Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Nghiên cứu khoa học

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÒN BẦY TÀI CHÍNH ĐỐI


VỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TẠI CÁC CÔNG
TY TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đà Nẵng, ngày 4 tháng 1 năm 2019


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với quyết định đầu
tư tại các công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh

GVHD: ThS. Huỳnh Thùy Yên Khuê

SVTH: Nguyễn Huỳnh Ý Nhi

Nguyễn Thị Kim Oanh

Lớp: 41K15.2
MỤC LỤC
I) Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

II) Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................2

III) Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3

1) Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3

2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4

3) Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4

a) Mô hình lý thuyết..........................................................................................4

b) Phương pháp ước lượng................................................................................4

IV) Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................4

V) Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................5

1) Mô tả dữ liệu......................................................................................................5

a) Nguồn thu thâp dữ liệu..................................................................................5

b) Loại dữ liệu...................................................................................................5

i) Dữ liệu công ty..........................................................................................5

ii) Dữ liệu giá giao dịch..................................................................................5

iii) Dữ liệu vĩ mô.............................................................................................6

c) Mẫu nghiên cứu............................................................................................6

2) Cơ sở lựa chọn và cách thức đo lường biến.......................................................6

a) Cơ sở lựa chọn biến......................................................................................6

b) Cách thức đo lường biến...............................................................................6

i) Nhóm biến phụ thuộc.................................................................................6

ii) Nhóm biến độc lập.....................................................................................7

3) Mô hình nghiên cứu...........................................................................................8

VI) Tài liệu tham khảo.............................................................................................9


Nghiên cứu khoa học

I) Lý do chọn đề tài
Trong cuộc chiến tăng trưởng toàn cầu, đầu tư đáng kể vào công nghệ
hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng, xúc tiến và phát triển sản phẩm là điều cần thiết đối
với một công ty. Muốn được vậy thì tiềm lực tài chính là yếu tố vô cùng quan
trọng để các doanh nghiệp quyết định đưa ra những chính sách đúng đắn và hợp
lý nhất. Đòn bẩy tài chính được xem là công cụ làm thay đổi chi phí sử dụng
vốn, nó sẽ tác động đến việc đưa ra các quyết định đầu tư.

Gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính làm thay đổi chi phí sử dụng vốn. Đối
với các công ty tăng trưởng cao, các công ty này có thể tận dụng bất kỳ cơ hội
đầu tư nào bằng cách sử dụng đòn bẩy vì họ có đủ dòng tiền để giảm thiểu rủi
ro phát sinh từ việc sử dụng đòn bẩy cho cơ hội đầu tư. Ngược lại, các doanh
nghiệp tăng trưởng thấp gặp khó khăn lớn trong việc sử dụng đòn bẩy cho bất
kỳ cơ hội đầu tư nào. Lý do cho điều này là các công ty này không có đủ nguồn
lực để tạo doanh thu cho phép công ty trả nợ cùng với lãi suất. Tác động của
đòn bẩy đến quyết định đầu tư vẫn là chủ đề được các nhà phân tích tài chính
quan tâm. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư đã được
một số tác giả chọn làm đề tài để nghiên cứu.

Theo Modigliani và Miller (1958) quyết định đầu tư độc lập với quyết
định tài trợ trong thị trường hoàn hảo. Tuy nhiên, định lý đã được thách thức
bởi các nhà nghiên cứu vì sự không hoàn hảo trên thị trường như chi phí đại
diện, bất cân xứng thông tin ,... nên quyết định đầu tư sẽ thực sự chịu tác động
bởi quyết định tài trợ.

Theo Jensen (1986) lập luận rằng đòn bẩy được sử dụng như một công
cụ để cắt giảm vấn đề đầu tư. Do đó nó ảnh hưởng tích cực đến giá trị của công
ty.

Theo Guney (2007) cho rằng do việc tăng đòn bẩy nên các công ty có xu
hướng tích lũy dự trữ tiền mặt để tránh rủi ro phá sản trong thời kỳ khủng
hoảng tài chính .
Nghiên cứu khoa học

Theo Firth (2008) đã nêu rõ lên được mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy
tài chính và đầu tư cho những công ty có cơ hội tăng trưởng thấp sánh với
những công ty có cơ hội tăng trưởng cao.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến
quyết định đầu tư của các công ty tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE). Mặc dù các bài nghiên cứu trên thế giới cho thấy mối
quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư (Ahn, 2006;
Guney,2007; Odit và Chittoo, 2008; Sajid, M., et, 2016), sự khác nhau về môi
trường thể chế và môi trường thông tin giữa các quốc gia có thể dẫn đến quan
hệ giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư cũng khác nhau, hoặc không tồn
tại trên các quốc gia khác nhau. Cho đến nay, ở Việt Nam có một số bài nghiên
cứu về Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của công ty trên
một số ngành như: thực phẩm (Duy, N.V., et,2015),… và chưa có bài nghiên
cứu nào được thực hiện về các công ty thuộc các nhóm ngành khác nhau.

Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định
chọn đề tài: “ Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các
công ty tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tài cho nghiên cứu khoa học.

Quyết định đầu tư và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tương quan với
nhau. Đó có thể là mối tương quan ngược chiều hoặc tương quan cùng chiều.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tập trung vào 100 công ty được niêm yết tại Sàn
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu.

II) Tổng quan nghiên cứu


Ahn (2006) đã thảo luận về các công ty có nhiều ngành nghề kinh doanh khác
nhau . Trong các công ty đó, việc ra quyết định về cấu trúc vốn (Đầu tư & Đòn bẩy) là
một quá trình dễ dàng. Mức đòn bẩy cao gây ra sự hạn chế trong các quyết định liên
quan đến đầu tư.
Sajid (2016) đã điều tra tác động của đòn bẩy tài chính đối với các quyết định
đầu tư của các công ty niêm yết trong Chỉ số KSE-30 của Pakistan. Nó xác định yếu tố
2
Nghiên cứu khoa học

quan trọng nhất của sự ảnh hưởng đầu tư đến quyết định của công ty và nguyên nhân
gây ra sự phá sản của các công ty niêm yết ở Pakistan
Guney (2007) đã tập trung vào thị trường của bốn quốc gia khác nhau. Họ đã
sử dụng dữ liệu của 4096 công ty từ năm 1996 đến năm 2000 để xác định mối quan hệ
giữa đòn bẩy tài chính, cơ cấu vốn và đầu tư. Kết quả cho thấy đòn bẩy đó được sử
dụng để thay thế cho việc nắm giữ tiền mặt nhưng nó làm gia tăng cơ hội gặp khó
khăn về tài chính.
Odit và Chittoo (2008) đã kiểm tra tác động của đòn bẩy tài chính đối với các
quyết định đầu tư của các công ty. Họ đã khám phá tác động của đòn bẩy tài chính đối
với mức độ đầu tư bằng cách sử dụng dữ liệu bảng điều khiển ở cấp độ công ty ở
Mauritius trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2004. Kết quả cho thấy có mối quan hệ
tiêu cực đáng kể giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư.

Hens và Steude (2009) đã quan sát dữ liệu của bốn thị trường tài chính và thấy
rằng lợi nhuận thị trường bị ảnh hưởng đáng kể bởi đòn bẩy tài chính nhưng có nhiều
yếu tố khác ảnh hưởng đến tình hình bất ổn về giá cả.

Singhania và Seth (2010) đã công bố một trong những nghiên cứu quan trọng
nhất trong bối cảnh Ấn Độ để xác định tác động của đòn bẩy tài chính đối với các cơ
hội đầu tư bằng cách xây dựng mối quan hệ trực tiếp của tỷ lệ nợ với doanh thu và mối
quan hệ nghịch đảo của thanh khoản và đòn bẩy.

III) Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu này nhằm điều tra mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính của công ty
và các quyết định đầu tư của công ty được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 05 năm từ 2012 đến 2017.

1) Câu hỏi nghiên cứu


- Đòn bẩy tài chính có tác động đến quyết định đầu tư của các công ty được niêm
yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hay không?
- Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến đầu tư của các công ty đó như thế nào?

3
Nghiên cứu khoa học

2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu : Sự tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư
của các công ty được niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu :
 Phạm vi thời gian : Dựa vào báo cáo tài chính của các công ty được niêm
yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong 05 năm : 2012, 2013,
2014, 2015, 2016, 2017.
 Phạm vi không gian : Nghiên cứu đối với 100 công ty được niêm yết tại
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có đầy đủ dữ liệu được nêu trong Báo
cáo tài chính.
 Phạm vi nội dung : Nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính đến
quyết định đầu tư của các công ty được niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh.

3) Phương pháp nghiên cứu

a) Mô hình lý thuyết
Mô hình hồi quy được xây dựng để phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến
quyết định đầu tư của các công ty, tiếp cận mô hình hồi quy Sajid, et (2016).

b) Phương pháp ước lượng


Đề tài sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares -
OLS) để ước lượng giá trị ngưỡng cho mô hình. Giá trị ngưỡng được xác định tại điểm
có tổng bình phương sai số nhỏ nhất. Sau khi giá trị ngưỡng tối ưu được xác định, ta
có thể ước tính được các hệ số góc của mô hình. Sau quá trình thu thập dữ liệu, dữ liệu
định lượng vào chương trình phần mềm thống kê SPSS.

IV) Giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết được phát triển để đạt được các mục tiêu nghiên cứu:

H1: Có một mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa đòn bẩy và đầu tư của
công ty.

4
Nghiên cứu khoa học

H2: Có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa lợi nhuận và đầu tư của
công ty.

H3: Có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa dòng tiền và đầu tư của
công ty.

H4: Có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa thanh khoản và đầu tư của
công ty.

H5: Có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa hệ số Q của Tobin và đầu
tư của công ty.

H6: Có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa tăng trưởng doanh thu và
đầu tư của công ty.

V) Thiết kế nghiên cứu

1) Mô tả dữ liệu

a) Nguồn thu thâp dữ liệu


Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả dữ liệu kế toán trên các
Báo cáo Tài chính và dữ liệu giá cổ phiếu của các công ty. Dữ liệu được cung cấp bởi
StoxPlus, một công ty chuyên thu thập và phân tích dữ liệu tài chính của các công ty ở
Việt Nam. Phân loại ngành được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên Tiêu chuẩn
phân loại ngành (ICB): dầu khí, vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế,
dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, các dịch vụ hạ tầng, tài chính, công nghệ.

b) Loại dữ liệu

i) Dữ liệu công ty
Dữ liệu công ty là Báo cáo Tài chính hàng năm được công bố công khai qua
trang web chính của công ty và được cập nhật ở Sàn giao dịch Chứng khoán.

ii) Dữ liệu giá giao dịch


Giá giao dịch của các công ty là giá đóng cuối ngày giao dịch của mỗi công ty.
Dữ liệu được thu thập từ nguồn StoxPlus.

5
Nghiên cứu khoa học

iii) Dữ liệu vĩ mô
Để kiểm soát những biến đặc thù ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính và quyết định
đầu tư của công ty, ngoài nguồn thu thập dữ liệu chính từ nguồn dữ liệu công ty và dữ
liệu giá giao dịch thì nguồn dữ liệu vĩ mô cũng rất quan trọng. Dữ liệu vĩ mô của bài
nghiên cứu là yếu tố ngành, sự khác nhau về các nhân tố giữa các ngành như chính
sách, công nghệ, văn hóa xã hội,… dẫn đến chỉ số giữa các ngành khác nhau.

c) Mẫu nghiên cứu


Mẫu nghiên cứu được thực hiện bao gồm 100 công ty niêm yết tại Sàn Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2012 - 2017.

2) Cơ sở lựa chọn và cách thức đo lường biến

a) Cơ sở lựa chọn biến


Tham khảo từ các bài nghiên cứu:

Sajid, M., et (2016). Does financial leverage influence investment decisions?


Empirical evidence from KSE-30 Index of Pakistan. Asian Journal of Economic
Modelling, 2, 82-89.

Odit, M. P., Chittoo, H. B., (2008). Does financial leverage influence


investment decisions? The case of Mauritian firms. Journal of business case studies, 9,
49-60.

b) Cách thức đo lường biến

i) Nhóm biến phụ thuộc


Đầu tư ròng (I) là thuật ngữ toàn diện và có ý nghĩa khác nhau về tài chính và
kinh tế. Cụ thể hơn, đầu tư là cam kết với một hoặc nhiều tài sản sẽ được tổ chức trong
một khoảng thời gian trong tương lai với một số kỳ vọng thu được. Tương lai luôn
không chắc chắn và bất cứ điều gì đều có thể xảy ra liên quan đến một số rủi ro. Rủi ro
có nghĩa là lợi nhuận thực tế từ khoản đầu tư sẽ khác với kết quả mong đợi.

ii) Nhóm biến độc lập


- Đòn bẩy tài chính (LEV) được đo lường trong nghiên cứu này theo tỷ lệ giá trị
sổ sách của nợ dài hạn đối với tổng tài sản.
6
Nghiên cứu khoa học

- Thanh khoản (LIQ) là khả năng thanh toán của công ty ( tiền mặt, hàng tồn kho,
các khoản phải thu). Thanh khoản được xác định bằng tỷ lệ thanh toán hiện tại của tài
sản hiện tại chia cho nợ ngắn hạn.
- Tài sản cố định thuần bao gồm đất đai, nhà cửa, thiết bị có thời gian hoạt động
hơn một năm và được mua lại nhằm mục đích kinh doanh của công ty. Được đo lường
bằng tổng tài sản trừ đi tổng tài sản ngắn hạn trừ đi tổng tài sản cố định vô hình và lợi
thế thương mại.
- Lợi nhuận (PFT) là khả năng sinh lời được xác định bằng thu nhập sau thuế
cộng lãi trừ đi lợi nhuận về thuế trên tổng lãi phân chia tài sản cố định.
- Tăng trưởng doanh thu (SALES) được xác định bằng tăng trưởng doanh thu
chia cho tổng tài sản cố định.
- Dòng tiền (CF) được xác định bằng tổng thu nhập trước các khoản mục và khấu
hao đặc biệt.
- Hệ số Q của Tobin (Q) được xác định bằng giá trị thị trường của tổng tài sản
của công ty chia cho giá trị sổ sách của tài sản.

STT Biến Đo lường

1 Đầu tư ròng Số liệu từ bảng cân đối

2 Đòn bẩy tài chính Nợ dài hạn / Tổng tài sản

3 Thanh khoản Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Tổng tài sản – Tồng tài sản ngắn hạn – Tổng tài sản cố
4 Tài sản cố định
định vô hình và lợi thế thương mại

5 Lợi nhuận ( Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) * 100

Tăng trưởng doanh


6 Doanh thu thuẩn / Tài sản cố định thuần
thu

7 Dòng tiền Tổng thu nhập các khoản mục và khấu hao đặc biệt

Giá trị thị trường của tổng tài sản của công ty / Giá trị sổ
8 Hệ số Q của Tobin
sách của tài sản

7
Nghiên cứu khoa học

3) Mô hình nghiên cứu


Tác giả thực hiện phân tích ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính và quyết định đầu
tư của công ty dựa trên mô hình hồi quy với dữ liệu bảng như sau:
Ii,t = α + β1Levi,t-1 + β2CFi,t-1+ β3LIQi,t-1 + β4PFTi,t-1 + β5Qi,t-1 + β6SALESi,t-1 +
ΣγjControlsji,t-1 + θn + δt + ɛi,t (1)
Trong đó:
- Ii,t là đầu tư ròng của công ty I trong giai đoạn t;
- α là hằng số; β1, β2, β3, β4, β5, β6 là hệ số của các biến lần lượt là: Đòn b ẩy,
dòng tiền, thanh khoản, lợi nhuận, hệ số Q của Tobin, tăng trưởng doanh thu;
- Levi,t-1 là đòn bẩy;
- CFi,t-1 là dòng tiền;
- LIQi,t-1 là thanh khoản;
- PFTi,t-1 là lợi nhuận;
- Qi,t-1 là hệ số Q của Tobin;
- SALESi,t-1 là tăng trưởng doanh thu;
- ɛi,t là thuật ngữ lỗi;
- θn là ảnh hưởng cố định ngành;
- δt là ảnh hưởng cố định năm; (nhằm kiểm soát tác động chi phối của ngành và
năm lên ảnh hưởng của đòn bẩy và quyết định đầu tư).
Tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình với giá trị trễ (lagged).
Thông thường đối với dữ liệu tài chính dạng bảng, luôn có khả năng tồn tại hiện
tượng tương quan chéo và hiện tượng tự tương quan của biến. Nếu điều này xảy ra, sai
số chuẩn được tính theo cách thông thường trong hồi quy sẽ bị lệch và tạo ra giá trị
thống kê t không chuẩn xác (Petersen, 2009). Để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng
sai số chuẩn Robust đề giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và ước
lượng sai số chuẩn theo cụm mỗi công ty để giải quyết vấn đề tự tương quan khi tính
giá trị thống kế t theo như phương pháp của (Petersen, 2009).

VI) Tài liệu tham khảo


- Website StoxPlus http://www.stockplus.co.in/
8
Nghiên cứu khoa học

- Website Tiêu chuẩn phân loại ngành (ICB)


https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx

- Các bài nghiên cứu

Ahn, S., et (2006). Leverage and investment in diversified firms. Journal of Financial
Economics, 2, 317-337.

Duy, N.V., et (2015). Impact of leverage on firms investment decision of food-


beverage industry. Industry Conference on Emerging Challenges: Managing to
Success, 1, 325-331.

Fengju, X., et (2013). The relationship between financial leverage and profitability
with an emphasis on income smoothing in Iran’s capital market. European
Online Journal of Natural and Social Sciences, 3, 156-164.

Guney, Y., et (2007). International Evidence on the Non-Linear Impact of Leverage on


Corporate Cash Holdings. Journal of Multinational Financial Management, 17,
45-60.

Hens, T., and Steude, S.C., (2009). The leverage effect without leverage. Finance
Research Letters, 2, 83-94.

Jensen, M.C., (1986). Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and
Takeovers. American Economic Association, 2, 323-329.

John, F.S., and Muthusamy, K., (2011). Impact of leverage on firms investment
decision. International Journal of Scientific & Engineering Research, 4.

Khan, J., and Naeemullah (2015). The Impact of Leverage on Firm’s Investment.
Research Journal of Recent Sciences, 5, 67-70.

Firth, M., et (2008). Leverage and investment under a state-owned bank lending
environment: Evidence from China. Journal of Corporate Finance, 5, 642-653.

Modigliani, F., and Miller, M.H., (1958). The Cost of Capital, Corporation Finance
and the Theory of Investment. American Economic Association, 3, 261-297.

9
Nghiên cứu khoa học

Odit, M.P., and Chittoo, H.B., (2008). Does financial leverage influence investment
decisions? The case of Mauritian firms. Journal of business case studies, 9, 49-
60.

Petersen, M.A., (2009). Estimating standard errors in finance panel data sets:
Comparing approaches. Review of Financial Studies, 22, 435-480.

Sajid, M., et (2016). Does financial leverage influence investment decisions?


Empirical evidence from KSE-30 Index of Pakistan. Asian Journal of Economic
Modelling, 2, 82-89.

Singhania, M., and Seth, A., (2010). Financial leverage and investment opportunities
in India: An empirical study. International Journal of Finance and Economics,
40, 215-226.

10

You might also like