TRUYỀN KHỐI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRUYỀN KHỐI

1. Cơ bản về truyền khối


1.1. Phân loại
- Khí – Lỏng:

Chưng cất: Là quá trình phân riêng các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt, trong đó vật chất đi từ
pha lỏng vào pha hơi và ngược lại, pha hơi được tạo nên từ pha lỏng bằng quá trình bốc hơi ngược lại pha
lỏng được tạo nên từ pha hơi bằng quá trình ngưng tụ. Các cấu tử như vậy hiện diện trong cả hai pha
nhưng với tỷ lệ khác nhau do có độ bay hơi khác nhau.

Hấp thu: Là quá trình hòa tan khí (hay hơi) vào chất lỏng, trong đó vật chất (một câu tử hay một nhóm cấu
tử) đi từ pha khí vào pha lỏng. Ngược lại nếu vật chất đi từ pha lỏng vào pha khí thì quá trình được gọi là
nhả khí. Sự khác biệt chủ yếu là do chiều di chuyển của vật chất. Nếu pha lỏng là chất lỏng tinh khiết
(thường là nước) trong khi pha khí có thể chứa một hoặc nhiều cấu tử thì quá trình được gọi là làm ẩm
hoặc làm khô dòng khí tùy thuộc trên chiều di chuyển của nước.

- Khí – Rắn:

Hấp phụ: Là quá trình hút khí (hơi) vào chất rắn xốp. Nếu pha khí có nhiều cấu tử được hấp phụ ở những
mức độ khác nhau thì quá trình được gọi là hấp phụ phân đoạn. Nếu quá trình diễn ra theo chiều ngược lại
gọi là giải hấp.

Sấy khô: Là quá trình tách nước ra khỏi vật liệu ẩm, trong đó vật chất (hơi nước) đi từ pha rắn vào pha khí.

- Lỏng – Lỏng:

Trích chất lỏng: Là quá trình tách chất hòa tan trong chất lỏng bằng một chất lỏng khác không hòa tan với
chất lỏng trước. Quá trình có thể được thực hiện bằng cách làm lạnh hỗn hợp xuống dưới nhiệt độ tới hạn
của dung dịch, hai pha được tạo nên có thành phần khác nhau.

- Lỏng – Rắn:

Kết tinh: Là quá trình tách chất rắn ra khỏi dung dịch trong đó vật chất sẽ đi từ pha lỏng vào pha rắn.

Trích chất rắn: Là quá trình hòa tan chọn lựa một cấu tử trong chất rắn bằng một dung môi lỏng. Vật chất
truyền từ pha rắn vào pha lỏng. Nếu quá trình xảy ra theo chiều ngược lại thì gọi là hấp phụ trong chất
lỏng.

 Trọng tâm của quá trình phân riêng là tác nhân phân riêng.
Quá trình Tác nhân phân riêng Một số ứng dụng

Hấp thu Dung môi Tách CO2 và H2S từ khí thiên nhiên bằng các dung
môi amin,…

Hấp phụ và trao đổi Chất hấp phụ Phân riêng meta và paraxylen, phân riêng kk, khử
ion khoáng cho nước,…

Chưng cất Nhiệt Phân riêng propylen/propan, sản xuất xăng từ dầu
thô, phân riêng kk,…

Sấy Nhiệt Sấy gốm sứ, hóa chất, nhựa, thực phẩm,…

Cô đặc bốc hơi Nhiệt Khử muối trong nước biển, sản xuất đường,…

Điện thấm Màng Khử muối trong nước biển

Trích ly Dung môi Thu hồi benzen/toluen/xylen từ reformal, tách


caffein từ café.

Quá trình màng Màng Tách Hydro từ các Hydrocacbon, cô đặc nước trái
cây, khử muối cho nước muối.

1.2. Lựa chọn pp phân riêng:


- Quá trình TK và QT cơ học: Tách khoáng chất ra khỏi quặng bằng cách trích ly chất rắn hoặc
tuyển nổi. PP cơ học ko triệt để: tách dầu thực vật ra khỏi bả bằng cách trích ly chất rắn sau qt ép.
- TK và PUHH: Tách H2S khỏi hh khí bằng cách cho hấp thụ vào dung môi lỏng có hoặc ko có
puhh hoặc chỉ dùng puhh cho oxit sắt. PUHH thường phá hủy chất được tách trong khi TK thu hồi
chất được tách còn nguyên vẹn.
- Giữa các QTTK: tách hh khí oxy và nitro bằng pp chưng cất hay hấp phụ trên than hoạt tính. Tách
dd axit acetic và nước bằng pp chưng cất hoặc pp trích ly chất lỏng bằng 1 dung môi thích hợp.
1.3. Các pp thực hiện QTTK:
- Thu hồi dung chất và phân đoạn:

Hai nhóm cấu tử: dung môi và dung chất, sự phân riêng hai nhóm cấu tử này gọi là thu hồi dung chất.

- QT gián đoạn (ko ổn định) và QT ổn định:

Đặc trưng của quá trình gián đoạn là nồng độ tại một điểm bất kỳ trong thiết bị thay dổi theo thời
gian, điều này làm thay đổi các thông số vận hành thiết bị.

Đặc trưng của quá trình ổn định là nồng độ tại một điểm bất kỳ trong thiết bị không đổi theo thời
gian. Chể độ ổn định đạt được khi các thông sô” vận hành thiết bị không đổi.

- Quá trình tiếp xúc theo bậc (hay đoạn) - quá trình tiếp xúc liên tục:
Nếu hai pha tiếp xúc với nhau để thực hiện quá trình truyền khối rồi sau đó được tách riêng ra
hoàn toàn thì ta nói quá trình đã tạo nên một bậc (hay đoạn) thay đổi nồng độ. Nếu quá trình được
thực hiện nhiều lần như vậy thì gọi là quá trình nhiều bậc.

Nếu hai pha được cho tiếp xúc và thực hiện quá trình truyền khối liên tục trong thiết bị từ lúc vào
cho đến lúc ra khỏi thiết bị ta gọi là quá trình tiếp xúc pha liên tục.

- Có 4 nguyên tắc chính để thiết kế thiết bị truyền khối

Số bậc lý thuyết: Để xác định số bậc lý thuyết hay chiều cao tương đương cho quá trình tiếp xúc
pha liên tục cho một quá trình phân riêng xác định trước ta cần có đặc trưng cân bằng pha của hệ và
các phép tính cân bằng vật chất.

Thời gian tiếp xúc pha: Thời gian tiếp xúc pha liên hệ đến hiệu suất bậc hay chiều cao của thiết bị
tiếp xúc pha lièn tục. Thời gian tiếp xúc pha độc lập với năng suất của thiết bị.

Năng suất: Năng suất quyết định tiết diện của thiết bị và tốc độ quá trình thông qua việc sử dụng
các kiến thức về cơ học lưu chất và các phép tính cân bằng vật chất.

Nhu cầu về năng lượng: Nhiệt năng cần cho quá trình có sự biến đổi nhiệt độ hay tạo nên một pha
mới (bốc hơi từ pha lỏng chẳng hạn), hiệu ứng nhiệt dung dịch. Cơ năng cần cho việc vận chuyến lưu
chất và chất rắn, phân tán pha lỏng và pha khí, các bộ phận chuyển động của thiết bị.

- Biểu diễn thành phần pha:


2. Khuếch tán phân tử:

Khuếch tán là sự chuyển động của một cấu tử xác định qua hỗn hợp dưới tác dụng của một kích
thích vật lý. Nguyên nhân thông thường nhất của khuếch tán là gradient nồng độ của cấu tử khuếch
tán. Gradient nồng độ có khuynh hướng di chuyển cấu tử theo chiều sao cho cân bằng được nồng độ
và triệt tiêu gradient. Khi gradient được duy trì bằng một nguồn cung cấp không đổi cấu tử khuếch tán
tại đầu giá trị cao của gradient để di chuyển cấu tử đến đầu giá trị thấp của nồng độ thì dòng chuyển
động của cấu tử khuếch tán sẽ liên tục. Sự chuyển động như vậy dược khai thác trong các quá trình
truyền khối. Nguyên nhân cũng có thể xảy ra do gradient áp suất, gradient nhiệt độ, hay do tác động
của ngoại lực, ví dụ lực ly tâm. Thường thấy ở công nghiệp hóa học là gradient nồng độ.

Khuếch tán không chỉ giới hạn vào khuếch tán phân tử qua các lớp đứng yên của chất rắn hay lưu
chất, nó còn xảy ra trong các pha lưu chất do khuấy trộn vật lý hay do các vòng xoáy trong dòng chảy
rối.

Khuếch tán phân tử là quá trình khuếch tán xảy ra khi vật chất truyền từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp. Vận tốc tại đó, dung chất chuyển động tại một vị trí và phương bất kỳ sẽ phụ
thuộc vào gradient nồng độ tại vị trí và phương đó.

Vận tốc khuếch tán: Ta có thế định nghĩa hai thông lượng [mol/(thời gian).(điện tích)], để mô tả
chuyển động cua một cấu tử: N, thông lượng so với một vị trí cô” định trong không gian và J, thông
lượng của một cấu tử so vđi vận tóc moi trung bình của tất cả các cấu tử. N quan trọng trong việc áp
dụng vào thiết kế thiết bị, J đặc trưng cho bản chất của cấu tử. Theo địi)h luật Fick, thông lượng Ja
của câu tử A trong dung dịch với B là lượng vật chất đi qua một đơn vị diện tích bề mặt trong một đơn
vị thời gian tỷ lệ với gradient nồng độ theo phương z.

Dấu (-) chĩ rằng quá trình khuếch tán xảy ra theo chiều giảm nồng độ. Dab là hệ số khuếch tán của
cấu tử A trong cấu tử B và có thứ nguyên là [chiều dài]2/[thời gian].

Hệ số khuếch tán là lượng vật chất đi qua một đơn vị diện tích bề mặt thẳng góc với phương
khuếch tán trong một đơn vị thời gian khi nồng độ vật chất giảm một đơn vị trên một đơn vị chiều dài
theo phương khuếch tán.

Hệ số khuếch tán của một chất nào đó là đặc trưng lý học của chất đó và môi trường xung quanh
(nhiệt độ, áp suất, nồng độ, đung dịch lỏng, khí hay rắn và bản chất của các cấu tử khác), nó đặc trưng
cho tính chất khuếch tán của chất đó trong môi trường. Hệ số khuếch tán của cấu tử A vào cấu tử B,
hay ngược lại cấu tử B vào cấu tử A là như nhau.

3.

You might also like