Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm Trưởng: Trần Thị Đỗ Quyên


Thư Ký: Đỗ Thị Ngọc Huyền – Ma Út
Câu hỏi: Liên hệ kết quả thực tiễn đường lối CNH – HĐH ở địa phương
anh, chị.

Trả lời
Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình
phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước
lên trình độ mới. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có
vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi
thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và
bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và
từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn
diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông
nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên
tiến, hiện đại, văn minh. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới,
Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Đến nay, lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp, cũng là
các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật nói chung. Cuộc thứ nhất, vào cuối thế kỷ
XVIII, khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản
xuất hàng hóa, kinh tế thị trường… Cuộc thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX, đưa đến
sự ra đời của nền công nghiệp và xã hội điện khí hóa; tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản
chuyển từ tự do cạnh tranh lên độc quyền đế quốc. Cuộc thứ ba, vào giữa thập kỷ 70
của thế kỷ XX, mở ra thời đại điện tử hóa, tin học hóa. Cuộc thứ tư, từ đầu thế kỷ
XXI, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi số của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần
của con người. Mỗi cuộc cách mạng tạo ra một trình độ công nghệ ngày càng hiện đại
cho quá trình công nghiệp hóa lâu dài của nhân loại.
Để tiến lên trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, mỗi quốc gia nhất thiết phải có
một số ngành xản xuất công nghiệp nền tảng, mà thiếu chúng thì không thể triển khai
các ngành công nghiệp khác. Các ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo, năng lượng, hóa
chất… chính là những nền tảng cho các ngành công nghiệp khác có điều kiện, tiền đề
xây dựng, phát triển. Trên thực tế, không ít quốc gia đã không dành sự quan tâm ở tầm
chiến lược cho các ngành công nghiệp này. Hệ quả trực tiếp là nền sản xuất công
nghiệp quốc gia về cơ bản dừng lại ở trình độ lắp ráp và các ngành công nghiệp phụ
trợ cũng không thể phát triển, nền công nghiệp quốc gia ngày càng lép vế trước các cơ
sở công nghiệp FDI. Trước thực trạng này, Đại hội XIII xác định: “Xây dựng nền
công nghiệp quốc gia vững mạnh. Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền
tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ”
Có thể khái quát, với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công nghiệp và kinh
tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Đại hội XIII của Đảng đã kế thừa và bổ sung,
phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và
các cấp, các ngành xây dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn
thành mục tiêu đất nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại
 Từ đó chúng tôi đúc kết được mối quan hệ thực tiễn đường lối CNH _ HĐH ở địa
phương mình hiện nay như sau:
Kể từ ngày được giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và Nhân dân các
dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những
thành tựu cực kỳ quan trọng. Đó là một chặng đường phấn đấu, xây dựng, hoạt động,
trưởng thành đầy gian khổ, hy sinh của các thế hệ cách mạng và Nhân dân, góp phần
tô đậm thêm những trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộ
Sau ngày giải phóng, Lâm Đồng là tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, cơ cấu
dân cư không ổn định, tình hình an ninh chính trị phức tạp, nhưng Đảng bộ đã quán
triệt, vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng vào tình hình thực tiễn của địa phương
với tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường; đồng thời, phát huy đến mức cao
nhất sức mạnh tổng hợp của địa phương và sự giúp đỡ của các cấp, các ngành Trung
ương. Trong từng thời điểm lịch sử khác nhau, những chủ trương, đường lối của
Đảng đều nhằm mục tiêu tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất cũ do chủ nghĩa thực dân
mới của đế quốc Mỹ để lại, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa và lực
lượng sản xuất mới tương ứng; phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, xây dựng
quốc phòng, an ninh vững chắc
Bằng các chủ trương, chính sách mới ra đời như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ
mô chuyển từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ tự chịu trách
nhiệm và tự hạch toán kinh doanh đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh; điều chỉnh,
sắp xếp lại các doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thực hiện phân công phân cấp cho
địa phương và cơ sở, xóa bỏ mọi hình thức bao cấp, kiểm soát và xóa bỏ độc quyền
kinh doanh, đẩy mạnh liên doanh, liên kết và xuất khẩu… tạo tiền đề và hành lang
pháp lý cho sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhất là các mặt hàng thế mạnh của
tỉnh như rau, hoa, chè, cà phê, dâu tằm, khoáng sản… đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày
càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngân sách đáng
kể cho tỉnh. Năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế hầu hết được giải phóng và
phát huy. Tỷ trọng các ngành sản xuất trong nền kinh tế cũng có sự thay đổi theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng dần lên
hàng năm cả về tuyệt đối và tương đối, so với sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu các vùng
kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh. Trong từng
địa phương của tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh nguyên liệu chất
lượng cao phục vụ cho sản xuất kinh doanh và chế biến sản phẩm hàng hóa có giá trị
kinh tế và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường…
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vẫn liên tục tăng, có giai đoạn tăng đột phá.
Điều này đã phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Lâm Đồng đã và đang
được cải thiện đáng kể. Năm 2019 là một năm có ý nghĩa quan trọng, là năm đánh
dấu 90 mùa Xuân đất nước ta có Đảng, cũng là năm quan trọng để tỉnh ta thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và Nghị
quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bám sát chỉ đạo của Chính phủ, các
bộ, ngành Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, cùng với sự nỗ lực của chính quyền,
Nhân dân trong tỉnh, kinh tế, xã hội của tỉnh cũng đã đạt được những kết quả khá toàn
diện. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 8.298 tỷ đồng. Phong trào xây
dựng nông thôn mới chuyển biến tích cực, đã có 99/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Sau 10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, tỉnh đã được Chủ tịch nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí đa chiều) chỉ
còn 1,85%. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 9 ngàn doanh nghiệp với
tổng vốn là 96.200 tỷ đồng… Đây là những con số phát triển vượt bậc so với những
năm đầu đổi mới

Trần Thị Đỗ Quyên: Tích cực


Đỗ Thị Ngọc Huyền: Tích cực
Ma Út: Chưa tích cực

You might also like