Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

MB1: Nhà văn Tô Hoài đã từng nói rằng: “ Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết

thảy, giải
quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của đứa con tinh thần mà nhà
văn sáng tạo ra. Ở mỗi tác phẩm văn học, các nhà văn luôn dùng ngòi bút tài năng của mình để
thổi hồn vào những nhân vật một cách độc đáo và tinh tế nhất. Và trong tác phẩm….nhà văn/ nhà
thơ….đã thực sự thành công khi ghi lại dấu ấn đậm nét của mình trong trái tim đọc giả bằng hình
tượng nhân vật…..

MB2: “ Hương nhụy trong mát và ngọt lành của cuộc sống chính là văn học”. từ bao đời nay,
văn học và cuộc sống luôn có mối quan hệ hữu cơ gắn kết khó có thể tách rời. Ví như con ong
cần mẫn tìm mật ngọt cho đời, văn học- bằng chức năng và tác dụng diệu kì của mình, đã tiếp
xúc, thu nhặt những chất liệu từ cuộc sốngđể khám phá, ntais hiện nâng cuộc sống lên một tầm
cao mới, tìm đến những giá trị Chân- thiện- mĩ của đời. Và tác phẩm…. của nhà thơ/ nhà
văn…..là một tác phẩm mang nhiều giá trị như vậy.

KB :Gấp lại trang sách mà dư âm về nhân vật ABC của tác giả XYZ với sức sống mãnh liệt và
vẻ đẹp ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Nhân vật ABC mãi là những rung động sâu sắc mà
tác giả XYZ để lại nơi người đọc.

1. Thơ
- Nhận biết các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành
chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN báo chí, PCNN chính luận,
PCNN khoa học, PCNN hành chính
- Thể thơ: lục bát (6 - 8), song thất lục bát (2/7 - 6 -8), thất ngôn tứ tuyệt (7/4), Thất ngôn bát cú
(7/8), thơ 5 chữ, thơ 7 chữ, thơ tự do
- Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại, điệp từ, điệp ngữ...
- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong
bài thơ.
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn
bản.
- Hiểu được nội dung chính của văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…
- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống;
qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
2.Truyện ngắn
- Nhận biết các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành
chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN báo chí, PCNN chính luận,
PCNN khoa học, PCNN hành chính
- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời
kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.Nhận biết được tình huống, cốt truyện,
không gian, thời gian trong truyện ngắn.Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp
nghệ thuật
- Hiểu và tóm tắt được cốt truyện. Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người
đọc.
- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng
điệu kể và cách kể.
- Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người
kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.
- Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người
kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.
- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc
trong tác phẩm.

You might also like