Mật độ di chuyển của các phương tiện giao thông cũng quyết định rất lớn đến môi
trường tự nhiên của thành phố. Việc thải các khí độc cụ thể là “cacbon monoxide gây chết
người” từ các xe ô tô là tối đa khi chạy không tải. Do đó trong kế hoạch xây dựng đường xá
thì độ rộng, các khúc ngoặt và các ngã tư đường phố là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát
ô nhiễm của các phương tiện giao thông. Bất cứ một kiểu thiết kế đường ở thành phố nào mà
đẩy nhanh được luồng giao thông, không gây tắc nghẽn, có tầm nhìn tốt và ít quãng ngắt, đều
sẽ giảm tối đa lượng thải khí ô nhiễm.
Ở một số nước, việc quản lí giao thông thông qua các biện pháp như tách các phương
tiên giao thông có động cơ và không có động cơ, khuyến khích việc sử dụng xe đạp ở trung
tâm thành phố, xây dựng một số đường đặc biệt dành cho xe đạp và bố trí khu vực không có ô
to giành cho người đi bộ đã được áp dụng.
Sự thay đổi thái độ của nguời dân thành thị về cách thức sử dụng phương tiện giao
thông là chủ yếu tập trung vào phượng tiện giao thông công cộng và xe đạp sẽ là yêu cầu cần
thiết cho kế hoạch phát triển đô thị trong tương lai. Các nhà cao tầng có xu hướng giữ tiếng ồn
và ô nhiễm không khí ở bên trong, nên càng ngày không được khuyến khích xây dựng ở các
trung tâm thành phố. Không khí ở trong thành phố chỉ được cải thiện khi sử dụng các đường
cao tốc được xây dựng trên các cột trụ trong thành phố do nó có thể phát tán các chất ô nhiễm
bằng tầng đối lưu không khí và làn gió nhẹ thường có trong các thành phố.
d) Quản lí chất thải đô thị
Vấn dề sinh thái học lớn nhất trong hệ sinh thái đô thị “bán đóng” là chuyển các chất
dinh dưỡng có giá trị và năng lượng từ các chất thải của hộ gia đình và những người dân đô thị
một cách an toàn thành dây chuyền sản xuất thức ăn trong hệ sinh thái của con người. Việc tái
sinh và tái sử dụng chất thải rắn như một loại nguyên liệu thô thứ cấp sẽ đáp ứng được hai
mục đích là giữ vệ sinh môi trường và bảo tồn nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nước đang
phát triển nơi mà tài nguyên có hạn mà nhu cầu thì vô hạn. Giấy, nhựa, bông, cao su, da, thuỷ
tinh, kim loại,… trong chất thải rắn có thể tái sinh để sản xuất ra hàng loạt hàng hoá được sử
dụng và tiêu thụ. Chất thải trong bếp như sản phẩm phụ của rau, hoa quả, thực phẩm có thể
được tái sinh bằng việc nuôi giun ở vườn sau của các khu nhà sinh thái. Giun được nuôi trong
các thùng bằng nhựa hoặc bằng gỗ nhanh chóng chuyển các chất thải trong bếp thành phân
sinh học không mùi. Công việc này được tiến hành trên khắp nước Úc. Chất thải hữu cơ trong
đó bao gồm cả phân người có thể sử dụng để chế tạo ra phân vi sinh và khí sinh học (biogas).
Khí CH4 dùng để cung cấp năng lượng và phát sinh ra điện bằng các tuốcbin khí phục vụ cho
khu vực thành thị còn phân bón được tạo ra như một sản phẩm phụ được bán cho nông dân
ven đô.
e) Di chuyển các khu nhà ổ chuột để tạo ra một môi trường đô thị sạch sẽ hơn.
Khu nhà ổ chuột cung cấp một số dịch vụ cần thiết cho người dân thành thị dưới các
dạng như người làm thuê, người bán rau, thợ nề, thợ mộc, thợ rửa xe, thợ đánh giầy, người bới
rác… Họ cần phải được chuyển ra ngoại vi thành phố và cấp các trang thiết bị tối thiểu để đảm
bảo có một cuộc sống lành mạnh. Cần phải xây dựng toalet ở các khu nhà ổ chuột, chúng sẽ
phục vụ cho cả hai mục đích là vệ sinh môi trường và tạo ra năng lượng. Phân người và các
chất thải trong khu nhà ổ chuột sẽ được dùng vào mục đích có ý nghĩa là tạo ra khí sinh học và
năng lượng để thắp sáng, nấu nướng và bơm nước từ dưới đất. Việc tạo cho trẻ con và thanh
niên ở các khu ổ chuột được học hành và cung cấp cho chúng những thứ cần thiết cơ bản của
cuộc sống như nước, điện và chất đốt sẽ khiến người dân ở các khu ổ chuột thành những công
dân tốt hơn góp phần cải thiện môi trường đô thị.
Đô thị hoá ngày càng phát triển là một thực tế hiển nhiên trong một thế giới đang bị đe
doạ bởi dân số loài người đang bùng nổ khi lòng tham và ước muốn của con người có một
- 54 -

cuộc sống tốt đẹp, tiện nghi thoải mái ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên cần phải tính đến mặt
sinh thái học, lành mạnh lâu dài về mặt môi trường, nếu không thì chắc chắn sẽ dẫn đến việc
hệ sinh thái đô thị trên khắp thế giới sẽ bị phá huỷ thực sự. Trong tất cả các trường hợp, các
chiến lược cho việc sử dụng đất đô thị, sử dụng năng lượng và hệ thống giao thông đô thị một
cách hiệu quả cũng phải được tiến hành để thực hiện phát triển đô thị lâu dài trong tương lai.
5.5. Hệ sinh thái nhà ở
Sinh thái học nhà ở là một môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với
kiến trúc và thiên nhiên, trong đó con người là chủ thể sáng tạo.
Nhiệm vụ của sinh thái học nhà ở là nghiên cứu tác động của điều kiện khí hậu, sáng tạo
ra những kiến trúc có chất lượng cao về hình thức, nội dung để thoả mãn nhu cầu tối thiểu của
con người về ăn, ở, sinh hoạt.
Về không gian, kiến trúc có tác dụng như một biện pháp hạn chế, thu nhỏ, ngăn cách
trong môi trường bên ngoài (vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu) với môi trường bên
trong (nơi con người trú ngụ).
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã phần nào hiểu được các đặc điểm của đất trời, khí hậu, biết
khai thác chúng trong việc làm nhà. Ngày nay, với tư cách chủ thể, con người đã gắn chặt kiến
trúc với thiên nhiên và như vậy mối quan hệ giữa con người- kiến trúc- thiên nhiên được thực
sự hình thành từ lâu đời.
5.5.1. Các nguyên tắc chủ đạo khi lựa chọn hướng nhà
Đặt hướng nhà là một biện pháp quy hoạch kiến trúc quan trọng, nó cho phép tăng cường
những yếu tố có lợi, giảm các tác động có hại của các nhân tố tự nhiên tới con người sống
trong nhà. Hướng nhà hợp lí phải kết hợp tốt 3 yếu tố: gió, bức xạ và nhiệt độ.
- Gió: hướng nhà hợp lí phải là hướng có lợi về gió, nghĩa là tận dụng được gió mát về
mùa hề và hạn chế gió lạnh về mùa đông. Theo tiêu chuuẩn này hướng Đông Nam là tốt nhất,
vì về mùa hè gió mát có tần suất lớn thổi chính diện. Về mùa đông, đón được gió Đông Nam
ấm áp, tuần suất không lớn và tránh được gió Đông Bắc lạnh với tần suất lớn.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của người xưa làm nhà hướng Nam không thể áp dụng cho mọi
địa phương trên toàn lãnh thổ được.
- Bức xạ: Xét về bức xạ mặt trời: Trong hướng từ Đông Nam tới Tây Nam, bức xạ mặt trời
có trị số nhỏ nhất về mùa hè: 100- 1000 kcal/m2/ngày và lớn nhất về mùa đông: 2000- 3300
kcal/m2/ngày. Hướng nhà hợp lí phải đảm bảo điều kiện thông gió tự nhiên và tình trạng bức
xạ chiếu vào tuỳ theo mùa. Vì vậy, hướng nhà có liên quan hướng gió hình thành hai mùa,
lượng bức xạ, đường mặt trời trong năm. Ngoài ra chú ý đến địa hình nơi xây dựng, yêu cầu tổ
hợp kiến trúc và sử dụng công trình.
Ở miền Bắc nước ta, tuy thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm nhưng có mùa đông lạnh,
hướng có lợi về bức xạ mặt trời phải là hướng đáp ứng nhu cầu cho cả hai mùa: cần làm cho
năng lượng mặt trời bức xạ vào nhà ít nhất về mùa hè và nhiều nhất về mùa đông, tia nắng
nông nhất về mùa hè và sâu nhất về mùa đông. Như vậy hướng Nam là tốt nhất vì mát mẻ về
mùa hè, mùa đông đỡ lạnh, năng lượng mặt trời bức xạ vào nhà ít nhất về mùa hề và nhiều
nhất về mùa đông.
- Nhiệt độ: Xét về nhiệt độ, hướng Tây Nam vào mùa hè lại trùng với nhiệt độ cực đại bên
ngoài, nên nếu xét đồng thời cả hai yếu tố nhiệt độ và bức xạ nhiệt thì hướng Tây Nam là bất
lợi, còn hướng Bắc về mùa đông mặt trời không chiếu vào nên hướng không tốt.
Vậy tổng hợp cả ba nhân tố gió, bức xạ mặt trời và nhiệt độ thì hướng nhà hợp lí nhất ở
Hà Nội là từ Nam đến Đông Nam.
- 55 -

5.5.2. Mối quan hệ giữa khí hậu địa phương và kiến trúc dân gian
Kiến trúc dân gian phổ biến nhất là nhà ở- nơi trú ngụ thường xuyên và lâu đời của con
người- chịu nhiều tác động thử thách của khí hậu. Khi đặt vấn đề thiết kế một công trình kiến
trúc cần ưu tiên cho chống nóng hay chóng lạnh phải xét cụ thể vào từng vùng khí hậumới
chính xác được. Theo bản đồ phân vùng khí hậu Việt Nam năm 1982, các vùng khí hậu được
phân ra như sau:
a) Vùng khí hậu A1: bao gồm vùng đồng bằng Bắc bộ, trong năm có mùa lạnh và mùa
nóng rõ rệt, vì vậy các biện pháp kiến trúc cần nhằm mục đích chống nóng đồng thời chống
lạnh, có thể xem hai yêu cầu đó ngang nhau. Thường nhà ở vùng đồng bằng Bắc bộ trọng cân
đối, có hiên, tường và mái thuộc loại kết cấu ngăn che nhẹ và thoáng hở, cửa đi quay ra hướng
chính và mở rộng suốt các gian giữa, có các hình thức che năng động như mành, liếp,..Tất cả
đều phản ánh điều kiện khí hậu của một vùng gió mùa ẩm, nắng lắm, mưa nhiều.
b) Vùng khí hậu A2: Thuộc vùng Tây Bắc bắc bộ, tuy có dãy Hoàng Liên Sơn chống gió
mùa Đông Bắc, nhưng vì là vùng núi cao, nên mùa đông cũng rất lạnh. Về mùa nóng, có tháng
trùng với tháng có độ ẩm lớn, tốc độ gió lại nhỏ vì xa biển, nên khí hậu trong mùa nóng cũng
rất oi bức, mặt khác lại còn chịu ảnh hưởng của gió Lào, do đó yêu cầu chống nống , lạnh đều
quan trọng, nhưng phương pháp giải quyết không hoàn toàn giống miền Đông Bắc. Khu vực
Tây Bắc có hình thức nhà sàn xinh xắn, không ngại vươn lên theo chiều cao, đặt hướng nhà
bất kì tuỳ thuộc vào địa hình, bếp bố trí ngay trong nhà… Những đặc điểm đó phản ánh tình
trạng lặng gió, yêu cầu chống rét cao hơn chống nóng.
c) Vùng khí hậu A3: Bao gồm miền trung du, đồng bằng Bắc bộ và duyên hải Trung bộ,
có mùa nóng kéo dài liên tục, mùa lạnh có gió rét thổi gián đoạn, khí hậu ẩm ướt, do đó yêu
cầu chống nóng cho các công trình kiến trúc là cơ bản, đồng thời cũng chú ý thích đáng đến
yêu cầu chống rét trong mùa lạnh
d) Vùng khí hậu B1: Gồm Nam Trung bộ và Nam bộ, đều có mùa đông ấm áp và ít mưa,
mùa hè nóng và mưa nhiều cho nên không cần thiết chống lạnh. Biện pháp chống nóng chủ
yếu là tổ chức thông gió tự nhiên tốt. Che nắng cho cửa sổ và cách nhiệt mái nhà. Cần chú ý
biện pháp cách nước và thoát nước mưa trên mái nhà, cũng như các biện pháp chống mưa hắt
qua cửa vào phòng.
e) Vùng khí hậu B2: Thuộc khu vực Tây Nguyên, có khí hậu ôn hoà. Thiết kế kiến trúc ở
địa phương thường có độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, vùng này cần chú ý chống
lạnh.
Chỉ có nắm vững hướng giải quyết vi khí hậu đúng đắn mới tìm được các giải pháp thiết kế
kiến trúc chính xác, có hiệu quả về kĩ thuật và kinh tế cao, phù hợp với tiện nghi của con
người và điều kiện khí hậu nhiệt đới đặc biệt của nước ta.
5.5.3. Mối quan hệ giữa các thành phần kiến trúc trong ngôi nhà
a) Chiều cao nhà
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thực nghiệm trong nhiều năm ở một
số vùng khí hậu để tìm ra cơ sở xác định chiều cao hợp lí, tức giá trị thấp nhất của thông số
này còn đảm bảo được yêu cầu sinh hoạt và vệ sinh của con người sống trong nhà. Kết quả
thực nghiệm phải trả lời được câu hỏi sau: Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, yếu tố chiều cao
phòng có ảnh hưởng tới chất lượng vệ sinh phòng ở như thế nào? Với một chiều cao phòng
nhất định, biến đổi sinh lí người Việt Nam ra sao? Cảm giác nhiệt như thế nào? Qua đó thấy
được vai trò thực tế của yếu tố chiều cao phòng ở trong việc cải thiện điều kiện tiện nghi, đồng
thời xác định được chiều cao tối thiểu về phượng diện vệ sinh.
- 56 -

Kết quả các đợt thực nghiệm tiến hành tại nhiều công trình xây dựng hàng loạt và trên
các mô hình thực nghiệm với hơn 10 kiểu loại kích thước chiều cao phòng khác nhau ( từ
2,1m đến 3,6m: cách nhau từ 10 - 30 cm) tại nhiều điểm ở Hà Nội và Vinh đã cho phép rút ra
những kết luận sau đây: Trong diều kiện khí hậu nóng ẩm và nómg ẩm có ảnh hưởng của gió
Lào, yếu tố chiều cao phòng ở ảnh hưởng không đáng kể tới các điều kiện vi khí hậu phòng.
Trong các phòng có chiều cao chênh lệch nhau từ 25 -110 cm nhiệt độ trong phòng xê dịch
nhau trong khoảng 0 - 0,50C ở Hà Nội và từ 0 - 0,40C ở Vinh, độ ẩm tương đối xê dịch 0 -
0,7% (Hà Nội) và 0 - 0,9% (Vinh), tốc độ gió trong trường hợp thông gió thường xuyên xê
dịch từ: 0,04 - 0,2m/s (Hà Nội) và 0,1 - 0,4m/s (Vinh).
Qua tính toán lí thuyết trên cơ sở thừa nhận tiêu chuẩn ở cho một đầu người hiện nay
không quá 4m2, với giả thiết đóng cửa ban đêm về mùa đông, chiều cao phòng tối thiểu về
phương diện vệ sinh (đảm bảo tiêu chuẩn nồng độ CO2) là 2,6m. Con số này là cơ sở để xác
định tiêu chuẩn thiết kế chiều cao phòng về phương diện vệ sinh. Tiêu chuẩn hiện hành của
Nhà nước quy định chiều cao danh nghĩa (tính từ mặt sàn tầng dưới đếnmặt mặt sàn tầng trên)
cho phòng ở 3m là thích hợp. So với tiêu chuẩn của nhiều nước chúng ta thấy có một sự tương
quan có thể chấp nhận được.
Cũng cần nói thêm rằng, yếu tố chiều cao phòng không ảnh hưởng nhiều đến cảm giác
tiện nghi nhiệt như các biện pháp khác (cách nhiệt, thông gió, che nắng, trồng cây,…) Nếu coi
chiều cao phòng là biện pháp để cải thiện vi khí hậu phòng thì đây là một giải pháp có hiệu
quả kinh tế và kĩ thuật thấp nhất so với các biện pháp khác.
b) Kích thước cửa
Cửa là phương tiện liên hệ trực tiếp giữa không gian kín trong nhà với thiên nhiên
thoáng đãng bên ngoài.
Ở Việt Nam, cửa sổ là một bộ phận kiêm nhiều chức năng: thông gió, che nắng, lấy ánh
sáng, hạn chế tiếng ồn, bảo vệ tài sản trong nhà. Để đảm bảo hàng loạt yêu cầu này cửa sổ cổ
truyền phải có kính, có chớp, có chấn song, có chỗ treo rèm. Nhưng trong những yêu cầu trên
cần chú ý hơn đến tiêu chuẩn thông gió kêt hợp với lấy sáng.
Để thoả mãn yêu cầu về thông gió về mùa hè, diện tích cửa càng lớn càng tốt. Kinh
nghiệm thực tế cho thấy, với cùng một diện tích thì cửa sổ thông gió hình chữ nhật nằm ngang
tốt hơn cửa dựng đứng. Cửa càng rộng thì trạng trái thông gió càng tốt. Muốn đảm bảo 3/4
diện tích mặt bằng của phòng có gió thổi qua thì chiều rộng của cửa không được nhỏ hơn một
nửa chiều rộng phòng. Cửa càng đặt thấp và chạy gần hết chiều rộng phòng sẽ đạt yêu cầu
thông gió tốt nhất.
Để hạn chế ánh sáng chói loà, có thể kết hợp cửa sổ với mành hoặc các tấm chắn nắng
hay có thể làm khung cửa có lắp tấm điều chỉnh được. Cần chú ý che mưa hắt cho cửa.
c) Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất công trình: Môi trường không khí nhà ở dễ bị ô
nhiễm bởi các loại vật liệu và trang trí nội thất. Để giảm bớt ô nhiễm không khí trong nhà có
thể dùng một số biện pháp sau đây:
- Không được dùng các cấu kiện vật liệu sản xuất từ sợi, bông, amiăng để làm kết cấu
bao che nhà và vật liệu ốp trần, tường, sàn nhà hay làm đồ dùng trong nhà.
- Sau khi đánh vecni, dán thảm hay sơn đồ đạc xong phải đảm bảo thông thoáng phòng
cẩn thận.
- Bếp đun nóng, lò sưởi than, dầu, củi phải có ống thông gió hút hơi khí thải bếp để đẩy
hơi khí ô nhiễm ra khỏi nhà.
- Ngăn ngừa khe thẩm thấu khí Radon từ ngoài vào nhà, không dùng vật liệu chứa chất
phóng xạ làm nhà.
- Không hút thuốc trong phòng kín. Nếu có thì phải mở cửa cho thông thoáng.
- 57 -

- Sử dụng các loại xà phòng, nước tẩy rửa và các loại thuốc xịt chứa ít các chất độc hại.
5.5.4. Mối quan hệ tổng thể giữa ngôi nhà và các yếu tố thiên nhiên bên ngoài nhà

a) Cây xanh: Cây xanh là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu được trong kiến trúc
đô thị và nông thôn. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta, cây xanh có vị trí xứng đáng
trong kiến trúc, nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh, tăng cường sức khoẻ cho con người. Ngoài
mục đích che nắng, hạn chế bức xạ, hạ nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt trải dưới, cây
xanh còn có tác dụng làm sạch không khí, hút bụi, khói, tiếng ồn, làm bầu trời đỡ chói chang,
mắt nhìn êm dịu. Cây xanh còn được xem như một phương tiện quan trọng trong trang trí kiến
trúc, tô điểm cho phố phường thêm đẹp. Nhưng điểm quan trọng hơn cả là làm cho con người
xích lại với thiên nhiên hơn. Cây xanh còn có tác dụng cải tạo đất xấu.
Với những tác dụng đó thì người ta căn cứ vào các điều kiện khí hậu khác nhau, nguời
ta nghiên cứu tiêu chuẩn cây xanh cho từng vùng khí hậu. Tổng diện tích cây xanh sử dụng
công cộng và sử dụng trong khu nhà ở tính cho một đầu người ở vùng khí hậu nóng là 45-50
m2/người, vùng khí hậu lạnh là 22-25 m2/người.
Từ bao đời nay, trong lối sống gần gũi với thiên nhiên của người dân Việt Nam, cây
xanh gắn bó mật thiết với từng ngôi nhà, thôn xóm. Thiên nhiên nhiệt đới là điều kiện để đất
nước bốn mùa xanh tốt. Làng quê Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh luỹ tre xanh thân
thuộc. Trong từng ngôi nhà ở nông thôn bao giờ cũng có cây cối vườn tược. Người xưa đã biết
trồng cây theo phương thức “chuối sau, cau trước” đối với nhà hướng Nam. Rặng chuối thấp,
lá bản to xum xuê có thể hạn chế gió bấc hun hút thổi phía sau nhà về mùa đông. Hàng cau
phía trước có tán lá cao chót vót vẫn chừa cho ta tận hưởng ngọn gió Nam mát lành về mùa
hè. Ngoài ra, trong kiến trúc dân gian, sân trước rất cần nắng cho việc phơi thóc, hoa màu, nên
cách trồng như vậy rất hợp lý.
Ở các cơ quan trường học, nhà máy, bệnh viện, giữa các dãy nhà trong khu tập thể cao
tầng, ở đâu cũng có thể và cần thiết trồng cây để tạo cảnh quan sinh thái và cải tạo môi trường.
Trong từng gia đình, cây xanh, cây hoa, cây cảnh có mặt ở khắp nơi: bồn hoa, chậu hoa,
giàn hoa, ban công, sân thượng, cửa sổ… làm cho con người càng trở lên gần gũi với thiên
nhiên và thư giãn thần kinh sau những lúc làm việc mệt nhọc, căng thẳng.
b) Các yếu tố khác: Khi chọn một mảnh đất hoặc một ngôi nhà các chuyên gia phong thuỷ
phải xem xét môi trường xung quanh:
- Động vật: Các chuyên gia phong thuỷ dựa vào sức khoẻ, âm thanh, màu sắc của những
động vật hoang dã hoặc gia cầm để đánh giá chất lượng của một nguồn khí. Các dấu hiệu tốt
đẹp là những con chim bình an đẹp đẽ với bộ lông mượt mà, đầy màu sắc, tiếng ca thánh thót
hay một con mèo có bộ lông dày sáng và mượt. Hươu nai là biểu tượng được đánh giá cao của
sự sung túc. Quạ hay các loài chim móng nhọn như cú mèo và chó hoang chỉ ra những nguồn
khí xấu.
- Những người láng giềng: Những người dân ngụ cư thường phản ánh lại khí của đất.
Nếu những người láng giềng thân thiện, khoẻ mạnh, sung túc và nổi tiếng thì chắc rằng nguồn
khí ở đó tốt.
- Ao hồ: Một cái hồ hoặc một vùng nước nào đó ở gần khu nhà đều tốt. Hồ có thể giúp
cho người cư ngụ có những sự sung túc. Người chủ nên giữ gìn dòng nước, đó là biểu tượng
của sự trong lành, sung túc. Phải bảo vệ dòng nước sạch sẽ, tốt nhất là sử dụng chúng để nuôi
cá. Nước bùn tù hãm tức là đã bị nhiễm bẩn thì sẽ không mang lại lợi ích cho con người. Kích
thước và vị trí của hồ phải cân đối với mảnh đất. Nếu quá dư thừa, sự ẩm ướt sẽ tạo ra những
vấn đề bất ổn về da và phổi, làm cho người cư ngụ bị suy yếu nên họ rất khó thành công trong
- 58 -

sự nghiệp của mình. Các vòi phun nước nhân tạo cũng là một trong những cách sử dụng tốt
nhất của nước, đó là sự biểu tượng cho sự mát mẻ, lưu thông, sống động và vươn tới.
- Cảnh quan đô thị: Theo nguyên tắc, trong kiến trúc đô thị phải tính đến công viên,
bách thảo, vườn thú, hồ nước, cỏ cây và đồi núi. Thiên nhiên cũng đóng vai trò không nhỏ
trong việc phát triển của thành phố. Những công trình nhân tạo như toà nhà, cầu cống, các con
đường có xu hướng ảnh hưởng không tốt đến các yếu tố tự nhiên: những toà nhà cao tầng thay
thế cho núi đồi, những con đường thay thế cho dòng sông; cần quan tâm đến ảnh hưởng của
những siêu xa lộ cắt ngang mặt đất và các ngôi nhà trọc trời tới hệ sinh thái đô thị.
5.6. Hậu quả của vấn đề tăng dân số và của việc đô thị hoá tới môi trường
* Hậu quả của vấn đề tăng dân số tới môi trường
Dân số thế giới hiện tại đã vượt 6 tỷ người. Việc mở rộng thành phố và đô thị hoá đòi
hỏi phải có các cơ sở hạ tầng nghiêm chỉnh. Hiện nay trên thế giới bình quân mỗi giây có 3 trẻ
em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ em.
Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi trường tài
nguyên cũng càng lớn.
Các chất thải như khí thải do con người thải ra cũng càng tăng làm ô nhiễm bầu khí
quyển. Ngoài ra các vấn đề giao thông chen chúc, nạn thiếu nhà ở… đều gắn với dân số.
Xét trên quan điểm tổng thể, trái đất là một thể thống nhất. Việc bùng nổ dân số sẽ ảnh
hưởng tới mọi vấn đề khác có liên quan.
* Hậu quả của việc đô thị hoá tới môi trường
Trước đây, môi trường thiên nhiên cần đến một thời gian dài để phát triển. Việc sử
dụng và tự bổ sung của ngững nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quá trình diễn ra chậm
chạp và là một sự cân bằng giữa cung và cầu. Một số lớn dân di cư ra thành thị làm cho đất đai
xung quanh cũng bị đô thị hoá.
Ở Việt Nam vào năm 1983, gần 10 triệu người sống ở những khu đô thị, nhưng vào
năm 1993, con số này tăng lên đến 15 triệu người và vào năm 2000, có 24 triệu người sống ở
các thành phố.
Trong vòng một vài năm, số lượng các đô thị và thị trấn tăng lên gấp đôi hoặc thậm chí
gấp ba. Đường phố nhà cửa và con người là một gánh nặng lớn cho môi trường. Việc sử dụng
và sự tái tạo của các nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn là một quá trình cân bằng nữa.
Chẳng hạn sự xói mòn trong mỗi mẫu đất dùng để làm đường, nhà ở hoặc trung tâm thương
mại thì thường lớn gấp 10 lần so với đất canh tác cho một vụ mùa, gấp 200 lần đất sử dụng
trồng cỏ cho gia súc và gấp 2000 lần đất trồng cây lấy gỗ.
Sự phát triển và mở rộng của các vùng đô thị sẽ làm tăng diện tích dùng cho xây dựng.
Nhà ở và đường xá sẽ làm đất bị nén lại và làm giảm khả năng thấm nước của đất tới 90% và
cũng sẽ làm giảm số lượng nước suối. Do nước mưa không thể ngấm vào đất nên tích đọng lại
rồi phá huỷ đường xá, đất đai. Cả hai ảnh hưởng này: ít nước suối và đường xá bị hỏng sẽ tạo
thêm gánh nặng nữa cho cơ sở hạ tầng vốn đã phải chịu rất nhiều sức ép.
Vì khi người ta mở rộng thành phố thì đất nông nghiệp thường là đối tượng bị dùng
đến, cho nên diện tích đất sản xuất sẽ bị giảm dần, đồng thời sản xuất lương thực và nhiên liệu
sẽ bị giảm theo. Điều này sẽ làm giảm khả năng tự cung tự cấp của các vùng ven đô, cũng như
làm giảm sự cung cấp các loại lương thực phù hợp với túi tiền người mua.
Mở rộng đô thị sẽ lan nhanh đến tận các vùng đất thậm chí không phù hợp cho việc
phát triển thành thị. Ngay ở thời điểm hiện tại này sự phát triển đô thị đã lan ra tới những khu
vực ngoại vi có địa hình dốc, những toà nhà cao tầng đành phải mọc lên trên những thung lũng
- 59 -

dốc. Những hoạt động mở rộng đô thị trên diễn ra trên những vùng có nguy cơ bị xói mòn sẽ
làm đất bị suy thoái.
Tóm lại, việc định cư tập trung của con người ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Những
hệ thống thoát nước đã bị quá tải và hệ thống xử lí chất thải không phù hợp sẽ là mối đe doạ
đối với những nguồn nước uống của cả thành phố và những làng xóm, khu vực dưới hạ lưu.
Tình hình không có đủ hệ thống thoát nước là một nguy hiểm khác đối với cơ sở hạ tầng làm
cản trở quá trình lâu bền. Chúng ta đã sử dụng hết những nguồn tài nguyên thiên nhiên mà môi
trường ban cho chúng ta: đất đai màu mỡ đang bị cạn kiệt dần do xói mòn, những nguồn nước
quý giá đang bị rò rỉ, rừng cây bị chặt phá, ao hồ bị lấp và lấn chiếm, đất đai phù hợp cho
nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất thành thị…
Phát triển đô thị nhanh chóng đã làm ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa cung và cầu của tài
nguyên môi trường và gây suy thoái đất. Vì vậy, một vấn đề cấp bách được đặt ra là thiết lập
một sự cân bằng mới giữa môi trường và phát triển đô thị (phát triển bền vững).

You might also like