Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Doanh thu đôi khi không đi đôi cùng lợi nhuận


Các con số “khủng” về doanh thu của GSK khiến chúng ta nghĩ rằng họ định giá
quá cao dược phẩm trên mồ hôi của người tiêu dùng. Nhưng ít ai lại biết được qui
trình bào chế ra các loại thuốc chữa bệnh lại khó khăn và cần rất nhiều chi phí đầu
tư, nghiên cứu.
Sản phẩm độc quyền, ít cạnh tranh khiến cho doanh nghiệp ham muốn mà tăng giá
để có lợi nhuận cao nhưng cũng là hợp lí khi chi phí đầu tư, nghiên cứu và phát
triển các loại thuốc họ bỏ ra là quá cao. Quá trình sản xuất ra một loại thuốc trải
qua nhiều giai đoạn khó khăn, cực kì tốn kém mà xác suất thành công không thể
bảo đảm được. Nên giá thành cao để bù đắp cho những tốn kém đó và để khẳng
định thương hiệu, sản phẩm độc quyền có bằng sáng chế của họ.
2. Các chiến lược giá hợp lí tùy giai đoạn
Chiến lược giá hớt váng trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nhằm tối đa hóa
lợi nhuận, khẳng định chất lượng cao của sản phẩm. Và chiến lược một giá bảo
đảm doanh số và khẳng định uy tín với khách hàng, chiến lược liên kết liên doanh
giảm giá thành tạo lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ thực tế: GSK đã áp dụng chiến lược giá hớt váng với sản phẩm Fortum 1g
trong thời gian đầu xâm nhập thị trường 180.000đ/1 lọ nhằm thu lợi nhuận cao và
đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới là những người có thu nhập cao. Sau
đó công ty đã giảm giá nhiều lần để gia tăng thị phần của sản phẩm.
3. Đặt đạo đức lên hàng đầu chứ không phải là lợi nhuận
GSK từ trước đến nay vẫn luôn tâm niệm sứ mệnh luôn đặt yếu tố sức khỏe người
bệnh lên hàng đầu, luôn tìm và phát minh những sản phẩm tốt nhất, chất lượng
nhất cho bệnh nhân.
Bên cạnh lợi nhuận thu được, GSK rất quan tâm đến đạo đức của một nhà sản xuất
dược phẩm. Công ty GSK dùng lợi nhuận từ các loại thuốc điều trị bệnh tim sẽ tài
trợ cho nghiên cứu quan trọng về các bệnh Alzheimer. Đồng thời , GSK cũng rất
đến các nước chưa hoặc ít phát triển với các hoạt động giúp đỡ tăng cường cơ sở
hạ tầng y tế bằng việc tái đầu tư 20% lợi nhuân từ việc bán thuốc.
4. Chiến lược “định giá phân hạng” – không để ai bị bỏ lại ở phía sau
GSK sử dụng cách định giá phân hạng – bán thuốc ở các quốc gia khác nhau với
những mức giá khác nhau. Đây là một chiến lược hay và thiết thực cho phép người
dân ở những nước nghèo có thể tiếp cận với thuốc với giá thấp hơn nhiều lần giúp
họ có thể chữa trị bệnh bằng chi phí thấp hơn. Thêm vào đó, GSK cũng giúp đỡ
cho người nghèo ở những quốc gia giàu có khi họ không đủ khả năng để chi trả
cho tiền thuốc theo toa bằng các chương trình hỗ trợ bệnh nhân và thẻ giảm giá bán
các loại thuốc kê theo toa cho những bệnh nhân có thu nhập thấp, không có bảo
hiểm.

You might also like