CM Tháng Tám Cơ H I Ngàn Năm Có M T

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

NĂMBỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬ NHÓM LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT

Phạm Vỹ Kiệt 0000000000


Phạm Anh Khôi 2021008457
Phạm Quang Huy 2021008447
Trần Dương Trung Hiếu 2021006890
Trần Hoàng Minh Sang 2021008539

Ngành : Marketing
Chuyên Ngành : Quảng Trị Marketing

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
I. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN CƠ HỘI
“NGÀN NĂM CÓ MỘT” CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945........4
1.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................................4
1.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................4
II. Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TA...............................................................................................................10
KẾT LUẬN.............................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13

2
MỞ ĐẦU
Kể từ khi Đảng Cộng sản đứng lên lãnh đạo Cách mạng Việt Nam ta đã
giành được vô số những thắng lợi vẻ vang, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong
việc giành lại độc lập dân tộc cùng như phát triển đất nước. Từ một nước nông
nghiệp nghèo lạc hậu, Việt Nam ta đã nhanh chóng trở thành một đất nước tự do
độc lập, bước vào thời kì mới công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển theo hướng
xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và khẳng định được vị thế trong khu vực và thế
giới. Nhân dân Việt Nam từ nô lệ bị áp bức đã đứng lên làm chủ đất nước. Suốt
chặng đường dài lịch sử của đất nước, trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ từ
đánh đuổi quan xâm lược, đế quốc thực dân đến vực dậy và xây dựng đất nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã
giành được nhiều thành công rực rỡ. Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tất
yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt phải nói đến việc
năm bắt thời cơ “ngàn năm có một” trong tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Nghiên cứu vấn đề này, em chọn đề tài: “Những nguyên nhân khách quan và
chủ quan dẫn đến cơ hội "ngàn năm có một" của Cách mạng Tháng Tám 1945”,
làm đề tài tiểu luận để nghiên cứu và làm rõ được những nguyên nhân chủ quan và
khách quan dẫn đến cơ hội “ngàn năm có một” cũng như góp phần cho sự thành
công cách mạng tháng Tám năm 1945.

3
NỘI DUNG
I. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN CƠ HỘI
“NGÀN NĂM CÓ MỘT” CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.1. Nguyên nhân khách quan
Năm 1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp, khiến Pari thất thủ. Nhật nổ súng
đánh chiểm Lạng Sơn, cả Nhật và Pháp xảy ra mâu thuẫn tranh chấp vùng thuộc
địa Đông Dương. Ngày 9/3/1945, quân Nhật đảo chính Pháp. Vào năm 1945, chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc và Hồng quân Liên Xô giành thắng lợi trên chiến
trường châu Âu và đánh bại phát xít Đức. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô
điều kiện, chiến tranh ở Châu Âu kết thúc. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tiến công đánh
vào quân đội phát xít Nhật, ngày 14/8 phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến
tranh thế giới lần thứ hai chính thức kết thúc. Theo như thỏa thuận giữa các nước
Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng thì quân đội Anh và Tưởng Giới Thạch
chuẩn bị tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật.
Cùng với đó đó, thực dân Pháp dựa vào các nước Đồng minh để hòng khôi
phục địa vị thống trị của mình tại đông dương, với sự hỗ trợ của Mỹ cũng đang sẵn
sàng can thiệp vào vào xâm chiếm Đông Dương. Đây chính là cơ hội vô cùng
khách quan, thuận lợi “ngàn năm có một” của Việt Nam ta để đứng lên khởi nghĩa
giành lại chính quyền về tay nhân dân một cách nhanh chóng và ít đổ máu. Có thẻ
nói, chiến thắng của Liên Xô là động lực lớn để cổ vũ cũng như củng cố niềm tin
giành lại độc lập dân tộc của Đảng và nhân dân ta
1.2. Nguyên nhân chủ quan
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp năm 1940, Hội nghị Ban Thường vụ Trung
ương Đảng được mở ra và quyết định phát động cao trào cách mạng để làm tiền đề
cho cuộc tổng khởi nghĩa, thay đổi lập tức hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức
và đấu tran h sao cho thích hợp với diễn biến hiện tại. Tháng 3 năm 1945, Trung
ương Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4
năm 1945, Đảng triệu tập gấp hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định
những vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải
phóng quân. Vào ngày 16 tháng 4 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh tại Tân Trào đã ra
chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị để thành lập Ủy
ban giải phóng dân tộc Việt Nam (Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam)
Tháng 4 năm 1945 cao trào kháng Nhật cứu nước chính thức diễn ra mạnh
mẽ, Đầu tháng 5 năm 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào
4
làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày
4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy
ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại
biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang đã khẳng định: “Cơ hội
rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa
giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập
trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân
lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Tiếp đến từ ngày 14/8 đến 15/8
năm1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ta đã họp ở Tân Trào, quyết định tổng khởi
nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh tiến vào.
Sau đó ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Gíap đã chỉ huy một đơn
vị Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên chính thức mở đầu tổng
khởi nghĩa.
Sau khi cuộc đảo chính Nhật- Pháp xảy ra, không khí cách mạng trong nước
ta ngày càng sôi sục. Ngày 15/8 năm 1945, mệnh lệnh khỏi nghĩa về tới thủ đô Hà
Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa với tinh thần khẩn trương bằng nhiều hình
thức như diễn thuyết công khai, truyền đơn, biểu ngữ để truyên truyền đến nhân
dân. Ngày 19 tháng 8, cuộc biểu tình lớn đã được tổ chức ở quảng trường Nhà hát
lớn Hà Nội, kêu gọi người dân đứng lên giành chính quyền, hát vang bài Tiến quan
ca. Ngay sau đó, cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch, cuộc khởi nghĩa
ở Hà Nội giành thắng lợi. Sau đó, chúng ta lại tieps tục giành được thắng lợi ở Huế
và Sài Gòn, từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 năm 1945, các địa phương khác trên cả
nước cũng lần lượt được giải phóng.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, trước hàng triệu
đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đã đọc bản “Tuyên
ngôn Độc lập”, tuyên bố trước toàn thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh dấu thắng lợi hoàn
toàn của Cách mạng tháng Tám. Kể từ đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Quốc khánh của
nước ta.
Có thể thấy điều kiện trong nước lúc này rất tiềm năng vì chúng ta đang có Mặt
trận dân tộc thống nhất phát triển toàn quốc, nhân dân Việt Nam đồng lòng đứng
lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kẻ thù của nước ta
đang dần suy yếu.

5
1.2.1. Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ của Đảng trong tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945
Cách mạng tháng Tám có thể nói là một sự kiện lịch sử to lớn của dân tộc Việt
Nam ta trong quá trình đấu ranh cách mạng và giành độc lập dân tộc. Nói đến thắng
lợi cách mạng tháng Tám phải nói đến nghệ thuật tạo và nắm bắt thời cơ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng như Bộ Tham mưu của Đảng ta lúc bấy giờ. Thời cơ là một
vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng của Đảng.
Muốn có thời cơ thì phải biết tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì phải tận dụng và
tranh thủ thời cơ, không được bỏ lỡ. Xác định mục tiêu đúng mà không có thời cơ,
hay không biết chủ động tạo ra thời cơ, thì không thể nào tiến hành Tổng khởi
nghĩa thành công.
Tạo thời cơ “ngàn năm có một “của cách mạng tháng Tám- đây là yếu tố quan
trọng thúc thấy cách mạng tháng Tám thắng lợi.
a. Xây dựng, chuẩn bị về đường lối cách mạng
Đường lối và lí luận cách mạng quyết định lớn đến sự thành công hay thất
bại của cách mạng. Lênin đã từng nói: “Không có lí luận cách mệnh thì không có
cách mệnh vận động…”. Có hiểu rằng, phải có lí luận sắc bén đúng đắn mở đường
đi trước cho phong trào cách mạng mới giành được thắng lợi.
Đảng ta đã căn cứ vào tình hình thực tiễn thế giới và trong nước, quyết định
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng sao cho phù hợp cũng như sát với tình
hình thực tế. Sự chuyển hướng này xuất phát từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ
VI tháng 11 năm 1939, và được chỉ đạo thông qua Hội nghị lần thứ VII tháng 11
năm 1940 và được hoàn thiện ở Hội nghị lần thức VIII tháng 5 năm 1941. Nội dung
cua chuyển hướng đó là xác định được những mâu thuẫn căn bản trong tình hình
nước ta lúc bấy giờ đó là mâu thuẫn dân tộc, kẻ thù chính là thực dân Pháp- phát xít
Nhật cùng bọn tay sai phản động. Chính vì vậy, việc đề cao nhiệm vụ giải phóng
dân tộc và hạ thấp nhiệm vụ phan phong, cách mạng ruộng đất để phân hóa kẻ thù
cũng như chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân đế quốc, phát xít và tay sai của chúng để
đánh đổ, lôi kéo và tập hợp những tàng lớp trung gian trong xã hội: đại chủ yêu
nước, tư sản… về hàng ngũ cách mạng, đoàn kết toàn dân toàn quân đánh đuổi đế
quốc giành lại chính quyền, độc lập, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, tiến
tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với
chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo phương pháp bạo lực cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn đất nước.
6
Chính nhờ chủ trường đúng đắn, khoa học và đáp ứng được những yêu cầu
của lịch sử cũng như nguyện vọng, quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân mà Đnagr
ta đã đoàn kết taọ thời được đông đảo quần chúng nhân dân, tạp nên sức mạnh to
lớn để đánh đuổi kẻ thù giành độc lập khi thời cơ đến.
b. Chuẩn bị lực lượng cách mạng
Để đat được thành công, ngoài việc có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng
suốt thì cũng cần phải có lực lượng cách mạng để thực hiện nó. Lực lượng cách
mạng gồm lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang nhân
dân. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Ðảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dốc
sức xây dựng lực lượng cách mạng, trước hết tập trung vào xây dựng lực lượng
chính trị rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng nhằm thu hút mọi lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Về lực lượng chính trị: ngày 19/5/1941, Đảng ta thành lập Mặt trận Việt
Minh cùng với Cương lĩnh 10 điểm. Mặt trận thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Ðông Dương, là noi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân cứu nước trong đó
gồm có các tổ chức quần chúng như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc...
Về lực lượng vũ trang: trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển, Đảng ta đã
xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong đó có Đội du kích Bắc Sơn kết hợp
với một só đội du kích khách thành lập Đội Cứu quốc quân. Ðể chuẩn bị khởi nghĩa
vũ trang toàn dân, cùng với Cứu quốc quân và các đội du kích cách mạng khác,
ngày 22/12/1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực
đầu tiên được thành lập dưới chi thị của chủ tịch HCM. Sau khi Nhật đảo chính
Pháp, trước tình hình đó, ngày 15-4-1945, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã
triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ nhằm giải quyết những vấn đề đó là
thống nhất đội Cứu quốc quân và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
thành Việt Nam giải phóng quân.
Nhờ vào hai lực lượng chính trị và vũ trang, Đảng ta đã phát động hai hình
thức đấu tranh đó là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, thực hiện Tổng khởi
nghĩa.
c. Xây dựng căn cứ địa cách mạng
Căn cứ địa cách mạng là nơi cung cấp người và của cho cách mạng, có ý
nghĩa to lớn là nơ xuất phát và rút lui trong quá trình đáu tranh. Căn cứ đại là nhân
tốc quyết định thắng lợi cách mạng, vì vậy, ngay khi về nước, chut tịch HCM đã
7
xây dựng căn cứ Pác-Bó, Cao Bằng, sau đó mở rộng đến các tinh vùng núi phía
Bắc, và mở rộng căn cứ xuống phía Nam. Tháng 6 năm 1965, Người đã chỉ đạo
thành lập Ủy ban giải phóng và Khu giải phóng Việt Bắc làm căn cứ địa của cách
mạng cả nước. Đây là chỗ dựa vững chắc để chờ thời cơ cách mạng đến.
d. Đảng chuẩn bị cho cả nước tập dược đấu tranh
Có thể nói, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, vì vậy muốn
làm cách mạng thắng lợi, quần chúng phải được tổ chức, giáo dục và tập dượt đấu
tranh. Nhận thức rõ được điều đó, ngay từ khi thành lập Đảng ta đã luôn kiên trì
vận động, tổ chức quần chúng. Từ phong trào cách mạng năm 1930-1931 đến cuộc
vận động dân chủ năm 1936 -1939 đã huy động được quần chúng nhân dân xuonsg
đường, hình thành nên những đội quan hùng hậu. Trong phong trào phàn đế năm
1939-1945 hay đến cao trào kháng nhật cứu nươcs thời kì iền khởi nghĩa năm 1945,
quần chúng nhân dân đã được tập dượt đấu tranh, mau sắm vũ khí đánh đuổi kẻ thù
e. Chuẩn bị bộ máy lãnh đạo tổng khởi nghĩa
Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất trong giai đoạn này,
Đảng ta đã thành lập ủy ban khởi nghĩa trung ương để sẵn sàng lãnh đạo khởi nghĩa
khi thời cơ đến. Những sự kiện trước đó đã chứng minh được sự chuẩn bị kĩ càng
và lâu dài của Đảng và nhân dân ta cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Nhờ sự chuẩn
bị chu đáo trong vòng 15 năm kể từ khiĐảng được thành lập năm 1939 đến khi thời
cơ đến năm 1945, chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ về thể chất và lực lượng để chớp lấy
thời cơ ngàn năm có một điều này đã khẳng định được rằng: “Cách mạng không tự
nó đến mà phải chuẩn bị và giành lấy nó”
1.2.2. Nhận thức đúng và chớp thời cơ “ngàn năm có một”
Ngay từ năm 1941, Hồ Chí Minh đã dự báo “Năm 1945 Việt Nam độc lập”.
Sau đó, tháng 10/1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Người đã nói: “Cơ hội
cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất
gấp. Ta phải làm nhanh!”. Thời cơ trong cuộc cách mạng tháng Tám, tồn tại trong
vòng trên dưới 15 ngày, từ khi Liên Xô mở mặt trận phía Đông, chính thức tham
chiến chống Nhật, ngày 13/8/1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng và kết thức khi
quân Đồng minh tước vũ khí của Nhật trên Việt Nam theo Hiệp định Pôt-xdan
ngày 5/9/1945. Nếu chúng ta không thực hiện khởi nghĩa trong khoảng thời gian từ
13/8-5/9 khi sẽ rất khó để có thể đạt được thành công bởi trước ngày 13/8, quân
Nhật vẫn còn hùng mạnh rất khó để dân ta khởi nghĩa ít đổ máu, sau ngày 5/9 sẽ

8
xuất hiện thêm nhiều kẻ thù khiến cho cách mạng chúng ta mất chủ động. Vì vậy
bắt bước phải khởi nghĩa trong khoảng thời gian khắc nghiệt đó.
1.2.3. Chớp thời cơ, thực hiện bước đột phá cuối cũng để giành thắng lợi
Việc xác định thời cơ đã khó tuy nhiên quyết tâm chớp thời cơ còn khó hen
bởi thời cơ đến rất nhanh và chớp nhoáng, việc thực hiện khởi nghĩa phải nhan
chóng kịp thời, linh hoạt để việc gianh chính quyền diễn ra trước khi quân Đồng
Minh tiến và nước ta. Ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều
kiện, chủ tịch Hồ Chí Minhvà Đảng ta đã quyết định tổng khởi nghĩa. Ngày
10/8/1945, Đảng ta triệu tập Hội nghị toàn quốc ở Tân trào đưa ra Nghị quyết của
Hội nghị ngày 15/8 trong đó ghi rõ: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương
đã chín muồi… Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. Những điều kiện
khách quan và chu quan đã cho thấ được thời cơ đã chín muồi, chúng ta không thể
nào chậm trễ được nữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi đồng bào cả nức
đững lên khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã
đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đêm sức ta mà tự giải phóng ta”. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng
dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Ta có thể th ấy chỉ trong vòng
15 ngày, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả
nước về tay nhân dân.
Có thể nói, với tinh thần quyết tâm và kiên cường, toàn dân toàn quân ta đã
cùng nhau làm nên lịch sử cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi rực rỡ.
Thắng lượi cuả cách mạng tháng Tám đã phat huy được truyền thóng yêu nước,
kiên cường bất khuất của dân tộc ta. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa
đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng
3/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1
của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13/8/1945. Cũng nhờ chọn đúng thời
cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp
bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian
ngắn.
Có thể nói sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương mà đứng
đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng sáng tạo. Thay đổi phương
hướng cách mạng đúng thời điểm, chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc thực dân, phát
xít cướp nước để giành lại chính quyền. Tập trung vào nhiệm vụ khởi nghĩa vũ
9
trang. Sẵng sàng chuẩn bị mọi nguồn lực để nắm bắt thời cơ, lãnh đạo nhân dân
vùng lên khởi nghĩa. Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân ta
chuẩn bị nhiều cuộc tổng diễn tập ví dụ như các phong trào 1930-1931, 1936-
1939…. Nỗ lực xây dựng khối liên minh công nhân - nông dân bền chặt và xây
dựng mặt trận Tổ quốc thì mọi lực lượng yêu nước mới có thể tập hợp được trên
một mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta đã sáng suốt trong việc kết hợp hợp
lý đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, du kích và nổi dậy cục bộ ở thành thị
và nông thôn, nhằm lật đổ toàn bộ chính quyền đế quốc và bọn phong kiến, giành
chính quyền. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua
nhiều cuộc đấu tranh kiên cường, những cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ bất khuất. Dưới sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp và phát xít Nhật,
nhân dân Việt Nam ta luôn nhận ra rằng độc lập, tự do chỉ có thể đứng lên chống áp
bức, bóc lột. Bằng sự lãnh đạo tài tình của Đảng, các tầng lớp nhân dân yêu nước
đã tập trung cùng nhau xây dựng Mặt trận Việt Minh. Do đó, ngay từ khi Đảng
Cộng sản Đông Dương cùng Mặt trận Việt Nam giương cao ngọn cờ cứu nước, giải
phóng dân tộc, quân và dân ta đã hăng hái hưởng ứng, đoàn kết để cứu nước cũng
cứu mình. Chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh quật cường, sự đòng
lòng chung sức cũng như sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nguyên nhân chủ quan
giúp nước ta năm bắt được cơ hội “ngàn năm có một” giành thắng lợi Cách mạng
Tháng Tám
II. Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TA
Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu bước ngoặt lớn đối với sự
nghiệp phát triển của Cách mạng Việt Nam ta, mở đầu kỷ nguyên mới của lịch sử
dân tộc. Có thể nói, sự thành công, thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chấm dút hoàn toàn chế độ quan chủ
phong kiến ở Việt Nam ta, hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân,
phát xít. Nhân dân ta từ nô lệ thuộc địa giờ đây đã trở thành công dân của một nước
độc lập, được làm chủ vận mệnh của chính mình. Cách mạng Tháng Tám là thắng
lợi của việc vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, cùng với đó là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng trong việc kết hợp độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây cũng là thắng lợi đầu
tiên của cách mạng cộng sản ở một nước thuộc địa Đông Nam Á, là quá trình phát
triển tất yếu của lịch sử cách mạng dân tộc trải qua mấy nghìn năm chiến đấu quật
10
cường, tập hợp sức mạnh của cộng đồng, nâng cao trí tuệ của dân tộc kết hợp với tư
tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế của thời đại
hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, theo hướng chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm
1945, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu mà Đảng ta càn rút ra qua
thực tiễn lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước cùng với tình hình phức đã đặt ra
cho nước ta nhiều vấn đề, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đòi hỏi toàn Đảng
phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác,
kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống,
tranh thủ tốt các thời cơ, thuận lợi và ứng phó phù hợp trước các nguy cơ, thách
thức, biến nguy cơ thành thời cơ, đẩy lùi nhiều khó khăn, thách thức, nỗ lực hơn
nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được, đưa đất nước vững bước tiến
lên, phát triển nhanh và bền vững.

11
KẾT LUẬN
Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là nhờ vào sự
nắm bắt thời cơ “ngàn năm có một” đúng đắn của Đảng và nhân dân ta, đánh dấu
bước ngoặt lớn đối với sự nghiệp phát triển của Cách mạng Việt Nam ta, mở đầu
kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Có thể nói, sự thành công, thắng lợi của cách
mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chấm dút
hoàn toàn chế độ quan chủ phong kiến ở Việt Nam ta, hơn 80 năm nhân dân ta dưới
ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân ta từ nô lệ thuộc địa giờ đây đã trở
thành công dân của một nước độc lập, được làm chủ vận mệnh của chính mình.
Cách mạng Tháng Tám với nghệ thuật tạo và chớp thời cơ đúng đắn cùng với
đường lối cách mạng sáng suốt của Đảng trong việc kết hợp độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây cũng là thắng lợi
đầu tiên của cách mạng cộng sản ở một nước thuộc địa Đông Nam Á, là quá trình
phát triển tất yếu của lịch sử cách mạng dân tộc trải qua mấy nghìn năm chiến đấu
quật cường, tập hợp sức mạnh của cộng đồng, nâng cao trí tuệ của dân tộc kết hợp
với tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế của
thời đại hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, theo hướng chủ nghĩa xã hội.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009
2. “Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Thắng Lợi Vĩ Đại Đầu Tiên Của Dân Tộc Việt
Nam Trong Thế Kỷ XX”. Trịnh Thu, Trần Trọng Mơ, NXB Tổng hợp TP.HCM
3. “70 Năm Thành Lập Nước – Từ Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Chiến Dịch
Hồ Chí Minh 1945”, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa- Thông tin
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000.
6. Các trang báo thông tin điện tử: Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam….

13

You might also like