Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nội dụng 1: Vấn đề cơ bản của triết học :

Theo Mác- Ăngghen : “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết
học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”; giữa ý thức và vật chất, giữa
tinh thần và giới tự nhiên. Nội dung của vấn đề này gồm 2 mặt:
- Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) trả lời cho câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào.
- Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả
năng nhận biết thế giới xung quanh hay không.
* Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo các trào lưu triết học:
-Giải quyết mặt thứ nhất:
+ Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất (tồn tại, tự nhiên) có trước, ý thức (tư duy,
tinh thần) có sau, vật chất quyết định ý thức.
+ Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tư duy, tinh thần) có trước, vật chất (tồn
tại,tự nhiên) có sau, ý thức quyết định vật chất. CNDT có hai hình thức cơ bản
là CNDT khách quan và CNDT chủ quan. CNDT khách quan cho rằng có một
lực lượng siêu nhiên có trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất. CNDT
chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại
độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác ý thức.
+ Thuyết nhất nguyên: là khuynh hướng triết học cho rằng thế giới chỉ có 1 bản
nguyên duy nhất, hoặc là thực thể vật chất, hoặc là thực thể tinh thần (nhất
nguyên duy vật- nhất nguyên duy tâm).
+ Thuyết nhị nguyên: là khuynh hướng triết học cho rằng có hai thực thể song
song tồn tại, không phụ thuộc lẫn nhau (cả vật chất lẫn tinh thần).
+ Thuyết đa nguyên: là khuynh hướng triết học cho rằng có nhiều cơ sở, nhiều
bản nguyên tồn tại. (Các nhà triết học cổ đại đưa ra những bản ngun đa dạng
đất, nước,lửa, không khí với tư cách là cơ sở của mọi tồn tại).
-Giải quyết mặt thứ hai:
+ Vấn đề cơ bản của triết học có 2 khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả thi
và thuyết bất khả thi. Đa số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả
năng nhận thức được thế giới khách quan (khả tri). Một số ít các nhà triết học
phủ nhận một phần hay toàn bộ khả năng nhận thức của con người (bất khả tri).
 Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
- Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và
điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học mà còn là cơ sở để xác
định lập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ.
 -Thực chất vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức bởi vì
-Vật chất và ý thức là hai hiện tuợng rộng lớn nhất của đời sống con người -Đây là
vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức nó là cơ sở để phân định lập trường triết học của các trường phái, các
khuynh hướng các hình thức của triết học..
Nội dung 2: Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác
quan niệm về vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định
nghĩa vật chất của Lênin:

➢ Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về
vật chất.
1. Chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất:
“Vật chất” thường được hiểu là một hoặc một số chất hay yếu tố khách quan,
tự có trong giới tự nhiên, đóng vai trò là cơ sở ban đầu (bản nguyên, bản căn)
sản sinh ra và cấu tạo nên mọi tồn tại trong thế giới. Bởi vậy, phương pháp
luận chung của các nhà duy vật này là: muốn hiểu được đúng đắn thế giới thì
cần phải nghiên cứu để hiểu được đúng cấu tạo vật chất đầu tiên đó. Những
quan niệm như vậy có thể nhận thấy rõ khi nghiên cứu nội dung các học
thuyết duy vật thời cổ ở Trung Quốc,Ấn Độ và Hy Lạp (Đạo gia, thuyết Âm
Dương- Ngũ Hành ở Trung Quốc, trường phái Lokayata ở Ấn Độ, trường phái
nguyên tử luận ở Hy Lạp) hoặc các học thuyết triết học duy vật thời cận đại ở
các nước Anh, Pháp, Đức (triết học của Ph. Bêcơn, triết học tự nhiên của R.
ĐềCácTơ, triết học tự nhiên của I. Kantơ…).
2. Những tích cực và hạn chế:
-Tich cực:
Các nhà duy vật trước Mác đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát
triển nhân thức 1 cách khoa học về thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về
cấu tạo vật chất khách quan của các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc
giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và
giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người.
-Hạn chế:
Một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa bao quát
được mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác, quan niệm này chủ yếu mới
chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của các sự vật, hiện
tượng trong thế giới. giác độ nhận thức luận chưa được nghiên cứu đầy đủ, tức
là chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết vấn đề
2 mặt cơ bản của triết học. Những hạn chế này được khắc phục trong quan
niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
➢ Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin.
Định nghĩa vật chất của Lê-nin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại con người trong cảm giác, được cảm giác
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không phụ thuộc
vào cảm giác.”
1. Nội dung:
-Vật chất là cái khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào
ý thức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức hay chưa.
-Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động lên giác quan của con người.
-Cảm giác, tư duy, ý thức là phản ánh của vật chất.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
-Giải quyết triệt để 2 mặt trong vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-Khắc phục triệt để những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác
về phạm trù vật chất. Bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo về vấn
đề vật chất.
-Tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật
chất trong đời sống xã hội.
- Trang bị thế giới quan,phương pháp luận và định hướng đối với khoa học cụ
thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế
giới.

You might also like