Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tên: Trần Thị Đỗ Quyên

Lớp: GDMN K45B


BÀI TẬP 1: Bằng lý luận thực tiễn, hãy chứng minh âm nhạc góp phần phát
triển toàn diện cho trẻ mầm non.Ví dụ minh hoạ
1.Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ . Âm nhạc được coi là khả
năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản
ứng gắn với sự thay đổi tim mạch , sự trao đổi máu. Việc dạy trẻ vận động nhẹ nhàng
theo nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ
nhàng mà tất cả những vận động của tay,chân, thân mình của trẻ sẽ trở nên chính xác
và nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn tư thế đẹp
và duyên dáng. Việc trẻ hát gắn với việc phát triển sinh lý ở trẻ , đẩy mạnh chức năng
hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp , tạo điều kiện phối hợp giữa nghe và hát.Tư
thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điếu hoà hoạt động hô hấp, thở sâu hơn, tạo cho trẻ có
dáng dấp và phong thái đẹp.
Ví dụ:Qua bài vận động theo nhạc ở trên lớp cô giáo cho trẻ cầm ruy băng hay hoa để
trẻ nhún nhảy theo giai điệu bài hát từ đó phát triển thể chất cho trẻ.
2. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển nhận thức
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú
ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen với ý nghĩa
biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ đặc điểm tính chất của hình tượng âm nhạc.5 Khi
tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca mà còn phát triển ngôn ngữ.
Các dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi, thông qua
các bài học âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải ích cực tư duy,
tưởng tượng, sáng tạo.
  Ví dụ: Nghe bản nhạc vui vẻ trẻ lắc lư, đập tay vào đùi, vỗ tay, nhảy; nhạc buồn trẻ
lắng đọng, ngồi đung đưa nhè nhẹ...Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh tình cảm với âm
nhạc, hứng thú và nhu cầu hoạt động với Âm nhạc.
3. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển ngôn ngữ
Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua âm nhạc sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp
cận với các môn khoa học khác đồng thời góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Việc
phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong khi hát không thể
tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ
được dựa trên một biểu tượng, hình ảnh cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình
huống sử dụng chúng trong bài hát. Nội dung vốn từ trong bài hát cung cấp cho trẻ
cũng như hình thức ngữ pháp phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận
thức của trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua âm nhạc là một nhiệm vụ quan
trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói
trọng, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ bởi vì trẻ một phần
nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc – âm
nhạc sẽ góp phần tích cực khắc phục và hoàn thiện những yếu tố này.
Những hoạt động âm nhạc giúp trẻ vừa rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ, vừa được
học cách tương tác tích cực với những người khác trong xã hội. Trẻ biết dùng lời nêu
đặc điểm, tính chất của tác phẩm, biết trao đổi, bàn bạc nêu ý kiến,diễn đạt cho người
khác hiểu khi hoạt động âm nhạc dưới hình thức nhóm. Lời ca giúp trẻ có thêm vốn
từ. Những giảng giải của giáo viên về lời ca giúp trẻ hiểu nghĩa, phát âm đúng, làm
tăng vốn từ.Âm nhạc giúp trung tâm xử lý ngôn ngữ của não phát triển tốt hơn.
Ví dụ:Ở trường mầm non,Cô không những dạy trẻ hát mà còn cung cấp vốn từ cho trẻ,
qua các bài hát trẻ hát theo bắt chước từ đó trẻ biết thêm các từ ngữ mới theo cách dễ
hiểu và tiếp thu dễ nhất.
4. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ:Âm nhạc là
một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng âm
thanh có sức biểu cảm. Cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc như: âm sắc, giai điệu,
cường độ, hoà âm, cách cấu tạo,…bản chất thời gian trong trong âm nhạc làm cho nó
có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng với tất cả sắc thái tinh tế nhất.
Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến lúc từ giã cuộc sống. Âm nhạc có
sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện thế giới nội tâm của con người. Nó tác
động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con người và có khả năng thống nhất con
người trong cùng nỗi xúc động, trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa
con người mà không cần ngôn ngữ.Muốn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ,
phải từng bước nâng cao dần trong quá trình tổ chức các hoạt đông giáo dục âm nhạc,
giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc ở mức độ đơn giản.Những
phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu hiện sinh động của trẻ khi nghe những âm
thanh (lúc lắc,xắc xô…)khẳng định rằng có thể trẻ làm quen âm nhạc từ tháng tuổi
đầu tiên.
Ví dụ:Trong những ngày đầu năm học giáo viên của trường sẽ hướng dẫn trẻ làm các
công việc hằng ngày như: nhặt rau, bóc trứng, tự gấp quần áo, giúp cô bày bàn ăn,
giúp cô dọn dẹp góc hoạt động… Chuyên đề này giúp trẻ thể hiện được khả năng của
mình trong tương tác xã hội với cô giáo, bạn bè, gia đình…
5. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thẩm mỹ
Các bộ môn nghệ thuật trong đó có âm nhạc, được coi là phương tiện hữu hiệu nhất để
đưa mối quan hệ thẫm mỹ vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc.Mục dích của giáo dục
thẫm mỹ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái
hay cái dở, hoạt động độc lập và sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc
khác nhau.Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất tình cảm của âm nhạc nên
hưởng ứng cảm xúc có trong trong tác phẩm.Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến các hiện tượng
cũa đời sống giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.
Ví dụ: bài Đàn gà con - nhạc Philippin, lời Việt Anh, đã tạo dựng hình ảnh "Đàn gà
con lông vàng đi theo mẹ tìm ăn trong vườn, cùng tìm mồi ăn ngon". Là ca trên giai
điệu bay bổng như nhắn gửi, nhắc nhở các em biết vâng lời mẹ, biết yêu thương mẹ và
cùng chăm chỉ làm việc.

You might also like