Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

MỤC LỤC

1. THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT


1.1. Giới thiệu .................................................................................................. 3
1.1.1. Sơ bộ về tính nén lún và cố kết của đất ............................................. 3
1.1.2. Thí nghiệm nén cố kết (Consolidation Test) ..................................... 4
1.1.3. Tiêu chuẩn hiện hành ......................................................................... 5
1.2. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 5
1.2.1. Máy nén cố kết ................................................................................... 5
1.2.2. Dụng cụ tạo mẫu ................................................................................ 9
1.2.3. Các dụng cụ khác ............................................................................. 10
1.3. Trình tự thí nghiệm ................................................................................. 11
1.3.1. Chuẩn bị mẫu đất ............................................................................. 11
1.3.2. Tiến hành thí nghiệm ....................................................................... 12
1.4. Xử lý kết quả và vẽ đường quan hệ giữa e - ........................................ 15
1.5. Một số lỗi ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm ........................................ 18

2. CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG PHỤC VỤ CHO VIỆC ƯỚC LƯỢNG
ĐỘ LÚN CỐ KẾT ỔN ĐỊNH VÀ ĐỘ LÚN CỐ KẾT THEO
THỜI GIAN
2.1. Tổng quan về lý thuyết cố kết ................................................................ 19
2.1.1. Nguyên lý cố kết trong đất............................................................... 19
2.1.2. Mô hình cố kết Terzaghi .................................................................. 19
2.1.3. Quá trình cố kết của đất ................................................................... 21
2.1.4. Các giả thiết trong lý thuyết cố kết .................................................. 22
2.1.5. Lý thuyết cố kết ............................................................................... 23
2.1.6. Các giai đoạn cố kết ......................................................................... 25
2.2. Các đặc trưng biến dạng phục vụ cho việc ước lượng độ lún sơ cấp ..... 27
2.2.1. Dùng đường cong nén lún e–σ để ước lượng độ lún sơ cấp ............ 27
2.2.2. Dùng đường cong nén lún e-logσ để ước lượng độ lún sơ cấp ....... 29
2.3. Độ lún theo thời gian .............................................................................. 32
2.3.1. Phương pháp Casagrande ................................................................ 33
2.3.2. Phương pháp Taylor ........................................................................ 35
2.3.3. Phương pháp hypecbon (Hyperbola method) .................................. 36
2.3.4. Phương pháp log(t) giai đoạn đầu (Early stage log-t method) ........ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 40


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

1. THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT


1.1. Giới thiệu
1.1.1. Sơ bộ về tính nén lún và cố kết của đất
1.1.1.1. Tính nén lún
Tính nén lún là hiện tượng giảm thể tích của đất (do giảm độ rỗng) dưới tác
dụng của tải trọng ngoài.
Quá trình nén lún của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài thực chất là quá
trình nén chặt đất. Các hạt rắn được sắp xếp lại, thể tích lỗ rỗng trong đất giảm
xuống, độ chặt của đất tăng lên. Như vậy, tính chất nén lún của đất là hoàn toàn
khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại đất, trạng thái, và trong từng hoàn cảnh cụ thể
thông qua trạng thái ứng suất ngay cả đối với cùng một loại đất.

Hình 1.1. Tính nén lún của đất


Khi công trình được xây dựng trên đất bão hoà, tải trọng của công trình được
xem như truyền lên nước trong các lỗ rỗng của đất trước tiên. Vì chịu tải nên
nước có xu hướng thoát ra từ các lỗ rỗng trong đất (áp lực nước lỗ rỗng phân tán
từ nơi có áp lực lớn đến nơi có áp lực bé hơn và áp lực hữu hiệu tăng dần lên),
gây ra sự giảm thể tích phần rỗng của đất và lún công trình.
Đối với đất có hệ số thấm lớn (đất hạt thô), quá trình này hoàn tất trong
khoảng thời gian ngắn và kết quả là hầu như sự lún kết thúc hoàn toàn trong khi
thi công. Tuy nhiên, đối với đất có hệ số thấm nhỏ (đất hạt mịn, đặc biệt là đất
loại sét), quá trình này chiếm một khoảng thời gian rất lớn, mức độ biến dạng và
độ lún xảy ra rất chậm.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 3


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Hình 1.2. Sự sắp xếp lại của hạt rắn khi đất chịu tải trọng công trình
1.1.1.2. Cố kết (Consolidation)
Hiện tượng nén chặt do sự thoát ra rất chậm của nước từ các lỗ rỗng trong
đất hạt mịn và là kết quả của việc tăng tải (trọng lượng của công trình lên trên đất
nền).

Hình 1.3. Sự cố kết của đất sét bão hòa


1.1.2. Thí nghiệm nén cố kết (Consolidation Test)
1.1.2.1. Thí nghiệm nén cố kết
Thí nghiệm nén cố kết xác định độ lún trong quá trình thoát nước lỗ rỗng của
một mẫu đất dưới tải trọng thẳng đứng và không bị nở hông (do chỉ tiêu ép co
của đất được xác định thí nghiệm này bằng cách nén mẫu đất chứa trong dao
vòng có thành cứng)
Thí nghiệm nén cố kết còn gọi là thí nghiệm nén không nở hông.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 4


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Hình 1.4. Sơ đồ thí nghiệm nén cố kết bằng thiết bị nén không nở hông
1.1.2.2. Mục đích thí nghiệm nén cố kết
Xác định các đặc trưng biến dạng của đất nền như:

 Thiết lập biểu đồ quan hệ độ rỗng e và từng cấp tải trọng tác dụng
 (kPa);

 Xác định hệ số nén an-1, n (kPa)-1;

 Hệ số biến đổi thể tích mv (kPa) -1;

 Module tổng biến dạng Eo (kPa);

 Chỉ số nén Cc, chỉ số nén lại hay chỉ số nở Cs, áp lực tiền cố kết pc hay
σ’c (kPa);

 Hệ số cố kết Cv (cm2/s hoặc là m2/ngày đêm), hệ số thấm k (cm/s hoặc


là m/ngày đêm);
Từ các đặc trưng trên, người kỹ sư có thể xác định độ lún của đất nền dưới
công trình cũng như dự báo độ lún theo thời gian.
1.1.3. Tiêu chuẩn hiện hành
TCVN 4200:1012 “Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong
phòng thí nghiệm”.
1.2. Dụng cụ thí nghiệm
1.2.1. Máy nén cố kết

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 5


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Hình 1.5. Các bộ phận của một máy nén cố kết cơ học thông thường
và hình ảnh thực tế

Hình 1.6. Một số máy nén cố kết khác hiện nay

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 6


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

1.2.1.1. Hộp nén


Có 2 loại:
 Hộp nén với vòng mẫu trôi nổi (Floating Ring Consolidation Cell)

Hình 1.7. Hộp nén với vòng mẫu trôi nổi


Sức nén xảy ra từ trên và dưới hướng về phía giữa. Trong hộp loại này, sự
ma sát giữa thành hộp và mẫu đất nhỏ.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 7


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

 Hộp nén với vòng mẫu cố định (Fixed Ring Consolidation Cell)

Hình 1.8. Hộp nén với vòng mẫu cố định


Trong vòng mẫu cố định sự nén của mẫu đất diễn ra từ mặt trên xuống mặt
dưới, lớp đất dưới cùng không di chuyển suốt quá trình cố kết.
Ma sát với thành vòng lớn hơn vòng mẫu không cố định.
Đo được lượng nước thấm qua đáy mẫu đất trong quá trình cố kết, cho phép
xác định hệ số thấm k của đất.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 8


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

1.2.1.2. Đồng hồ đo biến dạng


Yêu cầu: Có khắc vạch đến 0.01 mm.

Hình 1.9. Đồng hồ đo biến dạng


1.2.2. Dụng cụ tạo mẫu
 Mẫu đất dùng để thí nghiệm xác định các hệ số đặc trưng tính cố kết

Hình 1.10. Các mẫu đất dùng để thí nghiệm

 Dao vòng để lấy mẫu


TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 9
THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Hình 1.11. Dao vòng


TCVN 4200:2012 yêu cầu đối với đất loại sét và đất loại cát (không lẫn sỏi
sạn) đường kính mẫu thử trong dao vòng d ≥ 50 mm, đất lẫn sỏi sạn phải dùng
dao vòng có đường kính d ≥ 70 mm. Mẫu đất thí nghiệm thường có chiều cao
2cm và diện tích mặt cắt ngang từ 30 đến 50 cm2.
 Dao gọt đất và dao gạt bằng
 Giấy thấm
 Đá thấm

Hình 1.12. Đá thấm được ngâm nước trước khi làm thí nghiệm
1.2.3. Các dụng cụ khác
Cân kỹ thuật với độ chính xác 0.01g, lò sấy, đồng hồ bấm giây, thước kẹp.
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 10
THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

1.3. Trình tự thí nghiệm


1.3.1. Chuẩn bị mẫu đất
Mẫu đất nguyên dạng: tiến hành lấy mẫu đất bằng dao vòng như khi thí
nghiệm xác định các đặc trưng vật lý của mẫu đất.

Hình 1.13. Mẫu đất được chuẩn bị nguyên trạng


Mẫu đất không nguyên dạng: thì lấy mẫu trung bình có khối lượng khoảng
200g từ đất đá được giã sơ bộ, loại bỏ sỏi sạn và tạp chất để chế bị mẫu. Lấy
khoảng 10g để xác định độ ẩm ban đầu (W).

Hình 1.14. Lấy mẫu thí nghiệm cho đất sau khi được chế bị xong

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 11


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

1.3.2. Tiến hành thí nghiệm


Bước 1: Cho dao vòng chứa mẫu đất có chiều cao 2cm, diện tích tiết diện
ngang từ 30 đến 50cm2 đã lấy vào hộp nén có đá thấm ở hai mặt trên và dưới của
mẫu.

Hình 1.15. Mẫu đất được lấy bằng Hình 1.16. Cho mẫu đất đã lấy vào
dao vòng hộp nén có đá thấm, giấy thấm ở
hai mặt trên và dưới của mẫu
Bước 2: Đặt hộp nén vào máy nén, điều chỉnh đồng hồ đo lún về vị trí 0 và
đổ nước đầy hộp nén.

Hình 1.17. Đặt hộp nén vào máy Hình 1.18. Đổ nước đầy hộp nén
nén, điều chỉnh đồng hồ đo lún

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 12


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Bước 3: Cân bằng cánh tay đòn bằng thước thủy bình.

Hình 1.19. Thước thủy bình để cân bằng cánh tay đòn
Bước 4: Đặt tải trọng theo từng cấp áp lực tăng dần và ghi nhận số đọc của
đồng hồ đo lún theo thời gian.

Hình 1.20. Gia tải lên máy

 Yêu cầu đối với quá trình đặt tải

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 13


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Theo mục 3.7 TCVN 4200:2012, trị số các cấp áp lực nén thí nghiệm được
xác định theo tính chất của đất và yêu cầu thực tế của công trình trong từng
trường hợp cụ thể. Thông thường, cấp sau lớn gấp hai lần cấp trước:

 Đối với đất sét ở trạng thái dẽo chảy và chảy, sử dụng các cấp: 10; 25;
50; 100 và 200 kPa.

 Đối với đất sét, sét pha ở trạng thái dẻo mềm và dẻo cứng, dùng các
cấp: 25; 50; 100; 200 và 400 kPa.

 Đối với đất cứng và nửa cứng, dùng các cấp: 50; 100; 200; 400 và 800
kPa.
Số lượng cấp áp lực không nhỏ hơn 5 cho một mẫu nén.
Mỗi cấp áp lực tác dụng lên mẫu được giữ cho đến khi đạt ổn định biến dạng
nén tức là biến dạng không vượt quá 0.01 mm trong:

 30 phút đối với đất cát.

 3 giờ đối với đất cát pha.

 12 giờ đối với đất sét pha hoặc đất sét có chỉ số dẻo IP < 30

 Riêng với đất sét có IP > 30 và đất sét mềm yếu thì biến dạng chỉ được
coi là ổn định nếu biến dạng không vượt quá 0.01 mm trong 24 giờ.
 Yêu cầu đối với việc theo dõi biến dạng nén trên đồng hồ
Theo mục 4.3.3 TCVN 4200:2012 thì theo dõi biến dạng nén trên đồng hồ
biến dạng dưới mỗi cấp tải trọng ngay sau 15s tăng tải. Khoảng thời gian đọc
biến dạng nén lần sau được lấy gấp đôi so với lần đọc trước :15s; 30s; 1m; 2m;
4m; 8m; 15m; 30m; 1h; 2h; 3h; 6h; 12h và 24h kể từ lúc bắt đầu thí nghiệm cho
mẫu cố kết hoàn toàn dưới một cấp áp lực, thường là 24h và 48h.
Ghi chú :
Theo Mục 4.3.4 - TCVN 4200:2012,tải trọng cần thiết tác dụng lên mẫu ở áp
lực, được tính bằng đơn vị (N) theo công thức sau:

F  m c
p ( N) (P. 1.1)
f
trong đó:
mc – Trọng lượng của tấm nén, hòn bi và viên đá thấm trên mẫu (N);
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 14
THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

 – áp lực tác dụng lên mẫu đất (Pa);


F – tiết diện mẫu đất (m2);
f – tỷ lệ cánh tay đòn truyền lực.
Bước 5: Tiến hành dỡ tải

Hình 1.21. Tiến hành dỡ tải


Sau khi biến dạng của mẫu đất đã ổn định ở cấp áp lực cuối cùng, ta tiến
hành dỡ tải. Dỡ lần lượt từng cấp cho đến cấp cuối cùng và lấy số đọc trên đồng
hồ đo biến dạng.
Theo Mục 4.3.8 - TCVN 4200:2012, thời gian theo dõi biến dạng khôi phục
của đất cát pha và sét pha được phép giảm bớt hai lần so với lúc tăng tải. Đối với
đất sét thì tiêu chuẩn ổn định về biến dạng hồi phục cũng được lấy như biến dạng
nén lún.

1.4. Xử lý kết quả và vẽ đường quan hệ giữa e -


Bước 1: Tìm hệ số rỗng ban đầu eo và hệ số rỗng ở cấp áp lực cuối cùng e’k.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 15


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Mẫu đất trước khi thí nghiệm đã được xác định các đặc trưng vật lý ban đầu
như , w, Gs.
Từ đó tìm được hệ số rỗng ban đầu eo:

1 w
 Gs  w
1  eo

G s  w 1  w 
 eo  1 (P. 1.2)

Tương tự tính:

G s  w 1  w k 
e' k  1 (P. 1.3)
k

Bước 2: Tính hệ số rỗng theo biến dạng en đối với mỗi cấp áp lực.
Hệ số rỗng theo biến dạng en đối với mỗi cấp áp lực được tính theo công
thức:
h n
en  eo  1  e o  (P. 1.4)
ho

trong đó:
ho – chiều cao ban đầu của mẫu đất, bằng 20mm;

hn – biến dạng của mẫu đất ở cấp tải trọng n ,đơn vị mm.

Ghi chú :

Theo Mục 4.4.2 - TCVN 4200:2012, biến dạng của mẫu (hn) trong quá
trình thí nghiệm ở cấp tải thứ n được xác định theo công thức:
h n  rn  ro  M n (P. 1.5)

trong đó:
rn - biến dạng ở cấp tải trọng n ở đồng hồ đo khi đã ổn định biến
dạng nén của mẫu đất (mm);
ro - biến dạng ban đầu của đồng hồ đo biến dạng (mm);

Mn - biến dạng của máy ở cấp tải trọng thứ n (mm).

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 16


THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Hệ số rỗng ứng với cấp áp lực cuối cùng tính theo biến dạng là ek:
h k
ek  eo  1  e o 
ho

Bước 3: Kiểm tra, hiệu chỉnh kết quả thí nghiệm.


Theo mục 4.4.5 TCVN 4200:2012:
e k  e' k
 Nếu tỷ lệ  5% , có thể tiến hành vẽ đường cong nén lún từ các
e' k
giá trị tính toán theo biến dạng của mẫu.
e k  e' k
 Nếu tỷ lệ  5% , phải làm lại thí nghiệm, hoặc vẽ đường cong
e' k
nén lún từ các hệ số rỗng eo và e’k trước và sau khi thí nghiệm, còn các hệ số
rỗng trung gian phải được xác định từ công thức: e’n=en
trong đó:
e’n - hệ số rỗng ở cấp tải trung gian thứ n đã hiệu chỉnh;
en - hệ số rỗng ở cấp tải trung gian thứ n tính theo biến dạng;

 - hệ số hiệu chỉnh.

Bước 4: Vẽ đường quan hệ giữa e và .


Khi biết được hệ số rỗng của mẫu đất ( đã xử lý số liệu ở bước 3) với các tải
trọng tương ứng ta có thể vẽ được đường cong nén lún e- , tức là đường quan hệ
giữa e và .
Đường cong nén lún thường được sử dụng để tính lún nên phải thể hiện sao
cho có thể từ giá trị  bất kỳ, ta tra ra được giá trị e có độ chính xác chấp nhận
được.

Hình 1.22. Đường con nén lún ( gia tải và dỡ tải)


TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 17
THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT

Đường cong nén lún còn có thể biểu diễn dưới dạng bán logarit, tức là quan
hệ giữa hệ số rỗng e và log().

Hình 1.23. Đường cong nén lún( gia tải và dỡ tải) theo biểu đồ bán logarit
1.5. Một số lỗi ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm

 Chuẩn bị mẫu không cẩn thận dẫn đến sự có mặt của bọt khí trong mẫu
hay cấu trúc mẫu bị xáo trộn nhiều .Dẫn đến kết quả thí nghiệm bị sai lệch không
đáng tin cậy.

 Ma sát giữa mẫu và dao vòng lớn làm mất tải trọng đặt lên mẫu. Nên bôi
trơn thành dao vòng bằng dầu nhờn.

 Sử dụng đá thấm không tốt do đá bị cặn bẩn, bị nứt nẻ, không ngâm đá
vào nước trước khi thí nghiệm.

 Thí nghiệm viên đọc số liệu không chính xác

 Không kiểm tra điều chỉnh lại máy trước khi thí nghiệm.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 18


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

2. CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG PHỤC VỤ CHO VIỆC ƯỚC LƯỢNG
ĐỘ LÚN CỐ KẾT ỔN ĐỊNH VÀ ĐỘ LÚN CỐ KẾT THEO THỜI
GIAN
2.1. Tổng quan về lý thuyết cố kết
2.1.1. Nguyên lý cố kết trong đất
Đất bao gồm các hạt đất và không gian giữa các hạt mà chứa đầy trong đó là
khí hoặc nước hoặc cả khí và nước.
Khi chịu tải trọng nén, đất có khuynh hướng giảm thể tích. Đối với đất bão
hòa nước, điều đó có thể xảy ra bởi 3 yếu tố:
(1) Sự nén ép các hạt rắn;
(2) Sự nén ép nước trong các lỗ rỗng;
(3) Sự thoát nước từ các lỗ rỗng.
Trong các loại đất vô cơ, sự ảnh hưởng của yếu tố (1) cực kỳ nhỏ và có thể
không cần xét đến. Nhưng đối với các loại đất hữu cơ, đặc biệt than bùn, sự nén
ép của các hạt rắn có thể là đáng kể.
Sự nén ép của nước không đáng kể so với các yếu tố khác, nên có thể bỏ qua
sự ảnh hưởng của yếu tố (2).
Vì thế, lý thuyết cố kết dựa trên cơ sở yếu tố (3), sự thoát nước từ các lỗ rỗng
giữa các hạt rắn. Trong đất thoát nước mạnh, chẳng hạn như đất cát, sự thoát
nước xảy ra nhanh chóng. Tuy nhiên, trong đất sét, tính thấm của nó kém hơn so
với tính thấm của cát từ hàng ngàn đến hàng triệu lần, làm cho sự thay đổi thể
tích cùng với quá trình cố kết diễn ra chậm chạp và dẫn đến phải mất một thời
gian dài để độ lún đạt đến mức ổn định.
2.1.2. Mô hình cố kết Terzaghi
Mô hình mà Terzaghi sử dụng để mô phỏng hiện tượng cố kết của đất gồm
một xy-lanh (có diện tích tiết diện ngang A) chứa đầy nước và một lò xo đỡ một
pit-tông có van xả như hình 1.1.
Lúc đầu, hệ thống cân bằng trong điều kiện van được khóa và không có lực
tác dụng lên pit-tông. Lò xo không bị nén và nước không tồn tại áp lực thặng dư.
Sau đó, đặt tải P lên bên trên pit-tông. Nước không được thoát ra, nên pit-
tông không di chuyển xuống được và lò xo cũng không bị nén. Nếu đo áp lực
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 19
CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

nước bên trong xy-lanh sẽ thấy nó tăng lên với một giá trị là ∆u = P/A. Độ gia
tăng áp lực nước này được gọi là áp lực nước thặng dư. Pit-tông không di
chuyển, nghĩa là lò xo không chịu tải P mà do nước gánh đỡ hoàn toàn tải trọng P
(với giả thiết là nước không bị nén).

Van đóng Van đóng

Van mở

Van mở

Hình 2.1. Mô hình cố kết Terzaghi


Tiếp đến, van được mở làm cho nước trong xy-lanh bắt đầu thoát ra từ từ.
Pit-tông bắt đầu lún xuống, lò xo bị nén lại đồng nghĩa rằng lò xo bắt đầu gánh
đỡ tải trọng P cùng với nước, áp lực nước thặng dư giảm dần. Do lực P không
thay đổi, nên lực tác động lên lò xo bằng với độ giảm của áp lực nước thặng dư.
Sau một thời gian, nước không thoát ra nữa, lò xo bị nén hoàn toàn và chịu
toàn bộ tải trọng P. Lúc này, áp lực nước thặng dư tiêu tán hết. Quá trình trên
được gọi là cố kết thấm và thời gian diễn ra nhanh hay chậm là phụ thuộc vào
kích thước của van.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 20


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Trong mô hình này, lò xo tượng trưng cho khung hạt đất, nước trong xy-lanh
tượng trưng cho nước trong lỗ rỗng và kích thước van tượng trưng cho hệ số
thấm của đất.
2.1.3. Quá trình cố kết của đất
Ứng xử của mô hình Terzaghi được mô tả bên trên tương tự như ứng xử của
đất trong quá trình diễn ra sự cố kết. Những đặc tính của mô hình và của đất thực
có liên hệ với nhau và được diễn tả trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đối chiếu các đặc tính của mô hình cơ và đất thực

Điểm Mô hình cơ Đất thực

1 Tốc độ thoát nước phụ thuộc vào: Tốc độ thoát nước phụ thuộc vào:

(a) Kích thước van (a) Kích thước lỗ rỗng (chẳng hạn như
tính thấm)
(b) Độ nhớt của nước (b) Độ nhớt của nước trong lỗ rỗng (phụ
thuộc nhiệt độ)
(c) Chiều dài ống thoát (c) Chiều dài đường thấm

2 Khả năng chịu nén của lò xo quyết định: Tính nén lún của cấu trúc bên trong đất
quyết định:
(a) Mức độ biến dạng của lò xo (a) Độ lún cố kết

(b) Thời gian đạt đến cân bằng (b) Thời gian đạt mức cố kết 100%

3 Áp lực nước gánh đỡ ban đầu Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ban đầu uo

4 Áp lực nước gánh đỡ ở thời điểm bất kỳ Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trung bình u

5 Lực trong lò xo Ứng suất khung hạt

6 Mức độ nén Mức độ cố kết

Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài gây ra được gọi là “ứng suất tổng”, kí
hiệu là ∆σ. Áp lực trong nước chứa bên trong các lỗ rỗng được gọi là “áp lực
nước lỗ rỗng”, kí hiệu là ∆u. Khi tải trọng ngoài tác dụng lên đất sét bão hòa
nước, toàn bộ tải trọng, ban đầu, sẽ do nước trong lỗ rỗng chịu, được thể hiện qua
sự gia tăng áp lực nước lỗ rỗng thặng dư với giá trị bằng với tổng áp lực tác dụng
từ bên ngoài.
Nếu lớp đất sét tiếp giáp với các mặt thoát nước (ví dụ như lớp cát), thì áp
lực nước lỗ rỗng thặng dư sẽ làm cho nước thoát ra từ lớp đất sét sang lớp thấm
nước liền kề. Quá trình này xảy ra chậm, do tính thấm của sét kém. Đồng thời,

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 21


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

một phần áp lực sẽ tác dụng lên khung hạt, tương ứng với sự giảm đi của áp lực
nước lỗ rỗng thặng dư. Sự chênh lệch giữa ứng suất tổng và áp lực nước lỗ rỗng
thặng dư tại một thời điểm bất kỳ được gọi là “ứng suất hữu hiệu”, kí hiệu là ∆σ’,
chính là phần áp lực do khung hạt gánh đỡ. Điều này được diễn tả trong phương
trình sau:

'    u (P. 2.1)


Về bản chất, quá trình cố kết là quá trình truyền tải dần dần áp lực tác động
từ bên ngoài từ nước lỗ rỗng sang khung hạt; khi đó áp lực nước lỗ rỗng giảm
dần và ứng suất có hiệu tăng dần cho đến khi bằng với áp lực tác động từ bên
ngoài. Mức độ truyền tải đó được đánh giá thông qua độ cố kết U (sẽ được đề cập
sâu hơn ở mục Lý thuyết cố kết).
2.1.4. Các giả thiết trong lý thuyết cố kết
Các giả thiết nền tảng trong lý thuyết cố kết của Terzaghi như sau:
(1) Lớp đất được cố kết ở trạng thái nằm ngang, đồng chất, đẳng hướng,
bề dày đều và bị hạn chế nở hông.
(2) Đất bão hòa nước hoàn toàn, tức là lỗ rỗng chứa đầy nước.
(3) Hạt đất và nước không bị nén.
(4) Sự chảy trong cố kết thấm tuân theo định luật Darcy.
(5) Hệ số thấm và các đặc tính khác của đất không đổi trong suốt quá
trình gia tải.
(6) Áp lực tác dụng phân bố đều khắp.
(7) Dòng thấm chỉ xảy ra theo phương đứng.
(8) Sự thay đổi ứng suất hữu hiệu trong đất đồng thời dẫn đến sự thay đổi
hệ số rỗng và mối quan hệ của chúng là tuyến tính trong quá trình mỗi
đợt gia tải.
(9) Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ban đầu phân bố đều suốt bề dày lớp
đất.
(10) Quá trình cố kết được kéo dài hoàn toàn là do đất có hệ số thấm nhỏ.
(11) Một hoặc cả hai lớp liền kề của lớp đất sét có khả năng thoát nước
hoàn toàn so với lớp đất sét đó.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 22


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

(12) Trọng lượng bản thân của đất được bỏ qua.


2.1.5. Lý thuyết cố kết
Trong phần này, bài tiểu luận không trình bày chi tiết những diễn giải, phân
tích phức tạp về phương diện toán học của quá trình cố kết, mà chỉ trình bày một
cách khái lược để có cái nhìn tổng quát về quá trình này.
Phương trình vi phân cố kết thấm một chiều của Terzaghi:

u  2u
 Cv 2 (P. 2.2)
t z

k 1  e 
Cv  (P. 2.3)
a vw

trong đó:
u – áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tại thời điểm đang xét t;
z – độ sâu tại điểm đang xét;
k – hệ số thấm của đất sét;
mv – hệ số nén thể tích của đất sét;
γw – trọng lượng riêng của nước;
C v – hệ số cố kết,;

k – hệ số thấm;
a v – hệ số nén lún.

Lời giải của phương trình thấm trên đây là một hàm phụ thuộc hệ số cố kết
C v , chiều dài đường thấm lớn nhất h và thời gian t, như sau:

C t
U  f  v2  (P. 2.4)
 h 

Cv t
Đặt Tv  – nhân tố thời gian, khi đó phương trình trên được viết lại như
h2
sau:

U  f  Tv  (P. 2.5)

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 23


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Nhân tố thời gian Tv


0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 1.1 1.2
0

10

20

30

40

50

60
Độ cố kết U (%)

70

80

90

100

Hình 2.2. Đường cong quan hệ Tv - U

Nhân tố thời gian Tv


0.001 0.01 0.1 1 10
0

10

20

30

40

50

60
Độ cố kết U (%)

70

80

90

100

Hình 2.3. Đường cong quan hệ Tv - U (theo biểu đồ bán logarit)

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 24


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Căn bậc hai Tv


0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4
0

10

20

30

40

50

60

70
Độ cố kết U (%)

80

90

100

Hình 2.4. Đường cong quan hệ Tv - U

Mối quan hệ giữa U và Tv trong phương trình (P. 2.5) được thể hiện trong
hình 2.2. Ngoài ra, mối quan hệ đó được thể hiện trong hình 2.3 theo biểu đồ bán
logarit, và hình 2.4 với U được biểu diễn theo căn bậc hai của Tv. Đường cong
dạng thứ 2 và 3 được thường được sử dụng trong phân tích cố kết thấm một
chiều hơn là dạng thứ nhất. Qua đó, có thể thấy rằng các đường đó tiến đến
đường tiệm cận U = 100% khi thời gian tiến đến vô cùng. Hay nói một cách
khác, quá trình cố kết kết thúc hoàn toàn sau một thời gian rất dài.
2.1.6. Các giai đoạn cố kết
Nhằm mục đích phân tích, sự nén chặt của đất sét được phân thành 3 giai
đoạn, kể ra như sau:
(1) Giai đoạn nén ban đầu;
(2) Giai đoạn nén cố kết (nén sơ cấp);
(3) Giai đoạn nén thứ cấp.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 25


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Trong thực tế, các giai đoạn này thường pha trộn với nhau và hai giai (2) và
(3) có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc phân tích, ta tách
riêng chúng thành những giai đoạn riêng biệt.
(1) Giai đoạn nén ban đầu
Xảy ra gần như đồng thời với việc gia tải trong phòng thí nghiệm và trước
khi nước thoát ra. Điều đó, một phần là do sự nén ép các túi khí nhỏ trong lỗ rỗng
và một phần là do sự gắn chặt bề mặt tiếp xúc trong hộp nén và trong hệ thống
truyền lực. Một phần nhỏ cũng có thể là do nén đàn hồi được hồi phục khi dỡ tải.
(2) Giai đoạn nén cố kết (nén sơ cấp)
Đây là một quá trình kéo dài theo thời gian do sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng
thặng dư dưới tải trọng ngoài và được giải thích bởi lý thuyết cố kết Terzaghi.
Nếu đất hút nước khi dỡ tải thì sự trương nở có thể xảy ra một ít.
(3) Giai đoạn nén thứ cấp
Quá trình này tiếp tục sau khi áp lực nước lỗ rỗng bị tiêu tán gần như hoàn
toàn. Cơ chế này rất phức tạp, nhưng quá trình nén thứ cấp được cho là do sự tiếp
tục dịch chuyển của các hạt khi cấu trúc của đất tự điều chỉnh để tăng ứng suất
hữu hiệu. Biến dạng do nén thứ cấp thường không có khả năng phục hồi khi dỡ
tải, mặc dù biến dạng nở thứ cấp có thể quan sát được, chẳng hạn như đối với
than bùn.
Trong nhiều ứng dụng, chỉ có giai đoạn nén cố kết được kể đến khi ước
lượng độ lún. Đối với các loại đất sét vô cơ, cho đến nay giai đoạn nén cố kết vẫn
đóng vai trò quan trong bậc nhất trong ba giai đoạn trên và việc xác định độ lún
cố kết, thiết lập đường cong cố kết theo thời gian cùng với các thông số được rút
ra là mục tiêu của thí nghiệm nén cố kết trong phòng. Tuy nhiên, đối với than
bùn và các loại đất sét cao hữu cơ, giai đoạn nén thứ cấp đáng kể hơn và thời
gian diễn ra có thể kéo dài hơn so với giai đoạn nén cố kết.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 26


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

2.2. Các đặc trưng biến dạng phục vụ cho việc ước lượng độ lún sơ cấp
2.2.1. Dùng đường cong nén lún e–σ để ước lượng độ lún sơ cấp

∆σ’
 '2
1'
S

Rỗng

H1 H2
Hạt

Hình 2.5. Biến dạng đứng của mẫu đất trong thí nghiệm nén cố kết

Qs
 V V
Ta có: e  s  1 s  1 1
d Qs Vs
V
Gọi A là diện tích tiết diện ngang của mẫu đất, cho nên:

AH H H
e 1   1  Hs 
AHs Hs 1 e

Từ hai trạng thái trước (1) và sau (2), ứng suất có hiệu tăng ∆σ’ và giả thiết
rằng phần hạt rắn không thay đổi thể tích trong quá trình chịu nén, ta có:

H1 H2 H 2  H1 H  H1 H
Hs     2 
1  e1 1  e2 1  e2   1  e1  e 2  e1 e

(tính chất tỷ lệ thức)


Độ chuyển vị đứng mặt trên của mẫu là độ lún S, nên ta có:

e1  e2
S  H  H1 (P. 2.6)
1  e1

Trên đường cong nén lún e-σ, trong phạm vi áp lực trung bình nào đó, đường
cong nén lún có thể xem như đường thẳng. Đặc trưng nén lún của đất có thể thể
hiện thông qua độ dốc của đường thẳng đi qua hai điểm có giá trị ứng suất khác
nhau. Độ dốc của đường này chính là hệ số nén a, có trị số bằng tang góc

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 27


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

nghiêng với trục ngang của đường cong nén lún trong khoảng áp lực đã cho, tức
là:

de
a (P. 2.7)
d

en  en 1
hay a n, n 1 
n 1  n

e e-
2.800

2.600

2.400

2.200

2.000

1.800

1.600

1.400

1.200
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0
 (kG/cm2)

Hình 2.6. Đường cong nén lún e- σ


Hệ số nén a liên hệ với module biến dạng tổng quát bằng quan hệ sau:

1  en  
Eo     (P. 2.8)
a mv a o

trong đó:

2 2
  1 - hệ số phụ thuộc tính nở hông của đất, với ν – hệ số
1 
Poisson;

a
mv – chỉ số nén thể tích và ao – chỉ số nén tương đối, m v  a o  .
1  en

Thực hiện một số phép biến đổi biểu thức (P. 26), ta thu được biểu thức tính
độ lún S theo mv, β, Eo như sau:

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 28


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

S  mv 'H1 (P. 2.9)


S 'H1 (P. 2.10)
Eo

2.2.2. Dùng đường cong nén lún e-logσ để ước lượng độ lún sơ cấp

e e - log()
2.7

2.5

2.3

2.1

1.9

1.7

1.5

1.3
0.1 1.0 10.0
 (kG/cm2) (thang độ log)

Hình 2.7. Đường cong nén lún e- log(σ)


 Áp lực tiền cố kết
Quan sát đường cong e-logσ, có một “vùng chuyển tiếp” giữa hai phần gần
như tuyến tính của đường cong và “vùng chuyển tiếp” này có thể diễn ra trong
gia đoạn tải nhỏ cho phần lớn các loại đất. Trên đường e-logσ, phần tuyến tính
nằm trước “vùng chuyển tiếp” được gọi là đường nén lại và phần tuyến tính sau
“vùng chuyển tiếp” là đường nén nguyên thủy hoặc đường nén lần đầu hay
đường nén bình thường. Ứng suất ứng với vị trí giao điểm của đường nén lại và
đường nén nguyên thủy được gọi là ứng suất tiền cố kết σ’p, chính là áp lực tối đa
mà mẫu đất đã chịu đựng trong quá khứ.
Để xác định ứng suất tiền cố kết σ’p có hai cách phổ biến như sau:
Cách 1: Phương pháp Casagrande, đây là phương pháp thông dụng nhất, bao
gồm các bước sau (hình 2.8):

 Chọn điểm A có bán kính chính khúc bé nhất trong đường cong cố kết
e-logσ.

 Vẽ tiếp tuyến d’ tại điểm A.


TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 29
CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

 Từ điểm A, vẽ đường thẳng d” song song với trục hoành.

 Vẽ đường phân giác d của góc hợp bởi hai đường thẳng d’ và d”.

 Kéo dài phần tuyến tính của đường nén nguyên thủy (nhánh thẳng ứng với
các ứng suất lớn), giao điểm của đường này và đường phân giác d xác định điểm
có ứng suất tiền cố kết σ’p.

d”
A
d

d'

σ’p σ’
(thang độ log)

Hình 2.8. Xác định σ’p theo cách 1 (phương pháp Casagrande)

σ’p σ’
(thang độ log)
Hình 2.9. Xác định σ’p theo cách 2

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 30


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Cách 2: Nối dài hai phần tuyến tính của đường cong e-logσ, giao điểm của
hai đường này chính là ứng suất tiền cố kết σ’p (hình 2.9).
Ngoài ra, một số mối liên hệ được dùng để dự đoán ban đầu giá trị áp lực tiền
cố kết σ’p, kể ra như sau:

 Nagaraj and Murty (1985):

e 
1.112   o   0.0463'vo
log 'p   eL  (P. 2.11)
0.188
trong đó:
e o – hệ số rỗng khi đất ở trạng thái tự nhiên;

LL  % 
e L – hệ số rỗng ở trạng thái tại giới hạn chảy eL  Gs ;
100
LL – giới hạn chảy của đất (LL = WL);
G s – tỷ trọng hạt;

'vo – ứng suất do trọng lượng bản thân các lớp đất bên trên hiện hữu
tác động.

Chú ý:  'p và 'vo ở đơn vị kN / m2 .

 Stas and Kulhawy (1984)

'p 1.111.62 LI 


 10 (P. 2.12)
pa

trong đó:

p a – áp suất khí quyển (  100 kN / m2 );

LI – độ sệt của đất (LI = IL).

 Hansbo (1957)

'p   VST Cu VST  (P. 2.13)

trong đó:

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 31


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

222
 VST  – hệ số kinh nghiệm,  VST   ;
LL  % 

Cu VST  – lực dính không thoát nước được xác định từ thí nghiệm cắt
cánh hiện trường.
 Các chỉ số nén Cr và Cs
Thực nghiệm cho thấy rằng đường nén lại song song với đường nở và có
cùng độ dốc được định là chỉ số nén lại Cr hoặc chỉ số nở Cs, diễn tả được đặc
trưng biến dạng đàn hồi của đất và được xác định theo biểu thức:

er   er 2  er1 
Cr  Cs   (P. 2.14)
  log   log 2  log 1
' ' '

Qua các phép biến đổi biểu thức (P. 26), ta thu được biểu thức tính độ lún S
theo Cs (Cs = Cr) như sau:

Cs '
S H1 log 2' (P. 2.15)
1  e1 1

 Chỉ số nén Cc
Độ dốc của đường nén nguyên thủy được định nghĩa là chỉ số nén Cc, bao
gồm cả đặc tính đàn hồi và dẻo của đất có dạng như sau:

e e1  e 2
Cc   (P. 2.16)
  log   log 2  log 1
' ' '

Qua các phép biến đổi biểu thức (P. 26), độ lún S được tính theo Cc như biểu
thức sau:

Cc '2
S H1 log ' (P. 2.17)
1  e1 1

 Hệ số quá cố kết OCR (overconsolidation ratio)


OCR được định nghĩa là tỷ số của ứng suất tiền cố kết σ’p và ứng suất do
trọng lượng bản thân các lớp đất bên trên hiện hữu tác động σ’vo như sau:

'p
OCR  (P. 2.18)
'vo

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 32


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

OCR = 1: đất cố kết thường (ký hiệu là NC, normally consolidation).


OCR > 1: đất cố kết trước hay quá cố kết (ký hiệu là OC, overconsolidation).
OCR < 1: đất kém cố kết hoặc chưa đủ quá trình cố kết do trọng lượng các
lớp bên trên.

Đối với đất dưới cố kết ( 'p  'vo ) dù không có tải trọng thì đất cũng tự lún.
Đất cố kết thường ( 'p  'vo ) độ lún xảy ra khi có phụ tải vì '  'vo  'p và
với đất quá cố kết ( 'p  'vo ) khi tính lún chỉ xảy ra khi '  'vo  'p . Khi
'  'vo  'p , về nguyên tắc không gây ra lún thêm. Nếu có, ở đây chỉ tính lún
ở cấp áp lực từ 'vo đến '  'vo . Khi đó, tính lún không lấy chỉ số Cc mà lấy
chỉ số Cr.
2.3. Độ lún theo thời gian
Thí nghiệm nén cố kết còn xác định được tiến trình cố kết diễn ra theo thời
gian, được gọi là thời gian cố kết. Xác định thời gian cố kết được tiến hành trên
một loại đường cong cố kết theo thời gian dưới từng cấp áp lực không đổi, phù
hợp theo lý thuyết cố kết Terzaghi.
Thời gian cố kết được đặc trưng bởi hệ số Cv. Thông thường, hai phương
pháp xác định hệ số Cv đó là phương pháp Casagrande và phương pháp Taylor.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác cũng được giới thiệu trong phần này.
Sau khi có được hệ số cố kết Cv, tiến hành tính toán nhân tố thời gian theo
biểu thức:

Cv t
Tv  (P. 2.19)
h2
Từ đó, tính được độ cố kết Ut (dựa vào nghiệm của phương trình vi phân cố
kết thấm hoặc tra bảng) rồi xác định độ lún cố kết tại thời điểm t theo biểu thức:
St  S U t (P. 2.20)

trong đó: S∞ là độ lún cố kết ổn định.


2.3.1. Phương pháp Casagrande
Trình tự thực hiện như sau (hình 2.10):

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 33


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

 Vẽ đường cong cố kết trong tọa độ biến dạng nén (Δh) và logarit của thời
gian (log(t), phút).

 Ở phần đầu của đường cong, chọn điểm A tương ứng với thời gian t1
(thường chọn t1 = 15” = 0.25’) và điểm B tương ứng với thời gian t2 = 4t1. Vẽ
đường thẳng vuông góc với trục tung, sao cho khoảng cách từ đường thẳng đó
đến điểm A bằng khoảng cách theo phương đứng giữa hai điểm A và B. Đường
thẳng cắt trục tung tại điểm Do, tương ứng với độ cố kết Ut = 0.

 Vẽ tiếp tuyến của đường cong tại điểm uốn và đường tiếp tuyến ở phần
cuối của đường cong được xem là điểm D100, ứng với mức độ cố kết Ut = 100%.

 Vẽ đường thẳng song song với trục hoành cách đều hai điểm do và d100 cắt
đường cong tại điểm D50, tương ứng với độ cố kết Ut = 50% và xác định được
thời gian t50.

 Tính hệ số cố kết Cv:

0.197  h 50
2
Cv  (P. 2.21)
t 50

trong đó: h50 – chiều dài đường thấm (h50 = H50/n, n là số đường thấm, H50 bằng
chiều cao ban đầu của mẫu (lúc U = 0) trừ đi số đọc độ lún tại thời điểm cố kết
50%).
t
0.1 t50 1 10 100 1000 10000
40

50
Do (Ut = 0)
a
60
b
A
70
a (Ut = 50%)
D50
80
B
b
90
(Ut = 100%)
Δh (0.01 mm)

D100
100
hi

110

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 34


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Hình 2.10. Xác định t50 theo phương pháp Casagrande


2.3.2. Phương pháp Taylor
Trình tự thực hiện như sau (hình 2.11):

 Vẽ đường cong cố kết trong tọa độ biến dạng nén (Δh) và căn bậc hai của
thời gian ( t , phút).

 Kéo dài phần tuyến tính của đường cong cắt trục tung tại điểm Do, tương
ứng với độ cố kết Ut = 0.

 Từ điểm Do, vẽ đường thẳng thứ hai có hoành độ mọi điểm bằng 1.15
hoành độ các điểm tương ứng trên đường thẳng thứ nhất.

 Xác định giao điểm của đường thẳng thứ hai và đường cong t - Δh là
điểm D90, tương ứng với độ cố kết Ut = 90%.

 Tính hệ số cố kết Cv:

0.848  h 90
2
Cv  (P. 2.22)
t 90

trong đó: h90 – chiều dài đường thấm lớn nhất (h90 = H90/n, n là số đường thấm,
H90 bằng chiều cao ban đầu của mẫu (lúc U = 0) trừ đi số đọc độ lún tại thời điểm
cố kết 90%).

tt
0 5 10 15 20 25 30 35 40
30
t90
32
Do
34

36

38

40

42

44 D90

46

48
JP = 1.15 JP
50
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT
J P TRÌNH
CÔNG Q NÂNG CAO 35
h
CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Hình 2.11. Xác định t90 theo phương pháp Taylor


2.3.3. Phương pháp hypecbon (Hyperbola method)
Trình tự thực hiện như sau (hình 2.12):

 Vẽ đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa t/Δh và thời gian t.

 Kéo dài phần tuyến tính bc của đường cong cắt trục tung tại điểm I. Xác
định được khoảng cách D.

 Xác định độ dốc m của đường bc.

 Tính hệ số cố kết:

mH 2
C v  0.3  (P. 2.23)
D
Phương pháp hypecbon khác đơn giản trong việc sử dụng và cho kết quả tốt
khi U = 60%  90%.

t/Δh

Thời gian t

Hình 2.12. Phương pháp hypecbon


2.3.4. Phương pháp log(t) giai đoạn đầu (Early stage log-t method)
Phương pháp này xác định hệ số cố kết C v dựa vào đường cong Δh – log(t).
các bước thực hiện như sau (hình 2.13):

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 36


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

 Xác định điểm Do như trong phương pháp Casagrande.

 Vẽ đường thẳng Δ nằm ngang đi qua Do.

 Vẽ tiếp tuyến đi tại điểm uốn F của đường cong Δh – log(t). Tiếp tuyến
này cắt đường thẳng Δ tại G. Xác định thời gian t22.4 tương ứng tại điểm G, là lúc
Ut = 22.4%.

 Tính hệ số cố kết:

H 222.4
C v  0.0385  (P. 2.24)
t 22.4

t
0.1 t22.14 1 10 100 1000 10000
40

50

Do G Δ
60

70

80

F
90

100

110

h

Hình 2.13. Xác định t22.4 theo phương pháp log(t) giai đoạn đầu
Trong hầu hết các tường hợp, với cùng một loại đất và cấp áp lực cho trước,
độ lớn của C v được xác định theo phương pháp Casagrande là nhỏ nhất trong các
phương pháp trên. Giá trị lớn nhất thu nhận được từ phương pháp log(t) giai đoạn
đầu. Một lý do cơ bản là vì phương pháp log(t) giai đoạn đầu sử dụng phần đầu
của đường cong nén lún Δh – log(t), ngược lại phương pháp Casagrande sử dụng
phần bên dưới của đường cong nén lún. Khi kể đến phần bên dưới của đường
cong nén lún, sự ảnh hưởng của giai đoạn nén thứ cấp đã đóng một vai trò trong
độ lớn của C v (bảng 2.2).
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 37
CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng giá trị Cv thu được ở hiện trường về căn
bản lớn hơn so với giá trị nhận được từ các kết quả thí nghiệm trong phòng bằng
cách sử dụng các phương pháp quen thuộc (đó là phương pháp Casagrande và
phương pháp Taylor). Do đó, kết quả thu được từ phương pháp log(t) giai đoạn
đầu có thể cung cấp một giá trị mang tính thực tế hơn.

Bảng 2.2. So sánh giá trị Cv từ các phương pháp


4 2
Cv x 10 cm /s

Loại đất Cấp áp lực Phương pháp Phương pháp Phương pháp
2
(kN/m ) Casagrande Taylor log(t) giai đoạn
đầu

Đất đỏ 25–50 4.63 5.45 6.12

50–100 6.43 7.98 9.00

100–200 7.32 9.99 11.43

200–400 8.14 10.90 12.56

400–800 8.10 11.99 12.80

Đất nâu 25–50 3.81 4.45 5.42

50–100 3.02 3.77 3.80

100–200 2.86 3.40 3.52

200–400 2.09 2.21 2.74

400–800 1.30 1.45 1.36

Đất đen 25–50 5.07 6.55 9.73

50–100 3.06 3.69 4.78

100–200 2.00 2.50 3.45

200–400 1.15 1.57 2.03

400–800 0.56 0.64 0.79

Đất sét Illite 25–50 1.66 2.25 2.50

50–100 1.34 3.13 3.32

100–200 2.20 3.18 3.65

200–400 3.15 4.59 5.14

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 38


CÁC ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG

400–800 4.15 5.82 6.45

Đất sét 25–50 0.063 0.130 0.162


bentonite
50–100 0.046 0.100 0.130

100–200 0.044 0.052 0.081

200–400 0.021 0.022 0.040

400–800 0.015 0.017 0.022

Đất sét Chicago 12.5–25 25.10 45.50 46.00

25–50 20.10 23.90 31.50

50–100 13.70 17.40 20.20

100–200 3.18 4.71 4.97

200–400 4.56 4.40 4.91

400–800 6.05 6.44 7.41

800–1600 7.09 8.62 9.09

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 39


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. K. H. Head, Manual of Soil Laboratory Testing Volume 2: Permeability,


Shear Strength and Compressibility Tests, John Willey, 1994.
[2]. D. Fratta, J. Aguettant, L. R. Smith, Introduction to Soil Mechanics
Laboratory Testing, Taylor & Francis Group, 2007.
[3]. Braja M. Das, Principles of Geotechnical Engineering 7th Edition, Cengage
Learning, 2010.
[4]. Châu Ngọc Ẩn, Cơ học đất, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2011.
[5]. Bùi Trường Sơn, Địa chất công trình, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM,
2011.
[6]. Võ Phán, Hoàng Thế Thao, Đỗ Thanh Hải, Phan Lưu Minh Phượng, Các
phương pháp khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất trong phòng, NXB
Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2014.
[7]. TCVN 4200:2012 - Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún
trong phòng thí nghiệm, 2012.

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NÂNG CAO 40

You might also like