Binh Duong Bai 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI 1.

SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)

I. Nhận biết

Câu 1. Từ ngày 4 đến 11-2-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Hội nghị Ianta (Liên Xô).

B. Hội nghị Pốtxđam (Đức).

C. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).

D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).

Câu 2. Dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới
đây?

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh (2/1945), được tổ
chức tại quốc gia nào dưới đây?

A. Oasinhtơn (Mĩ).

B. Ianta (Liên Xô).

C. Pốtxđam (Đức).

D. Luân Đôn (Anh).

Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào
chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?

A. Anh.
B. Mĩ.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 5. Ngày 24-10-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.

C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.

D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.

Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã chính thức tham gia vào tổ chức nào dưới
đây?

A. Liên hợp quốc (UN).

B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 7. Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, Đại biểu 50 nước họp hội nghị quốc
tế ở Xan Phranxcô (Mĩ) nhằm

A. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

B. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

C. thông qua hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 8. Cơ quan nào dưới đây của Liên hợp quốc có đầy đủ đại diện các nước
thành viên, mỗi năm họp một lần?

A. Ban Thư kí.


B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Hội đồng Quản thác.

Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc được chính thức thông qua tại hội nghị nào
dưới đây?

A. Hội nghị Ianta (Liên Xô).

B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).

C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).

D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).

Câu 10. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ngày nay?

A. Hội Quốc liên.

B. Đệ tam quốc tế.

C. Liên minh tiến bộ quốc tế.

D. Khối Đồng minh chống phát xít.

Câu 11. Từ khi ra đời đến năm 2006, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước
thành viên?

A. 190.

B. 191.

C. 192.

D. 193.

Câu 12. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5.
B. 7.

C. 10.

D. 15.

Câu 13. Hội đồng Bảo an có vai trò như thế nào trong tổ chức Liên hợp quốc?

A. Phải phục tùng Đại hội đồng.

B. Giữ vai trò trọng yếu.

C. Là quan sát viên.

D. Giữ vai trò cố vấn.

Câu 14. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Trung Quốc.

Câu 15. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ
chức nào dưới đây?

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

C. Liên minh châu Âu (EU).

D. Liên hợp quốc (UN).

Câu 16. Cơ quan nào dưới đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc?

A. Ban Thư kí.


B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng bộ trưởng.

D. Hồi đồng Kinh tế và Xã hội.

Câu 17. Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào dưới
đây?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

Câu 18. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội của những nước
nào sẽ đóng quân ở Đức?

A. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.

B. Liên Xô, Mĩ, Canada và Pháp.

C. Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Mĩ.

D. Anh, Pháp, Mĩ, Pháp, Anh và Canada.

II. Thông hiểu

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức
Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của năm cường quốc.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực với nhau.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quyết định của Hội nghị Ianta (2-
1945)?

A. Các nước Đồng minh đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước bại trận.

B. Các nước phát xít Đức, Italia ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

C. Các nước Đồng minh thỏa thuận chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây
Đức.

D. Các nước Đồng minh thỏa thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi
ảnh hưởng.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây phản ánh quyết định của Hội nghị Ianta (2-
1945)?

A. Các nước Đồng minh đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước bại trận.

B. Các nước phát xít Đức, Italia ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

C. Các nước Đồng minh thỏa thuận chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây
Đức.

D. Các nước Đồng minh phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở
các nước phát xít bại trận.

Câu 22. Việc Liên Xô là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

A. Thể hiện là tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng duy trì hòa bình an ninh thế
giới.

B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản ở tổ chức Liên hợp quốc.

C. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm
1945.

D. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 23. Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào tháng 9-1949 vì lí do
nào dưới đây?
A. Do cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của người Đức.

B. Do sự thỏa thuận của Anh, Mĩ, Liên Xô tại Hội nghị Ianta.

C. Do âm mưu của Anh, Pháp, Mĩ nhằm chia cắt lâu dài nước Đức.

D. Do chính sách phản động mà chủ nghĩa phát xít đã thi hành ở nước này.

Câu 24. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết
khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là

A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 25. Bức hình dưới đây phản ánh sự kiện nào của lịch sử thế giới?

A. Hội nghị Ianta (2-1945).

B. Hội nghị Pốtxđam (7 - 1945).

C. Hội nghị Xan Phranxixcô (6 - 1945).

D. Nhật Bản kí hiệp ước đầu hàng Đồng minh (8 - 1945).

Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2 –
1945)?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh.

C. Thống nhất chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

D. Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

Câu 27. Sự kiện nào dưới đây góp phần hình thành khuôn khổ trật tự thế giới
mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hội nghị Ianta (2 – 1945).

B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

C. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập.

D. Tuyên bố của Tổng thống Mĩ Truman (3 – 1947).

Câu 28. Mục đích hoạt động chủ yếu của tổ chức Liên hợp quốc là

A. khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. giúp đỡ các nước thành viên về kinh tế, văn hóa.

D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 29. Nội dung nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp
quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

C. Hợp tác có hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục.

D. Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.

Câu 30. Cơ quan nào dưới đây giữ vai trò trọng yếu trong duy trì hòa bình và an
ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Đại hội đồng.

B. Toà án quốc tế.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Hội đồng quản thác.

Câu 31. Hiến chương được xem là văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên
hợp quốc vì

A. đã được các nước thành viên phê chuẩn.

B. đã quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.

C. đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

D. đã nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 32. Vấn đề nào dưới đây không phải là yêu cầu cấp bách đòi hỏi các nước
lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Giải quyết hậu quả của chiến tranh.

D. Phân chia thành quả chiến thắng.

III. Vận dụng

Câu 33. Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc
Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất nội dung nào dưới đây?

A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.

B. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Bắc Triều Tiên.

C. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức.
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Câu 34. Trật tự hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc.

B. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Những quyết định của Hội nghị Pốtxđam.

Câu 35. Quyết định nào dưới đây tại Hội nghị Ianta (2-1945) đã tạo điều kiện
cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?

A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.

B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.

C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.

Câu 36. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7– 1945) tạo ra những
khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.

B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.

C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.

Câu 37. Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (Đức), lực lượng nào sẽ vào giải
giáp phát xít Nhật ở Đông Dương?

A. Quân Anh và quân Pháp.

B. Quân Mĩ và quân Liên Xô.


C. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Mĩ và quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 38. Từ năm 1945 đến nay, tổ chức nào đã trở thành diễn đàn quốc tế vừa
hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Liên hợp quốc (UN).

B. Liên minh châu Âu (EU).

C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 39. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động như thế nào
đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đánh dấu trật tự thế giới mới được hình thành.

B. Góp phần hình thành nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới.

C. Giải quyết được mâu thuẫn của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.

D. Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 40. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do

A. các nước có quan điểm khác nhau về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. các nước muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.

C. các nước muốn tạo ra tình trạng đối đầu Đông-Tây.

D. các nước muốn tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Câu 41. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ,
Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là

A. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng
trận.
B. quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới.

D. giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai để lại.

Câu 42. Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt
động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

C. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

D. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

Câu 43. Nội dung nào dưới đây không là hệ quả của những quyết định quan
trọng trong Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới “hai cực”.

B. Dẫn đến tình hình thế giới chia thành hai phe.

C. Dẫn đến hình thành trật tự thế giới “đa cực”.

D. Dẫn đến tình trạng đối đầu Đông-Tây.

Câu 44. Theo thỏa thuận của các nước (1945) về việc đóng quân nhằm giải giáp
phát xít, Việt Nam vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Pháp.

B. Mĩ.

C. Liên Xô.

D. Anh.

IV. Vận dụng cao

Câu 45. Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoạt mới cho chính sách “đa phương
hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam tham gia tổ chức WTO (2007).

B. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).

C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995).

D. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978).

Câu 46. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là gì?

A. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe.

B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành.

C. Mĩ vươn lên trở thành siêu cường duy nhất.

D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Câu 47. Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân
chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Anh.

B. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.

C. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đơn cực”.

D. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đa cực”.

Câu 48. Vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những biến
động của tình hình thế giới hiện nay là

A. diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Liên hợp quốc góp phần ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khỏe loại người.

C. thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên các lĩnh
vực.
D. bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo khi các thành viên gặp khó
khăn.

Câu 49. Nguyên tắc hoạt động nào dưới đây của Liên hợp quốc được Đảng Cộng
sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau.

D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục.

You might also like