Qua hai thuộc tính và mối quan hệ của hàng hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1:Qua hai thuộc tính và mối quan hệ của hàng hóa, hãy liên hệ với những

hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam


– Về giá trị sử dụng

Đối với nền kinh tế nước ta, sản xuất phải chú trọng đến chất lượng của
hàng hóa, mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,
đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng hàng hóa.
Giá trị sử dụng phải làm cho hàng hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều công dụng,
tính năng. Hiện nay, việc sản xuất hàng hóa ở Việt Nam về cơ bản đã đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn chưa đáp ứng
những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, để sản xuất hàng
hóa ngày càng nâng cao giá trị sử dụng thì chúng ta cần chú trọng đến những
vấn đề sau:

+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Tìm hiểu về những xu thế sản
xuất hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Tiếp tục nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc
quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động.

+ Đổi mới trao đổi công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến để tăng
năng suất sản xuất và đem đến những hàng hóa có giá trị sử dụng cao, đáp
ứng những nhu cầu của khách hàng.

– Về giá trị trao đổi của hàng hóa

Để thực hiện được giá trị trao đổi của hàng hóa hay nói cách khác là muốn
bán được hàng hóa sản xuất ra thì cần phải làm cho giá trị cá biệt của hàng
hóa thấp hơn giá trị xã hội mới có lãi. Do đó để làm được đều này cần thực
hiện những biện pháp như sau:

+ Tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ, sử dụng những công nghệ tiến tiến
vào quá trình sản xuất làm tăng năng suất sản xuất và đem đến những chất
lượng hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tối đa
hóa chi phí sản xuất làm tăng giá trị trao đổi hàng hóa.
+ Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh.
+ Tăng năng suất lao động

Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người tiêu dùng,
thì việc sản xuất hàng hóa cần phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hóa
để không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã, nâng cao giá trị sử dụng và
đem đến cho khách hàng giá cả sản phẩm phải chăng, hợp lý thúc đẩy quá
trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay,
kinh tế hàng hóa không thể thiếu được vì nó góp phần thúc đẩy kinh tế, giải
quyết việc làm và sự phân công lao động trong xã hội.

Câu 2: Tại sao nói mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị lại dẫn đến khủng
hoảng sản xuất thừa?
1.Khủng hoản thừa trong chủ nghĩa tư bản Khủng hoảng thừa dưới Chủ nghĩa
tư bản là khủng hoảng sản xuất thừa hàng hoá (thừa so với sức mua eo hẹp của
quần chúng lao động). Đó không phải thừa sản phẩm mà là thừa hàng hoá.
Khủng hoảng thừa trong Chủ nghĩa tư bản do rất nhiều nguyên nhân. Các nhà
tư bản chạy theo lợi nhuận, muốn sản xuất thật nhiều hàng hoá để thu được
nhiều lợi nhuận. Song song với mục đích đó người lao động bị bóc lột sức lao
động, rồi bị thất nghiệp do máy móc hiện đại thay thế khiến sức mua có khả
năng thanh toán giảm. Hơn nữa cứ nghành sản xuất nào thu được lợi nhuận cao
các nhà tư bản lại đổ xô vào sản xuất dẫn tới hàng hoá thừa rất nhiều… Khủng
hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản có tính chu kỳ, có sự lặp lại
2. Mâu thuẫn chứa đựng khả năng sản xuất thừa Người sản xuất hàng hoá là để
bán, cho nên mục đích của họ là giá trị chứ không phải giá trị sử dụng; trong tay
họ có giá trị sử dụng nhưng cái mà họ quan tâm lại không phải là nó mà là giá
trị của hàng hoá. Nếu họ chú ý đến giá trị sử dụng thì cũng chính là để đạt mục
đích giá trị. Ngược lại, người mua thì cần giá trị sử dụng nhưng nếu giá trị của
nó quá cao, không phù hợp với mức yêu cầu của xã hội thì hàng hoá đó cũng
không tiêu thụ được. Như vậy quá trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện
giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình
thực hiện giá trị được tiến hành trên thị trường hàng hoá, còn quá trình thực
hiện giá trị sử dụng được tiến hành trong lĩnh vực tiêu dùng. Trước khi thực
hiện giá trị sử dụng của hàng hoá cần phải thực hiện giá trị của nó, nếu không
thực hiện được giá trị thì cũng không thực hiện được giá trị sử dụng. Đó chính
là mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng . Đối với tư bản, mâu thuãn này biểu
hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa. Hàng triệu
người thất nghiệp, đói rét trong lúc lương thực vẫn nằm trong kho hoặc bị đem
đổ xuống sông. Họ không thực hiện được giá trị của hàng hoá nên không thể chi
phối được giá trị sử dụng của nó.
Câu 3: Bên cạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
chúng ta nghĩ sao về những nhóm người có tâm lý sính ngoại
Người Việt có xu hướng mê Tây bởi đất nước Việt Nam đã mở cửa với thế
giới bên ngoài cách đây chưa lâu và trong thời gian dài người Việt đã không
có cơ hội tiếp cận người nước ngoài.

Cho nên bây giờ nhiều người Việt dễ hào hứng khi gặp được những người
đã từng được coi xa lạ, bí ẩn. Điều này đặc biệt đúng ở nông thôn, nơi mà
người Tây vẫn là một cảnh hiếm gặp. Nhưng tôi cho rắng, thay vì so sánh ai
hơn kém ai, chúng ta phải học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách
bình đẳng hơn. Chúng ta phải tôn trọng nhau nhưng trước hết, chúng ta phải
tự tôn trọng chính mình.

Tuy nhiên, tôi có cảm giác người Việt chúng ta vẫn chưa thực sự tự tin về
mình, vẫn tự coi mình kém cỏi, lép vế về giá trị so với người Tây như đang
mang mặc cảm tự ti. Và đây là một điều rất đáng buồn.
nhiều người Việt ưa chuộng hàng hóa nước ngoài, cái gì cũng có nhãn xuất
xứ nước ngoài (Nhật Bản, Hàng Quốc, Mỹ, Đức…) được cho rằng là có chất
lượng cao và là hàng đáng ưu tiên bất chấp giá cả cao. Điện thoại, xe ô tô,
quần áo, nông sản và các sản phẩm nhập khẩu khác được ngày càng ưa
chuộng.

Trong xu thế toàn cầu hóa, đây là một điều dễ hiểu và khá phổ biến không
riêng ở Việt Nam. Tiêu dùng hay sở hữu những sản phẩm của các thương
hiệu quốc tế là một cách để hội nhập với thế thế giới hiện đại. Tuy nhiên,
đâu phải tất cả mọi hàng hóa nhập khẩu đều tốt và có chất lượng cao?

Người tiêu dùng nên phán xét và đánh giá một cách khách quan chất lượng
và giá cả của từng sản phẩm trước khi quyết định mua thay vì chỉ lưu ý đến
nơi xuất xứ.
Mặt khác, khi tôi hỏi người Việt về các thương hiệu và hàng hóa xuất xứ
Việt Nam, họ thích chê bai nhiều hơn, nhiều người trong số họ còn chưa
từng sử dụng những mặt hàng mang thương hiệu Việt. Họ bảo họ thích dùng
những hàng hóa nước ngoài hơn và khi tôi hỏi về lý do, họ bảo là do hàng
hóa nước ngoài đáng tin cậy hơn.

Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa tin tưởng nhau, vẫn nghi ngờ giá trị
của chính mình. Trước khi chúng ta muốn được người khác tôn trọng, chúng
ta phải có lòng tự trọng trước.

You might also like