Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 61

PART I: MECHANICS

CHAPTER 1: PHYSICS AND MEASUREMENT

CHAPTER 2: MOTION IN ONE DIMENSION 

2.1.
( Hai đoàn tàu cách nhau 75km chạy ngược chiều với cùng vận tốc 15km/h trên hai đường ray thẳng song
song. Một con chim bay với vận tốc 20km/h từ đầu đoàn tàu này đến gặp đầu đoàn tàu kia thì bay ngược trở
lại cho tới khi hai đoàn tàu gặp nhau.Tính tổng thi gian và quãng đường con chim đã bay qua)

Đáp số: t = 2,5h ; s = 50km


2.2.
(Tại lễ trao bằng tốt nghiệp, một sinh viên tung mũ lên với tốc độ ban đầu bằng 14,7m/s. Cho gia tốc trọng
trường g = 9,8m/s2 , bỏ qua sức cản của không khí. Hãy tính:
a. Thời gian để mũ đạt tới vị trí cao nhất?
b. Độ cao lớn nhất mà mũ đạt tới?
c. Tổng thời gian mũ bay trong không khí?)
Đáp số: a) t1 = 1,5s ; b) s = 11,0m; c) t = 3s
2.3. ( Ban đêm bạn đang chạy xe trên đường cao tốc, chợt phát hiện một xe đang dừng phía trước. Để tránh
va chạm, bạn phanh xe lại với gia tốc 5m/s2 (giảm tốc độ). Tính quãng đường xe chạy từ lúc bắt đầu đạp
phanh đến khi xe dừng hẳn nếu vận tốc lúc đạp phanh là:
a) 15 m/s (about 54 km/h);
b) 30 m/s
Đáp số: a) s = 22,5m ; b) 90m
2.4. ( Một electron trong ống tia cathode CRT được tăng tốc từ trạng thái nghỉ với gia tốc a = 5,33 . 1012 m/s2
trong thời gian t = 0,15 μs, sau đó chuyển động với vận tốc không đổi trong thời gian 0,2 μs. Cuối cùng
electron bị hãm lại với gia tốc -0,67 . 1013 m/s2 . Tính quãng đường electron đã đi qua).
Đáp số: s = 0,232m
2.5. (Đang đứng trong buồng thang máy, bạn thấy một cái đinh ốc rơi từ trần thang ở độ cao 3m so với sàn.
a. Nếu thang máy đi lên với vận tốc đều 2,2m/s, tính thời gian từ khi đinh ốc rơi đến khi nó chạm
sàn.
b. Tính thời gian đinh ốc rơi nếu thang máy đi lên từ trạng thái nghỉ với gia tốc a = 4m/s2 cùng lúc
với đinh ốc bắt đầu rơi.
Đáp số: a) t = 0,78s; b) t’ = 0,66s
CHAPTER 3: MOTION IN TWO DIMENSIONS 

3.1.
( Một máy bay được lệnh bay về phía bắc. Tốc độ tương đối của máy bay với không khí là 200km/h và gió
thổi từ tây sang đông với tốc độ 90km/h.
a. Máy bay phải bay theo hướng nào để đến đích?
b. Tốc độ tương đối của máy bay với mặt đất ?)
Đáp số: a) Máy bay phải bay theo hướng Tây-Bắc ; b) vpg = 179km/h.
3.2.
(Máy bay trực thăng thả thùng đồ tiếp tế xuống bãi đất trống. Độ cao máy bay khi bắt đầu thả thùng là 100m
và máy bay đang bay lên với vận tốc 25 m/s theo phương hợp với mặt phẳng ngang một góc q0 = 36,90 . Chọn
gốc tọa độ trên mặt đất dọc theo phương thẳng đứng từ vị trí máy bay khi nó thả thùng hàng.
a. Tìm khoảng cách từ điểm thả đến điểm rơi theo phương ngang.
b. Nếu vận tốc máy bay không đổi, hãy xác định tọa độ của nó khi thùng hàng chạm đất.
c. Tìm thời gian để thùng hàng đạt độ cao lớn nhất h từ lúc thả và giá trị của độ cao h).
Đáp số: a) d = 126m ; b) Tọa độ x = 126m, y = 194,5m ; c) t = 1,53s ; h = 111,5m
3.3. (Một cảnh sát đuổi theo tên trộm, cả hai chạy trên nóc các nhà phố với cùng vận tốc 5 m/s. Khi cả hai
đến gần khoảng trống giữa hai tòa nhà rộng 4m và độ cao lệch 3m thì tên trộm có hiểu biết vật lý nên qua
được bằng cách nhảy lên với vận tốc 5 m/s nhưng hợp với phương ngang góc 450. Viên cảnh sát không có
kiến thức vật lý nên nhảy theo phương ngang với vận tốc 5 m/s.
a. Viên cảnh sát có qua được khoảng trống không?
b. Cú nhảy của tên trộm dài hơn khoảng trống bao nhiêu?
Đáp số: a) viên cảnh sát vừa chuyển động ngang vừa rơi, thời gian rơi 3m hết 0,782s, chuyển động ngang sau
0,782s đạt 3,91m. Do đó anh ta không vượt qua được.
b)Tên trộm nhảy lên nên có thời gian 1,22s; chuyển động ngang đạt 4,31m; dài hơn khoảng trống
0,31m).
3.4.
(Một hòn đá được ném lên từ nóc tòa nhà cao 45m với vận tốc đầu 20m/s hợp với phương ngang một góc
300. Tính:
a. Thời gian hòn đá “bay” trong không khí.0
b. Vận tốc của hòn đá ngay trước khi chạm đất).
Đáp số: a) t = 4,22s ; v = 35,9m/s
3.5.
(Một phi công vũ trụ trên hành tinh lạ nhận thấy rằng cô ta có thể nhảy xa một khoảng cách 30 m dọc theo
phương ngang nếu vận tốc ban đầu bằng 9 m/s. Tìm gia tốc trọng trường trên hành tinh đó).
Đáp số: g = 2,7m/s2.
3.6. (Quỹ đạo của mặt trăng quay quanh quả đất có thể xem như đường tròn có bán kính 3,84.108m. Mặt
trăng quay một vòng quanh quả đất hết 27,3 ngày. Hãy tính:
a. Tốc độ trung bình của mặt trăng trên quỹ đạo.
b. Gia tốc hướng tâm của mặt trăng).
Đáp số: a) v = 1,02.103m/s ; b) a = 2,72.10-3m/s2
3.7.
(Một công nhân làm rơi chiếc búa trên mái nhà, búa trượt theo mái nhà xuống dưới với vận tốc không đổi
4m/s. Mái nhà có độ dốc 300 so với mặt phẳng ngang, mép dưới cùng cao 10m so với mặt đất. Tìm khoảng
cách mà chiếc búa đi được theo phương ngang sau khi nó rời mái nhà cho tới khi nó tiếp đất).
Đáp số: s = 4,26m
CHAPTER 4. THE LAWS OF MOTION

4.1 Trọng lực tác dụng lên một quả bóng chày là − 𝐹𝑔Ĵ.Một cầu thủ ném quả bóng với vận tốc bằng cách
tăng tốc đều nó dọc theo đường thẳng nằm ngang trong khoảng thời gian Δt=t - 0=t .
(a)Bắt đầu từ trạng thái nghỉ, tìm quãng đường mà quả bóng di chuyển được trước khi nó được ném ra?
(b)Lực do cầu thủ tác dụng lên quả bóng là bao nhiêu? (độ lớn và hướng)
4.2
Hai lực, và cùng tác dụng lên một chất điểm có khối lượng 2.00 kg,
ban đầu nằm yên tại toạ độ (−2.00 m, +4.00 m).

(a) Tìm các thành phần vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 10.0 s?
(b) Tại t = 10.0 s, chất điểm di chuyển theo hướng nào?
(c) Tìm độ dịch chuyển của chất điểm trong khoảng 10.0 s đầu tiên?
(d) Toạ độ của chất điểm tại t = 10.0 s là bao nhiêu?
4.3 Ba lực tác dụng lên một vật lần lượt là

Vật có gia tốc với độ lớn 3.75 m/s2.


(a) Tìm hướng của gia tốc?
(b) Khối lượng của vật là bao nhiêu?
(c) Nếu vật ban đầu đứng yên, tìm tốc độ của nó sau 10.0 s?
(d) Tìm các thành phần vận tốc của vật sau 10.0 s?
4.4
Hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ vắt qua một ròng rọc không ma sát như minh hoạ ở hình 1.
Giả sử mặt nghiêng không có ma sát, cho m1 = 2.00 kg, m2 = 6.00 kg, và θ = 55.0°.
(a) Vẽ biểu đồ lực tác dụng cho cả hai vật.
Tìm (b) độ lớn gia tốc của các vật,
(c) lực căng của sợi dây
(d) tốc độ của mỗi vật sau 2.00 s kể từ lúc vật được thả ra từ vị trí nghỉ.
4.5 Một khối 3.00 kg đứng yên tại đỉnh của một mặt nghiêng 30.0° và bắt đầu trượt xuống mặt nghiêng một
đoạn 2.00 m trong 1.50 s. Tìm (a) độ lớn gia tốc của khối, (b) lực ma sát tác dụng lên khối, (c) hệ số ma sát
trượt giữa khối và bề mặt của mặt nghiêng, và (d) tốc độ của khối sau khi nó trượt được 2.00 m.
CHAPTER 5: WORK AND ENERGY

5.1 vật khối lượng m=2.50 kg được đẩy đi một đoạn d = 2.20 m trên mặt bàn nằm ngang, không ma sát bởi
một lực tác dụng có độ lớn F=16.0 N và có hướng hợp với phương ngang một góc θ= 25.08 (Hình P5.1).
Tính công tác dụng lên vật bởi

(a) lực tác dụng,


(b) phản lực do mặt bàn tác dụng lên vật,
(c) trọng lực,
(d) tổng hợp lực tác dụng lên vật. Một
5.2 Một lực biến thiên được biểu diễn trên hình P5.2. Tính công của lực này tác dụng lên chất điểm khi nó di
chuyển
5.3 Một lực trong đó được đo bằng newton x và y , được đo bằng mét, tác dụng lên một vật
làm nó di chuyển dọc theo phương x từ gốc tọa độ đến vị trí có x= 5.00 m. Tính công tác dụng lên vật trong
dịch chuyển trên
5.4 Súng bắn electron trong kính hiển vi điện tử có cấu tạo gồm hai bản điện cực đặt cách nhau 2.80 cm. Mỗi
electron được bắn ra với vận tốc đầu bằng 0 tại bản cực thứ nhất, sau đó được gia tốc giữa hai bản cực và đạt
đến tốc độ bằng 9,60% tốc độ của ánh sáng khi đến bản cực thứ hai. Với mỗi electron, tính
(a) động năng của electron khi nó ra khỏi súng,
(b) độ lớn của lực không đổi tác dụng lên electron,
(c) gia tốc của electron,
(d) khoảng thời gian electron di chuyển giữa hai bản cực.
5.5 Một vật có khối lượng 0.250 kg được đặt lên đầu phía trên của một lò xo thẳng đứng có độ cứng 5 000
N/m. Đẩy vật xuống để lò xo bị nén một đoạn 0.100 m rồi thả cho vật chuyển động. Sau khi chuyển động lên,
vật rời khỏi lò xo. Tính độ cao cực đại của vật so với vị trí nó rời khỏi lò xo.
5.6 Một viên đạn 20.0-kg được bắn ra với vận tốc đầu nòng có độ lớn 1 000 m/s và hợp với phương ngang
một góc 37 độ . Một viên đạn thứ hai được bắn ra ở góc 90 độ. Sử dụng bài Times New Roman toán hệ cô
lập để tìm

(a) độ cao cực đại mà mỗi viên đạn đạt được,

(b) tổng cơ năng tại vị trí cao nhất của mỗi viên đạn. Chọn tại vị trí của đầu nòng súng.
5.7 Một hạt trượt dọc theo vòng nhào lộn từ độ cao h = 3.50R như trong hình 5.8. Bán kính của vòng nhào
lộn là R .

(a) Tính tốc độ của hạt tại vị trí A theo R?

(b) Hỏi phản lực tác dụng lên hạt tại vị trí A có độ lớn bao nhiêu nếu khối lượng của hạt là 5.00 g?
5.8 Một vật khối lượng 10.0 kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng với tốc độ ban đầu 1.50 m/s. Lực kéo
có độ lớn 100 N và song song với mặt phẳng nghiêng. Biết mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang
một góc 20.0 , hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0.400, và vật được kéo đi một đoạn 5.00 m.
Tính

(a) công của trọng lực tác dụng lên vật?

(b) độ tăng nội năng của hệ vật-mặt phẳng nghiêng do ma sát.

(c) công của lực 100-N tác dụng lên vật?

(d) độ biến thiên động năng của vật?

(e) tốc độ của vật sau khi đi được 5.00 m?


5.9 Hệ số ma sát giữa vật m1= 3.00 kg và mặt bàn trong hình P5.12 là . Hệ bắt đầu chuyển động
từ trạng thái nghỉ. Tính tốc độ của viên bi khối lượng m2 = 5.00 kg khi nó đi xuống một đoạn h = 1.50 m?
5.10 Một tàu mô hình gia tốc từ trạng thái nghỉ đến 0.620 m/s trong khoảng thời gian 21.0 ms. Khối lượng
của tàu là 875 g.
(a) Tìm công suất trung bình tối thiểu của động cơ cung cấp cho tàu trong quá trình gia tốc.
(b) Công suất trung bình tối thiểu ở câu (a) nghĩa là gì?
CHAPTER 6: LINEAR MOMENTUM AND COLLISION

6.1. (Trong một trận bóng chày, một quả bóng khối lượng 0,2 kg bay đến đập vào gậy với vận tốc 15,0 m/s ở
góc tới 45.0° bên dưới phương ngang. Cầu thủ bóng chày đánh quả bóng bay đến giữa sân với vận tốc 40,0
m/s ở góc 30.0° trên phương ngang.
a) Xác định xung của lực tác dụng lên quả bóng
b) Nếu lực tác dụng lên quả bóng tăng tuyến tính trong thời gian 4,0 ms, giữ không đổi trong 20.0 ms, và
giảm tuyến tính trong thời gian 4,0 ms, tìm lực tác dụng lớn nhất lên quả bóng.)
6.2.

(Như trong hình 7.2, một viên đạn khối lượng m và tốc độ v xuyên qua hoàn toàn một quả năng của con lắc
đơn khối lượng M. Viên đạn bay ra với tốc độ v/2. Quả nặng của con lắc đơn được treo bởi một thanh cứng
(không phải dây) chiều dài L và khối lượng không đáng kể. Tìm giá trị nhỏ nhất của v để quả nặng quay
được một vòng tròn?)
6.3. (Một cục đất sét 12,0 g được ném theo phương nằm ngang đến một khối gỗ 100 g đang đứng yên trên
một mặt phẳng nằm ngang. Cục đất sét dính vào khối gỗ. Sau va chạm, khối gỗ trượt 7.5 m trước khi dừng
lại. Nếu hệ số ma sát giữa khối gỗ và bề mặt là 0,65, tìm vận tốc của cục đất sét ngay sau va chạm.)
6.4. (Khối lượng của Trái đất là 5.97×1024 kg, khối lượng của Mặt trăng 7.35×1022 kg. Khoảng cách đo từ
khối tâm của chúng là 3.84×108 m. Xác định khối tâm của hệ Trái đất-Mặt trăng với gốc tọa độ đặt tại khối
tâm của Trái đất.)
Ans.: 4.66×106 m from the Earth's center
6.5. (Một phân tử nước bao gồm một nguyên tử Oxi và hai nguyên tử Hidro liên kết với nó. Góc tạo bởi hai
liên kết là 106o. Nếu các liên kết có độ dài 0,1 nm, xác định vị trí khối tâm của phân tử nước.)
CHAPTER 7: ROTATION OF A RIGID OBJECT ABOUT A FIXED AXIS

7.1.
(Khi đạp phanh, một bánh xe quay chậm dần với gia tốc góc 25.60 rad/s2. Trong khoảng thời gian 4,2 s, bánh
xe trên quay được 62.4 rad. Hỏi vận tốc góc của bánh xe trên sau khoảng thời gian 4,2 s là bao nhiêu?)
7.2. (Một bánh đà 150kg có dạng hình đĩa đặc đồng nhất nằm ngang có bán kính 1,5 m được cho chuyển
động bằng cách quấn một sợi dây quanh vành của đĩa và kéo sợi dây. Hỏi lực không đổi phải tác dụng vào
sợi dây bằng bao nhiêu để đưa bánh đà từ lúc đứng yên đến khi có tốc độ góc 0,5 vòng/s trong thời gian 2.0
s?

Ans.: F = 177 N
7.3(Hai vật có khối lượng m1 = 2.00 kg và m2 = 6.00 kg được nối với nhau bởi một sợi dây không khối lượng
qua một ròng rọc có dạng hình đĩa đặc với bán kính R = 0.250 m và khối lượng M = 10.0 kg. Một cái dốc
hình nem cố định tạo một góc θ= 30.0o như hình vẽ. Hệ số ma sát động cho cả hai vật là 0,36. (a) Vẽ giản đồ
lực tác dụng lên cả hai vật và ròng rọc. (b) Xác định gia tốc chuyển động của hai vật và lực căng dây cả hai
bên của ròng rọc.)
7.4.

Figure P7.6
(Bốn chất điểm trong hình P7.6 được nối với nhau bởi các thanh cứng có khối lượng rất nhỏ. Gốc tọa độ
nằm tại tâm của hình chữ nhật. Hệ trên quay trong mặt phẳng xy xung quanh trục z với tốc độ góc 6.00 rad/s.
Tính a) momen quán tính của hệ quanh trục z và b) động năng quay của hệ.)
7.5. (Một hình trụ có khối lượng 10.0 kg lăn không trượt trên một mặt phẳng nằm ngang. Tại một thời điểm,
khối tâm của nó có tốc độ 10.0 m/s. Xác định: a) động năng tịnh tiến của khối tâm, b) động năng quay quanh
khối tâm, và c) tổng năng lượng của nó.)

Ans.: a) Ktrans = 500 J; b) Krot = 250 J; c) Ktotal = 750 J


7.6 Một quả cầu đặc được thả từ độ cao h từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng góc với phương nằm ngang. Tính: tốc
độ của quả cầu khi nó chạm chân của mặt phẳng nghiêng trong các trường hợp: a) nó lăn không trượt, b) nó trượt
không ma sát và không lăn. c) So sánh thời gian cần thiết để nó chạm chân của mặt phẳng nghiêng trong các trường
hợp (a) và (b).)
7.7((a) Xác định gia tốc của khối tâm của một đĩa đặt đồng chất lăn xuống trên một mặt phẳng
nghiêng góc so với phương ngang. b) So sánh gia tốc tìm được trong câu (a) với gia tốc của của một
vành tròn trong trường hợp tương tự. c) Tìm hệ số ma sát nhỏ nhất cần thiết để đĩa tròn lăn không
trượt.)
7.8(Một đĩa đồng chất có khối lượng m = 3,0 kg và bán kính r = 0,2 m quay quanh một trục cố định vuông
góc với bề mặt của đĩa với vận tốc góc 6,0 rad/s. Tính độ lớn của momen động lượng của đĩa khi trục quay
(a) đi qua khối tâm của đĩa, và (b) đi qua điểm giữa giữa tâm và rìa của đĩa (trung điểm của một bán kính.))
7.9 (Xem Trái đất là một quả cầu đồng nhất. (a) Tính momen động lượng của Trái đất do chuyển
động tự quay quanh trục của nó gây ra. (b) Tính momen động lượng của Trái đất do chuyển động
trên quỹ đạo quanh Mặt trời gây ra. (c) Giải thích tại sao đáp án trong câu (b) lớn hơn trong câu (a)
mặc dù thời gian Trái đất đi hết một vòng quanh Mặt trời lâu hơn rất nhiều so với chuyển động quay
quanh trục của nó.)
7.10(Một cửa gỗ vững chắc rộng 1,00 m và cao 2,00 m được gắn bản lề dọc theo một bên và có tổng
khối lượng 40,0 kg. Ban đầu mở và đứng yên, cánh cửa bị một khối bùn dính với khối lượng 0.500 kg
va vào khối tâm của nó, bay vuông góc với cửa với vận tốc 12 m/s ngay trước khi va chạm. Tìm tốc
độ góc cuối cùng của cửa. Khối bùn có đóng góp đáng kể vào momen quán tính không?)

You might also like